64/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


VII. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật



tải về 283.02 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích283.02 Kb.
#29313
1   2   3   4   5   6   7

VII. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

1. Giao thông


Giao thông của Hà Nội hiện nay chủ yếu dựa vào các phương tiện vận chuyển cá nhân, tỷ lệ vận tải công cộng rất thấp chỉ đạt khoảng 14% 2 gồm cả xe buýt và xe tắc xi (trong khi tiêu chuẩn là 40-60%). Hệ thống đường sắt, đường thủy lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Nhiều tuyến đường chính đô thị bị quá tải, không đảm bảo chất lượng. Để giải quyết dứt điểm tình trạng ách tắc giao thông đô thị, Quy hoạch chung đã đề xuất phát triển mạnh giao thông công cộng, gồm: xe buýt nhanh, hệ thống 6 tuyến tầu điện ngầm/Metro…, sớm triển khai dự án hệ thống tầu điện ngầm/Metro và hệ thống đường tầng ở 1 số tuyến từ vành đai 3 trở vào.

- Giao thông đối ngoại

Xây dựng hệ thống đường cao tốc đối ngoại với chất lượng cao và hệ thống đường sắt vận chuyển hàng hóa liên vùng quốc gia, quốc tế (lưu thông hàng hóa giữa Trung Quốc-Hà Nội-Hải Phòng …) tách biệt với giao thông nội thị.

Cải tạo, nâng cấp và xây mới các cặp tuyến song song với các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm vào nội đô hiện nay để giảm thiểu sự quá tải cho đô thị như: Trục Thăng Long-Láng Hòa Lạc, quốc lộ 32; tuyến Hà Đông-Xuân Mai, quốc lộ 6; tuyến Ngọc Hồi-Phú Xuyên, quốc lộ 1A...; tuyến Bắc Nam, tuyến Xuân Mai-Quan Sơn-Đại Nghĩa; tuyến Đỗ Xá-Quan Sơn. Hoàn thiện tuyến vành đai 5. Xây mới hệ thống cầu và các nút giao thông khác mức; Cải tạo và xây dựng mới hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.

Hoàn chỉnh tuyến đường sắt dọc đường vành đai 4; Xây dựng mới đường sắt cao tốc Bắc-Nam và 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án của Thành phố Hà Nội cũ), đường sắt ngoại ô, tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống các nhà ga đầu mối kết nối liên thông giữa các tuyến đường sắt tại Ngọc Hồi, An Khánh, Đông Anh, Yên Viên, Cổ Bi.

Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài sau năm 2030 đạt 50 triệu hành khách/năm; Sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn. Dự trữ đất cho vị trí sân bay thứ 2 theo hướng Đông Đông Nam của Thủ đô Hà Nội (dự kiến xây dựng sau 2030, nằm ngoài ranh giới Hà nội).

Nạo vét cải tạo sông Đà, sông Đuống, sông Hồng.. nâng cấp xây mới các cảng dọc sông, khôi phục sông Đáy, sông Tích kết hợp du lịch và vận tải đường sông.



- Giao thông khu vực nội đô:

Xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45% - 55%; Hoàn thiện và nâng tầng tuyến vành đai 3, một phần của đường vành đai 2 và các trục hướng tâm vào thành phố như đường Nguyễn Trãi, đường Giải Phóng... Tiếp tục hoàn chỉnh sớm dự án đường “3,5” và đường vành đai 4. Cải tạo nâng cấp mở rộng kết hợp xây dựng mới kết nối liên thông các trục chính đô thị.

Xây dựng mới 8 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối với các đô thị vệ tinh, trên cơ sở 5 tuyến tầu điện đô thị đã được phê duyệt và 3 tuyến đề xuất mới (tuyến Mai Dịch-Yên Sở dọc đường vành đai 3; tuyến Mai Dịch-Ngọc Hồi theo tuyến đường sắt quốc gia phía Tây hiện nay, tuyến Mê Linh-An Khánh-Ngọc Hồi). Từ đường vành đai 4 trở vào khu vực nội đô chủ yếu sẽ là hệ thống tầu điện ngầm. Tại các điểm ga xe điện ngầm chính sẽ là nơi phát triển dịch vụ, thương mại và các trung tâm thành phố, công viên công cộng.

Quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe ngầm tại các công viên, vườn hoa, xây dựng các gara cao tầng trong các tổ hợp công trình quy mô lớn và trong quỹ đất chuyển đổi các khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, trường học trong nội đô.



- Các đô thị vệ tinh: Xây dựng mới hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại theo địa hình thực tế và lưới đường ở dạng hình học kiểu ô bàn cờ, phù hợp tính chất chức năng và đặc thù của các đô thị, đảm bảo liên hệ nhanh với đô thị trung tâm và các đô thị khác. Tăng cường sử dụng giao thông công cộng (xe buýt, mini buýt, tàu điện nhẹ...)

2. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác

a. Định hướng quy hoạch phòng chống lũ, san nền và thoát nước mưa

- Quy hoạch phòng chống lũ: Trên các tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện dự án quy hoạch sông Đáy làm khơi thông các con sông khô cạn hiện nay, xoá bỏ các vùng chậm lũ, xây dựng mới công trình đầu mối sông Đáy, kiến nghị nên giữ sông Đáy theo hình thái tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Quy hoạch quản lý lũ lụt và phòng chống thiên tai sẽ được kết hợp với việc giữ lại hành lang thoát lũ dọc sông Đáy, sông Tích tạo nên hành lang xanh để hỗ trợ sông Hồng trong những sự kiện lũ lớn. Hàng lang xanh sông Nhuệ đóng vai trò thoát lũ quan trọng cho khu vực nội đô và khu vực mở rộng, kiểm soát phát triển để không cản trở dòng chảy trên hành lang sông Nhuệ, sông Tô Lịch.



- Quy hoạch san nền: Cao độ nền các khu vực đã xây dựng trên địa bàn Hà Nội hiện nay đều đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt hoặc đã xây dựng theo cao độ nền khống chế của quy hoạch chung xây dựng trước đây. Những khu vực bị úng ngập khi mưa lớn đều do hệ thống thoát nước hoặc còn thiếu hoặc chưa có kết nối giữa hệ thống cống chính thành phố và khu vực. Các điểm dân cư ngoài đê thường bị ảnh hưởng ngập về mùa lũ.

Định hướng khống chế cao độ nền cho các khu vực xây dựng sẽ căn cứ vào chế độ thuỷ văn của hệ thống sông đi qua đô thị, tương ứng với tần suất 100 năm, để không bị ảnh hưởng của lũ lụt. Đối với các khu vực nằm trong hành lang xanh và vành đai xanh sông Nhuệ, nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế đặc biệt để giảm thiểu tối đa hậu quả của ngập lụt bằng các biện pháp nâng cốt cao độ nền…



- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa đô thị

Hầu hết khu vực thành thị (10 quận và thị xã Sơn Tây) đều đã có hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải), song vẫn chưa hoàn chỉnh. Khu vực trung tâm các quận có mạng thoát nước đã quá cũ không đáp ứng được khả năng thoát nước theo sự phát triển mở rộng của đô thị. Trong các khu công nghiệp và các khu đô thị mới, mặc dù có hệ thống thoát nước riêng nhưng chưa triệt để và vẫn xả ra hệ thống thoát nước chung.

Định hướng thoát nước đô thị phải đảm bảo thoát nước nhanh và hiệu quả, thích ứng được tác động của biển đổi khí hậu đã được cảnh báo. Đối với khu vực Hà Nội cũ, tiếp tục triển khai hoàn thiện dự án thoát nước Hà Nội, bổ sung, kế thừa quy hoạch thoát nước do JICA lập và Quy hoạch 108 và quy hoạch tiêu nước hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đảm bảo thông thoáng các trục thoát nước chính đi qua đô thị: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ... Mở rộng và nạo vét các kênh trục chính: sông Nhuệ, sông Tích, sông Hang, La Khê, Vân Đình, Duy Tiên, sông Thiếp, sông Hoàng Giang-Ngũ Huyện Khê… Tạo ra những hệ thống tiêu liên hoàn, đặc biệt là trong đô thị trung tâm. Cần phải có quỹ đất dự phòng dành cho hệ thống công trình tiêu. Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên vào mùa mưa trong đô thị. Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước, đạt 90% và tiến tới đạt 100%.

Tiếp tục sử dụng trạm bơm tiêu Yên Sở, hỗ trợ thêm bằng các trạm bơm thuỷ lợi như: trạm Yên Nghĩa, Đào Nguyên, Yên Thái, Khe Tang mới. Tại các đô thị vệ tinh và nông thôn: các lưu vực thoát nước sẽ được phân chia trên cơ sở địa hình tự nhiên và thoát ra các sông chảy qua đô thị. Sử dụng trạm bơm nông nghiệp chung với đô thị.

b. Quy hoạch hệ thống cấp nước

Cấp nước cho Hà Nội hiện nay chủ yếu sử dụng nước ngầm. Hướng tới sử dụng nước mặt, với tỷ lệ khai thác nước mặt dự kiến đến năm 2030 đạt 83%. Tổng nhu cầu cấp nước Hà Nội đến năm 2030 khoảng 2,5 triệu m3/ngđ (gấp 4 lần khả năng cấp nước sạch hiện nay). Ngoài nguồn nước mặt sông Đà (lấy từ hạ lưu, tiếp tục nghiên cứu khả năng lấy từ thượng lưu, trong khu vực hồ thủy điện) và cần bổ sung nguồn nước sông Hồng, sông Đuống...



c. Quy hoạch hệ thống cấp điện

Dự báo đến năm 2030, tổng nhu cầu cấp điện cho Hà Nội cần khoảng 10.000MW (gấp 6 lần so với năm 2009). Ngoài các nguồn cung cấp điện từ thủy điện và nhiệt điện hiện nay, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái sinh (như năng lượng mặt trời, gió). Xây dựng và đưa vào vận hành sớm các nhà máy thủy điện cấp vùng tại Sơn La, Lai Châu; các nhà máy nhiệt điện vùng duyên hải Bắc bộ ở Quảng Ninh, Hải Phòng. Cải tạo và nâng cấp trạm 500KV Thanh Trì hiện có, xây dựng mới 04 trạm 500KV tại Hiệp Hòa, Quốc Oai, Đan Phượng, Đông Anh. Ngầm hóa 100% mạng lưới đường dây điện từ đường vành đai 4 trở vào trung tâm (hiện tại đường điện đi nổi toàn thành phố chiếm >75%).



d. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc

Quy hoạch xây dựng mạng diện rộng trên toàn thành phố với công nghệ hiện đại. Ngầm hóa mạng cáp ngoại vi đã và đang khai thác trên toàn bộ các tuyến đường từ vành đai 4 vào nội đô và các đô thị vệ tinh. Triển khai đồng bộ mạng cáp ngầm theo hệ thống công trình ngầm đô thị. Bổ sung trạm thu phát sóng tại khu vực nội đô và khu vực tập trung đông dân cư. Bố trí các trạm bưu chính đảm bảo bán kính phục vụ dân cư.



e. Quy hoạch thoát nước thải

Mạng lưới thoát nước thải tại Hà Nội hiện thiếu và không đảm bảo chất lượng môi trường trước khi đổ ra sông. Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, dự kiến xử lý nước thải cho 100% các hoạt động trong đô thị, tương ứng 2 triệu m3/ngđ (năm 2030). Đối với các khu đô thị cũ, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, thu gom xử lý tại các trạm xử lý nước thải tập trung. Đối với các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, bệnh viện xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng và thu gom xử lý tập trung. Khu vực nông thôn, xây dựng hệ thống mương thoát nước chung và xử lý nước thải sinh học trong điều kiện tự nhiên.



g. Quy hoạch quản lý hệ thống chất thải rắn

Thành phố hiện đã thu gom đạt 83,2% lượng chất thải rắn phát sinh, có 5 khu xử lý chất thải rắn lớn khoảng 100 ha. Dự kiến 100% chất thải rắn được thu gom, phân loại tại nguồn. Dự báo năm 2030, cần diện tích là 250-450 ha (thêm mới là 150-350 ha).

Xây mới 7 khu xử lý chất thải rắn lớn là: Việt Hùng-Đông Anh; Phù Đổng-Gia Lâm, Cao Dương-Thanh Oai, Châu Can-Phú Xuyên, Đồng Ké-Chương Mỹ; H÷u B»ng-Thạch Thất, Tiến Sơn-Lương Sơn (Hòa Bình), mở rộng khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại cho Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Xây dựng mới 4 lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu xử lý Việt Hùng-Đông Anh, Phù Đổng-Gia Lâm, Châu Can-Phú Xuyên và Đồng Ké-Chương Mỹ. Lựa chọn công nghệ hiện đại, chủ yếu là tái chế chất vô cơ và hữu cơ; đốt chất thải rắn vô cơ không tái chế được và chất thải rắn nguy hại để sản xuất điện; chôn lấp hợp vệ sinh (chất vô cơ và tro sau khi đốt). Các khu xử lý chất thải rắn quy mô nhỏ sử dụng công nghệ hoàn nguyên bãi chôn lấp để tiết kiệm diện tích.

h. Quy hoạch quản lý hệ thống nghĩa trang

Hiện chỉ có 9 nghĩa trang tập trung lớn với diện tích 111,6 ha đã lấp đầy và hàng nghìn nghĩa trang nhân dân nằm rải rác trong các vùng nông thôn và len lỏi trong các đô thị. Dự kiến từng bước giảm đất xây dựng nghĩa trang, khuyến kích hỏa táng và điện táng. Dự báo năm 2030: Địa táng tại Hà Nội chiếm 55%, địa táng ngoài Hà Nội chiếm 5%, hỏa táng chiếm 40%.

Cải tạo và xây mới 15 nghĩa trang tập trung cho đô thị: Mai Dịch 2-Thạch Thất; Vạn Phúc-Hà Đông; Xuân Đỉnh-Từ Liêm; Thanh Tước-Mê Linh; Minh Phú- Sóc Sơn; Thụy Lâm-Đông Anh; Văn Điển-Thanh Trì; Yên Kỳ và Vĩnh Hằng-Ba Vì; Trung Sơn Trầm-Sơn Tây; Sài Đồng, Lệ Chi, Trung Màu-Gia Lâm; Chuyên Mỹ-Phú Xuyên. Xây dựng mới các lò hỏa táng tại 5 khu vực là: Yên Kỳ 2; Mai Dịch 2; Thụy Lâm-Đông Anh; Lệ Chi, Trung Màu-Gia Lâm; Chuyên Mỹ-Phú Xuyên. Tiến hành đóng cửa các nghĩa trang đã lấp đầy trong khu vực nội đô. Trồng cây xanh cách ly bao quanh các nghĩa trang hiện hữu tăng mỹ quan và môi trường và vệ sinh đối cho các khu dân cư xung quanh.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 283.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương