ĐỊa tạng mật nghĩa chánh Trí Mai Thọ Truyền


Phẩm II: Phân-Thân Tập Hội



tải về 0.55 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38459
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Phẩm II: Phân-Thân Tập Hội

Lúc đó, những phân-thân của Bồ-tát Địa-Tạng, từ các địa-ngục của trăm ngàn muôn ức thế-giới, nhiều không thể nghĩ bàn, không thể ước lượng, không thể kể nói, đều đến tập hợp tại cung trời Đao-Lợi.


Nhờ thần lực Như-Lai, các phân-thân ấy, từ phương-hướng của mình, hợp cùng những người đã được giải-thoát ra khỏi đường Nghiệp, đông đến ngàn muôn ức na-do-tha, đồng cầm hương hoa đến cúng-dường Phật. Tất cả những người cùng đến ấy đều đã nhờ Bồ-tát Địa-Tạng giáo-hóa, vĩnh-viễn không lui bước trên đường Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Tất cả đều đã, từ nhiều kiếp xa xưa, trôi giạt trong sanh-tử, chịu khổ trong sáu đường, không một lúc tạm dừng. Nhờ từ-bi rộng lớn, thệ nguyện thâm sâu của Bồ-tát Địa-Tạng, mỗi mỗi chứng được đạo-quả. Khi đã đến cung Đao-Lợi rồi lòng họ vui mừng hớn hở, chiêm ngưỡng Như-Lai, mắt không tạm rời.
Bấy giờ Thế-Tôn duổi cánh tay sắc vàng ra, xoa đầu trăm ngàn muôn ức hóa-thân Bồ-tát Địa-Tạng đông không thể nghĩ bàn, ước lượng, nói kể, của vô số thế-giới, và nói rằng:
"Ở thế-giới ác-độc, nhiễm năm thứ dơ-bẩn, ta dạy dỗ chúng sanh cứng đầu như thế, điều phục tâm chúng và khiến cho bỏ ta về chánh. Nhưng vì trong mười phần, có đôi ba còn quen theo thói ác, ta phải phân thân ra trăm ngàn ức để rộng dùng phương-tiện giáo-hóa. Có hạng nhanh nhẹn (lợi căn), nghe rồi là tin lãnh lời ta; có hạng trồng được quả lành (thiện quả), thì ta khuyến khích cho đến chỗ thành-tựu; có hạng tối tăm, phải giáo-hóa lâu ngày mới quay về; có hạng nghiệp chướng nặng nề, (dầu có dạy gì) vẫn không sanh lòng kính mộ. Vì các hạng chúng-sanh sai khác nhau đó, ta phải chia thân ra mới độ thoát hết được, như hiện ra thân đàn-ông, đàn-bà, hoặc hiện ra thân Thiên, Long, hoặc hiện ra thân thần quỉ, hoặc hiện làm núi, rừng, sông, ngòi, ao, rạch, suối, giếng làm lợi cho người, mới độ thoát được. Hoặc hiện thân Thiên-đế, thân Phạm-vương, thân Chuyển-luân-vương, thân nhà giàu, thân quốc-vương, thân Tể-tướng, thân Phụ-thần, thân quan thuộc, thân Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cho đến thân Thanh-văn, La-hán, Bích-chi-Phật, Bồ-tát mà hóa độ, chớ chẳng phải chỉ hiện có một thân Phật như ngay đây đâu.
"Chúng ngươi coi, ta đã trãi qua nhiều kiếp nhọc-nhằn độ thoát bao nhiêu chúng-sanh tội khổ, cứng đầu, khó dạy như thế. Còn phần chúng-sanh chưa điều phục được, họ theo nghiệp mà chịu sự báo ứng. Nếu họ bị sa vào nẻo dữ, chịu khổ não to, thì lúc ấy, chúng ngươi nên nhớ tưởng đến lời ân cần nhắn nhủ của ta ở cung Đao-Lợi hôm nay mà làm cho, ở thế-giới Ta-bà, cho tới ngày đức Phật Di-Lặc ra đời, tất cả chúng sanh đều được giải thoát, xa lìa vĩnh viễn mọi khổ não và gặp Phật thọ-ký".
Bấy giờ, những hóa-thân Bồ-tát Địa-Tạng của các thế-giới hợp trở lại thành một hình, rơi lệ thương cảm, bạch Phật: "Tôi từ số kiếp lâu xa đến nay, nhờ Phật dìu dắt, được những thần-lực không thể nghĩ bàn và đầy đủ trí-huệ lớn. Những phân-thân của tôi đầy khắp trăm ngàn muôn ức Hằng-sa thế-giới; ở mỗi thế-giới, hóa ra trăm ngàn muôn ức thân, mỗi thân độ trăm ngàn muôn ức người, khiến họ qui kính Tam-Bảo, vĩnh viễn xa lìa sanh-tử, đến Niết-bàn an lạc. Ở trong Phật Pháp mà chỉ làm một việc lành nhỏ như sợi lông, giọt nước, hạt cát, hạt bụi, hoặc hứa một việc lành mỏng-manh như sợi lông, sợi tóc, tôi cũng độ thoát lần lần, làm cho thu hoạch được nhiều lợi ích lớn. Kính xin Thế-Tôn chớ vì chúng-sanh nghiệp ác đời sau mà lo nghĩ".
Bồ-tát Địa-Tạng ba lần bạch Phật câu: "Cúi xin Thế-Tôn chớ vì chúng- sanh nghiệp ác đời sau mà lo nghĩ".
Bấy giờ, Phật khen Bồ-tát Địa-Tạng: "Tốt lắm! Tốt lắm! Ta sẽ giúp ngươi vui lòng. Ngươi sẽ thành tựu thệ-nguyện lớn đã phát ra từ số kiếp lâu xa, là rộng độ chúng sanh, xong rồi ngươi mới chứng quả Bồ-đề".
Mật nghĩa:
Phân-thân nghĩa là một thân mà chia ra làm trăm, làm ngàn, v.v.. Mỗi phần gọi là một phân-thân. Đã nói Địa-Tạng tiêu biểu cho Tâm, vậy phân-thân Địa-Tạng là một phần của Tâm.
Tâm chỉ có một như mặt trời chỉ có một.
Những giọt sương đọng trên ngọn cỏ buổi sáng đều phản chiếu toàn ánh mặt trời. Mỗi ánh sáng lóng lánh trên mỗi ngọn cỏ là một phân-thân của mặt trời, và mỗi phân-thân ấy có đầy đủ những đặc tánh của mặt trời.
Mỗi chúng sanh là mỗi giọt sương và tâm của mỗi chúng sanh là phản chiếu toàn ánh sáng của mặt trời Tâm duy nhất.
Lúc còn giọt sương thì thấy có một Mặt trời to trên cao và vô số mặt trời nhỏ dưới đất, nhưng khi sương tan rồi, những mặt trời nhỏ đó đi đâu? Không đi đâu hết. Sương hình-tướng không còn nhưng ánh sáng giác của mỗi giọt thì nguyên vẹn đầy đủ ở Mặt trời bất di bất dịch, bất sinh bất diệt.
Vậy ra, vô số mặt trời sương kia thật chỉ có một mà thôi. Do đây Kinh nói các phân-thân Địa-Tạng hợp trở lại thành một hình.
Cứ như trên thì Tâm Phật và vô số tâm chúng sanh là một. Mỗi phân-thân Địa-Tạng là mỗi tâm chúng sanh, hay để cụ-thể-hóa, là mỗi chúng-sanh.
Phân-thân Địa-Tạng từ các địa-ngục ở vô-số thế-giới đến cung trời Đao-lợi, có nghĩa là những chúng-sanh mà tâm-địa, tuy còn kẹt trong địa-ngục tham, sân, si, vẫn có những lúc thoát ly vể chỗ thiện. Đao-lợi ở về cõi Thiên, và cõi này dành cho những người thiện cho nên phải hành nhiều thiện nghiệp mới về được, mới đến hội họp được ở Đao-lợi. Kinh A-Di-Đà có câu "Bất dĩ thiểu thiện căn phúc đức nhân-duyên đắc sanh bỉ quốc": Không phải ít căn lành phúc đức mà sanh về nước Cực-Lạc được đâu. Trả lời theo câu hỏi: Sanh về đó để làm gì? Kinh đáp: "Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân cu hội nhất xứ" - Được về đó, để cùng những người lành bậc cao cùng hội một chỗ.
Trong Kinh Địa-Tạng, chúng ta thấy rõ điểm này.
Trước tiên Kinh nói các phân-thân Địa-Tạng tựu họp về cung trời Đao-lợi. Kế đó Kin bảo còn có những người "đã được giải thoát ra khỏi ba nghiệp" cùng đến. Những người này là "chư thượng thiện nhân" nhắc lại ở trên. Và đó còn là những bậc đã nhờ Địa-Tạng giáo hóa (nhờ tâm khai mở, giác ngộ) mà trở thành hạng "vĩnh viễn không lui bước trên đường Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác". Hạng này là ai? Là những bậc mà Kinh A-Di-Đà gọi là "Bồ-tát bất thối chuyển".
Nhờ đâu các vị này được vào hàng Bồ-tát bất-thối? Kinh Địa-Tạng bảo là nhờ "Từ-bi rộng lớn và thệ nguyện thâm sâu của Bồ-tát Địa-Tạng". Phải hiểu là nhờ các vị ấy đã phát đại-bi tâm và cương quyết tự thệ giải thóat.
* * *
Câu Thế-Tôn nói: "... điều phục tâm chúng và khiến cho bỏ tà về chánh" tóm hết giáo-pháp của Phật. Thật vậy, cốt yếu của các phương pháp tu hành theo Phật-giáo không gì khác hơn là làm chủ tự tâm (linh tâm điều phục) và bỏ tà về chánh (xả tà qui chánh). Do đây mà con đường dẫn đến giải-thoát là con đường Tám Chánh, mà ai điều phục được tâm mình? Chỉ có tâm làm chủ được tâm mà thôi. Do đây nói Địa-Tạng giáo hóa.
Trong tâm ác thực là muôn tội,
Biết lấy gì mà cổi tội đi?
Nghĩ ra cũng chẳng khó gì,
Lại đem tâm ấy, cổi thì dễ không.
Nhưng đó là trên nguyên tắc, còn trong thực-tế, chúng-sanh đâu có đồng đều như nhau, và đâu phải bất cứ ai cũng làm được cái việc đem tâm cổi mở cho tâm. Đại-khái, Kinh Địa-Tạng chia có bốn hạng:
1. Hạng lợi-căn (căn cơ nhanh nhẹn), trí sáng tâm khai, đã có tu hành nhiều đời rồi, nghe được lời Phật hay tiếng quở la của Tâm là tin lãnh ngay.
2. Hạng tâm trí chưa khai mở, nhưng biết làm thiện nghiệp, có thiện quả, thì Phật (hay tâm) khuyến khích tiến tới chổ thành tựu hoàn toàn. Đây là hạng tu phước, khác với hạng tu huệ phía trên.
3. Hạng tối tăm, căn cơ không bén. Đối với hạng này phải dạy dỗ lâu ngày (cửu hóa) mới bỏ tà về chánh. Nghĩa là phải để cho họ chịu nhiều thử thách gian truân, đau khổ ê chề nhiều đời nhiều kiếp rồi sau họ mới ăn năn cải hối , theo tiếng trách móc của tâm.
4. Hạng chót là hạng nghiệp chướng nặng nề tham, giận, si-mê giải không nổi. Đối với hạng này là hạng không tin không kính một ai cả, thì không làm sao giáo hóa họ được. Có bao giờ họ nghe được tiếng của Phật, của tâm, vì họ mãi nghe tiếng của tham, sân, si!
Nhưng đừng tưởng phải có Phật ra đời mới giáo hóa chúng sanh được. Phật hằng ở một bên ta, trong mỗi chúng ta. Đó là tâm ta vậy và mỗi tâm là mỗi phân-thân của Phật, của Địa-Tạng.
Ai cũng có tâm, thì tâm mình chẳng những là Phật giáo hóa mình, mà còn giáo hóa những người xung quanh mình. Tuy nhiên phải người cùng cảnh ngộ, sự giáo hóa hay dạy bảo lẫn nhau mới có hiệu quả. Vì vậy, đối với hạng tầm thường phải nam, nữ nói mới nghe. Bằng hạng thượng lưu, hạng lành sạch, hạng giàu có, hạng tu hành, thì phải là bậc vua chúa (chuyển luân-vương, quốc-vương, Tể-tướng, phụ-thần, quan thuộc), bậc Đại Hiền Thánh (Thiên-đế, phạm vương), bậc phú gia (cư-sĩ), bậc Tỳ-khưu, Ưu bà tắc... là những người cùng giai cấp, cảnh ngộ với họ, nói họ mới nghe. Thậm chí hạng Thiên Long, quỉ thần, tượng trưng cho những người hiền tầm thường hay người không quá ác cũng có thể giúp người khác tỉnh ngộ.
Nhưng con người không chỉ học với con người, mà còn có thể học với vạn vật trong ngoại cảnh. Núi sông, ngòi rạch... thuộc "vạn pháp" mà trong pháp có Phật (tức sự sống) cho nên nói Phật phân-thân hiện ra trong những vật ấy. Và con người, nếu để tâm suy gẩm có thể học rất nhiều với ngọai cảnh. Những câu ca-dao như "Cây có cội, nước có nguồn", "trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa", "thu tàn xuân thạnh".. đều là những bài học về bản-thể, về nhân-quả, về vô thường... rút ra từ vạn vật.
Tu theo Phật-giáo có nhiều phương tiện, có nhiều đường lối. Tuy nhiên, điều kiện cốt yếu là phải mở tâm từ-bi. Do đây Kinh nói: phải ở trong Phật-pháp mà làm việc thiện, dầu nhỏ nhít đến đâu, cũng có lợi ích. Làm thiện mà không ở trong Phật-pháp, là làm với tâm mê-muội, tham lam, mong cầu.



Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương