64/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


V. Định hướng phát triển không gian Hà Nội



tải về 283.02 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích283.02 Kb.
#29313
1   2   3   4   5   6   7

V. Định hướng phát triển không gian Hà Nội


1. Phân bố không gian đô thị

Thủ đô Hà Nội được xây dựng phát triển bền vững theo mô hình: Đô thị trung tâm hạt nhân kết nối với 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn khác thuộc khu vực nông thôn. Trong nội dung nghiên cứu Quy hoạch chung, ngoài việc bố trí đất xây dựng cho các khu chức năng, cũng đã đề xuất bố trí đất dự trữ phát triển đô thị phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo các lĩnh vực như: trường học, bệnh viện, dịch vụ công cộng, các cơ quan hành chính của Chính phủ...



- Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng có khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm-Yên Viên và Long Biên. Là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thành phố Hà Nội và cả nước. Dự báo đến năm 2030 có dân số khoảng 4-4,6 triệu người. Trong đó, đô thị trung tâm hạt nhân có:

Khu vực từ Hữu ngạn sông Hồng đến đường vành đai 3 là khu vực nội đô hiện hữu, kiểm soát gia tăng dân số; đặc biệt là khu vực từ đường vành đai 2 trở vào có nhiều di sản, di tích của vùng văn hóa Thăng Long cổ và văn hóa Tràng An cần thiết phải bảo tồn. Khu vực này cải thiện về hạ tầng; chỉnh trang kiến trúc, cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái.

Khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng là chuỗi khu đô thị phía Đông đường vành đai 4: Đan Phượng-Hoài Đức-Hà Đông-Thường Tín phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính cấp vùng và quốc gia với mật độ cao. Chuỗi khu đô thị mới này sẽ có dân số khoảng 1,2-1,3 triệu người, được ngăn cách với khu vực đô thị tiếp giáp từ xung quanh đường vành đai 3 trở vào nội đô bằng vùng đệm vành đai xanh sông Nhuệ. Chuỗi khu đô thị mới này sẽ góp phần thu hút rất lớn dân số dịch chuyển từ trong nội đô thành phố ra ngoài và tiếp nhận nhiều dự án từ hơn 750 đồ án, dự án đang được rà soát, cập nhật.

Khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng, là một bộ phận thiết lập đô thị trung tâm hạt nhân đảm bảo ý tưởng chủ đạo của đô thị Hà Nội là thành phố hai bên sông. Hình thành các không gian về cây xanh, mặt nước, văn hóa; Trục động lực kinh tế Nhật Tân-Nội Bài gắn với trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, triển lãm,… Đây là một bộ phận của đô thị trung tâm và sẽ là nội thành trong tương lai, gồm các khu vực Gia Lâm-Long Biên, Đông Anh, Mê Linh:

Khu vực Gia Lâm-Long Biên phát triển đô thị dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn với các ngành công nghiệp dọc quốc lộ 5, dân số khoảng 70 vạn người.

Khu vực Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, hình thành khu thể thao mới thành phố Hà Nội (ASIAD) kết hợp với trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội (EXPO) và vui chơi giải trí của Thành phố. Dân số khoảng 55 vạn người.

Khu vực Mê Linh phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa Thăng Long-Mê Linh kết hợp trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây. Dân số khoảng 45 vạn người

- Đô thị vệ tinh gồm 5 đô thị, là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn. Dự báo dân số cho 5 đô thị vệ tinh đến năm 2030 khoảng 1,3-1,4 triệu người. Trong 5 đô thị vệ tinh của đô thị trung tâm hạt nhân Hà Nội, mỗi đô thị vệ tinh có một hoặc nhiều chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ... Các đô thị vệ tinh được xây dựng sẽ tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho dân cư tại chỗ và dân nhập cư. Yêu cầu các đô thị vệ tinh này phải đạt được về quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam, tiếp cận trình độ xây dựng và quản lý đô thị tiên tiến, trở thành các đô thị văn minh, hiện đại. Tại các đô thị này, khuyến khích xây dựng cao tầng, dành quỹ đất để bố trí các tiện nghi đô thị như bãi đỗ xe, cây xanh, sân bãi thể dục thể thao (TDTT) và sân chơi cho trẻ em… Các đô thị vệ tinh được quy hoạch phát triển tương đối độc lập với đô thị trung tâm hạt nhân, kết nối với đô thị trung tâm hạt nhân bằng các khu trung tâm thương mại (CBD) quy mô nhỏ và tuyến giao thông công cộng tốc độ cao. Tính chất các đô thị vệ tinh được thiết lập tùy thuộc vào vị trí, điều kiện tự nhiên và các mối quan hệ với vùng xung quanh. Trong đó:

Đô thị Hòa Lạc với động lực phát triển là: khoa học công nghệ, du lịch nghỉ dưỡng, trọng tâm là Đại học quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao Hòa Lạc, dân số dự kiến khoảng 60 vạn người. Đô thị Hòa Lạc là cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, được gắn kết với đô thị hạt nhân bằng hệ thống giao thông tốc độ cao là đường Láng-Hòa Lạc và trục Thăng long, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các huyện Thạch Thất, Ba Vì và các huyện phía Đông của tỉnh Hòa Bình.

Đô thị Sơn Tây với Thành cổ Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm là đô thị văn hóa lịch sử, với động lực phát triển là: du lịch, dịch vụ, y tế, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Đô thị Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng, hỗ trợ khu vực Ba Vì, Việt Trì và Nam Vĩnh Phúc phát triển, kết nối với đô thị hạt nhân thông qua tuyến quốc lộ 32 và trục Thăng Long. Dân số dự kiến khoảng >18 vạn người.

Đô thị Xuân Mai với động lực phát triển là: dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Đây là cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Tây Bắc thông qua hành lang quốc lộ 6, dân số dự kiến khoảng 22 vạn người.

Đô thị Phú Xuyên-Phú Minh với động lực phát triển là: công nghiệp-đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ y tế cho cả vùng phía Nam của Hà Nội thông qua tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam-quốc lộ 1A, dân số dự kiến khoảng 12,7 vạn người.

Đô thị Sóc Sơn với động lực phát triển là: công nghiệp, dịch vụ, khai thác tiềm năng cảng hàng không Nội Bài. Là cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, nối kết đô thị trung tâm hạt nhân với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc bằng hành lang quốc lộ 3. Dân số dự kiến khoảng 25 vạn người, phát triển đô thị gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc.



- Các thị trấn sinh thái mật độ thấp: được nâng cấp từ các thị trấn hiện hữu có chức năng dịch vụ tổng hợp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, làng nghề và giải quyết việc làm tại chỗ, phát triển các dịch vụ sinh thái gắn với bảo tồn di tích và cảnh quan trong hành lang xanh. Dân số dự kiến cho các thị trấn sinh thái này từ 3-5 vạn người. Tiếp tục đầu tư xây dựng có kiểm soát về quy mô, mật độ và phát triển các dịch vụ công cộng, tiêu thụ hàng nông sản phục vụ hỗ trợ cho khu vực nông thôn tại các thị trấn hiện hữu như Phùng, Tây Đằng, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín, Liên Quan… Trước mắt phát triển 3 thị trấn sinh thái là Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn từ các thị trấn cũ hiện nay làm mô hình thí điểm, sau đó nhân rộng và nâng cấp các thị trấn, thị tứ trong khu vực nông thôn sẽ thành các thị trấn sinh thái.

2. Phát triển điểm dân cư nông thôn


Phát triển nông thôn Hà Nội theo mô hình “Nông thôn mới” trong đô thị đặc biệt, tạo ra hàng lang xanh-môi trường sống tốt cho người dân thủ đô. Thực hiên chiến lược “hiện đại hóa nông thôn Hà Nội” để thu hẹp khoảng cách giữa khu vực đô thị và nông thôn bằng các biện pháp:

- Cải thiện môi trường sống nông thôn. Hình thành mới các trung tâm tiểu vùng là các thị trấn hoặc thị tứ để tăng cường khả năng tiếp cận của các làng nông thôn với các dịch vụ đô thị. Phát triển mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã gắn kết với giao thông ngoại thị. Giao thông các tuyến đường chính trong làng xóm sẽ được mở rộng đảm bảo cho nông dân có điều kiện sử dụng ô tô phục vụ sản xuất. Giao thông nông thôn được nghiên cứu trong Quy hoạch chung giữ vị trí quan trọng để phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội trong quá trình phát triển mô hình “Nông thôn mới” của Thủ đô.

- Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn trong đô thị Hà Nội bằng cách xây dựng các mô hình sản xuất mới phù hợp với hoàn cảnh từng khu vực, khai thác thị trường lao động tại chỗ, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống gắn với khai thác du lịch và giải trí; phát triển các công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, kiểm soát chặt chẽ về vấn đề môi trường và phát triển hạ tầng.

- Hiện đại hóa cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mũi nhọn về giống cây trồng, vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp Hà Nội. Trước mắt ở Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín và Phúc Thọ, tương lai sẽ mở rộng tới các địa bàn khác.

Hình thành vùng nông nghiệp có năng suất cao ở Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Mỹ Đức; vùng sản xuất rau sạch theo công nghệ tiên tiến ở Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai… Duy trì các vùng hoa truyền thống Tứ Liên, Phú Thượng, Đông Ngạc, Tây Tựu, Vân Nội; Mở rộng các vùng trồng hoa mới Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Cây cảnh ở Tây Hồ, Đông Ngạc, Phù Đổng, Trâu Quỳ, Uy Nỗ, Vân Nội… Vùng chăn nuôi trâu, bò siêu thịt và bò sữa thuộc Ba Vì và các huyện phía Bắc, chăn nuôi lợn thịt tại Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh…

Xây dựng mô hình thí điểm các cụm dân cư đổi mới gắn với các trung tâm dịch vụ sản suất tại các cụm, điểm trung tâm xã. Kiểm soát hạn chế phát triển về đất đai xây dựng khu vực nông thôn và tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt tại các làng nghề. Đối với nhà ở nông thôn, khuyến khích bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống. Hướng dẫn thiết kế mẫu nhà ở nông thôn điển hình, xây dựng mẫu để nhân dân đóng góp ý kiến tham khảo, tiến tới áp dụng phổ biến công trình không xây dựng quá 3 tầng, mật độ thấp, đáp ứng tiện nghi và sinh hoạt hiện đại, thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc, tiến tới mô hình nông thôn hiện đại có bản sắc trong Thủ đô.


3. Không gian xanh của Thành phố


Không gian xanh của Thành phố bao gồm: Hành lang xanh và các không gian xanh đô thị. Trong các không gian xanh đô thị có vành đai xanh sông Nhuệ, gồm có:

- Hành lang xanh, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, vùng đồi núi. Hành lang xanh quy mô lớn nằm dọc theo sông Hồng, sông Đáy và sông Tích, giữa đường Vành đai 4 và các đô thị vệ tinh ở phía Tây; Hành lang xanh quy mô nhỏ hơn ở phía Bắc và phía Đông của đô thị trung tâm hạt nhân dọc theo sông Đuống, sông Cà Lồ; Các khu cảnh quan quan trọng như Ba Vì, Quan Sơn, Tam Đảo- Sóc Sơn; Các khu đất nông nghiệp ở phía Nam Phú Xuyên; Làng xóm, làng nghề thủ công truyền thống và các di sản văn hóa. Hành lang xanh tính cả diện tích mặt nước tự nhiên. Hàng lang xanh được đề cập ở đây chưa bao gồm: không gian xanh đô thị (các công viên, vườn hoa… trong các đô thị, thị trấn) và vùng đệm xanh (vành đai xanh sông Nhuệ).

- Hệ thống cây xanh đô thị

Hiện nay, chỉ tiêu đất cây xanh công viên bình quân tại Hà Nội là 2-3m2/người (Quy hoạch 108 phấn đấu đạt 15m2/người). Diện tích cây xanh hiện nay ngày càng bị thu hẹp trong nội thành do tác động của áp lực kinh tế xã hội và thiếu kiểm soát trong quản lý đô thị. Khu vực nội đô thiếu các không gian cây xanh lớn điều hòa khí hậu cho Hà Nội, các khu vực như hồ điều hòa Yên Sở, Hồ Tây có nguy cơ bị thu hẹp. Các quận mới phát triển sau này (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Long Biên ..), trong quy hoạch chưa bố trí quy mô công viên trung tâm cấp quận hợp lý. Diện tích ao hồ giảm mạnh trong các năm qua gây tình trạng úng lụt và tiêu thoát không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan thiên nhiên của đô thị và làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Sông hồ Hà Nội là nguồn tiếp nhận, dẫn, vận chuyển và điều hòa nước mưa.

Đất cây xanh trong các đô thị sẽ được tăng lên 10-15m2/người để cải thiện môi trường sống cho đô thị. Các bước quy hoạch tiếp theo sau quy hoạch chung này sẽ phải rà soát quỹ đất đang sử dụng không đáp ứng yêu cầu hiện tại hoặc không hiệu quả để chuyển thành đất xây dựng công viên cây xanh trong khu vực nội đô.

Xây dựng các công viên giải trí và công viên chuyên đề như: công viên lịch sử Cổ Loa; công viên văn hóa gắn với trung tâm các khu đô thị, công viên vui chơi giải trí Hồ Tây, vườn thú, công viên Thống Nhất, Yên Sở, Mễ Trì…; các công viên gắn với hoạt động thể thao. Hệ thống công viên đô thị sẽ kết nối liên hoàn với hệ thống cây xanh tự nhiên tại các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông hồ.

Bảo vệ nghiêm ngặt hệ thống hồ hiện có phục vụ cảnh quan và thoát nước đô thị và môi trường sống. Phát triển hệ thống hồ mới để tôn vinh những đặc điểm nổi bật của Thủ đô. Hình thành hệ thống hồ liên hoàn phục vụ tiêu thoát nước Trong đô thị trung tâm hạt nhân, giữ nguyên và cải tạo các hồ hiện có, tăng cường diện tích mặt nước, xây mới các hồ điều hòa, hồ cảnh quan trong các đô thị mới, công viên và trong các tổ hợp công trình lớn. Các hồ hiện nằm ngoài khu vực nội thành, phục vụ tiêu thoát nước và nằm trong vùng cảnh quan thiên nhiên đặc biệt.

Vành đai xanh dọc sông Nhuệ và các nêm xanh (kết nối sông Nhuệ với sông Đáy), là vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với chuỗi khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến vành đai 4. Trong vành đai xanh sông Nhuệ và các nêm xanh, kiểm soát phát triển các làng xóm hiện hữu. Tại đây sẽ chỉ xây dựng một số công trình công cộng ở quy mô nhỏ với đặc trưng sinh thái cây xanh và mặt nước.


4. Các trục hướng tâm và hệ thống đường chính đô thị


- Hình thành các trục không gian hướng Đông Tây có trục Thăng Long, trục quốc lộ 32, trục Láng-Hòa Lạc, trục quốc lộ 6.... Trong đó:

Trục Thăng Long: được xây dựng kết nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến Quốc lộ 21, kết nối Ba Vì với khu vực Hồ Tây-Ba Đình. Trục Thăng Long với vai trò chính là trục giao thông phục vụ cho các loại phương tiện đi lại, cũng là trục hành lang hạ tầng kỹ thuật chính (gồm hệ thống ngầm như: cấp nước, thoát nước và các hệ thống cáp kỹ thuật..); hỗ trợ các tuyến Láng Hòa Lạc, quốc lộ 32 phát triển các đô thị vệ tinh Sơn Tây dân số >18 vạn người và Hòa Lạc dân số khoảng 60 vạn người. Kết nối với các tuyến giao thông Bắc Nam như: đường Hồ Chí Minh, đường 21, đường cảnh quan Bắc Nam, đường vành đai 4… phát triển các vùng Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì, Quốc Oai; kết nối các đô thị vệ tinh và sinh thái rút ngắn sự chênh lệch về kinh tế giữa trung tâm thành phố với các khu vực ngoại thành; kích cầu phát triển kinh tế dịch vụ, hàng hóa, vận chuyển nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở phía Tây thành phố. Ngoài ra sẽ hỗ trợ phát triển vùng phía Tây Bắc thuộc Vĩnh Phúc, Phú Thọ theo các hướng kết nối Bắc Nam. Ngoài ra Trục Thăng Long cũng kết nối văn hóa Thăng Long-Hà Nội với văn hóa xứ Đoài. Đoạn đi qua chuỗi khu đô thị mới phía Đông dọc đường vành đai 4 sẽ xây dựng một số công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử, giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có đài Độc lập và hệ thống công viên cảnh quan… Kết thúc trục Thăng Long là khu vực đất dự trữ xây dựng các công trình của Chính phủ sau năm 2050, bao gồm trụ sở của các Bộ, ngành, cơ quan Chính phủ, các công trình văn hoá và sẽ có các khu dân cư. Trung tâm Chính trị Quốc gia vẫn ở khu Ba Đình (gồm Trụ sở Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội).

- Các trục không gian Bắc Nam: có trục quốc lộ 3, trục quốc lộ 1A, quốc lộ 1 mới, trục Nhật Tân-Nội Bài…; Trục không gian phía Đông Bắc: có trục quốc lộ 5 nối đường Nguyễn Văn Cừ qua trung tâm quận Long Biên… sẽ hình thành các cụm tổ hợp công trình phục vụ công cộng, văn phòng theo hướng kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn đô thị.

- Thiết lập các trục cảnh quan dọc các sông lớn, trong khu vực hành lang xanh, các trục không gian trong đô thị nối kết các trung tâm lớn của thành phố với các khu di tích có giá trị. Ví dụ trục kết nối từ Đền thờ Hai Bà Trưng-Đầm Vân Trì-Cổ Loa-Phù Đổng; trục Hồ Tây-Cổ Loa khai thác các khu chức năng công cộng, văn hóa giải trí lớn của thành phố.

Đối với các tuyến chính thành phố, tiếp tục chỉnh trang, dành quỹ đất dự trữ để đầu tư các công trình trọng điểm.

5. Bảo tồn di sản


Bảo tồn theo các vùng đặc trưng văn hóa: vùng văn hóa Thăng Long, văn hóa Xứ Đoài, vùng văn hóa Hòa Bình. Cụ thể tập trung bảo tồn các khu vực chính như sau: trung tâm Chính trị Ba Đình và di tích Hoàng Thành Thăng Long, khu phố cổ, khu phố cũ, khu di tích ven hồ Tây, thành Cổ Loa, thành cổ Sơn Tây, các làng nghề truyền thống, các cụm di tích và di tích đơn lẻ.

Quản lý kiểm soát phát triển theo quy hoạch các khu vực: Trung tâm chính trị Ba Đình, hồ Gươm, hồ Tây, các làng truyền thống như làng hoa Tây Hồ, làng hoa Ngọc Hà, làng đúc đồng Ngũ Xã..., xây dựng chương trình bảo tồn, cải tạo chỉnh trang hoàn thiện theo từng ô phố.

Bảo tồn khu Thành cổ và di tích 18 Hoàng Diệu, phục chế lại Điện Kính Thiên trên cơ sở tư liệu hiện có. Bảo tồn các di tích, phế tích và cảnh quan trong khu vực này.

Đối với khu phố cổ Hà Nội bổ sung quy chế quản lý xây dựng và hạn chế phát triển, phân kỳ tôn tạo cho các tuyến phố, đề xuất cơ chế giảm mật độ cư trú, cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường. Bảo tồn thí điểm một tuyến phố trên cơ sở hiện trạng kiến trúc hiện nay, sau đó tiếp tục triển khai ra nhiều tuyến phố khác. Đối với khu phố cũ xây dựng thời Pháp thuộc có kế hoạch cần bảo tồn cấu trúc đô thị, giảm mật độ xây dựng, kiểm kê toàn bộ các công trình kiến trúc Pháp cũ, không phá dỡ biệt thự cũ, trả lại nguyên dạng, xem xét xóa bỏ các cơi nới xung quanh các công trình kiến trúc Pháp có giá trị xây dựng trước năm 1954. Nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật; không xây dựng xen cấy các công trình mới đặc biệt là các công trình cao tầng… Đánh giá giá trị quy hoạch và kiến trúc khu phố cũ xây dựng từ thời kỳ 1873-1954 ở Hà Nội để xem xét công nhận là di sản Quốc gia.

Các di tích nằm ngoài khu vực nội đô như: Thành Cổ loa, Thành Sơn Tây; các làng cổ Đường Lâm, Bát Tràng, chùa Thầy, chùa Tây Phương, đình Thụy Phiêu,… tiếp tục nâng cấp bảo tồn di tích, khoanh vùng bảo vệ và kiểm soát các hoạt động xây dựng khu vực xung quanh di tích.

Bảo tồn các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng như vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Đồng Mô, hồ Tây, Hương Sơn, khu thiên nhiên bán sơn địa vùng Sơn Tây, vùng sinh thái tự nhiên ven sông Hồng, sông Đáy…


6. Quy hoạch hai bên bờ Sông Hồng


Tiếp thu kết quả nghiên cứu của quy hoạch phát triển hai bên sông Hồng. Bổ sung những đề xuất mới phù hợp với Quy hoạch chung, như: Khu vực Tứ Liên kết nối không gian Hồ Tây với khu vực Cổ Loa, giảm thiểu mật độ và tầng cao xây dựng hình thành các công viên đô thị. Đối với khu vực khác, ưu tiên quỹ đất tái định cư tại chỗ, kết hợp xây dựng các tổ hợp chuyển hóa xây dựng công trình công cộng và nhà ở đô thị tại khu vực này.

Hành lang thoát lũ cơ bản phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Thành phố Hà Nội (đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua), sẽ được tiếp tục rà soát để khớp nối với quy hoạch xây dựng. Về đê điều, điều chỉnh một số vị trí tuyến đê theo nguyên tắc tăng cường an toàn, đảm bảo thoát lũ theo tính toán, ổn định dòng chảy lũ. Quy hoạch hệ thống đê điều với những quy định cụ thể về mặt cắt và các yêu cầu kỹ thuật là những yêu cầu cần thiết phục vụ quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã hội các vùng dân cư nông thôn sống trong địa bàn thành phố.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 283.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương