64/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


II. Giải quyết vấn đề quy hoạch trên cơ sở mối liên hệ vùng



tải về 283.02 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích283.02 Kb.
#29313
1   2   3   4   5   6   7

II. Giải quyết vấn đề quy hoạch trên cơ sở mối liên hệ vùng


Trong mối quan hệ khu vực và quốc tế, Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế để cạnh tranh với các vùng đô thị lớn trong khu vực như vùng phía Nam Trung Quốc, các thành phố lớn trong khu vực như: vùng Bangkok, vùng Kuala Lumpur, Vùng Nam Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia và Singapore).

Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định việc phát triển Thủ đô Hà Nội được đặt trong mối quan hệ tương hỗ hai chiều với Vùng Thủ đô Hà Nội. Hà Nội là đầu tàu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy cả vùng phát triển thông qua sự mở rộng, lan toả các hoạt động kinh tế với các tỉnh xung quanh Thủ đô. Vùng Thủ đô phát triển theo mô hình đa cực tập trung, liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh (vùng phát triển đối trọng), trong đó các đô thị tỉnh lỵ là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng. Các đô thị đối trọng như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phủ Lý, Hòa Bình... sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng của mỗi tỉnh thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, giảm sự tập trung quá tải vào thành phố Hà Nội. Phát triển các trung tâm y tế, giáo dục chất lượng cao tại khu vực mở rộng của Hà Nội và các đô thị đối trọng trong vùng.

Thủ đô Hà Nội liên kết, hợp tác với các tỉnh liền kề khai thác các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đầu mối cấp vùng, đặc biệt là hệ thống giao thông liên vùng như: tuyến vành đai 5, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 1, tuyến cao tốc Lào Cai-Hà Nội-Quảng Ninh, tuyến cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên; Khai thác hệ thống sông Hồng; Khai thác và quản lý khu xử lý chất thải rắn liên vùng Hà Nội-Thái Nguyên-Vĩnh Phúc-Bắc Ninh-Hưng Yên; Giải quyết tiêu thoát nước mặt và các giải pháp bảo vệ môi trường sông Đáy tại Hà Nội-Hà Nam. Phát triển các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn (ICD) trên các tuyến cao tốc gắn kết Hà Nội với các tỉnh lân cận. Hình thành các trung tâm dịch vụ du lịch lớn liên vùng như: Vùng hồ Núi Cốc, Vùng Tam Đảo, Đền Hùng, hồ sông Đà, Tiên Sơn… Dành quỹ đất phù hợp để di dời các khu công nghiệp trong nội thành ra ngoại thành và các tỉnh lân cận. Tại Hà Nội ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, kết nối với các khu công nghiệp đa ngành của khu vực Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam…

III. Dự báo phát triển


1. Dự báo tăng trưởng kinh tế 1:

Thành phố Hà Nội phát triển nền kinh tế tri thức, với đặc trưng là các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, phương thức quản lý kinh tế hiện đại, tiên tiến. Phát triển các ngành dịch vụ cao cấp biệt là các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoáng, dịch vụ du lịch; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2009 là >11%/năm. Phấn đầu đạt khoảng 9,5%/năm thời kỳ 2010-2020 và khoảng 8% thời kỳ 2020-2030. GDP bình quân đầu người của Hà Nội hiện nay đạt khoảng 1700USD, phấn đấu năm 2020 đạt khoảng 5300USD, năm 2030 đạt khoảng 11.000USD.

Về cơ cấu kinh tế GDP hiện nay của Hà Nội, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất là 52,4%, công nghiệp xây dựng là 41,1% và nông lâm thủy sản là 6,5%. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng dịch vụ đạt 54,6% công nghiệp-xây dựng đạt 42,4% và nông nghiệp 3%.



2. Dự báo dân số:

Dân số hiện nay trên 6,4 triệu người (tính đến 01/4/2009), tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41%. Phấn đấu đến năm 2020, dự báo dân số khoảng 7,1-7,4 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 64%. Đến năm 2030, khoảng 9-9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%. Đến năm 2050 đạt ngưỡng dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80% (dự báo tầm nhìn Quy hoạch chung sau năm 2030 sẽ có nhiều vùng nông thôn được đô thị hóa thành các thị trấn).



3. Dự báo sử dụng đất:

Tổng diện tích tự nhiên của Thủ đô Hà Nội là khoảng 3.344km2.

Đất xây dựng cả đô thị và nông thôn hiện nay khoảng 45.500ha (chiếm khoảng 13,6% diện tích tự nhiên). Ngưỡng khống chế tối đa đến năm 2050 cần khoảng 132.500ha (chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên). Giai đoạn đến năm 2030, cần sử dụng khoảng 120.000ha (chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên). Quy hoạch chung đã nghiên cứu tính toán quỹ đất xây dựng dự trữ phát triển đô thị và bảo vệ đất đai nông nghiệp và nông thôn. Trong đó:

- Đất xây dựng đô thị hiện nay khoảng 18.000ha (chiếm khoảng 5,4% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu trung bình khoảng 68m2/người. Ngưỡng khống chế tối đa đến năm 2050, khoảng 90.000-92.000ha (chiếm khoảng >28% diện tích tự nhiên), nâng chỉ tiêu lên 120-125m2/người. Đến năm 2030, cần khoảng 80.000 - 81.000 ha (chiếm khoảng >25% diện tích tự nhiên).

- Đất xây dựng nông thôn hiện nay khoảng 27.500ha (chiếm khoảng 8,2% diện tích tự nhiên). Ngưỡng khống chế tối đa đến năm 2050 khoảng 40.500-42.500 ha (chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên). Đến năm 2030, cần khoảng 39.000 - 40.000ha (chiếm khoảng <10% diện tích tự nhiên)

Đất xây dựng đô thị bao gồm các loại đất đơn vị ở, đất phục vụ công cộng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… được nghiên cứu thiết kế đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất tăng lên so với hiện trạng và đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng đối với đô thị đặc biệt. Đất cây xanh trong khu vực nội đô được tăng từ 2-3m2/người hiện nay lên 10-15 m2/người; dự kiến có trên 14.000 ha đất dành cho cây xanh – thể dục thể thao (tăng thêm khoảng 13.300 ha so với hiện trạng); khoảng 10.200 ha đất dành cho công trình công cộng, gồm cả đất y tế - giáo dục – thương mại dịch vụ,… (tăng thêm khoảng 8.000 ha so với hiện trạng); khoảng 7.400 ha đất dành cho công nghiệp; khoảng 1.800 ha đất công nghệ cao; khoảng 30.000 ha dành cho giao thông (tăng thêm khoảng 25.000 ha); khoảng 1.200 ha dành cho du lịch – nghỉ dưỡng và 7.700 ha dành cho các công trình đầu mối, gồm: trạm điện, trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, nghĩa trang, trạm xử lý chất thải rắn (tăng thêm khoảng 7.000 ha). Trong Quy hoạch chung đã nghiên cứu tính toán quỹ đất xây dựng dự trữ phát triển đô thị và bảo vệ đất đai nông nghiệp, nông thôn.



IV. Chiến lược phát triển

Để thực hiện được tầm nhìn xây dựng Thủ đô Hà Nội là thành phố Xanh- Văn hiến-Văn minh-Hiện đại, có 10 chiến lược được cần thực hiện:

Chiến lược 1: Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thành phố bằng cách thiết lập các trục không gian “mặt nước”, “cây xanh” và “văn hoá”, phấn đấu tối thiểu 70% diện tích mở rộng của Thành phố được dành cho không gian mở.

Chiến lược 2: Phát triển hệ thống đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái có giới hạn rõ ràng nhằm đáp ứng sự tăng trưởng dân số và việc làm trong thời gian tới của Hà Nội. Bằng mọi cách hạn chế sự phát triển loang rộng và thiếu kiểm soát thông qua việc xây dựng các vành đai xanh xung quanh thành phố.

Chiến lược 3: Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó sử dụng giao thông công cộng là phương tiện chủ yếu để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế - xã hội thuận lợi, tính cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường.

Chiến lược 4: Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, có tính cạnh tranh để thu hút đầu tư đa dạng và chất lượng là động lực chính cho các đô thị vệ tinh. Các đô thị này cũng đóng vai trò tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và hạn chế tốc độ di dân tới đô thị trung tâm.

Chiến lược 5: Cải tạo và nâng cấp khu vực nội đô và cả những khu vực ngoại vi. Tăng cường kiểm soát phát triển dân số và các khu xây dựng.

Chiến lược 6: Ngăn ngừa các hiểm hoạ thiên tai và các thảm hoạ khác do con người gây ra.

Chiến lược 7: Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống

Chiến lược 8: Tăng cường thể chế để quản lý đô thị và nông thôn Hà Nội. Nâng cao chất lượng các biện pháp quản lý về đô thị.

Chiến lược 9: Bảo vệ vững chắc Thủ đô Hà Nội, phát triển đô thị gắn với an ninh quốc phòng trong tình hình mới. Quy hoạch chung Hà Nội được xây dựng phải đảm bảo kích cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Đây là một trong những cơ sở để Thủ đô và vùng Hà Nội đảm bảo an ninh quốc phòng. Các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật, môi trường phải được nghiên cứu đáp ứng vấn đề an ninh quốc phòng

Chiến lược 10: Tạo lập và tăng cường nguồn lực phát triển đô thị.

Các chiến lược này sẽ được cụ thể hóa bằng các giải pháp được thể hiện trong các nội dung cụ thể của Quy hoạch chung về: phân bố không gian đô thị, nông thôn; về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo tồn di sản, kiểm soát môi trường v.v.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 283.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương