1. ĐẶC ĐIỂm tự nhiên xã HỘi vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm tự nhiên



tải về 0.55 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.55 Mb.
#18699
1   2   3   4   5

1.2.4. Tài nguyên biển và ven biển

Thừa Thiên Huế có 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông, có tiềm năng to lớn về hải sản, có hơn 500 loài cá trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 - 50.000 tấn/năm. Ngoài ra ngư dân Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm trong việc di chuyển ngư trường theo mùa vụ nên hàng năm có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ và ra đến vùng biển Trường sa, Hoàng Sa.

Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, cá mú ... và là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như tôm hùm, ngọc trai.

Khu vực Lăng Cô - Hòn Sơn Chà còn có thế mạnh và tiềm năng lớn về du lịch, đặc biệt khi kết hợp được hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển với tham quan cảnh đẹp tự nhiên của rừng Bạch Mã và đèo Hải Vân. Đây đồng thời là vùng sinh thái giá trị với nguồn tài nguyên thủy sinh phong phú, trong đó có san hô, cỏ biển, rong biển, cùng nhiều loài tôm, cá và sinh vật đáy. Chính sự giàu có về tài nguyên thủy sinh, tính đa dạng sinh học cao của vùng và việc nó đang đối mặt với các tác động tiêu cực của sự khai thác quá mức và hủy diệt là tiền đề cho đề xuất của Tỉnh với Trung ương về việc thành lập khu bảo tồn biển Lăng Cô - Sơn Chà và đang được đề xướng vào danh mục vịnh đẹp thế giới.

Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài từ gần ranh giới với Quảng Trị đến vịnh Chân Mây, chiều dài hơn 70 km, diện tích 22.000 ha; đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần đặc biệt quan tâm.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 2 cửa, Thuận An và Tư Hiền, là yếu tố quyết định của hệ thống đầm phá trong quá trình phát triển. Hình thái động lực của hai cửa thường xuyên thay đổi phức tạp. Cửa Thuận An dài khoảng 600 m, rộng 350m, sâu tới 11m ở phía trong. Cửa Tư Hiền là cửa phụ dài khoảng 100m, rộng 5m, độ sâu thường không quá 1,5m. Cơn lũ lịch sử tháng 11/1999 đã mở ra cửa biển mới Hòa Duân, cách cửa Thuận An khoảng 1km. Hiện nay, cửa biển này đã được lấp lại để khôi phục thông tuyến Quốc lộ 49B.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lưu giữ một nguồn gen khá phong phú gồm hơn 600 loài, trong đó có 43 loài rong có thể dùng cho công nghiệp sản xất agar hoặc làm phân bón, 12 loài tôm, 18 loài cua và nhiều loài thân mềm có giá trị khác. Nhiều loài tôm có giá trị thực phẩm cao như tôm sú, tôm lớt, tôm rằn, tôm rảo, trìa, vẹm xanh, ngao.... Hơn 200 loài cá trong đó có đến 23 loài có giá trị thương phẩm cao như cá dầy, cá đối mục, cá dìa, cá mòi cờ chấm, cá sạo chấm, cá dù bạc, cá nâu...

Hàng năm, tại khu vực đầm phá khai thác từ 3.000 đến 4.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra, nhân dân còn khai thác hàng trăm tấn rau câu và rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng phía Bắc đầm phá.



Các nhóm gen cơ bản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

TT

Nhóm gen

Số loài

%

Số giống

%

Số họ

%

1

Thực vật phù du

171

27,98

73

20,85

28

15,21

2

Động vật phù du

37

6,05

24

6,85

16

8,69

3

Thực vật nhỏ đáy

54

8,83

30

8,57

12

6,52

4

Rong

43

7,03

21

6,00

12

6,52

5

Cỏ nước

15

2,45

12

3,43

8

4,35

6

Thực vật cạn

31

5,07

29

8,29

19

10,32

7

Động vật đáy

37

6,05

36

10,28

27

14,67

8



223

36,50

125

35,71

62

33,70

 

Tổng số

611

100

350

100

184

100

Đầm Lập An là thuỷ vực biệt lập, tương đối đẳng thước và kéo dài gần theo hướng Bắc - Nam. Chiều dài khoảng 5 - 6km, chiều rộng 2 - 4km, tổng diện tích mặt nước 15km2. Chiều sâu đầm phổ biến 1 - 3m, tại vùng cửa đầm có lạch sâu tới 10m. Đầm Lập An giao lưu với biển Đông qua cửa Lăng Cô; là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế luôn thu hút những người yêu thích khám phá bởi màu xanh đặc biệt pha giữa sắc lam của mây trời lẫn sắc lục của núi rừng. Tại đây, một loài thủy sản được mệnh danh là “đặc sản”, đó là hàu – một loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thảm thực vật tại đầm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven biển, cửa sông, bãi bồi mà còn là nơi sinh sống, cư ngụ của nhiều loài hải sản có giá trị.

Tóm lại, nguồn lợi thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế là món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng. Qua quá trình lịch sử lâu dài, dù nguồn lợi đã có suy giảm, điều kiện tự nhiên cho thuỷ sản sinh sống trên đầm phá ngày càng khó đi do việc phát triển một số ngành khác trong vùng lãnh thổ, nhưng giá trị nguồn lợi vẫn còn đó. Xã hội càng hiện đại, nhu cầu thuỷ sản ngày càng lớn, nhất là thuỷ sản đầm phá luôn tươi sống hơn hẳn thuỷ sản biển. Nguồn lợi thuỷ sản đầm phá như một “sân sau” của ngành thuỷ sản Thừa Thiên Huế, nếu tổ chức sản xuất khai thác hợp lý, quản lý tốt, nó sẽ là nguồn lực vô cùng mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển thuỷ sản. Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ; việc khai thác, sử dụng hệ sinh thái này cần tôn trọng các quy luật tự nhiên.

Trước hết, nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện trên các loại diện tích mặt nước, trên vùng đất cát hoang hóa ven biển, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là đối tượng chủ lực thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh còn có nhiều diện tích mặt nước đất ven phá nhiễm mặn, ruộng trũng (bàu ô), đất cát hoang hóa ven biển có khả năng chuyển sang nuôi trồng thủy sản một cách thuận lợi.

Đối với vùng ô đầm ruộng trũng trong nội đồng có thuận lợi chuyển sang nuôi các loài thủy sản nước ngọt, ngoài các loài cá nước ngọt truyền thống như trắm, trôi, mè, chép... hiện nay, ngành thủy sản đã du nhập và thuần dưỡng các loài có giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, cá tra....

Nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm đã phát triển hơn 10 năm qua ở vùng đầm phá, thực tế chứng minh điều kiện môi trường nơi đây hoàn toàn có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản với hiệu quả cao và ổn định, đồng thời bảo vệ môi trường, cảnh quan đầm phá.

Thừa Thiên Huế có 6 con sông chính và nhiều ao hồ tự nhiên khoảng 5.000 ha rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Song song với phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nuôi thủy sản nước ngọt có bước phát triển mạnh với nhiều hình thức như lồng bè, ao hồ.

Tiếp theo đầm phá Tam Giang- Cầu Hai về phía Nam là vùng hạ lưu sông Bu Lu và vịnh Chân Mây, nơi có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sinh thái, kết hợp giữa tắm biển, câu cá, du thuyền trên biển, du thám trong những cánh rừng nguyên sơ của núi Vinh Phong, ngắm cánh rừng ngập mặn Bu Lu và tham quan các làng nghề truyền thống.

Ven biển Thừa Thiên Huế còn có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi, đặc biệt vịnh Chân Mây có đủ điều kiện để cảng Chân Mây phát triển thành cảng biển nước sâu lớn của khu vực miền Trung. Cùng với tiềm năng cảng biển, tài nguyên du lịch biển của tỉnh cũng hết sức đa dạng, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.



1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra sơ bộ đã phát hiện 117 mỏ và điểm quặng, với 25 loại hình khoáng sản thuộc 04 nhóm chính, trong đó có các loại chủ yếu như đá vôi, titan, đá granít, cao lanh, than bùn, sét, nước khoáng,... Sa khoáng titan có hàm lượng và chất lượng cao đáp ứng được thị trường thế giới. Các mỏ đá vôi: Long Thọ có trữ lượng 25 triệu tấn, Văn Xá - Hương Trà 230 triệu tấn; Phong Xuân - Phong Điền trữ lượng 152 triệu tấn, Nam Đông 150 triệu tấn thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng các loại. Mỏ đá granít đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn, có thể khai thác và chế biến hàng chục nghìn m2/năm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỏ cao lanh, bentonit trữ lượng lớn, mỏ pyrit ở Nam Đông trữ lượng 0,4 - 2 triệu tấn, chất lượng cao. Mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng trên 50 triệu tấn. Mỏ quặng Uran mới phát hiện và đang điều tra, lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, phân bố chủ yếu ở Con Tôm (xã Hương Lộc, huyện Nam Đông). Đã phát hiện 8 dải khoáng hóa, trong đó có 3 dải có triển vọng, cụ thể:dải 1 ở khu Xiêm, dải 3 và dải 4 ở khi Ba Rai với hàm lượng U3O8: 0,006 – 0,76%, ThO2:0,003 – 0,73%.... Các mỏ nước khoáng Thanh Tân (Phong Điền), Mỹ An (Phú Vang), A Roàng (A Lưới)... sử dụng sản xuất nước giải khát và phát triển dịch vụ du lịch - chữa bệnh.



(1)- Nhóm khoáng sản nhiên liệu

Khoáng sản thuộc nhóm này chủ yếu là than bùn, phân bố ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc. Nhưng chủ yếu ở huyện Phong Điền. Theo kết quả điều tra và khảo sát, trữ lượng than bùn được đánh giá sơ bộ là 1,6 triệu tấn, chất lượng khá tốt, hiện đang được khai thác dùng làm phân bón. Đây là nguyên nguyên liệu có hàm lượng mùn rất cao, ngoài làm phân bón, than bùn có thể chiết suất ra các loại axit humic phục vụ cho công nghiệp hóa học, sinh học....



(2)- Nhóm khoáng sản kim loại

- Quặng sắt: Quặng Manhêtit - Hematit tập trung tại Hòa Mỹ, Phong Xuân, Hương Vân, Đá Đen, Tuấn Lương, Phú Gia. Quặng Limônit phân bổ ở Thượng Long, A Xiêm. Trữ lượng quặng của hai loại được sơ bộ đánh giá vào khoảng 3 triệu m3. Các loại quặng sắt này có thể sử dụng làm chất phụ trợ trong công nghiệp xi măng.

- Quặng Titan: Tập trung ở 04 điểm mỏ có trữ lượng lớn tại Vinh Mỹ, Phú Diên - Vinh Xuân, Quảng Ngạn và đã được khai thác từ năm 1990. Trữ lượng quặng Titan toàn tỉnh đạt trên 5 triệu tấn.

- Quặng khoáng sản sa khoáng: ở Lộc Tiến.

- Quặng chì – kẽm: biểu hiện khoáng sản là điểm sông Bồ nằm ở thôn la Bằng, xã Bình Điền, thị xã Hương Trà. Điểm khoáng sản có ít triển vọng.

- Quặng thiết và wolfram phát hiện được tại 2 điểm khoáng sản là Khe Thương (xã hương Thọ, thị xã Hương Trà) và Khe Trắng ( xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền).



- Khoáng sản vàng: phân bố chủ yếu ở các vùng phía Tây và Tây Nam của tỉnh: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc. Dự báo trữ lượng vào khoảng 1.000 - 1.500 kg. Ngoài ra, còn một số loại khoáng sản khác như chì, kẽm, thiếc sa khoáng, acsen, quặng phóng xạ (Uran, đất hiếm), nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán, không có ý nghĩa kinh tế.

(3)- Nhóm khoáng sản phi kim loại

Nhóm này rất phong phú và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trữ lượng khoáng sản của Thừa Thiên Huế. Những loại khoáng sản có trữ lượng lớn bao gồm:



- Caolin: Đã phát hiện 06 mỏ và điểm quặng có triển vọng, phân bố tại Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy, A Lưới (Bốt Đỏ, Hồng Vân) ... Trữ lượng điều tra sơ bộ như sau: 

Khu vực mỏ Văn Xá

7.903.400 T

A Sầu (Bản A So)

1.450.075 T

Khu vực Lại Bằng

1.066.700 T

Bốt Đỏ

817.913 T

Hương Lâm

476.303 T

Nguyệt Biều

323.472 T

Hồng Vân

406.890 T

Khánh Mỹ

1.279.185 T

Về chất lượng, phần lớn cao lanh có tỷ lệ Fe2O3 lớn hơn 1%, riêng hai mỏ Nguyệt Biều và Khánh Mỹ hàm lượng Fe2O3 dưới 1% có khả năng sử dụng cho công nghiệp sản xuất sứ cao cấp.

- Khoáng sản sét: Sét được phân bố khá phổ biến trên phạm vị toàn tỉnh. Đến nay đã phát hiện 07 điểm mỏ quan trọng: Phú Bài, Hương Hồ, Long Thọ, Lộc An, Thọ Sơn (Hương Trà), Phong Sơn (Phong Điền), Hòa Mỹ (Phong Mỹ, Phong Điền). Trữ lượng cấp hơn 23 triệu tấn.

- Khoáng sản đá vôi: Đã phát hiện 06 mỏ và điểm khoáng sản đá vôi là: Thượng Quảng, Khe Tre (Nam Đông), Văn Xá (Hương Trà), Hiền An, Hòa Mỹ (Phong Điền) và Long Thọ (Huế) với tổng trữ lượng 944.456.000 m3 (cấp B+C1+C2). Đây là những khu mỏ rất lớn mà hiện nay chưa được đầu tư khai thác phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp xi măng theo quy hoạch của tỉnh như Xi măng Đồng Lâm, Nam Đông...

- Cát thủy tinh: Phân bố ở Phú Xuân - Phú Đa (Phú Vang) và Đông Phò Trạch (Phong Điền) với thành phần SiO2 là 97,6 - 99,0%. Trữ lượng cấp C2 là 90 triệu tấn (Phú Xuân, Phú Đa), cấp P2 là gần 38 triệu tấn (Phong Hòa).

- Đá Granit: Đá Granit có phổ biến trên phạm vị toàn tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới với tổng trữ lượng P1+P2 là 29.950 triệu m3.

- Đá Gabropyroxenit: Phân bố ở các huyện Phú Lộc và Nam Đông trữ lượng cấp P1+P2 là 6.460.000 m3.

- Khoáng sản cát, cuộn, sỏi xây dựng : phân bố khá phổ biến với quy mô nhỏ tại các mỏ riêng biệt, chỉ thích hợp cho khai thác thủ công.

Ngoài ra, tại Thừa Thiên Huế còn phát hiện được pyrit, photphorit, quăczit

(4)- Nước khoáng- nước nóng

Qua kết quả thăm dò sơ bộ đã phát hiện một số điểm có nước khoáng nhạt tại Phong Điền, A Lưới, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy với lưu lượng khá lớn, có thể khai thác phục vụ du lịch, chữa bệnh, phát triển điện địa nhiệt, phục vụ sinh hoạt và tưới cây.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện, nghiên cứu đánh giá 7 nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 4 điểm ở vùng đá gốc và 3 điểm ở vùng đồng bằng ven biển. Các điểm nước khoáng - nước nóng đều liên quan đến hoạt động kiến tạo, trong đó 3 nguồn nước khoáng sunfuahyđrô ở Mỹ An, Thanh Phước, Tân Mỹ rất gần cố đô Huế.

+ Nguồn Thanh Tân (còn có tên gọi là Phong Sơn), nằm ở xã Phong Sơn huyện Phong Điền, cách Huế khoảng 20km về phía Tây Bắc. Lần đầu tiên nguồn nước khoáng này được Saldet đề cập đến trong báo cáo khoa học vào năm 1928. Tại Thanh Tân nước được khai thác từ điểm lộ tự nhiên và lỗ khoan sâu 90 mét do Đoàn địa chất 708 thi công vào năm 1980. Nước khoáng Thanh Tân thuộc loại nước khoáng silic, rất nóng (nhiệt độ cao nhất 690C), trữ lượng nước tự chảy ở nguồn lộ lớn nhất là 165 m3/ngày. Nước khoáng Thanh Tân đã được khai thác đóng chai giải khát với nhiều nhãn hiệu như Thiên Bình, Vietal, Vipural, Thanh Tân, trong đó nhãn hiệu Thanh Tân đã trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường. Tại nguồn Thanh Tân công ty cổ phần nước khoáng thanh Tân đã xây dựng khu du lịch sinh thái đẹp, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi thư giãn tắm ngâm phục hồi sức khoẻ. Hiện nay, từ nguồn Thanh Tân nước khoáng đã được đưa về Phong An theo đường ống dẫn bằng thép không rỉ dài 12km để xử lý đóng chai giải khát và cùng với các nguyên liệu khác sản xuất các loại nước hoa quả có chất lượng tốt.

+ Nguồn Hương Bình: Nguồn Hương Bình (còn có.tên gọi là Dương Hoà) nằm ở xã Dương Hoà huyện Hương Thuỷ. Nước xuất lộ ở bờ phải sông Tả Trạch, thuộc loại nước Clorua Na tri, khoáng hoá thấp (0,87g/l), rất nóng (nhiệt độ 690C).

+ Nguồn A Ròang: Nguồn A Ròang (còn có tên gọi là Tà Lài hoặc Aka) do đoàn địa chất 206 phát hiện năm 1980 ở xã A Ròang huyện A Lưới, Nước khoáng A Ròang có độ khoáng hoá thấp (0,34gl/), nóng vừa (nhiệt độ 500C), thành phần hoá học là Bicacbonat Natri.



+ Nguồn PaHy: Nguồn này được đề cập trong báo cáo địa chất và khoáng sản tờ Hướng Hoá - Huế - Đà Nẵng với tên gọi là Pahy, do xuất lộ ở bờ trái suối Rào Nhỏ chảy qua thôn Pahy, xã Hồng Hạ. Nước có nhiệt độ 410C, có mùi của H2S và có nhiều bọt khí. Trong Danh bạ nước khoáng và nước nóng Việt Nam nguồn này được đăng ký với tên là Paring. Nước khoáng Paring có thành phần hoá học là Bicacbonat Sunfat Natri - Manhe, độ khoáng hoá thấp (0,58 g/l), nhiệt độ 36,90C.

+ Các nguồn nước khoáng Mỹ An, Thanh Phước, Tân Mỹ:

Nước khoáng ở Mỹ An, Thanh Phước, Tân Mỹ được phát hiện từ các lỗ khoan 314, 309, HU - 7 do đoàn địa chất 708 thi công vào các năm 1979, 1980 và 1995, ở độ sâu 120 - 278 mét. Lưu lượng nước của nguồn Mỹ An là 18,45 l/s tương đương 1590 m3/ngày, của nguồn Thanh Phước 3,47 l/s tương đương 300m3/ngày, của nguồn Tân Mỹ là 2,86 l/s tương đương 2503/ngày. Nước khoáng ở vùng này có thành phần hoá học là clorua bicacbonat na tri, độ khoáng hoá 1,7 - 3,66 g/l, nhiệt độ 43 – 540C. Đây là vùng phân bố nước khoáng sunfuahyđlo, nóng vừa. Nước khoáng vùng này có tác dụng chữa bệnh tốt. Nếu dùng biện pháp tắm ngâm có thể chữa bệnh về tim mạch, khớp và ngoài da, nếu dùng biện pháp xông hơi có thể chữa bệnh đường hô hấp. Hiện nay, Công ty Du lịch Hương Giang đã xây đựng các phòng tắm ngâm ở nguồn Mỹ An phục vụ nhân dân địa phương và khách du lịch, đồng thời đang thăm đò đánh giá mỏ nước khoáng này để phát triển dịch vụ tắm ngâm tại các khách sạn du lịch trong thành phố Huế.

Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng, song quy mô không lớn, chỉ có khả năng khai thác để phát triển sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa (trừ đá vôi cho sản xuất xi măng). Hiện nay, Thừa Thiên Huế đã đầu tư cơ sở hạ tầng và có những chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản này.



1.2.6. Tài nguyên du lịch

Thừa Thiên Huế có tiềm năng du lịch phong phú bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn; là một trong 3 vùng du lịch lớn của Việt Nam.

Được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú và hấp dẫn: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân và Hải Vân Quan, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, Lăng Cô – vịnh đẹp thế giới, Cảnh Dương, đầm Lập An – đảo Sơn Chà, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đường Hồ Chí Minh... và có một truyền thống văn hoá lâu đời; có Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ, đặc sắc tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam; quần thể di tích Cố đô được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá nhân loại với những công trình về kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng; các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung điện, đền đài, miếu mạo, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà thờ... vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm. Các lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng; các thể loại mỹ thuật, nghệ thuật cổ truyền dân gian và cung đình được lưu truyền. Khung cảnh nhà vườn - Huế, một mô hình sinh thái lý tưởng, hài hòa... Nghệ thuật sinh vật cảnh của Huế được các nghệ nhân dày công chăm chút, sáng tạo nên những tác phẩm sinh vật có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện tư tưởng tình cảm trong mối quan hệ nhân sinh - tự nhiên. Các món ăn Huế, từ bình dân đến cung đình (Ngự thiện), đều thể hiện sự kết hợp hài hòa cái ngon với cái đẹp, tạo ra một phong cách ăn riêng, cái "gu" đặc biệt của Huế. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống với nhiều thể loại, nhiều chất liệu khác nhau là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo... "Huế là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam" (UNESCO). Thiên nhiên, truyền thống cùng với bàn tay khéo léo và khối óc thông minh sáng tạo của cư dân xứ Huế đã làm nên một vùng đất Huế nên thơ, mang phong cách đặc trưng, một địa chỉ thu hút sự quan tâm trên bản đồ du lịch thế giới.

Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích Cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống Nhã nhạc Cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ®· được UNESCO công nhận. Thừa Thiên- Huế đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đang tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ.

Là một địa phương có truyền thống cách mạng oanh liệt, Thừa Thiên Huế còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối như Duy Tân, Phan Bội Châu, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Chí Thanh..., cũng như nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ như chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, Khe Trái, Kim Phụng, đường mòn Hồ Chí Minh...

Đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh và Đường Hồ Chí Minh đã được xây dựng là một tài nguyên hấp dẫn bổ sung vào kho tàng tài nguyên du lịch của Thừa Thiên Huế.

Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và Đông - Bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, Thuận An; lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu Nam và Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền Trung và cả nước. Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của Quốc gia.

Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, v.v. Những tài nguyên này là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghiên cứu..., du lịch Thừa Thiên Huế đã và ngày càng phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác.



Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương