64/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050



tải về 283.02 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích283.02 Kb.
#29313
1   2   3   4   5   6   7


Phần II


NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Liên danh tư vấn thực hiện theo đúng quy định của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị với khối lượng hồ sơ đã hoàn thành đến nay gồm: thuyết minh tổng hợp khoảng 1000 trang, thuyết minh tóm tắt khoảng 150 trang, hồ sơ bản vẽ gồm: 81 bản theo các tỷ lệ 1/25.000-1/10.000. Toàn bộ nội dung Quy hoạch gồm 5 phần chính gồm: Phần mở đầu; Phần 1: Phân tích và đánh giá hiện trạng; Phần 2: Khai thác kinh nghiệm quốc tế; Phần 3: Nội dung của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (trong phần này đã nghiên cứu và trình bày thành 10 chương: Liên kết vùng Hà Nội; Dự báo phát triển; Định hướng phát triển không gian; Quy hoạch sử dụng đất; Định hướng phát triển khu vực nông thôn; Định hướng phát triển hạ tầng xã hội; Định hướng hạ tầng kỹ thuật gồm: hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình ngầm và công tác san nền, thoát nước mặt; Nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc-văn hóa; Đánh giá môi trường chiến lược; Đề xuất tài chính và Quản lý đô thị); Phần 4: Kết luận và kiến nghị.

Quy hoạch chung đã được thực hiện theo đúng nhiệm vụ thiết kế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008) đã định ra tầm nhìn, mục tiêu, quan điểm là xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh-Văn hiến-Văn minh-Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính-chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá-khoa học-giáo dục-kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.


Trong khuôn khổ của báo cáo này, Chính phủ báo cáo Quốc hội những nội dung chính của Quy hoạch chung như sau:

I. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong Quy hoạch chung


Đánh giá thực trạng phát triển Thủ đô hiện nay đã được tư vấn nghiên cứu tổng hợp nhiều nội dung liên quan đến việc lập quy hoạch (gồm 200 trang đánh giá về hiện trạng đã được đề cập trong thuyết minh tổng hợp) và thực trạng việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg (gọi là Quy hoạch 108)

Sau hơn 10 năm thực hiện Quy hoạch 108 kể từ năm 1998, có thể nhận thấy nhiều khu đô thị mới, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình đầu mối quan trọng như: cầu, cống, đường vành đai đô thị, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý rác, nước thải,… đã được triển khai xây dựng. Quy hoạch 108 là cơ sở quan trọng để lập quy hoạch chi tiết các quận, huyện, các quy hoạch chi tiết khác, các dự án phát triển đồng bộ quy hoạch kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, lập kế hoạch kêu gọi đầu tư, đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung không gian đô thị nói riêng. Kết quả đạt được đã có những biến đổi tích cực cho đô thị Hà Nội, theo Quy hoạch 108, thành phố đã được mở rộng trên 50% diện tích dự báo cho phát triển khu vực thành phố trung tâm. Tuy nhiên, sự phát triển và quá trình hoàn thiện bộ mặt đô thị không chỉ do quy hoạch mà nó còn tuỳ thuộc vào năng lực quản lý và nguồn lực đầu tư.

Thực trạng hiện nay ở thành phố Hà Nội còn đang tồn tại một số vấn đề mà quá trình thực hiện Quy hoạch 108 vừa qua chưa thể giải quyết được. Quá trình đô thị hoá tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng cao về kinh tế dẫn đến quá trình dịch cư từ khu vực nông thôn và từ các tỉnh lân cận vào Hà Nội dẫn đến khu vực trung tâm không thể kiểm soát nổi, nó phá vỡ quy mô, cơ cấu dân số đã dự báo. Sự gia tăng dân số thiếu kiểm soát, đặc biệt tập trung vào khu vực trung tâm dẫn đến sức ép làm quá tải hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đô thị hoá tăng nhanh cũng đồng nghĩa với những thách thức về môi trường đang đặt ra hàng ngày đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách như: Sự quá tải đã là nguy cơ thực tế, tình trạng tắc đường, úng ngập, ô nhiễm bụi, tiếng ồn, không khí, nguồn nước đang ngày càng bức xúc. Sự đầu tư còn dàn trải, thiếu hệ thống dẫn đến diện mạo kiến trúc đô thị bị chia cắt manh mún, không hoàn chỉnh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa tạo được một bộ khung vững chắc liên thông ổn định làm cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội mở rộng, đặc biệt là tỉnh Hà Tây cũ, chỉ mới quan tâm thực hiện quy hoạch đô thị tại Hà Đông, Sơn Tây. Các dự án trong khu vực thị trấn hiện hữu và trên các trục giao thông quốc gia như đường Láng Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21 còn triển khai chậm. Khu vực giáp ranh giới Thủ đô Hà Nội có tốc độ đô thị hóa cao như Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín…chưa được lập quy hoạch tổng thể; đã gây nên tình trạng quy hoạch thiếu tính đồng nhất về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và chưa phù hợp với các định hướng lớn xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Từ những nghiên cứu trên, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra các vấn đề tồn tại chính cần phải giải quyết là:


  1. Cấu trúc không gian quy hoạch và kiến trúc được nghiên cứu phù hợp với đặc thù của Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng.

  2. Hệ thống giao thông đô thị cần được tiếp tục xây mới và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

  3. Các vấn đề về nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị như: sự quá tải về dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, công sở làm việc, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, công viên cây xanh; đặc biệt là tại khu vực nội thành.

  4. Dự báo quy mô dân số và phân bố dân cư hợp lý cho Hà Nội vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất các chương trình kiểm soát sự gia tăng dân số của Thủ đô, đặc biệt bên trong các khu vực nội đô.

  5. Bảo tồn và tôn tạo các Khu phố cổ, phố cũ, các di sản và di tích khác như: các di sản văn hóa, cảnh quan, làng nghề của Hà Nội…

  6. Định hướng giải quyết những tồn tại của các dự án đầu tư xây dựng, cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của thành phố (giải pháp cụ thể cho trên 750 dự án đầu tư xây dựng đang được rà soát và cập nhật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 260/CT-TTg ngày 04/3/2008 và Thông báo số 240/TB-VPCP ngày 05/9/2008).

  7. Khai thác nguồn tài nguyên sông hồ để phát triển đô thị, tạo dựng nét đặc thù riêng cho Hà Nội là thành phố có nhiều hồ nước; kiểm soát việc thoát nước tránh ngập úng khi có mưa lớn dài ngày; phòng chống thiên tai, lũ lụt và ứng phó với biến đổi khí hậu.

  8. Xác định vị trí xây dựng các Khu công nghiệp tập trung của Thủ đô ở các địa điểm bên ngoài trung tâm thành phố, phù hợp với phát triển kinh tế và phục vụ công tác di dời các cụm, điểm công nghiệp từ nội thành ra ngoại thành.

  9. Đề xuất định hướng về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng. Thiết lập công cụ quản lý đô thị.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 283.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương