64/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


VI. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội



tải về 283.02 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích283.02 Kb.
#29313
1   2   3   4   5   6   7

VI. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội

1. Khu trung tâm chính trị Ba Đình


Vị trí trung tâm chính trị quốc gia vẫn được xác định tại quận Ba Đình. Đây là nơi lư­u giữ các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi bố trí trụ sở làm việc của Đảng, Nhà nư­ớc, Quốc hội, Chính phủ, một số cơ quan bảo vệ an ninh và công trình phục vụ hoạt động của trung tâm chính trị. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khảo cổ Hoàng Thành và cảnh quan có giá trị. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động chính trị, văn hoá, tham quan du lịch của nhân dân trong nước và khách Quốc tế.

Điều chỉnh quy mô diện tích các cơ quan làm việc của Đảng, Nhà nư­ớc, Quốc hội và Chính phủ phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch chung.



2. Trụ sở cơ quan của Trung ương và Thành phố

a. Các trụ sở cấp bộ và cơ quan ngang bộ

Trụ sở của các Bộ và cơ quan ngang Bộ tập trung tại 4 quận nội thành Hà Nội cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai quận Ba Đình và Đống Đa có diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu hiện nay về sử dụng và hạ tầng giao thông đô thị.

Hiện nay đã có một số Bộ, ngành đã và đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình, Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa 1 số Bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.

Trong quy hoạch này cũng đã dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, để trong tương lai, sau năm 2050 xây dựng các cơ quan Chính phủ. Các quy hoạch chi tiết triển khai sau này cũng đều có đất dự trữ tại các quận huyện cho phát triển các công trình công cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ. Vấn đề dành quỹ đất dự trữ xây dựng trong quy hoạch này là cần thiết cho tất cả các ngành và các lĩnh vực.



b. Các trụ sở cơ quan cấp Thành phố

Trung tâm hành chính của Thành phố giữ nguyên vị trí như hiện nay tại khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, các cơ quan công sở cấp thành phố sẽ được hợp khối chức năng và xác định cụ thể ở giai đoạn sau.


3. Định hướng phát triển nhà ở


Đến năm 2030, nhà ở khu vực thành thị phấn đấu tăng từ 25,1m2 sàn sử dụng/người (năm 2009) lên >30m2 sàn sử dụng/người và nhà ở nông thôn tăng từ 17,9m2 sàn sử dụng/người (năm 2009) lên >25m2 sàn sử dụng/người.

Khu vực nội đô, cải thiện điều kiện sống trong các khu phố hạn chế sự gia tăng dân số ở đây. Cải tạo các khu tập thể cũ, trên cơ sở phải đảm bảo về hạ tầng giao thông và kỹ thuật trong khu vực, kiểm soát về mật độ xây dựng và tầng cao, bổ sung thêm các chức năng công cộng, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật.

Tại các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh, xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và tiến tới hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế với nhiều loại hình nhà ở (cho thu nhập cao, trung bình và nhà ở xã hội) đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đặc biệt tại chuỗi khu đô thị mới phía Đông dọc đường vành đai 4, khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, xây dựng nhà ở mới, giảm tải trực tiếp cho đô thị trung tâm. Nâng cao chỉ tiêu, chất lượng nhà ở chung cho toàn đô thị. Hạn chế phát triển nhà ở riêng lẻ, các loại hình nhà ở không khai thác hiệu quả tài nguyên đất.

4. Định hướng quy hoạch mạng lưới giáo dục đào tạo


a. Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng:

Hà Nội hiện nay chiếm 1/3 tổng số trường đại học và cao đẳng toàn quốc và chiếm 40% tổng số sinh viên toàn quốc (Khoảng 66 vạn sinh viên), tập trung chủ yếu trong khu vực nội đô đã gây nên áp lực quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Chỉ tiêu bình quân diện tích đất/ sinh viên và bình quân diện tích đất/ cơ sở trường rất thấp so với tiêu chuẩn quốc gia, 6 - 17m2/ sinh viên (tiêu chuẩn > 25m2/sinh viên), trong đó có 1/3 số trường đạt chỉ tiêu từ: 0,2 - 6m2/ sinh viên.

Định hướng đến năm 2030 quy mô đào tạo tại các trường trong Thành phố Hà nội sẽ còn tăng thêm đến khoảng 65 – 70 vạn sinh viên (chiếm 40% tổng số sinh viên vùng đồng bằng sông Hồng). Giai đoạn đến năm 2020, trong khu vực nội đô trung tâm sẽ có những giải pháp nhằm giảm tải sinh viên tập trung quá đông trong thành phố. Di dời các cơ sở đào tạo ra bên ngoài, giảm quy mô đào tạo đại học ở các trường trong nội đô từ 66 vạn sinh viên hiện nay xuống chỉ còn khoảng 20 vạn sinh viên. Các cơ sở cũ từng bước chuyển thành những trung tâm đào tạo chất lượng cao sau đại học và một phần chuyển đổi chức năng xây dựng các công trình dịch vụ đô thị tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở ở trường mới tăng cường cây xanh, vườn hoa.

Dự kiến xây dựng các cơ sở trường mới tại các đô thị vệ tinh trong và ngoài Thành phố Hà Nội, theo hướng đại học nghiên cứu, chất lượng cao ở hệ đại học và hướng đào tạo nghề hướng nghiệp ở hệ cao đẳng. Xây dựng mới các cơ sở trường theo hướng các khu, cụm đại học tập trung, được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất phù hợp với môi trường giáo dục đào tạo đại học, chỉ tiêu khoảng 65 m2đất/sinh viên.

Phấn đấu đến năm 2015, các cơ sở có quy mô đào tạo > 1,5 vạn sinh viên phải có cơ sở 2 để di chuyển ra ngoài nội đô như: Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Xây dựng, Kinh tế, Ngoại Thương, Giao thông, Đại học Mở, Ngân hàng, Thủy Lợi, Mỏ địa chất, Thương Mại…. Lộ trình chuyển các cơ sở này sẽ thực hiện trong vòng 10 năm. Làm được việc này sẽ giảm thiểu đáng kể sức ép tăng trưởng dân số trong đô thị. Đối với các trường chưa có điều kiện xây dựng cơ sở 2, sẽ được hỗ trợ khu ở ký túc xá tại dự án nhà ở sinh viên theo chương trình phát triển nhà ở xã hội. Những trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở trong khu vực nội thành sẽ di dời ra bên ngoài. Đối với các trường chưa có điều kiện tới cơ sở 2 từ nay đến năm 2020, sẽ được hỗ trợ khu ở ký túc xá tại dự án nhà ở sinh viên theo chương trình phát triển nhà ở xã hội. Những trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở trong khu vực nội thành sẽ di dời ra bên ngoài.

b. Hệ thống giáo dục phổ thông:

Hiện nay mạng lưới các trường phổ thông phát triển không đồng đều, các trường trong nội thành cũ của Hà Nội đều bị quá tải. Trung bình toàn thành phố đạt 8-10 m2 đất/học sinh, khu vực 4 quận nội thành <6m2/học sinh (tiêu chuẩn quốc gia >15m2/học sinh).

Định hướng trong những năm tới, thực hiện Chương trình hiện đại hóa, chuẩn hóa các trường mầm non và phổ thông trên toàn địa bàn thành phố. Đối với khu vực nội đô, ngoài việc cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng Khu công nghiệp, các trụ sở cơ quan... Đối với các đô thị mới và các khu đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học phổ thông theo tiêu chuẩn quốc gia.

5. Định hướng quy hoạch mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Hà Nội hiện tập trung phần lớn hệ thống các bệnh viện tuyến trung ương của khu vực phía Bắc. Bệnh viện tuyến trung ương bị quá tải trầm trọng, phải tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân các tỉnh miền Bắc. Các bệnh viện tập trung vào khu vực trung tâm gây quá tải về hạ tầng đô thị, không có điều kiện phát triển mở rộng. Thiếu cơ sở khám chữa bệnh, không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh. Chỉ tiêu số lượng giường bệnh trên quy mô dân số thấp. Công suất hoạt động quá tải (nhiều bệnh viện đến 200%). Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chất lượng thấp. Cơ sở y tế trung ương được đầu tư vượt trội, tuyến địa phương hoạt động kém hiệu quả, thiếu chủ động.

Dự kiến đến năm 2020 đạt chỉ tiêu 25 giường/10.000 dân (gồm cả các giường bệnh các cơ sở Trung ương, bộ, ngành phục vụ nhân dân Hà Nội), về diện tích đất/giường bệnh: 120 m2 đất/giường bệnh;

Xây dựng hệ thống y tế Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao khu vực phía Bắc, một trong những trung tâm y tế lớn của cả nước và dần tiến tới là một trung tâm y tế có uy tín ở khu vực và quốc tế. Xây dựng mới các tổ hợp công trình y tế đa chức năng theo mô hình Nghiên cứu đào tạo - khám chữa bệnh, phục hồi chức năng - sản xuất dược và trang thiết bị y tế tại khu vực Long Biên, Gia Lâm, Sóc Sơn, Hòa Lạc và Thường Tín – Phú Xuyên (quy mô khoảng 100-200ha/1 tổ hợp), bao gồm cả các cơ sở 2 cho các bệnh viện chuyên sâu tuyến Trung ương và Thành phố như Bạch Mai 2, Việt Đức 2... giảm tải cho các bệnh viện Trung ương và Hà Nội hiện hữu. Lộ trình thực hiện dự kiến trong vòng 10 năm.

Trong nội đô, cải tạo nâng cấp các cơ sở bệnh viện tuyến Trung ương thành các cơ sở nghiên cứu, dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ dân cư, giải quyết dứt điểm tình hình quá tải như hiện nay. Các cơ sở hiện hữu sẽ được chỉnh trang, cải tạo lại đảm bảo về không gian cây xanh, môi trường sinh thái, xóa bỏ các cơi nới vá víu ảnh hưởng đến cảnh quan của bệnh viện.

Thiết lập mạng lưới bệnh viện đa khoa khu vực tại các khu, cụm dân cư thuộc các quận, huyện, đô thị mới và đô thị vệ tinh căn cứ theo quy mô dân số từng khu vực. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cấp xã, phường.

6. Quy hoạch mạng lưới công trình văn hóa và vui chơi giải trí


Hà Nội có nhiều công trình văn hóa như: Nhà hát, rạp hát, hệ thống các bảo tàng, rạp chiếu phim, thư viện, nhà triển lãm… tập trung chủ yếu ở các quận thuộc Hà Nội cũ, thành phố Sơn Tây và Hà Đông. Tuy nhiên, các công trình văn hóa hiện nay chưa phản ánh hết được các tinh hoa về văn hóa của Thủ đô. Để Thủ đô Hà Nội là Thành phố Văn hiến của cả nước, cần phải quy hoạch lại mạng lưới các công trình văn hóa.

Xây dựng các trung tâm văn hóa mới của Thủ đô dọc 2 bên Sông Hồng, khu vực Tây Hồ Tây, gắn với hệ thống công viên vui chơi giải trí và các không gian lễ hội văn hóa, các Bảo tàng lịch sử Quốc gia, công viên Hòa Bình, Nhà hát Thăng Long và các công viên lịch sử Cổ Loa, Thành cổ Thăng Long

Trung tâm văn hóa cấp quốc gia trên trục Thăng Long (khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức). Tiếp tục hoàn thiện dự án Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Quy hoạch hệ thống các công trình văn hóa như: nhà văn hóa, thư viện, hệ thống bảo tàng... Xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các khu đô thị mới và dành quỹ đất dự trữ để phát triển các công trình văn hóa quy mô lớn khi có điều kiện.

Quy hoạch hệ thống tượng đài, xây dựng biểu tượng mới của Hà Nội là Đài độc lập trên trục Thăng Long. Xây dựng mới các quảng trường văn hóa gắn với hệ thống tượng đài mang tính lịch sử 1000 năm Thăng Long, tính nghệ thuật cao kết hợp với các không gian công cộng, các không gian công viên vườn hoa, khu vực vui chơi giải trí. Xây dựng công viên, các công trình văn hóa tượng đài, phù điêu về sự kiện liên quan đến văn hóa, lịch sử, cách mạng…

7. Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ du lịch


Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng Hà Nội vẫn chưa là thành phố du lịch hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Do hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu và yếu, đặc biệt là thiếu khách sạn cao cấp từ 3-5 sao trở lên, thiếu sản phẩm du lịch đa dạng và thiếu các khu vui chơi giải trí tổng hợp kết hợp vui chơi nghỉ dưỡng với biên độ lưu trú khoảng 1 tuần cho khách quốc tế và nội địa. Định hướng trong những năm tới tỷ trọng du lịch chiếm 10-15% GDP thành phố. Phấn đấu đạt 2 triệu lượt khách quốc tế , 7-8 triệu lượt khách nội địa năm 2010 và 5,2 triệu khách quốc tế vào năm 2020. Doanh thu của ngành du lịch hàng năm tăng 16 -18%. Dự báo nhu cầu phòng khách sạn năm 2030 đạt khoảng trên 5 triệu lượt khách quốc tế lưu trú trong khách sạn, trên 7,5 triệu lượt khách nội địa lưu trú trong khách sạn. Do vậy số phòng cần thêm so với hiện nay khoảng 7 vạn phòng.

Phát triển trung tâm đầu mối du lịch quốc gia tại khu vực nội đô thành phố, trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ, khu phố Pháp, các di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, các di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo. Tăng cường hệ thống khách sạn 3-5 sao. Phát triển không gian du lịch nghỉ ngơi cuối ngày và cuối tuần: tại khu vực các huyện ngoại thành phía Nam và phía Bắc sông Hồng với hai khu vực ưu tiên là khu di tích Cổ Loa và di tích đền Sóc. Khu vực phía Tây theo trục Láng-Hoà Lạc, xây dựng các điểm du lịch sinh thái gắn với văn hoá tâm linh như chùa Thầy, chùa Tây Phương…, khu du lịch thể thao Đồng Mô-Ngải Sơn, Suối Hai-Ba Vì...; kết hợp với văn hóa xứ Đoài, văn hóa làng nghề, lễ hội làng. Khu vực phía Tây Nam liên kết với các không gian du lịch Kim Bôi-Hòa Bình… phát triển các du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hình thành các tuyến du lịch bằng tàu thuỷ trên sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy. Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với bảo vệ khu vực nông thôn Hà Nội và các di sản văn hóa truyền thống vùng nông thôn.


8. Định hướng quy hoạch mạng lưới thể dục thể thao


Các cơ sở vật chất thể thao cấp Quốc gia: Hoàn thiện trung tâm thể thao quốc gia Mỹ Đình, xây mới khu thể thao phía Bắc sông Hồng phục vụ ASIAD (hoặc Olympic trong tương lai) khoảng 200ha.

Các cơ sở vật chất thể thao cấp Thành phố và khu vực: Cải tạo và nâng cấp các cơ sở TDTT hiện có. Xây mới: Trung tâm thể thao dưới nước Hồ Tây, Trung tâm giải trí thể thao cảm giác mạnh: loại hình thể thao cảm giác mạnh gắn với công viên giải trí lớn của thủ đô, Trung tâm thể thao vùng phía Bắc-Mê Linh, Trung tâm thể thao vùng phía Tây-Sơn Tây, Trung tâm thể thao vùng phía Nam-Phú Xuyên, Trung tâm thể thao địa hình với các loại hình leo núi, tàu lượn, nhảy dù, xe địa hình; xây dựng tổ hợp thể thao có đua ngựa, đua ô tô công thức I… Tăng cường xây dựng các công trình thể thao tại các trường học, các điểm dân cư.


9. Định hướng quy hoạch mạng lưới công nghiệp


Hà Nội hiện nay vẫn tồn tại nhiều khu cụm công nghiệp được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Các khu này đang gây ô nhiễm môi trường sống không còn khả năng mở rộng và sản xuất sản phẩm mới cần có kế hoạch di dời… Nhiều cụm công nghiệp quy hoạch không có xử lý nước thải, chất thải rắn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhiều cụm công nghiệp có trong danh mục quy hoạch mới song đã gặp khó khăn trong công tác triển khai, tiến độ chậm liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng và kinh phí thực hiện; Hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp còn chưa thống nhất về việc xác định chủ thể quản lý nhà nuớc (quan hệ về sản xuất và quản lý công nghiệp theo cấp xã, cụm xã, huyện...).

Định hướng phát triển Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại trước năm 2020; Phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, có trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao. Đến năm 2030, phát triển công nghiệp gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn. Tạo nên các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, như: Công nghệ sinh học, công nghiệp nhiên liệu mới, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược- mỹ phẩm, chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, da, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp, công nghiệp điện… có khả năng cạnh tranh và đáp ứng mọi tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Di chuyển toàn bộ các khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nội đô, như cụm công nghiệp Cao Xà Lá, Cầu Diễn, Dệt Minh Khai, Nhà máy rượu bia… tới các vị trí mới gắn với các đô thị vệ tinh là việc làm cần thiết. Chuyển đổi toàn bộ quỹ đất này thành đất công trình dịch vụ công cộng và công viên cây xanh. Dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm.

Tổng diện tích đất khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 khoảng 8.000 ha, gồm:

Hình thành mới 03 vùng công nghiệp khoảng 7.000 ha. Phía Bắc có các Khu công nghiệp Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm (khoảng 4.000-4.500 ha), phát triển công nghiệp nặng, kho tàng, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa gắn với sân bay quốc tế Nội Bài và hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng. Phía Nam có các Khu công nghiệp Thường Tín-Phú Xuyên (khoảng 1.000-1.500 ha) phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành gắn với vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội và đầu mối giao thông giữa tuyến Đỗ Xá-Quan Sơn và hành lang kinh tế Bắc Nam dọc Quốc lộ 1A. Phía Tây phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, công nghiệp chế biến, đa ngành tại Xuân Mai (khoảng 2.000 ha) gắn kết đường Hồ Chí Minh và các tuyến hướng tâm.

Các cụm công nghiệp địa phương tại các thị trấn dự kiến khoảng 1.000 ha, phân bố gắn với các thị trấn Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Tây Đằng, Phùng, Liên Quan…


10. Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ thương mại


Hệ thống các công trình thương mại và dịch vụ của Hà Nội hiện nay đã đảm nhận vai trò là trung tâm đầu mối thương mại của vùng. Tuy nhiên, hệ thống chợ đầu mối tại Hà Nội vẫn thiếu và yếu, hệ thống phân phối bán lẻ nằm rải rác và tự phát không có sức cạnh tranh. Các vị trí chợ đều chật hẹp và chưa tích hợp các đầu mối giao thông và bãi đỗ xe lớn.

Phát triển cấu trúc hợp lý hệ thống dịch vụ thương mại trên địa bàn Hà Nội nhằm phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và nông thôn, giữa thương mại truyền thống và hiện đại. Gắn kết hiệu quả với mạng lưới thương mại- dịch vụ trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ cũng như đảm bảo các chức năng trong Vùng. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại tại các khu vực trọng tâm phát triển của Thủ đô, trong đó, một số công trình có tiêu chuẩn ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế.

Xây dựng mới Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở Mễ Trì và Đông Anh khoảng từ 10-50 ha. Xây mới trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa gắn với các mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50-100 ha/khu) tại khu vực Mê Linh, Thường Tín-Phú Xuyên, Hòa Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; Mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng (20-50 ha/trung tâm) gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín-Phú Xuyên, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.

Khu vực nội đô hình thành mới các trung tâm thương mại tổng hợp cấp thành phố (10-15ha/1khu) tại Tây Hồ Tây, Thượng Đình, Vĩnh Tuy… trên cơ sở chuyển đổi đất của Khu công nghiệp Cao Xà Lá và Dệt Minh Khai. Cải tạo nâng cấp tất cả các cơ sở thương mại, chợ hiện hữu. Tăng cường các cơ sở thương mại, siêu thị và siêu thị nhỏ tại quỹ đất tái sử dụng để giảm thiểu chợ nhỏ lẻ trong các ngõ xóm, kinh doanh thương mại trên đường phố.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 283.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương