ĐỊa tạng mật nghĩa chánh Trí Mai Thọ Truyền



tải về 0.55 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38459
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Lời Dẫn

Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa, phẩm Phương-tiện, có câu: Xá-Lợi-Phất! Chư Phật tùy nghi thuyết pháp, ý thú nan giải. Sở dĩ giả hà? Ngã dĩ vô số phương tiện, chủng chủng nhân-duyên, thí-dụ, ngôn-từ, diễn thuyết chư pháp. Thị pháp, phi tư-lương, phân-biệt chi sở năng giải, duy hữu chư Phật nải năng tri chi... Nghĩa: Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật tùy sự tiện lợi của mổi trường-hợp mà nói pháp, với những ý-tứ và ý-hướng khó giải một cách rõ ràng. Tại sao vậy? Ta dùng vô số phương-tiện, như mọi thứ nhân-duyên, thí-dụ, lời nói, mà trình bày các pháp. Không phải lấy trí óc suy lường, phân-biệt mà giải thích được các pháp ấy, chỉ có chư Phật mới năng biết rõ...


Thuyết Pháp là trình bày Pháp (Dharma) hay Chân-lý (Vérité). Gồm các lối trình bày của Phật thành nền Giáo-lý của Phật (la Doctrine du Bouddha). Giáo-lý của Đức Phật rất là uyển-chuyển, hay nói một cách khác, đức Phật có nhiều phương pháp dạy dỗ. Tùy trình-độ của người nghe - trình-độ trí-thức, trình-độ sáng-suốt, trình-độ đạo-đức - mà đại, khái, đức Phật áp-dụng hoặc phương-pháp nhân-duyên, hoặc phương-pháp thí-dụ, hoặc phương-pháp giải-thích bằng lời nói. Tất cả những phương-pháp ấy, Phật gọi dưới một tên chung là phương-tiện (moyens). Phương-tiện rất nhiều, lại biến hóa, thay đổi tùy trường-hợp, còn Chân-lý Phật muốn chỉ dạy có một. Có thể lấy ngón tay hay cây gậy mà chỉ mặt trăng.
Vậy phương-tiện dùng trong bài pháp gọi là "Địa-Tạng Bồ-tát Bổn-Nguyện" này là gì? - Là Thí-dụ, một trong ba phương-tiện nói trong câu Kinh dẫn chứng ở trên.
Thí dụ hay tỷ-dụ là đưa ra một câu chuyện ngụ-ngôn, trong đó hàm chứa nhiều ý-nghĩa, nhiều chân-lý rất hay, rất đúng, mà người nghe, người đọc, cần phải công phuu đào sâu để hiểu, chớ không nên hiểu theo mặt chữ. Để chứng minh phương-tiện thí-dụ dùng ở đây, chúng ta hãy nghe bài Tựa xưng tán Bồ-tát Địa-Tạng:
Chí tâm quy mạng lễ
U-Minh Giáo-Chủ, Bổn-Tôn Địa-Tạng Bồ-tát Ma-ha tát:
Khể thủ Từ-Bi Đại Giáo-chủ:
Địa ngôn: kiên, hậu, quảng hàm tàng.
Nam-phương thế-giới dỏng hương-vân,
Hương-võ, hoa-vân cập hoa-võ,
Bảo võ, bảo vân, vô số chủng,
Vi tường, vi thụy, biến trang-nghiêm,
Thiên, Nhân, vấn Phật thị hà nhân,
Phật ngôn: Địa-Tạng Bồ-tát chí!
Tam thế Như-Lai đồng tán ngưỡng,
Thập phương Bồ-tát cộng quy y.
Ngã kim túc thực thiện nhân duyên,
Tán dương Địa-Tạng chân công đức:
Từ nhân, tích thiện,
Thệ cứu chúng sanh.
Thủ trung kim tích, chấn khai địa ngục chi môn,
Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp đại-thiên chi giới.
Diêm-vương điện thượng,
Nghiệp-kính đài tiền,
Vị Nam Diêm-phù-đề chúng sanh
Tác đại chứng minh công đức chủ.
Đại-Bi, Đại-Nguyện,
Đại-Thánh, Đại-từ,
Bổn-Tôn Địa-Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!
Sau đây là bản dịch ra Việt-văn của Ban Hộ-niệm Hội Việt-Nam Phật-Giáo (Chùa Quán-Sứ Hà-Nội):
Dốc lòng quy mệnh lễ Đức Giáo-Chủ
cõi U-Minh, Địa-Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!
Dập đầu kính lễ đức Giáo-Chủ
Đại từ-bi: đức độ của Ngài
Như đất dày bao hàm rộng khắp.
Thế-giới phương Nam tỏa mây hương.
Mưa hương, mây hoa cùng mưa hoa,
Mây báu, mưa báu vô số lớp,
Biến hiện điềm lành khắp trang-nghiêm.
Trời, Người hỏi Phật nhân gì vậy,
Phật rằng: Địa-Tạng Bồ-tát hiện,
Chư Phật ba đời đều tán ngưởng,
Mười phương Bồ-tát thảy quy-y.
Nhân xưa bồi đắp chút duyên lành,
Nay con tán dương chân công-đức ;
Địa-Tạng Bồ-tát đại từ bi
Góp tập thân lành độ chúng sanh:
Rung tích trượng mở toang địa-ngục,
Nắng minh châu soi khắp đại-thiên.
Trước đài "nghiệp kính", điện Diêm-vương,
Vì chúng-sanh ở cõi Nam-Diêm,
Làm Giáo-chủ chứng minh công-đức.
Nam-mô đại-bi, đại-nguyện, đại-thánh, đại-từ
Bản tôn Địa-Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.
Đây là một bài tán để ca ngợi (glorifier, rendre hommage) công-đức Bồ-tát Địa-Tạng. Vậy trong văn-từ, phải làm thế nào để cho người ta nhận thấy rõ là lời của người xưng tán nói. Vì vậy, xin đề-nghị bản dịch sau đây:
Tôi hết lòng kính lạy
Đức Giáo-Chủ cõi U-minh Đại Bồ-tát Địa-Tạng Bổn-tôn.
Tôi cúi đầu trước Ngài
Là vị Đại Giáo-chủ của Từ-Bi mà chữ Địa (trong danh hiệu) có nghĩa là cứng rắn, sâu dày và ngậm chứa tất cả.
Từ thế giới phương Nam, không biết
bao thứ mây thơm, mưa thơm, mây hoa,
mưa hoa, mây báu, mưa báu nổi lên,
mang điềm lành làm đẹp khắp nơi.
Trời, Người hỏi Phật do nguyên nhân
nào mà có những điềm lành ấy.
Phật đáp vì có Bồ-tát Địa-tạng đến.
Bạch Bồ-tát:
Ngài là bậc mà chư Phật trong quá khứ, hiện
tại và vị lai đều khen ngợi và kính mến,
Ngài là chỗ mà chư Bồ-tát trong mười phương
đều quay về và nương tựa.
Con nhờ trước có gieo trồng duyên lành
cho nên nay mới được xưng tụng và đề cao
công đức chân thật của Ngài.
Ngài là hột giống Từ,
Ngài là Thiện dồn chứa,
Ngài là Lời Thệ cứu chúng sanh.
Ngài là chiếc gậy trong tay, đập phá cửa ngục
đùng đùng như tiếng sét,
Ngài là viên ngọc sáng trong lòng bàn tay, ánh soi
ba ngàn đại thiên thế giới.
Ngài là Vua Diêm ngồi trên ngai,
Ngài là Gương nghiệp đặt trước đài,
Ngài là chúa các bằng chứng rõ rệt về
công đức của chúng sanh cõi Nam Diêm Phù đề
Ngài là Lòng-Thương-Xót bao la,
Ngài là Lời Nguyện lớn,
Ngài là đấng Thánh Cao
Ngài là Lòng-Thương-Yêu tuyệt đối.
Ngài là Đại Bồ-tát Địa-Tạng, là cái Sẳn-Có đáng tôn đáng trọng nơi tôi.
Chắc quý vị đã nhận thấy sự sai biệt giữa hai bài dịch trước và sau. Xin đương cử một vài sai khác.
a) Theo bản trước thì công-đức của Bồ-tát Địa-Tạng sâu dày như đất. Theo bản sau thì Bồ-tát là cái gì cứng rắn, sâu dày và hàm chứa tất cả như đất.
b) Theo bản trước, Bồ-tát là đấng có lòng đại từ bi, đã góp tập nhân lành. Theo bản sau, Bồ-tát chính là cái Đại Từ-Bi, chính là cái Thiện được tích tụ.
c) Theo bản trước Bồ-tát "rung tích trượng mở toang địa-ngục" và "nâng minh châu soi khắp đại-thiên". Theo bản sau, thì Bồ-tát chính là tích trượng, chính là minh châu.
d) Theo bản dịch trước, Bồ-tát là nhân-chứng những công đức của chúng-sanh, trước đài "Nghiệp kính" và trước điện Diêm-vương. Bản dịch sau quả quyết Bồ-tát là Diêm-vương, là Nghiệp-Kính, là nhân-chứng cao cả nhất của công-đức chúng-sanh.
e) Không phải Bồ-tát là đấng có lòng đại từ, đại bi... mà chính Ngài là Lòng Đại-từ, Đại-bi...
Dịch hiểu theo lối sau, ắt phải làm phát sanh nhiều nghi-vấn. Phật dạy: Tiểu nghi, tiểu ngộ; đại nghi, đại ngộ (nghi ít, tỉnh thức ít; nghi nhiều, tỉnh thức nhiều). Cái nghi này là cái nghi của nhà triết-học (doute philosophique), của hàng trí thức không chịu tin càng tin bướng. Vậy những nghi-vấn ấy như thế nào?


Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương