1. ĐẶC ĐIỂm tự nhiên xã HỘi vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm tự nhiên


Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, nguồn lao động



tải về 0.55 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.55 Mb.
#18699
1   2   3   4   5

1.3. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, nguồn lao động

1.3.1. Đặc điểm dân số và dân tộc

Dân số trung bình năm 2013 cña Thừa Thiên Huế là 1.128 nghìn người, phân bố theo đơn vị hành chính của 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Trong đó, có 324 thôn bản thuộc 45 xã miền núi, phân bố trên hai huyện vùng cao là A Lưới, Nam Đông và một phần của hai thị xã Hương Trà, Hương Thủy và hai huyện Phú Lộc, Phong Điền. Thừa Thiên Huế có 6 dân tộc chính, ngoài dân tộc kinh, dân tộc Cơ Tu và Tà Ôi chiếm tỷ trọng lớn, sau đó đến Pa Hy, Pa Cô và Vân Kiều, ngoài ra còn có 1 bộ phận nhỏ dân tộc khác như: Nùng, Tày, Mường, Thanh,...chung sống trong cộng đồng, đoàn kết, thân ái.



- Dân tộc Cơ Tu: tập trung chủ yếu ở miền núi phía Tây huyện Phú Lộc và Tây Nam huyện A Lưới. Như phần đông các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, người Cơ tu chuyên sống bằng trồng trọt trên rẫy theo kiểu du canh, du cư; chăn nuôi (trâu, lợn, dê, gà… theo phương thức thả rông, chỉ một số ít gia đình làm chuồng trại với vài chục con trâu); săn bắn và hái lượm vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và nghề truyền thống (đan, gốm, dệt,…).

- Dân tộc Tà Ôi: phân bố ở huyện A Lưới và Phong Điền của Thừa Thiên Huế. Cộng đồng dân tộc Tà Ôi có 3 nhóm: Nhóm Tà Ôi chính dòng, nhóm Pa Cô và nhóm Pa Hy.

Nguồn sống chủ yếu của người Tà Ôi là làm rẫy (đa canh và du canh theo lối cổ truyền), riêng người Pa Hy vì sống ở các ngã ba sông vùng chân núi nên có làm ruộn. Người Tà Ôi là cư dân sớm có thu nhập hoa lợi trên vườn, tuy vườn chưa có khuôn viên, nhưng đã có cây ăn quả như mít, cam, bưởi, muỗm, v.v. . Ngoài ra, người Tà Ôi có truyền thống chăn nuôi đại gia súc (trâu, lợn, dê, bò…) để làm vật hiến sinh và bán cho miền xuôi, bán sang Lào...



1.3.2. Thực trạng dân số và lao động

Dân số năm 2013 là 1.128 nghìn người. Tốc độ tăng dân số trung bình đã giảm từ 1,2%/năm giai đoạn 2001-2006 xuống còn 1,15%/năm giai đoạn 2006-2010 và 1,11%/năm giai đoạn 2011-2013. Dân số đô thị năm 2013 là 561,2 nghìn người chiếm tỷ lệ 49,8%, tăng 1,6 lần so với năm 2005.

Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung vào thành phố Huế và các thị trấn, các khu vực ven sông, ven biển. Dân số trong độ tuổi lao động năm năm 2013 là 631,7 nghìn người (chiếm 56% dân số). Số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 594 nghìn người.

Bảng 1.3. Hiện trạng dân số và lao động


Chỉ tiêu

2000

2005

2010

2013

1. Dân số trung bình (103 người)

1.066,4

1.076

1090,9

1.128

2. DS trong độ tuổi lao động (103 người)

573,0

515,2

580,1

631,7

3. LĐ làm việc trong nền KT (103 người)

443,0

512,7

557,2

594

4. LĐ được giải quyết việc làm (103 người)

10,0

14,0

16,5

16,6

5. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%)

6,2

5,5

5,1

4,5

6. Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn (%)

72,0

80,0

82

85

7. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%)

13,1

25,0

40

52

Dân cư phân bố theo 3 dạng chủ yếu:

Dạng tập trung thành các cụm, điểm bao gồm các thành phố Huế, các thị trấn, thị tứ, các trung tâm xã, trung tâm cụm xã, các quần tụ làng, xã.

Dạng tuyến phân bố dọc các trục giao thông, ven các con sông, ven đầm phá.

Dạng phân bố phân tán lẻ tẻ, rải rác trên các thửa đất hoặc trên các mảnh đồi, vườn hoặc ngoài đồng ruộng.



      1. 2. THỰC TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI

      2. 2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 11,4%/năm), giai đoạn 2011 – 2013 tăng bình quân 9,4%/năm

Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế năm 2013 tăng gấp 2,1 lần so năm 2006; trong đó công nghiệp tăng 3,1 lần, dịch vụ tăng 2,3 lần. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, tạo thế và lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lâu dài, bền vững.



Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991-2013

Đơn vị tính: %




1991-2005

Trong đó

2006-2010

2011-2013

1991-1995

1996-2000

2001-2005

Toàn bộ tổng sản phẩm

8,0

7,7

6,3

9,6

11,4

9,4

- Nông, lâm, ngư

2,6

2,0

1,6

4,2

2,7

1,9

- Công nghiệp,xây dựng

12,3

12,2

9,7

15,1

15,2

7,7

- Dịch vụ

8,5

10,1

7,1

8,2

13,5

12,4

a) Khu vực dịch vụ phát triển đa dạng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 12,4%/năm; cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ được đầu tư hiện đại về công nghệ, mở rộng về quy mô nhất là các dịch vụ tin học, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông vận tải. Lĩnh vực du lịch ngày càng khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh; hạ tầng du lịch được cải thiện đáng kể, nâng cấp các tuyến đường đến các điểm du lịch (đường lên lăng Khải Định, đường lên đỉnh Bạch Mã, đường đến Thiền Viện Trúc Lâm, đường đến điểm du lịch Cầu ngói Thanh Toàn…), đưa vào hoạt động Khu du lịch sinh thái Laguna Huế và các công trình hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ở khu vực Chân Mây – Lăng Cô. Phát triển nhiều sản phẩm du lịch biển, đầm phá, du lịch sinh thái…; ổn định việc đón khách du lịch đến bằng đường biển qua Cảng Chân Mây bình quân 38 chuyến tàu du lịch/năm với khoảng 40 nghìn lượt khách qua Cảng. Xây mới nhiều khách sạn đạt chuẩn; nếu năm 2000, toàn tỉnh có 2.283 buồng, phòng, năm 2013 đã tăng lên 9.925 phòng, công suất sử dụng đạt trên 70%. Du lịch phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động thuộc các ngành nghề như vận tải, thương mại, công nghiệp và các dịch vụ khác. Đặc biệt, thành công của các kỳ Festival Huế đã tạo tiền đề cho du lịch Thừa Thiên Huế phát triển. Nhờ những nỗ lực khai thác, phát triển du lịch1, tổng lượt khách du lịch đã duy trì tăng trưởng bình quân 6,4%/năm; doanh thu du lịch tăng 21%/năm.

Các loại hình dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng... có tăng trưởng khá; dịch vụ vận tải, viễn thông tăng 21%; dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học công nghệ phát triển nhanh theo hướng xã hội hóa.

Hoạt động thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong Tỉnh và khách du lịch. Hệ thống siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu, đại lý phân phối phát triển nhanh. Tổng mức luân chuyển hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 29,6%/năm.

Hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực, tăng trưởng bình quân đạt 28%/năm; trong đó, nhóm hàng dệt may chiếm 74,5% tổng giá trị xuất khẩu, nhóm hàng dăm gỗ chiếm 13,6%, thủy sản chiếm 3,6%...

b) Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng bình quân 7,7%/năm; hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 150 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp. Quy mô sản xuất một số sản phẩm chủ lực tăng khá: Năng lực sản xuất bia đạt 360 triệu lít/năm; xi măng đạt 3,5 triệu tấn/năm; may xuất khẩu 374 triệu sản phẩm/năm, may Veston xuất khẩu đạt 800 nghìn sản phẩm/năm; sợi dệt các loại 48 nghìn tấn/năm; chế biến thủy sản 9000 tấn/năm.

Toàn tỉnh có 6 khu công nghiệp, trong đó, KCN Phú Bài có tỷ lệ lấp đầy 94%. Đến cuối năm 2013, đã có 90 dự án đang hoạt động trong các khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký 18.203 tỷ đồng; đóng góp 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 67% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Các cụm CN - TTCN, làng nghề đang được quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật (Hương Sơ, Thủy Phương, Tứ Hạ, Hương Hòa) đã 79 dự án vào đầu tư; trong đó 53 dự án đã hoạt động; tổng vốn đầu tư 298,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 3.023 lao động. Nghề và làng nghề được bảo tồn và phát triển, đã công nhận nghề, làng nghề truyền thống cho các làng: Mây tre đan Bao La, Thuỷ Lập; bún bánh Ô Sa; chế biến mắm, nước mắm..; du nhập thêm nghề mới từ sợi mây nhựa ở Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang…; huyện Phong Điền đã xây dựng và đang tổ chức thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển nghề gốm Phước Tích; bước đầu tạo ra sản phẩm có sự liên kết giữa các làng nghề và sản phẩm mang nhãn hiệu địa phương Phong Điền.



Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã thu hút được 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 38.873 tỷ đồng tương đương với 2,4 tỷ USD. Trong đó, có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD (có 06 dự án đã đi vào hoạt động), 22 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 14.500 tỷ đồng, tương đương với 905 triệu USD. Thu hút một số nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Banyan Tree của Singapore, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam,… Trong số 33 dự án trên, có 12 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (tổng vốn đăng ký 2.210 tỷ đồng); 05 dự án đang trong quá trình xây dựng (tổng vốn đăng ký 17.145 tỷ đồng). Dự án Khu du lịch Laguna của Tập đoàn Banyan Tree đã hoàn thành giai đoạn 1 (tổng vốn 200 triệu USD) và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2.

Khu Kinh tế cửa khẩu A Đớt đang được xây dựng Trạm liên kiểm cửa khẩu và đường nối từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí Minh.

Khu Kinh tế quốc phòng A So tiếp tục đầu tư các hạng mục giao thông, thủy lợi, mạng lưới điện... góp phần cải thiện hạ tầng của các xã trong vùng.

c) Khu vực nông nghiệp duy trì tăng trưởng bình quân 1,9%/năm. Diện tích trồng lúa giữ ổn định khoảng 50.000 ha, trong đó diện tích các giống lúa chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn chiếm hơn 20%; năng suất lúa bình quân đạt 55tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 30 vạn tấn/năm. Diện tích cây lâu năm đạt 14 nghìn ha; trong đó, cây cao su trên 9 nghìn ha, chiếm 66%. Tổng đàn gia súc đạt gần 240 nghìn con, đàn gia cầm 2,2 triệu con. Nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, ổn định diện tích nuôi ở mức 6.000 ha; sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt gần 50 nghìn tấn/năm, tăng bình quân 6%/năm. Về lâm nghiệp, thành quả lớn nhất đạt được là phát triển nhanh kinh tế rừng, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt gần 200 nghìn m3; kinh tế rừng phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân sống bằng nghề rừng.



Công tác xây dựng, phát triển nông thôn mới: Đã hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới 92/92 xã, 78 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, trong đó đã có 2 xã đạt 19 tiêu chí, phấn đấu 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015. Cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn đang thay đổi cơ bản theo hướng giảm lao động trồng trọt, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp; tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 36,5% (năm 2010) xuống còn 32,7% (năm 2012). Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã góp phần cải thiện một bước cơ bản chất lượng cuộc sống, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Hệ thống thuỷ lợi đã bảo đảm chủ động tưới cho 94% diện tích và tiêu cho 90% diện tích gieo trồng hàng năm. Chương trình cơ giới hóa đạt kết quả cao, tỷ lệ diện tích lúa làm đất bằng máy đạt 91,4%, diện tích lúa thu hoạch bằng máy 54,7%, ra hạt thóc bằng máy 66%. Toàn tỉnh có 99,6% hộ nông thôn sử dụng điện từ mạng lưới quốc gia; 98,3% số thôn ô tô đi đến được; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, điểm bưu điện văn hóa; 60,3% thôn có nhà văn hóa sinh hoạt; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%; trong đó, sử dụng nước sạch đạt 58%. Kinh tế nông thôn phát triển, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 2%/năm. Thu nhập bình quân hộ gia đình ở khu vực nông thôn năm 2012 ước đạt 1356,5 nghìn đồng/tháng tăng 13,6% so năm 20102; nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập thực tế của khu vực nông thôn tương đương với mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh. Vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn năm 2012 đạt 15,2 triệu đồng, nếu loại trừ yếu tố trượt giá, vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn đã tăng 52% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 8,7%, là mức tăng khá so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2011.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được

Chỉ tiêu



Đơn vị

tính


Năm 2005

Năm 2010

Năm 2013

1. Tốc độ tăng trưởng GDP

%

10,5

12,49

7,89

2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất










+ Công nghiệp - Xây dựng

%

16,1

26,5

9,3

+ Dịch vụ

%

10,2

9,2

12

+ Nông - Lâm - Ngư nghiệp

%

10,8

2,5

0,6

3. Tốc độ tăng doanh thu du lịch

%

23,6

13,6

16,5

Tốc độ tăng lượt khách du lịch

%

16,4

11,4

8,1

4. Sản lượng lương thực có hạt

Nghìn tấn

240,1

291,2

305,8

5. Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

57,0

257

540

6. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

103 Tỷ

3.495

9.200

13.700

7. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,33

1,16

1,11

8. Lao động được đào tạo nghề

%

25

40

52

9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

23

16,5

13,4

10. Tỷ lệ hộ dùng điện

%

95

98

100

11. Tỷ lệ hộ NT sử dụng nước hợp vệ sinh

%

66

85

92

12. Giải quyết việc làm bình quân/năm

103

13

16,5

16,6

13. Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn cũ/mới).

%

21,2

11,2

6,5

2.2. Cơ cấu kinh tế

a) cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng khai thác tốt những lợi thế so sánh về phát triển du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục...Theo đó, khu vực dịch vụ đã tăng tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm từ 45% (năm 2000) lên 53,8% (năm 2013); công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,9% lên 35,6%; khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 24,1% xuống 10,6% nhưng duy trì được tăng trưởng trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng về thủy sản và kinh tế rừng.



Bảng 2.3. Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2000

2005

2010

2013

Tổng GDP

%

100

100

100

100

- CN - XD

%

30,9

28,7

33,7

35,6

- NLN

%

24,1

23,2

15

10,6

- Dịch vụ

%

45,0

47,4

51,3

53,8

Cơ cấu ngành dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành giao thông vận tải từ 7,3% năm 2005 lên 8,2% (năm 2012); giáo dục tăng từ 9,7% lên 11,6%; y tế từ 6,2% lên 8,9%; khoa học và công nghệ từ 1,5% lên 2,4%; giảm tỷ trọng các ngành thương mại tương ứng từ 18,4% xuống còn 15,5%; hoạt động bất động sản giảm tỷ trọng từ 17,9% xuống 14,7%...

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ 84,9% năm 2005 lên 90,7% năm 2012, (trong đó: ngành dệt may tăng từ 12,3% lên 16,2 %; ngành chế biến gỗ tăng từ 5,3% lên 7,7%...); ngành sản xuất và phân phối điện tăng từ 3,2% lên 3,7%; giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác, khai khoáng tương ứng từ 9,8% xuống còn 4,4%.

Cơ cấu ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm, giống có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

b) Cơ cấu đầu tư chuyển biến tích cực, tốc độ đầu tư tăng nhanh cả quy mô vốn và số lượng công trình. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm (2011 – 2013) ước đạt 37,2 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước có xu hướng giảm dần, tăng trưởng bình quân 6,4%/năm và giảm tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 38% (thời kỳ 2006 - 2010) xuống còn 36% (thời kỳ 2011 - 2013); vốn tự có của doanh nghiệp - dân cư và vốn tín dụng có tăng trưởng bình quân 16%/năm, tăng tỷ trọng trong tổng vốn tương ứng từ 49,1% lên 50,4%; nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng bình quân 17,1%/năm, tăng tỷ trọng từ 11,5% lên 13%.

Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, ngoài việc thực hiện tốt hơn hệ thống chính sách của Nhà nước, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trực tiếp hàng hoá và dịch vụ, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch.... tạo môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh.

Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại được mở rộng, nhất là hợp tác kinh tế, văn hóa - xã hội, nghiên cứu khoa học; quan hệ hợp tác, hữu nghị với một số tỉnh thuộc nước bạn Lào, tỉnh Surin (Thái Lan), tiếp tục quan hệ với vùng Nord Pas de Calais (Pháp)… Các hoạt động đối ngoại góp phần nâng cao vị thế và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh.

c) Cơ cấu thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế phát triển đa dạng với nhiều hình thức sở hữu. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 4.743 doanh nghiệp tư nhân; 53 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: kinh tế tập thể có 257 HTX và 01 Liên hiệp HTX; kinh tế nhà nước có 11 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước.



Doanh nghiệp nhà nước giảm dần về số lượng nhờ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp được triển khai quyết liệt. Năm 2005 toàn tỉnh còn 55 doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2012 chỉ còn 11 doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu: 1.746.561 triệu đồng, (có 1 DN đặc biệt: Xổ số kiến thiết; 02 DN công ích: Quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi, Môi trường và Công trình đô thị Huế). Hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động hiệu quả hơn, doanh thu bình quân tăng 55,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2 triệu/người/tháng. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm của Tỉnh từ 35,9% (năm 2005) còn 31,3% (năm 2010); song, đã duy trì được tăng trưởng bình quân 7,2%/năm; đóng góp gần 10% tổng thu ngân sách của Tỉnh.

- Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, mỗi năm có thêm 500 - 600 doang nghiệp đăng ký thành lập mới, tính đến 31/10/2013 toàn tỉnh có 3.875 doanh nghiệp đang hoạt động (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98,5%), chỉ có 55 doanh nghiệp lớn (có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng), giải quyết việc làm cho gần 100.000 lao động (riêng các khu công nghiệp 16.000 lao động, KKT Chân mây Lăng cô 2.500 lao động). Khối doanh nghiệp này chiếm gần 56% tổng sản phẩm trong Tỉnh, đóng góp 10%/năm vào tổng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hơn 180 nghìn lao động, chiếm trên 32% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

- Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh; tác động tích cực đến qúa trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến, tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu công nghệ mới, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp. Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 71 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 2.189,1 triệu USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện 755,6 triệu USD chiếm 34,5% trên tổng vốn đăng ký. Xếp vị trí thứ 23/64 so với cả nước và xếp vị trí thứ 8/14 so với khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung về tình hình thu hút FDI. Doanh thu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm tăng lên rõ rệt, doanh thu năm 2013 ước đạt 11.550 tỷ đồng tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước; nộp ngân sách đạt trên 1.475 tỉ đồng, chiếm 32,2% tổng thu ngân sách của tỉnh.

- Kinh tế tập thể sau khi chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã (HTX), kinh tế hợp tác từng bước được củng cố, lấy lại được vai trò trung tâm liên kết, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Các HTX sau chuyển đổi đã hoạt động theo nguyên tắc; tài sản, công nợ, nguyên tắc phân phối được phân định rõ ràng; tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Những thay đổi đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế HTX phát triển. Toàn tỉnh có 01 Liên hiệp HTX, 232 HTX, trong đó có 158 HTX nông nghiệp, 09 HTX thủy sản; các HTX chủ yếu thực hiện các dịch vụ về thuỷ lợi, cây con giống, phân bón, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn cho xã viên, điều hành khâu làm đất, dịch vụ thú y; 27 HTX thuộc các ngành nghề: đan lát, mộc, thêu, đúc đồng, khai thác đá, cơ khí; 04 HTX xây dựng; 6 HTX thương mại và dịch vụ hoạt động kinh doanh theo hướng tổng hợp, đa dạng hình thức, mở rộng quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh; 17 HTX giao thông vận tải; 7 Qũy tín dụng nhân dân; 09 HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác… Lợi nhuận bình quân 1 HTX đạt 55 triệu đồng; thu nhập bình quân một xã viên HTX đạt 11,4 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác đạt 10 triệu đồng/người/năm.

Kinh tế trang trại có 546 đơn vị (tăng 297 trang trại so năm 2005); thu nhập bình quân một trạng trại đạt 36 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 61 nghìn hộ sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký gần 8.200 tỷ đồng; hàng năm giải quyết việc làm cho trên 88.000 lao động.


Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương