1. ĐẶC ĐIỂm tự nhiên xã HỘi vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm tự nhiên



tải về 0.55 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.55 Mb.
#18699
1   2   3   4   5

2.3. Thu chi ngân sách

Công tác thu chi ngân sách có bước phát triển mới, các nguồn thu đều vượt so dự toán đề ra; thu ngân sách địa phương thời kỳ 2011 - 2013 tăng bình quân 17,8%/năm; tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt bình quân 17,9%/năm.

Chi ngân sách nhà nước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, ổn định Chi ngân sách nhà nước ở mức tăng 13%/năm; chú trọng mục tiêu chi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ thu hút và khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu chi củng cố quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn được đảm bảo.

2.4. Phát triển các vùng lãnh thổ, khu vực nông thôn, phát triển đô thị

a) Hệ thống đô thị của Thừa Thiên Huế gồm thành phố Huế (đô thị loại I), 03 đô thị loại IV và 07 đô thị loại V được phân bố khá hợp lý và có bước phát triển nhanh:

Đã thành lập thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Phú Đa theo các Nghị quyết của Chính phủ. Đến nay, toàn tỉnh có 01 đô thị loại I, 03 đô thị loại IV, 07 đô thị loại V, tỷ lệ dân cư đô thị đến năm 2013 đạt 49,8%.



- Thành phố Huế có quy mô dân số trên 34,5 vạn dân, là đô thi loại 1 trực thuộc tỉnh; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế; trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung; trung tâm đào tạo đại học của miền Trung; trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Về cơ cấu kinh tế, các ngành thương mại, dich vụ và du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng và là động lực phát triển kinh tế của thành phố với các loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố đã chiếm trên 60%; cơ sở phục vụ khách du lịch tăng lên đáng kể. Cụm công nghiệp Hương Sơ, cụm làng nghề Phường Đúc và các làng nghề truyền thống được củng cố và phát triển.

Thành phố Huế được tập trung nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nội thị, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh...; xúc tiến di dời, giải tỏa, tái định cư các hộ dân sống trong vùng bảo vệ di tích; chỉnh trang, nạo vét một số sông chính (Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu, hồ Học Hải...). Hoàn thành xây mới cầu Dã Viên, nâng cấp hệ thống cầu qua sông An Cựu, sông Đông Ba…; hoàn thành chỉnh trang một số đường trục chính trong thành phố Huế và một số tuyến đường đến các điểm di tích, làng đại học... Đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở hình thành quỹ nhà ở xã hội; xây dựng các ký túc xá sinh viên Đại học Huế, Cao đẳng Y tế, Sư phạm... Huy động nhiều nguồn lực xây dựng hơn 5.000 nhà ở cho các hộ nghèo; hoàn thành tái định cư hơn 1000 hộ dân vạn đò trên sông Hương. Tiếp tục đầu tư một số trục giao thông chính trong khu đô thị An Vân Dương.

Hệ thống công sở, trụ sở cơ quan được sắp xếp, cải tạo; hoàn thành xây dựng khu hành chính tập trung của thành phố Huế..., từng bước tạo sự khang trang về kiến trúc của đô thị Thừa Thiên Huế trong những năm sắp tới.

- Tốc độ đô thị hóa ở các thị trấn, thị tứ, các trung tâm tiểu vùng được đẩy nhanh. Công tác xây dựng và chỉnh trang thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thị trấn Phú Đa, thị trấn Sịa và các đô thị khác được đẩy nhanh. Thị trấn Thuận An được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình hạ tầng để đạt chuẩn đô thị loại IV. Các trung tâm tiểu vùng Thanh Hà, An Lỗ, Phong An, La Sơn, Vinh Thanh... đang được đầu tư đạt chuẩn đô thị loại V.

Nhiều công trình kiến trúc, công cộng được ưu tiên đầu tư; hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, nâng cấp hè phố, điện chiếu sáng... được đầu tư xây dựng bảo đảm phát triển chức năng đô thị. Hình thành các khu đô thị mới Phú Mỹ Thượng, Thủy Dương, Thủy Vân.

Công tác giữ gìn trật tự đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường được quan tâm. Các địa phương đã tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong xây dựng, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, đường phố; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

b) Vùng đồng bằng, ven biển và đầm phá được tập trung phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn được đổi mới từng bước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; an ninh nông thôn và tuyến biển được giữ vững.

Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai”, các địa phương chủ động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Đề án; vận động ODA và kêu gọi đầu tư FDI vào khai thác các tiềm năng của Vùng. Nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đã đạt được một số kết quả tích cực: Nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi theo hướng ổn định diện tích, giảm mật độ nuôi kết hợp đa dạng đối tượng, mở rộng diện tích nuôi xen ghép. Khai thác xa bờ có chuyển biến, ngư dân đã đầu tư cải hoán, trang bị kỹ thuật các tàu cỡ trung để vươn ra khơi, giảm dần khai thác ven bờ. Lĩnh vực du lịch được chú trọng, hình thành mới các tour du lịch trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các loại hình du lịch văn hoá, lễ hội dân gian, du lịch làng nghề. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, phát triển; văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân được quan tâm đầu tư, lồng ghép nhiều nguồn lực để thực hiện. An sinh xã hội được quan tâm, đã huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực để xây dựng các khu định cư và hỗ trợ ổn định cuộc sống cho 1.200 hộ dân thủy diện sống trên sông nước.



c) Vùng gò đồi, miền núi đã thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh tập trung như cao su, cà phê, rừng nguyên liệu,... các mô hình kinh tế trang trại có bước phát triển. Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc... được ưu tiên đầu tư. Đời sống của nhân dân ổn định và có mặt phát triển, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn. Đến hết năm 2013 chỉ còn 01 xã Hồng Thủy có tỷ lệ nghèo cao (27,7%). Huyện miền núi Nam Đông được Đảng và Nhà nước công nhận là huyện anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và đều khắp, diện mạo thành phố Huế và các thị trấn khởi sắc, kể cả Nam Đông, A Lưới, nhưng vẫn bảo tồn được giá trị văn hóa - cảnh quan của vùng đất Cố đô.

Công tác quy hoạch và rà soát quy hoạch được chú trọng từ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội toàn tỉnh, các huyện; đến các quy hoạch ngành, lĩnh vực, qui hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn tỉnh và các huyện....

 a) Cơ sở hạ tầng giao thông:



- Về đường bộ: Toàn tỉnh có hơn 4342 km đường bộ, trong đó: 453,55 km đường quốc lộ; 438,15 km tỉnh lộ3; 228,15km đường đô thị; 332,03 đường chuyên dụng; 708,89 km đường huyện, 2163,49 km đường xã. Hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được nâng cấp, làm mới với hàng trăm km đường láng nhựa và bê tông, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Mạng lưới giao thông đường bộ của Thừa Thiên Huế bao gồm các đoạn tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường ven đô thị, đường nội thị và các tuyến đường du lịch, đường miền núi và đường phục vụ kinh tế. Song, mật độ phân bố không đồng đều, vùng đô thị, ven đô, đồng bằng mật độ cao, vùng miền núi, ven biển mật độ thấp.

Hệ thống giao thông phát triển mạnh cả ở đô thị và nông thôn, phá thế cô lập ở các vùng núi và ven biển. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng mới và đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị và giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển sản xuất đến các vùng cây công nghiệp, vùng sâu, vùng xa... Đã phối hợp với các đơn vị Trung ương khởi công nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn qua Thừa Thiên Huế và hai hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia; khởi công đường cao tốc đoạn La Sơn – Túy Loan.

Hệ thống giao thông kết nối các đô thị được tập trung đầu tư, hình thành trục kết nối Huế - Tứ Hạ - Bình Điền (đường Tỉnh lộ 16, 12B), đường Nguyễn Chí Thanh – Quảng Điền kết nối đô thị ven biển phía Bắc với thành phố Huế... Hoàn thành trục giao thông Thuỷ Dương - Thuận An kết nối đô thị Thuận An với thành phố Huế và thị xã Hương Thủy. Hoàn thành đường La Sơn - Nam Đông giai đoạn 1. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa, hoàn thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như: Xây mới Cầu Tam Giang, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ kết nối trung tâm tiểu vùng4, xây mới hệ thống đường tránh lũ5 giải quyết cơ bản tình trạng chia cắt cục bộ trong mùa mưa lũ. Nhiều địa phương đã phát huy tốt nội lực, cơ bản hoàn thành nhựa hoá đường tỉnh lộ, bê tông hoá 70% đường giao thông nông thôn. Các dịch vụ vận tải công cộng có bước phát triển. Phương tiện đi lại của nhân dân ở nông thôn, miền núi được cải thiện.

- Cảng biển và đường thủy: Với tổng chiều dài 563km sông, đầm phá, mật độ 0,11 km/km2. Mạng lưới đường thuỷ của Thừa Thiên Huế đa dạng, thuận tiện trong việc khai thác vận tải từ đất liền ra biển và phục vụ các huyện vùng đồng bằng như Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc và thành phố Huế.

Thừa Thiên Huế có 2 cảng chính là Thuận An và Chân Mây.


Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía Đông Bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An  5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 2.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam, đã được đầu tư cầu cảng số 1 dài 360m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng 30.000 tấn và tàu du lịch 3.500 khách, phục vụ khai thác tuyến giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây.

- Về đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Tuyến đường này thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng, tạo điều kiện giao thông xuyên suốt Bắc Nam. Lưu lượng khách qua Ga Huế và một số ga quan trọng khác như Văn Xá, Phú Bài ngày càng tăng nhanh và đạt hơn 100 nghìn lượt người bình quân mỗi năm. Ga Huế ở đầu đường Bùi Thị Xuân nối với đường Lê Lợi, cách trung tâm thành phố khoảng 1km rất thuận tiện cho việc đi lại của du khách.

- Về đường không: Thừa Thiên Huế có cảng hàng không quốc tế Phú Bài (CHK QT) với diện tích 4km2 nằm trên Quốc lộ 1A, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Cơ sở hạ tầng của CHK QT Phú Bài có những thay đổi đáng kể: Đường cất và hạ cánh có chiều dài 2.700m; đường lăn, sân đỗ với ba vị trí đỗ cho máy bay A320; hệ thống đèn đường cất và hạ cánh, hệ thống đài dẫn vạn hướng VOR/DME; hệ thống đài hạ cánh chính xác ILS. CHK QT Phú Bài đã có đủ năng lực hoạt động liên tục cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Nhà ga sân bay rộng 2.100m2 với năng lực đón 260 nghìn hành khách/năm. Vận tải hàng không của Thừa Thiên Huế ngày càng đóng vai trò quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế và du lịch.

b) Hệ thống thuỷ lợi và ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục được ưu tiên đầu tư. Năm 2011, bình quân 1 xã có 17,5 km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó kênh mương đã được kiên cố hóa bình quân 6,5 km/xã, tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 58,6%; toàn tỉnh có 284 trạm bơm nước, bình quân 1 xã có 2,5 trạm bơm nước. Hệ thống đê điều, hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đang được tu bổ đảm bảo an toàn trong lũ lụt. Đã xây dựng các bến neo đậu tàu thuyến, khu neo đậu tránh, trú bão kết hợp bến cá; hạ tầng tái định cư vùng sạt lở và lũ quét, các công trình khắc phục hậu quả lũ lụt được ưu tiên đầu tư.

c) Hệ thống cấp và phân phối điện lưới quốc gia đã phủ 100% xã, thôn, bản; nâng cấp hệ thống điện tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,5%. Tỷ lệ đường phố chính đô thị đã được chiếu sáng đạt 95,4% (tăng 15%); tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng đạt 20,4% (tăng 6%). Tiếp tục triển khai nâng cấp hệ thống cấp điện vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo an toàn cấp điện.

d) Hệ thống cấp nước được đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt tổng công suất trên 160 nghìn m3/ngày/đêm. Nguồn cấp nước chủ yếu của thành phố Huế là hai nhà máy nước Quảng Tế và Giã Viên. Xây mới hệ thống cấp nước thị trấn Phú Lộc và các xã lân cận, hoàn thành lắp đặt các tuyến cấp nước tập trung vượt phá Tam Giang để cung cấp nước cho nhân dân các xã ven biển; nâng tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 92%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 74%.

e) Hạ tầng xử lý chất thải: Đã hoàn thành dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô; xây mới khu xử lý chất thải phía Nam thành phố Huế (xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy); triển khai dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (vốn ODA Nhật Bản). Hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã; cơ bản hoàn thành các công trình vệ sinh công cộng trong trường học và một số nơi công cộng.

f) Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư phục vụ vận hành chính quyền điện tử. Tất cả các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường đã được kết nối Internet; tuyến cáp quang đã được triển khai về các huyện, xã; 100% xã có điểm giao dịch bưu điện và kết nối internet. Mở rộng diện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức ba. Xây dựng mô hình văn phòng điện tử đối với UBND các cấp và các cơ quan hành chính. Đưa vào sử dụng 05 phần mềm dùng chung trong các sở, ban ngành và địa phương. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và từng bước khai thác, ứng dụng kết quả của Hệ thống thông tin địa lý Huế (GISHue).

g) Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới Viễn thông đã được số hoá, mạng truyền dẫn từ thành phố Huế đi các huyện được quang hoá 100%; có kèm viba số hỗ trợ. Đến nay, 100% xã có điểm giao dịch bưu điện, 100% xã được phủ sóng thông tin di động; số máy điện thoại thuê bao/100 dân đạt 103 máy (năm 2012); - số thuê bao internet/100 dân đạt 5,72 thuê bao. Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đã đảm bảo thông tin đến tất cả các phường xã trong tỉnh và liên lạc vô tuyến, hữu tuyến với cả nước và quốc tế.

h) Thiết chế giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, y tế, thể thể thao được tăng cường.

- Về giáo dục - đào tạo

Quy mô giáo dục của Thừa Thiên Huế không ngừng tăng lên cả ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, từng bước kiên cố hoá, tầng hoá. Đến nay, đã 191 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 32,1%, trong đó: Mầm non 30/196 trường, tỷ lệ 14,3%; tiểu học 120/238 trường, tỷ lệ 50,4%; THCS 34/120 trường, tỷ lệ 28,3%; THPT 7/41 trường, tỷ lệ 17,1%. Đã có 386 thư viện đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 64,9%; 100% trường ở các cấp học được kết nối Internet. Số học sinh ở bậc tiểu học được học 2 buổi/ngày chiếm 75,6%. Chất lượng giảng dạy và học tập trong tất cả các ngành và cấp học được nâng cao, giáo viên hầu hết có trình độ chuẩn hoá.

Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung, một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia; Đại học Huế có 7 trường đại học thành viên, Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, 5 trung tâm với 98 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 67 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, bác sĩ nội trú và 15 chương trình liên kết đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với các trường đại học uy tín nước ngoài. Hàng năm có trên 95.000 sinh viên theo học. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đạt gần 20% số lượng giảng viên cơ hữu, 67% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên. Đại học Huế đã xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 với mục tiêu xây dựng thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội - nhân văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật công nghệ cao. Đại học Huế và các trường thành viên đã thiết lập quan hệ với gần 100 trường Đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học của trên 30 quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Thái Lan, Ý...

Ngoài Đại học Huế, các cơ sở giáo dục bậc đại học khác như Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Hành chính, Trường đại học dân lập Phú Xuân, các cơ sở đào tạo, một số viện, học viện của Trung ương trên địa bàn tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh và mở rộng quy mô đào tạo.

Hệ thống trường dạy nghề phát triển khá với 05 trường trung học chuyên nghiệp, 70 cơ sở dạy nghề, 14 trung tâm ngoại ngữ, tin học và hơn 100 cơ sở đào tạo quy mô nhỏ do tư nhân tự tổ chức. Hàng năm, đào tạo nghề cho hơn 20 nghìn lao động, trong đó có hơn 3,5 nghìn học viên học các nghề dài hạn và gần 16,5 nghìn học viên học nghề ngắn hạn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2013 đạt 52%.

- Về y tế

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện có Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Huế, 10 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế và chăm sóc sức khỏe, 10 bệnh viện tuyến huyện, 15 phòng khám đa khoa, 150 trạm y tế xã phường. Đến cuối năm 2013, bình quân 1 vạn dân có 44,9 giường bệnh, có 94/152 xã (đạt 61,8%), phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế (tiêu chí mới). Y dược cổ truyền và các dịch vụ y tế tư nhân phát triển góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và vị thế của Trung tâm y tế chuyên sâu.

Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung đứng đầu là Bệnh viện Trung ương Huế (một trong bốn bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước) và Trường đại học Y- Dược Huế không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiếp tục khẳng định vị thế. Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện trên 3.500 loại kỹ thuật y tế với nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu, tiên tiến trên thế giới được ứng dụng và phát triển trong lĩnh vực tim mạch, ghép tạng, điều trị ung thư, chẩn đoán hình ảnh, nội soi can thiệp, ngoại sản, hồi sức cấp cứu... Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tim đầu tiên do thầy thuốc Việt Nam thực hiện, nâng cao vị thế và uy tín của Bệnh viện.

­Bệnh viện Đại học Y Dược Huế là cơ sở thực hành lâm sàng phục vụ công tác đào tạo đại học và sau đại học của Trường đại học Y Dược Huế có qui mô 500 giường bệnh. Nhiều kỹ thuật cao, hiện đại, chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị được đầu tư; Trung tâm Gamma đang được đầu tư hoàn chỉnh theo hướng ứng dụng tia Gamma để điều trị ung thư. Bệnh viện được định hướng phát triển thành Bệnh viện đa khoa hạng 1 với qui mô 600 giường vào năm 2015 và 800 giường năm 2020, có hệ thống tổ chức hoàn thiện, quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000; nhân lực chuyên sâu trình độ cao, trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các nước phát triển ở khu vực và thế giới. Hàng năm Trường Đại học Y Dược Huế có trên 8.000 sinh viên từ khắp cả nước, nhất là khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tiếp nhận và đào tạo cán bộ y tế theo địa chỉ cho vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa; đào tạo sinh viên một số nước có quan hệ hợp tác (Phần Lan, Italia, Bỉ, Đức, Hà Lan…).

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đã đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khu vực. Hệ thống phòng kiểm nghiệm của Trung tâm được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2005 trên 3 lĩnh vực dược, hóa, sinh học; đã triển khai hầu hết các kỹ thuật quy định trong phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với đơn vị kiểm nghiệm tuyến khu vực.

Các thiết chế khác của Trung tâm y tế chuyên sâu như: Bệnh viện Quốc tế quy mô 300 giường, Bệnh viện đa khoa của tỉnh với quy mô 500 giường xây dựng từ nguồn vốn ODA Hàn Quốc đã đi vào hoạt động; Trung tâm Ung bướu và nhiều Trung tâm y tế chuyên ngành khác đang được đầu tư...



- Thiết chế văn hoá

Hệ thống di tích Cố đô Huế, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống nhà bảo tàng và nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Các điểm văn hóa được nâng cấp, chỉnh trang đáp ứng nhu cầu trưng bày các tác phẩm phục vụ khách tham quan.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Đã hoàn thành nạo vét sông Ngự Hà, tu bổ điện Long An (Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế..; tiếp tục trùng tu tôn tạo hệ thống Trường lang Tử Cấm Thành, Thái Bình Lâu, Điện Thọ Ninh - Đại Nội, Xiển Võ Từ... Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành giai đoạn 1 đang ưu tiên tu bổ các công trình trong Đại Nội như trùng tu, tu bổ điện Ngọ Môn, lầu Tàng Thơ, miếu Tứ phủ hội đồng, vườn Thuận Phương, vườn ươm cây cảnh quý; tôn tạo vườn Cơ Hạ, giải tỏa dân cư lấn chiếm trên Kinh thành.

Các thiết chế thể dục thể thao như trung tâm thi đấu, sân vận động, bể bơi được đầu tư đồng bộ và khá hoàn thiện.



- Thiết chế khoa học – công nghệ

Khoa học - Công nghệ phát triển theo hướng khai thác các thế mạnh về khoa học xã hội và nhân văn, y dược, công nghệ thông tin. Các thiết chế khoa học - công nghệ đã và đang được đầu tư: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; đưa vào hoạt động Quỹ phát triển khoa học - công nghệ. Xúc tiến nghiên cứu Khu Công nghệ cao quy mô 1.000 ha với định hướng phát triển các ngành: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử...

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và 152 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng LAN phục vụ tốt công tác điều hành, quản lý công việc; 90% doanh nghiệp kết nối Internet, trên 2% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến; 12% doanh nghiệp có Website. Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue); hoàn thành xây dựng một số cơ sở dữ liệu chuyên đề để đưa vào khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực.

3. THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế

Với vị trí địa lý và chế độ khí hậu thủy văn phức tạp, Thừa Thiên Huế là một trong nhiều địa phương đang chịu ảnh hướng trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH). Những hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng xảy ra khắc nghiệt cả về độ lớn và tần suất xuất hiện. Những hậu quả của ngập lụt, bão, hạn hán và rét đậm kéo dài… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Hiện trạng và dự báo về ảnh hưởng của BĐKH đối với Thừa Thiên Huế được phân tích rõ trong “Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” tại Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của UBND tỉnh và chuyên đề “Đánh giá khả năng ngập và thoát lũ của thành phố Huế do ảnh hưởng của các khu đô thị có xét đến tác động của biến đổi khí hậu” do chương trình Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực Châu Á (M-BRACE) thực hiện; một số nội dung chính của diễn biến khí hậu như sau:



  1. Về nhiệt độ

Theo số liệu quan trắc, đo đạc tại 3 trạm Huế, Nam Đông, A Lưới được tổng hợp trong Bảng 3.1 cho thấy xu hướng biến đổi của nhiệt độ qua các thập kỷ không đồng nhất qua các thời kỳ trong năm và không đồng đều giữa 3 trạm.

Tại Huế, biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 không biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931 - 1940 đến nay trung bình tháng 1 lần lượt tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1 - 0,30C, riêng thập kỷ 1941 - 1950 tăng mạnh nhất so với thời kỳ 1931 - 1940 là 1,00C (20,80C so với 19,80C).

Từ thập kỷ 1961 - 1970, nhiệt độ trung bình tháng 7 giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ giảm từ 0,1 - 0,40C cho đến thập kỷ 2001 - 2010 đã giảm 0,90C so với thập kỷ 1961 - 1970.

So với các thập kỷ trước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế giảm từ 0,1 - 0,20C. Đây là xu thế ngược lại với xu thế chung của cả nước và toàn cầu.

Nhiệt độ của vùng núi Nam Đông có xu thế tăng rõ rệt trong mùa đông (tháng 1), mùa hè (tháng 7) và cả năm. So với thời kỳ 1971 - 1990 nhiệt độ trung bình tháng 1 trong thời kỳ 1991 - 2010 tăng 0,60C, nhiệt độ tháng 7 tăng 0,30C. Nhiệt độ trung bình năm ở Nam Đông tăng 0,20C mỗi thập kỷ, từ 24,20C trong thập kỷ 1971 - 1980 tăng lên 24,80C trong thập kỷ 2001 - 2010 và đây cũng là thập kỷ nóng nhất ở Nam Đông.

Tại A Lưới, nhiệt độ trung bình tháng 1 qua các thập kỷ tương tự như ở Huế là không biểu hiện tăng giảm rõ ràng. Nhiệt độ trung bình tháng 1 trong thập kỷ 1981 - 1990 giảm 0,50C so với thập kỷ 1971 - 1980 sau đó tăng 0,80C trong thập kỷ 1991 - 2000 rồi lại giảm 0,30C trong thập kỷ 2001 - 2010. Như vậy, thập kỷ 1981 - 1990 có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất là 16,90C.



Ngược với nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7 và trung bình năm ở A Lưới tăng khá đều đặn từ thập kỷ 1981 - 1990 đến thập kỷ 2001 - 2010, mỗi thập kỷ 0,1 - 0,20C. Riêng thập kỷ 1971 - 1980 giảm 0,10C.

Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương