ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam



tải về 0.56 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.56 Mb.
#6045
  1   2   3
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁC BÀ MẸ TRƯỚC VÀ SAU SINH TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI HUYỆN PHONG ĐIỀN

Ths.BS. Nguyễn Mậu Duyên.

Ths.BS. Nguyễn Nhật Nam.
TÓM TẮT
Đối với người dân miền núi, đặc biệt là các phụ nữ mang thai do mức sống còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, hệ thống giao thông đi lại rất khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn. Nghiên cứu “Đánh giá tình trạng chăm sóc sức khoẻ các bà mẹ trước và sau sinh tại các xã miền núi, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng sự hiểu biết và thực hành về chăm sóc sức khoẻ trước và sau sinh của các bà mẹ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chăm sóc thai sản và quyết định sử dụng dịch vụ của các bà mẹ tại các xã miền núi.

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính, có sử dụng một phần số liệu thứ cấp của hệ thống giám sát CSSKSS của tỉnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các phụ nữ đã sử dụng dịch vụ chăm sóc trước và sau sinh tại các cơ sở y tế nhưng tỷ lệ khám thai sớm và đầy đủ chưa cao, còn nhiều bà mẹ chưa được tư vấn và uống bổ sung viên sắt cũng như tiêm phòng uốn ván, có một số bà mẹ còn đẻ tại nhà. Trong thời gian tới cần tăng cường tư vấn để các bà mẹ có nhận thức tốt hơn và sử dụng đầy đủ, đúng cách các dịch vụ chăm sóc trước và sau sinh. Cán bộ y tế cần được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng.
SUMMARY
In mountainous area, pregnant women have low standard of living. The people' s intellectual level is not high. The transportation is not good enough. Health service and social welfare are incomplete. Therefore a study on the situation of health care for before and after-birth mothers in mountainous areas in Phong Dien District in Thua Thien Hue Province was carried out with the aim of describing the understanding state and the practice of health care for before and after-birth mothers, of analyzing the impacts relating to taking care of pregnancy and of deciding to use mother's services in mountainous areas.

This is a descriptive cross-sectional study quantitatively and qualitatively, using previous data of the control system of preproductive health of province.

The results indicate that most women used before and after birth care services at medical centres. However, the rate of antenatal exammination was not high. Many women were not consulted, and they did not take additional iron medicine and have tetanus injection. Some women gave a birth at home. In the coming time, the consult of before anf after birth health care should be strengthened for women to have its better awareness and fully use. Medical cadres should be trained with professional knowledge through workshops to meet the needs of supplying high-quality services to clients.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội tại các khu vực miền núi vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với những khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, hệ thống giao thông đi lại rất khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn. Hệ thống chăm sóc y tế ở những khu vực này còn có một khoảng cách khá xa so với tình hình chung của cả nước.

Để góp phần trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và chăm sóc thai sản nói riêng, đồng thời gián tiếp làm giảm các nguy cơ thai sản nhất là tử vong mẹ và các tai biến sản khoa. Đặc biệt là đối với chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nhân dân vùng sâu, vùng xa, miền núi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình trạng chăm sóc sức khoẻ các bà mẹ trước và sau sinh tại các xã miền núi, huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế trong 2 năm 2005-2006”. Với 2 mục tiêu sau:



1. Đánh giá sự hiểu biết và thực hành về chăm sóc sức khoẻ trước và sau sinh của các bà mẹ.

2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng liên quan đến chăm sóc thai sản.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang tiến hành từ 01/01/2005 đến 01/01/2006. Thu thập thông tin dựa vào:

- Biểu mẫu thu thập số liệu có sẵn tại Trạm y tế xã, thông qua sổ sách, thống kê báo cáo của 3 trạm y tế xã: Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân.

- Biểu mẫu thiết kế sẵn để phỏng vấn các bà mẹ mang thai mới sinh con tại 3 xã nghiên cứu, thông qua Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ mang thai mới sinh con bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập các thông tin cần thiết.

Trong quá trình điều tra chúng tôi đã phỏng vấn tất cả các mẹ mang thai mới sinh con của cả 3 xã: Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân được 304 bà mẹ.

Số liệu được xử lý theo phần mềm EPI-INFO 6.0 và sử dụng phương pháp thống kê y học thông thường.



III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 3.1: Phân bố tuổi của các bà mẹ

Nhóm tuổi



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

15-19

1

0,8

1

1,4

0

0

2

0,7

20-24

16

12,8

11

15,1

34

32,1

61

20,1

25-29

35

28,0

30

41,1

30

28,3

95

31,3

30-34

33

26,4

23

31,5

26

24,5

82

27,0

35-39

28

22,4

6

8,2

11

10,4

45

14,8

40-44

10

8,0

2

2,7

4

3,8

16

5,3

45-49

2

1,6

0

0

1

0,9

3

1,0

Tổng

125

100

73

100

106

100

304

100

Nhóm tuổi 25-29 chiếm tỷ lệ cao nhất 31,3%. Trong đó tuổi bà mẹ thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 45 tuổi. Tuổi trung bình của bà mẹ là 29,6.

Bảng 3.2: Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

Mù chữ

2

1,6

4

5,5

3

2,8

9

3,0

Biết đọc viết

14

11,2

3

4,1

10

9,4

27

8,9

Cấp 1

54

43,2

39

53,4

53

50,0

146

48,0

Cấp 2

39

31,2

20

27,4

32

30,2

91

29,9

Cấp 3

12

9,6

4

5,5

6

5,7

22

7,2

( Cấp 3

4

3,2

3

4,1

2

1,9

9

3,0

Tổng

125

100

73

100

106

100

304

100

Với trình độ văn hóa tỷ lệ cấp 1 là chủ yếu 48,0% và còn có đến 11,9% biết đọc biết viết hoặc mù chữ (Bảng 3.2). Kết quả bảng 3.3 cho thấy phần lớn các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu làm nghề nông 71,1%. Kinh tế chủ yếu là mức trung bình và thấp chiếm đến 85,9% (Bảng 3.4). Đây cũng là vấn đề khó khăn cho chương trình giáo dục về LMAT sau này.

Bảng 3.5: Tỷ lệ B.mẹ mang thai biết cần đi khám thai và thời điểm khám



Cần khám thai

Khám định kỳ

Khám khi bất thường

n

%

n

%

n

%

Phong Sơn

124

99,2

104

83,9

19

15,3

Phong Mỹ

70

95,9

49

70,0

20

28,6

Phong Xuân

106

100

97

91,5

9

8,5

Tổng

300

98,7

250

83,3

48

16,0

p

< 0,05

< 0,01

< 0,01

Nhận thức của bà mẹ cần phải khám thai khi mang thai là khá cao 98,7%. Số bà mẹ nhận thức cần phải khám thai định kỳ 83,3%. Số nhận thức chỉ khám thai khi có bất thường chỉ 16,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua đây cho thấy nhận thức về khám thai của các bà mẹ là khá tốt.

Bảng 3.6: khi mang thai, người phụ nữ cần tiêm phòng mấy mũi uốn ván

Số mũi uốn ván



Tổng

p

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân




n

%

n

%

n

%

n

%

Không cần

2

1,6

3

4,1

0

0

5

1,6

> 0,05

1 mũi

15

12,0

9

12,3

18

17,0

42

13,8

2 mũi

108

86,4

60

82,2

88

83,0

256

84,2

3 mũi

0

0

1

1,4

0

0

1

0,3

Tổng

125

100

73

100

106

100

304

100


Bảng 3.7: Khi mang thai người phụ nữ cần uống sắt

Cần uống sắt



Tổng

p

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân




n

%

n

%

n

%

n

%



115

92,0

62

84,9

104

98,1

281

92,4

< 0,01

Không

1

0,8

9

12,3

0

0

10

3,3

Không biết

9

7,2

2

2,7

2

1,9

11

4,3

Tổng

125

100

73

100

106

100

304

100

Kết quả bảng 3.6 cho thấy hiểu biết cần tiêm phòng 2 mũi uốn ván trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ chỉ ở mức khá là 84,2% và vẫn còn 1,6% bà mẹ cho rằng không cần phải tiêm phòng uốn ván.

Kết quả bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ hiểu biết về phòng thiếu máu lúc mang thai là khá cao, 92,4% bà mẹ được hỏi cho biết cần phải uống viên sắt.



Đây là điều kiện khá thuận lợi cho công tác tuyên truyền về chăm sóc thai sản tại các vùng miền núi.

Bảng 3.8: Chế độ ăn của mẹ khi mang thai

Chế độ ăn



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

Không ăn nhiều, không tẩm bổ

5

4,0

5

6,8

13

12,3

23

7,6

Ăn uống bình thường

42

33,6

48

65,8

14

13,2

104

34,2

Ăn uống nhiều hơn

85

68,0

27

37,0

91

85,8

103

66,8

Ăn mọi loại thức ăn có chất đạm mỡ, rau quả

66

52,8

21

28,8

94

88,7

181

59,5

Thích gì ăn đó, không kiêng khem quá mức

63

50,4

11

15,1

86

81,1

160

52,6

Kiêng bia rượu, đồ uống có gaz, các gia vị cay, nóng

73

58,4

13

17,8

74

69,8

160

52,6

Khác

0

0

0

0

2

1,9

2

0,7


Bảng 3.10: Chế độ vệ sinh phụ nữ có thai

Chế độ vệ sinh



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

Dùng nước sạch

67

53,6

38

52,1

82

77,4

187

61,5

Tắm thường xuyên

88

70,4

34

46,6

91

85,8

213

70,1

Vệ sinh đầu vú

94

75,2

47

64,4

95

89,6

236

77,6

Khác

1

0,8

1

1,4

1

0,9

3

1,0


Bảng 3.11: Nguồn thông tin về kiến thức chăm sóc thai sản

Nguồn thông tin



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

Đài

17

13,6

8

11,0

10

9,4

35

11,5

Ti vi

75

60,0

5

6,8

12

11,3

92

30,3

Sách báo

30

24,0

4

5,5

38

35,8

72

23,7

Cán bộ y tế BV

34

27,2

0

0

9

8,5

43

14,1

Cán bộ y tế xã

92

73,6

37

50,7

91

85,8

220

72,4

CTV DSKHHGĐ

74

59,2

59

80,8

19

17,9

152

50,0

Chị em khác

7

5,6

22

30,1

16

15,1

45

14,8

Khác

1

0,8

2

2,7

31

29,2

34

11,2

Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ chỉ ở mức trung bình. 66,8% cho biết cần ăn nhiều hơn bình thường; 59,5% trả lời ăn mọi loại thức ăn và 52,6% cho không nên kiêng khem (bảng 3.8). Do nhận thức của họ chưa đúng trong khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai, bên cạnh đó còn có yếu tố liên quan khác như hoàn cảnh kinh tế, quan niệm kiêng khem của phụ nữ mang thai đặc biệt là người miền núi.

Quan niệm về dùng nước sạch 61,5%, tắm rửa thường xuyên 70,1% (Bảng 3.10). Như vậy, để thực hiện được mục tiêu, qui mô về chất lượng dân số cũng như sức khỏe sinh sản thì cần đòi hỏi có sự phối hợp thực hiện ở những nơi này.

Nguồn kiến thức có được chủ yếu là cán bộ y tế xã 72,4% và CTV DS 50%, các nguồn khác còn hạn chế (Bảng 3.11). Đây cũng là một chỉ điểm cho các nhà truyền thông khi áp dụng chương trình giáo dục về LMAT



Bảng 3.12: Nơi các bà mẹ thích đến sinh

Nơi sinh



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

BV TW Huế

16

12,8

2

2,7

3

2,8

21

6,9

BV huyện

29

23,2

21

28,8

5

4,7

55

18,1

TYTX

76

60,8

45

61,6

97

91,5

218

71,7

Nhà YT tư

0

0

0

0

1

1,0

1

0,3

Ở nhà

3

2,4

4

5,5

0

0

7

2,3

Khác

1

0,8

1

1,4

0

0

2

0,7

Tổng

125

100

73

100

106

100

304

100


Bảng 3.13: Lý do các bà mẹ thích đến sinh


Lý do đến sinh



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

Gần nhà

71

56,8

29

39,7

81

76,4

181

59,5

Cán bộ y tế tận tình

38

30,4

15

20,5

71

67,0

124

40,8

Thời gian thích hợp

14

11,2

18

24,7

40

37,7

72

23,7

Tin tưởng chuyên môn

49

39,2

27

37,0

94

88,7

170

55,9

Phương tiện đầy đủ

53

42,4

20

27,4

45

42,5

118

38,8

Chi phí thích hợp

19

15,2

4

5,5

59

55,7

82

27,0

Khác

1

0,8

2

2,7

0

0

3

1,0


Bảng 3.14: Người cán bộ y tế được các bà mẹ thích đỡ đẻ

Người đỡ đẻ



Tổng

Phong Sơn

Phong Mỹ

Phong Xuân

n

%

n

%

n

%

n

%

Bác sĩ

46

36,8

20

27,4

7

6,6

73

24,0

Y sĩ

0

0

5

6,8

0

0

5

1,6

Nữ hộ sinh

79

63,2

43

58,9

99

93,4

221

72,7

Y tế thôn

0

0

1

1,4

0

0

1

0,3

Bà mụ

0

0

4

5,5

0

0

4

1,3

Tổng

125

100

73

100

106

100

304

100

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, nơi các bà mẹ thích đến sinh nhiều nhất vẫn là TYTX 71,7% tiếp đến là BV huyện 18,1%.

Lý do cho sự lựa chọn này là gần nhà 59,5% và tin tưởng chuyên môn 55,9% (Bảng 3.13). Người được bà mẹ tín nhiệm đỡ đẻ là nữ hộ sinh 72,7% (Bảng 3.14)

Tuy vậy vẫn còn 2,3% bà mẹ thích sinh ở nhà.



Điều này nói lên chúng ta cần phải tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn cho các BS và NHS của tuyến y tế cơ sở, bên cạnh đó cũng cần tăng cường nhận thức cho các bà mẹ và đào tạo thêm cho các bà đở tại nhà.

Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế
2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương