1- lý do chọn đề tài 2 2- mục tiêu đề tài: 4 3- phương pháp nghiên cứu của đề tài 4



tải về 13.21 Mb.
trang1/72
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích13.21 Mb.
#38427
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72
MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU 2

1- Lý do chọn đề tài 2

2- Mục tiêu đề tài: 4

3- Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4

B. PHẦN TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DVCC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ 5

1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI. 5

1.1.1. Dịch vụ và kinh tế dịch vụ 6

1.1.2. Phục vụ công cộng, dịch vụ công ích và dịch vụ công cộng tư nhân: 6

1.1.3. Không gian đô thị, không gian công cộng, không gian dịch vụ công cộng. 8

1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ. 9

1.2.1. Lịch sử phát triển của kiến trúc công cộng trong các giai đọan phát triển đô thị hiện đại trên thế giới. 9

1.2. 2. Xu hướng phát triển của quá trình dịch vụ công cộng đô thị - Kinh nghiệm thế giới: 13

1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM. 16

1.4. DIẾN BIẾN CỦA QUI TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ. 19

1.4. 1. Định nghĩa về Qui trình DVCC đô thị: 19

1.4.2. Diễn biến của Qui trình dịch vụ công cộng đô thị trong tương quan vùng đô thị. 20

1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHỤC VỤ CÔNG CỘNG. 22

1.5.1. Sự đa dạng của các nhân tố địa lý tự nhiên: 22

1.5.2. Nhân tố Dân cư . 23

1.5.3. Phân bố mạng lưới cư trú. 27

1.5.4. Các yếu tố kinh tế đô thị: 29

1.5.5. Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật : 29

1.5.6. Vai trò của các nhân tố xã hội : 30

1.5.7. Quĩ thời gian của cá nhân tiêu dùng, một nhóm tiêu dùng hay của toàn xã hội. 31

1.5.8. Mức độ xây dựng cơ sở vật chất của DVCC: 33

1.5.10. Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: 34

2.1. MỘT SỐ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM. 35

2.2. THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỞ RỘNG. 35

2.2.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá: 37

C. PHẦN XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỀ TÀI 41

IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH LÃNH THỔ VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ MẠNG LƯỚI DVCC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ. 41



4.1. QUY HOẠCH LÃNH THỔ VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ VỀ DVCC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ. 41

4.1.1. Các đặc điểm riêng của đô thị hóa ở Việt Nam. 41

4.1.2.Các cơ sở Qui hoạch phát triển các Vùng lãnh thổ kinh tế-xã hội và Vùng đô thị hoá ở VN. 42

4.1.3.Các cơ sở khoa học về Hệ thống nhu cầu và hệ thống DVCC đô thị ở VN 50

4.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CỦA HỆ THỐNG DVCC TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ. 53

4.2.1.Tổ chức chức năng và phân cấp dịch vụ đô thị 53

4.2.3. Tổ chức không gian lãnh thổ về DVCC đô thị 61

V. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC DẠNG TRUNG TÂM DVCC VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC TỔ HỢP KIẾN TRÚC DVCC TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ. 75



5.1. QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUNG TÂM DVCC ĐÔ THỊ. 75

5.1.1. Các quan điểm về Quy hoạch lãnh thổ của Trung tâm DVCC ở VN 75

5.1.2. Khía cạnh quy hoạch lãnh thổ của Trung tâm DV công cộng đô thị. 78

5.1.3. Cấu trúc thành phố và tổ chức Trung tâm DVCC 82

5.2. PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM DVCC CẤP THÀNH PHỐ. 88

5.3. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DẠNG TRUNG TÂM DVCC ĐÔ THỊ: 93

5.3.1. Nguyên tắc phân loại 93

5.3.2. Đặc điểm của Trung tâm DVCC: 96

5.3.3. Nội dung hoạt động của các Trung tâm DVCC đô thị: 99

5.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức không gian DVCC đô thị. 103

5.3.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ của VN hiện nay qua hiện trạng Hà nội: 103

5.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của DVCC đang theo xu hướng tổ hợp hoá: 112

2. Xây dựng và khai thác Cơ sở vật chất kỹ thuật của các Trung tâm DVCC. 114

5.4. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC TỔ HỢP DVCC ĐÔ THỊ TẠI VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 120

5.4.1. Bối cảnh Vùng đô thị Hà nội và các chiến lược phát triển không gian DVCC. 120

5.4.2.Tổ chức không gian các tổ hợp DVCC Hà nội trong qui hoạch chung đến 2030. 130

5.4.2.1.Không gian đô thị và hệ thống DVCC ( Lấy ví dụ minh hoạ từ Hà nội ) 130



5.5. KẾT LUẬN PHẦN CƠ SỞ KHOA HỌC : 147


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài

Hệ thống dịch vụ công cộng (DVCC) đô thị và nông thôn luôn là thước đo chất lượng sống của các thời kỳ văn minh, từ nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp đến văn minh tri thức. Các quan điểm tiến bộ nhất hiện nay đều coi đây là thành phần cơ bản của cấu trúc kinh tế-xã hội, vận hành theo kinh tế thị trường. Ỏ Việt Nam(VN), càng quan trọng hơn bởi đường lối kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là rất nhiều DVCC vừa mang thuộc tính thị trường lại vừa mang thuộc tính phục vụ, biểu hiện lý tưởng phục vụ nhân dân.

Xét từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam hệ thống DVCC bắt đầu hoàn chỉnh từ thời kỳ của những đô thị thời Pháp thuộc. Những đô thị này đã kế thừa các dịch vụ sinh sống nhỏ kiểu “phố hàng” của đô thị truyền thống và xây dựng được các Trung tâm công cộng mới theo kiểu đô thị phương tây khá phù hợp với qui mô dân số còn khiêm tốn lúc bấy giờ . Ví dụ như Hà Nội đã có : Các Trung tâm Văn hoá, Giáo dục ven bờ sông Hồng, quảng trường Nhà hát lớn, Trung tâm Thương mại hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm Chính trị- Hành pháp Ba Đình ở Hà Nội. Ở Hải phòng còn có Trung tâm cảnh quan Sông lấp rất độc đáo. Điều đáng nói là các trung tâm mới này vẫn song song tồn tại với hệ thống dịch vụ đời sống kiểu “phố hàng” của dân cư bản địa tại khu 36 phố phường (nay còn gọi là khu phố cổ), làm nên đặc trưng rất riêng của thành phố này. Các Trung tâm công cộng kiểu này cũng được phát triển ở Quận 1, Quận 3 tại Sài Gòn và tương tự ở Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, SaPa...với các quy mô khác nhau. Hiện nay, những Trung tâm đô thị thời Pháp thuộc vẫn đóng vai trò chủ chốt trong đời sống công cộng như hành chính – hành pháp, thương mại, văn hoá, giáo dục... mà các khu đô thị mới hiện nay chưa theo kịp. Chúng đã tạo thành các khu phố lịch sử - dỉ sản rất có giá trị của Việt Nam. Trong thời kỳ đô thị hoá hiện nay, chúng cũng đang kêu cứu vì quá tải và có nguy cơ bị phá vỡ cấu trúc các Trung tâm DVCC vốn có, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc lạm dụng quá mức công suất phục vụ của chúng do quá tải hoạt động.

Thời kỳ 1960 – 1985 ( Thời kỳ kinh tế bao cấp), những nghiên cứu về tổ chức DVCC đô thị tuy chưa trở thành những chương trình chính thức, nhưng đã có nhiều nghiên cứu và thực hành liên quan đến đề tài được tiến hành. Các tiêu chuẩn, quy phạm của nhiều loại hình kiến trúc và quy hoạch DVCC đô thị đã được ban hành, ví dụ qui hoạch đô thị hiện nay vẫn dùng Bộ tiêu chuẩn ban hành từ năm 1983 để chỉnh sủa theo yêu cầu đô thị. Thời kỳ này rất nhiều khu dân cư được xây dựng theo “ mô hình tiểu khu nhà ở”, đồng bộ giữa khu ỏ và khu DVCC đời sống thiết yếu. Với hạt nhân công cộng là cụm các công trình: Trường học cấp I, II, nhà trẻ, mẫu giáo, bách hoá và vườn hoa, khu vui chơi trẻ em như Kim liên, Giảng Võ, Trung Tự, Thành Công (Hà Nội), Quang Trung ở Vinh, Phan Chu Trinh ở Thanh Hoá, Lạch Tray ở Hải Phòng... Dân cư sinh sống khá ổn định vì có đầy đủ các dịch vụ tại chỗ, không phải đi lại tìm kiếm dịch vụ nhiều như bây giờ. Do vậy, thời kỳ này vẫn là kinh nghiệm tốt cho xây dựng đô thị đồng bộ giữa nhà ở và DVCC xã hội ở Việt Nam đến nay. Gần như tất cả các công trình DVCC thời kỳ này đều do Nhà nước đầu tư theo kế hoạch hoá nên có cùng một tiêu chuẩn về suất đầu tư, qui mô và chức năng.

Thời kỳ đổi mới 1985 trở về đây, do tập trung vào sự chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường nên các vấn đề về giao thông, sản xuất công nghiệp, phát triển khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật... được giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Vấn đề nghiên cứu DVCC đô thị còn bị bỏ ngỏ. Những năm 1998 trở về đây, diễn tiến của quá trình đô thị hoá ngày càng trở nên phức tạp. Sau 10 năm phát triển, đã có hơn 600 khu đô thị mới ra đời góp phần cải thiện quỹ nhà ở cho nhân dân sau chiến tranh. Nhưng trong Hội thảo toàn quốc về khu đô thị mới cuối năm 2010, đánh giá về chúng, cho thấy một tương lai đô thị còn xa mới đáp ứng được dân cư. Đặc biệt nghiêm trọng là thiếu vắng hoàn toàn hệ thống DVCC trong các khu đô thị mới, được xây dựng theo kiểu ‘Đô thị – Phòng ngủ”, tức là chỉ chia lô bán nền nhà ở . Sáng ra dân cư của nó lên đường đi tìm việc làm, trường học, bệnh viện, chợ búa ở các Trung tâm cũ và chiều tối là dòng người ngược lại, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm khói xe, phá vỡ cấu trúc các Trung tâm cũ và gây hỗn độn đô thị... Căn bệnh càng trở nên trầm kha khi gần đây do đô thị ngày càng mở rộng để trở thành Vùng đô thị: Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 8 tỉnh , đặc biệt Hà Nội ngày 1/8/2008 từ 921km2 được Quốc hội quyết định sát nhập với Hà tây để mở rộng là 3.341km2 , gần gấp 4 lần trở thành Vùng thủ đô với 6,5 triệu dân. Vấn đề an sinh xã hội, DVCC thiết yếu, tiện ích thành phố quá thiếu thốn ngày càng được nhắc đến như căn bệnh trầm kha của đô thị mới.

Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu tổ chức không gian DVCC đô thị đang trở nên cấp bách để góp phần hoạch định đô thị đúng nghĩa ở VN, thúc đẩy kinh tế đô thị và các dòng hoạt động sản xuất – tiêu dùng, hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động đời sống, văn hoá, tinh thần của dân cư trong thời kỳ hiện đại hoá đất nước. Các nghiên cứu như vậy cần có tiếp cận liên ngành và đồng bộ từ qui hoạch, tổ chức không gian, đầu tư và quản lý DVCC đô thị trong tương quan Vùng đô thị và Vùng kinh tế trọng điểm, phù hợp với tự nhiên, xã hội và lối sống của dân cư – vốn rất đặc trưng của Việt Nam.

Về đầu tư các công trình DVCC hiện nay cũng rất nan giải, tuy có quỹ đất trong qui hoạch nhưng không có nhà đầu tư quan tâm. Chính sách đầu tư, nguồn vốn, nhân lực, công nghệ...cho loại hình này cần theo xu hướng xã hội hoá rộng rãi và có sự hỗ trợ định hướng của nhà nước. Trong bối cảnh bắt đầu đô thị hoá rộng khắp ở Việt Nam hiện nay, đầu tư các công trình DVCC đô thị cần chia làm 2 loại đầu tư : 1, Nhóm A- phục vụ đời sống thiết yếu, cần trở thành chính sách bắt buộc các nhà đầu tư đô thị phải xây dựng, vì dân, để họ an cư tại chỗ. Dân mua nhà để ở phải có đủ dịch vụ thiết yếu trong khu đô thị mới. 2, Nhóm B và C - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ ban đầu, kể cả đầu tư hạ tầng ban đầu, theo hướng xã hội hoá để khuyến khích đầu tư từ quy hoạch và xây dựng đô thị nhằm thoả mãn tối thiểu DVCC cho dân cư.

Về quản lý DVCC, khai thác vận hành các công trinh DVCC đô thị cũng nên theo phương thức xã hội hoá. Bởi gốc của quản lý dịch vụ là tạo điều kiện tối đa cho cung gặp cầu, theo qui luật thị trường nên việc xã hội hoá quản lý hệ thống này là bước đi tất yếu.

Chính vì vậy, các mục tiêu của đề tài: “Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị” đặt ra được cụ thể hoá trong nội dung nghiên cứu - là con đường duy nhất có thể định hướng đến qui hoạch các Trung tâm DVCC đô thị một cách khoa học, gắn với phát triển bền vững của thành phố. Tiếp theo đó cần liên kết các Trung tâm công cộng với hệ thống DVCC đời sống thiết yếu của thành phố với tương quan vùng kinh tế-xã hội, vùng kinh tế trọng điểm ( Lấy Vùng Thủ đô Hà Nội làm địa điểm thực nghiệm các kết quả khoa học của đề tài), như một cơ sở nền để phát triển Đô thị hiện đại, văn minh và văn hiến cho tương lai.

Đề tài cũng thực hiện đúng theo thuyết minh đã được Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt.


2- Mục tiêu đề tài:

1.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Hệ thống không gian dịch vụ công cộng đô thị với nhu cầu dân cư và mô hình cung ứng dịch vụ công cộng ( DVCC) trong tương quan vùng đô thị.

2.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về qui hoạch lãnh thổ và phân vùng chức năng lãnh thổ dịch vụ công cộng tại các vùng đô thị Việt Nam.

3.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về qui hoạch xây dựng và tổ chức không gian dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị.

4.Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp kiến trúc các loại hình Trung tâm dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị.

5. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đầu tư và quản lý phát triển không gian dịch vụ công cộng nhằm đề xuất các chính sách xã hội hoá nguồn lực đầu tư và các giải pháp xã hội hoá phương thức quản lý dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


3- Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp(PP) khảo sát thực địa: Là PP được sử dụng cho tất cả các nội dung do yêu cầu ứng dụng thực tiễn cao của đề tài. PP này cho phép quan sát, phỏng vấn tọa đàm và so sánh đối chiếu thực địa các kết quả nghiên cứu nên đề tài tổ chức 3 cuộc khảo sát thực địa tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng cho các cán bộ nghiên cứu.



+ Phương pháp hồi cố: PP này cho phép nghiên cứu tư liệu lịch sử và tư liệu thứ cấp để phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan đến tính bản địa và truyền thống, dược sử dụng nhiều cho phần tổng quan đề tài.

+ Phương pháp điều tra hiện trạng và điều tra xã hội học: PP này cần tiến hành từ bước chọn mẫu khảo sát, địa điểm, thiết kế bảng hỏi với 30 câu, xử lý kết quả trong công tác điều tra khoa học. Từ kết quả điều tra cần tiến hành đánh giá định lượng và định tính nội dung điều tra. PP này chủ yếu sử dụng cho nội dung 4, 5, 6.

+ Phương pháp bản đồ: PP này được sử dụng như PP chủ đạo của các đề tài NCKH chuyên ngành Qui hoạch- Kiến trúc. Từ công tác điều tra hiện trạng và điều tra xã hội học cần thiết xây dựng các bản đồ hiện trạng qui hoạch mạng lưới các TT DVCC dô thị và vùng đô thị dể làm căn cứ đề xuất Tập bản đồ DVCC gồm: Bản dồ quy hoạch lãnh thổ vùng đô thị, Bản dồ phân bố mạng lưới các TT DVCC, Bản đồ phân bổ các tổ hợp DVCC.

+ Phương pháp phân tích-tổng hợp: PP này cho phép hệ thống hóa được các vấn đề tổng quan lý luận và thực tiễn của đề tài ( ND 1, 2, 3), đồng thời phát hiện được quy luật vận động của quá trình lịch sử đô thị Việt Nam, nhằm kế thừa và phát huy giá trị của dịch vụ đô thị truyền thống, thích ứng nó với lối sống hiện đại, làm nên đặc trưng Hiện đại–Bản địa của đô thị Việt Nam trong phát triển.

+ Phương pháp thống kê,so sánh: PP này dùng kết hợp với PP quan sát, phỏng vấn, hội Nghị, xử lý thông tin để lập các thống kê, so sánh, đối chiếu các nội dung nghiên cứu: Từ số liệu điều tra khảo sát, số liệu hiện trạng để rút ra các kết luận cụ thể cho từng ND. Chủ yếu sử dụng cho nội dung 4,5,6,10,11,12.

+ Phương pháp phân tích SWOT: PP này phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của các nội dung nghiên cứu. PP giúp nhận định, đánh giá được tình hình thực trạng và các cơ sở khoa học cũng như đề xuât mô hình tối ưu cho đề tài

+ Phương pháp chuyên gia: PP này giúp nhận thức các lĩnh vực chuyên môn khác nhau một cách chuyên sâu nhất của từng đối tượng nghiên cứu từ các góc độ, tận dụng mọi kiến thức chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành, để đề xuất được các mô hình tốt cho tương lai DVCC đô thị Việt Nam.



+ Phương pháp dự báo: PP này cho phép tìm đúng các xu hướng mới nhất, dự báo các mô hình tiên tiến, mô hình thích nghi cho đề tài; Đồng thời định hướng NC để đạt kết quả tối ưu và bền vững lâu dài. PP này đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu và không bị sa lầy vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.

Kỹ thuật sử dụng :

+ Phần mềm MS.Exel, AutoCad để xử lý dữ liệu điều tra khảo sát.

+ Dùng Autocad 2006, 3D, 3D Max, PhotoShop trong quản lý thiết kế bản đồ, bản vẽ.

+ Dùng công nghệ thông tin chuyên ngành qui hoạch đề xuất mạng lưới DVCC đô thị

B. PHẦN TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DVCC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ

1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ DÙNG TRONG ĐỀ TÀI.

1.1.1. Dịch vụ và kinh tế dịch vụ

Dịch vụ ( tiếng Anh, Pháp: Service; tiếng TQ: phục vụ) trong kinh tế học là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm, là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại ( Từ điển kinh tế-kinh doanh Anh -Việt). Dịch vụ là một thứ hàng hoá mà việc cung ứng nó không phải là chuyển giao quyền sở hữu, mà chỉ là đem lại lợi ích nào đó cho bên tiếp nhận. Dịch vụ là phi vật thể ( insubstantial), không cầm nắm được ( intangibility). Tuy vậy, nhiêù dịch vụ lại đi kèm với hàng hoá vật thể (physical good), chẳng hạn khách sạn cung ứng thức ăn (hàng hoá vật thể) nhưng đồng thời cũng cung ứng dịch vụ dưới dạng nơi ăn, cách bưng bê, bày dọn bàn v.v. Dù một số tiện ích (utility) cung ứng hàng hoá vật thể như hệ thống cấp điện, nước máy, người ta thường vẫn xem tiện ích đó là dịch vụ. Các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ tạo thành kinh tế dịch vụ.

Theo J. Fourastié và C. Clark, nền kinh tế hiện đại của mỗi quốc gia chia thành 3 khu vực (sector) là: khu vực thứ nhất (nông nghiệp, khai khoáng), khu vực thứ hai (công nghiệp), khu vực thứ ba (dịch vụ, khoa học). Như vậy kinh tế dịch vụ thuộc khu vực thứ ba (Tertiary sector).Khu vực kinh tế dịch vụ ngày nay thu hút nhiều nhân công, có các hình thức hoạt động hết sức đa dạng. Cho dù đó là dịch vụ của chuyên gia đơn lẻ như luật sư, kiến trúc sư, thầy thuốc, hay của phòng nghiên cứu, tổ chức tư vấn, ngân hàng, cửa hàng… thì các hoạt động này luôn đòi hỏi các tiếp xúc mặt đối mặt và thường tạo nên mạng lưới dịch vụ hỗ trợ và bổ sung cho nhau.



Kinh tế dịch vụ tại nhiều quốc gia phát triển rất nhanh và chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn kinh tế dịch vụ của Hoa kỳ năm 2007 chiếm 78.5% kinh tế quốc dân so với 20% năm 1947, bao gồm các loại hình dịch vụ sau đây:

- Phục vụ kinh doanh: Tư vấn; Dịch vụ khách hàng; Dịch vụ quản lý nguồn nhân lực (như dịch vụ trả lương nhân viên); Trông giữ trẻ; Chăm sóc vườn tược, dọn vệ sinh, sửa chữa nhà cửa, bảo trì và sửa chữa cơ-điện- nước

- Nghĩa trang, mai táng

- Giáo dục và văn hoá : Bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, trường học, dạy nghề...

- Vui chơi, giải trí: Công viên, khu vui chơi giải trí các lứa tuổi; Chiếu bóng; Sân khấu; Thể thao; Truyền hình

- Dịch vụ đời sống hàng ngày: Thương mại; Dịch vụ ăn uống; Chăm sóc cá nhân; Chăm sóc sức khoẻ

- Bệnh viện và nuôi dưỡng xã hội.

- Dịch vụ thông tin, truyền thông:

- Dịch vụ tài chính ngân hàng: DV Kế toán; Ngân hàng và tổ chức tín dụng ; Bất động sản; Môi giới chứng khoán; Thuế

- Quản lý rủi ro (bảo hiểm, ký gửi an toàn)

- Dịch vụ xã hội

- Vận tải

- Tiện ích công cộng: Năng lượng; Khí đốt; Viễn thông; Quản lý rác; Cấp thoát nước.
1.1.2. Phục vụ công cộng, dịch vụ công ích và dịch vụ công cộng tư nhân:

Kết cấu của một quốc gia hiện đại bao gồm 3 khối: Bộ máy nhà nước, Khối thị trường và Xã hội dân sự. Đối tượng của dịch vụ bao gồm cả 3 khối đó, chẳng hạn dịch vụ định giá BĐS để phục vụ việc xử án (phục vụ nhà nước), định giá BĐS cho nhà kinh doanh BĐS và định giá BĐS cho người dân cần mua nhà.

- Cách hiểu thứ nhất: Khi dịch vụ có đối tượng phục vụ là xã hội dân sự thì được gọi chung là dịch vụ công cộng (Public Services). Các chuyên gia quy hoạch đô thị và các kiến trúc sư thường hiểu theo định nghĩa này, từ đó mà có các định nghĩa về không gian dịch vụ công cộng

( không gian chứa đựng các hoạt động dịch vụ công cộng) và công trình công cộng (như khách sạn, nhà hàng, công trình thể thao, nhà hát, bệnh viện v.v.).

- Cách hiểu thứ hai: Vấn đề trở thành phức tạp khi các nhà quản lý đô thị lại có định nghĩa khác về dịch vụ công cộng như sau: Dịch vụ công cộng là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Từ này kết hợp với một sự đồng thuận xã hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu nhập bao nhiêu. Cho dù dịch vụ công cộng không phải do chính phủ cung ứng hay cấp tài chính đi nữa nhưng vì các lý do xã hội và chính trị mà chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác với phần lớn các ngành kinh tế khác…và chúng có thể gắn với quyền cơ bản của con người (như quyền được cấp nước).

Trong số các dịch vụ công cộng trong đô thị, có những dịch vụ cơ bản gọi là dịch vụ thị chính (municipal services), bao gồm vệ sinh ( nước thải, rác), cấp nước, đường phố, trường học, thanh tra thực phẩm, một số dịch vụ y tế và vận tải, cấp điện, khí đốt, chiếu sáng công cộng và truyền hình.v.v.

Tóm lại, từ tiếng Anh public services có hai cách hiểu khác nhau: theo nghĩa rộng như cách hiểu của các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư, và cách hiểu theo nghĩa hẹp của các nhà quản lý đô thị. Để tiện phân biệt hai cách hiểu đó trong tiếng Việt, chúng tôi đề nghị public services theo cách hiểu thứ nhất thì gọi là dịch vụ công cộng (public services), còn theo cách hiểu thứ hai thì gọi là dịch vụ công ích (services of general interest), nếu dịch vụ nào không phải công ích thì gọi là dịch vụ cá nhân (private services).

Như vậy, có thể định nghĩa dịch vụ công cộng (DVCC) bằng công thức sau đây:

Dịch vụ công cộng = Dịch vụ công ích + Dịch vụ cá nhân

Public services = Services of general interest + Private services

Đây là khái niệm chung về dịch vụ công cộng đề nghị áp dụng thống nhất trong đề tài nghiên cứu này. Ở nước ta, dịch vụ công cộng có lúc còn được gọi là dịch vụ công mà Phạm Quang Lê trong sách “Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn “( Chu văn Thành chủ biên. Nhà XB Chính trị quốc gia. Hà Nội.2004) định nghĩa là: “Những hoạt độngcủa các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội ”, và cho rằng dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công ( hoặc phúc lợi công cộng ), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ (civil services) là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền.( Chú thích: Thế nhưng đầu tư công lại không phải là đầu tư công cộng mà là đầu tư bằng Ngân sách nhà nước!). Theo Ô. Lê, dịch vụ công ích là các hoạt động có tính chất kinh tế hàng hoá do các doanh nghiệp công ích thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, không nhằm mục tiêu lợi nhuận để phục vụ nhân dân như cung cấp điện, nước, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, vận tải công cộng, khuyến nông…

Ngoài ra, từ dịch vụ công ích còn có một định nghĩa khác theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003) là: Dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ này, do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Cách định nghĩa này được các nhà làm chính sách nước ta đưa ra chỉ để tiện cho việc chi tiêu Ngân sách nhưng lại không hội nhập với thông lệ quốc tế.

Theo kinh tế học công cộng, dịch vụ công ích là hàng hoá công cộng (public goods), còn dịch vụ cá nhân là hàng hoá cá nhân (private goods).



Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Hàng hoá công cộng có hai thuộc tính cơ bản là:

Không có tính cạnh tranh (non-rivalrous) trong tiêu dùng, tức là khi có thêm một người tiêu dùng thì cũng không làm giảm lợi ích của những người đang tiêu dùng, chẳng hạn xem truyền hình;

Không có tính loại trừ (non- excludable) trong tiêu dùng, tức là không thể loại trừ, hoặc muốn loại trừ thì rất tốn kém, những cá nhân từ chối trả tiền cho dịch vụ đó, chẳng hạn kẻ trốn đóng phụ phí nước thải vẫn có thể hưởng dịch vụ thoát nước mưa và nước thải.

Tuy vậy chỉ có hàng hoá công cộng thuần tuý (pure public goods) mới có đầy đủ hai thuộc tính đó, còn trong thực tế đa số hàng hoá công cộng là không thuần tuý (impure public goods) chỉ có phần nào các thuộc tính trên.

Trong số các hàng hoá công cộng có những loại mà người ta cho rằng ai cũng cần được tiêu dùng, bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu, chẳng hạn giáo dục tiểu học, tiêm chủng, nước sạch. Hàng hoá công cộng đó gọi là hàng hoá khuyến dụng (merit goods).

1.1.3. Không gian đô thị, không gian công cộng, không gian dịch vụ công cộng.

1.1.3.1.Không gian đô thị (Urban space).

Đô thị nào dù lớn dù nhỏ cũng đồng thời là một không gian vật thể, một không gian kinh tế và một không gian văn hoá xã hội (Trương Quang Thao. Đô thị học-Những khái niệm mở đầu. NXB Xây dựng. 2003). Không gian vật thể là phần “cứng” dùng để chứa đựng hai không gian sau. Vậy đâu là giới hạn của không gian vật thể? Theo Đinh Thành Nhật (Urban Spatial Planning - Theory, Method and Practice. Higher Education Press. Pekin.2007) thì điều này phụ thuộc vào định nghĩa đô thị. Có hai cách định nghĩa đô thị: một là định nghĩa dựa trên địa giới hành chính (khi đó tiếng Anh gọi đô thị là City) và một là định nghĩa về kinh tế, chủ yếu dựa trên quy mô đô thị và mật độ dân cư (khi đó tiếng Anh gọi đô thị là Urban), chẳng hạn tiêu chí định nghĩa đô thị của Hoa Kỳ là ít nhất phải có 2500 dân và mật độ trên 1000 người / km2 (nước ta quy định tương ứng là 4000 dân và 2000 người / km2, ngoài ra tương tự như Trung Quốc, còn thêm tiêu chí về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp).

Đô thị mà đề tài này quan tâm là đô thị kinh tế - dịch vụ. Địa giới kinh tế của đô thị do thị trường sức lao động quyết định, tức là mỗi người sống trong đô thị đều kiếm việc làm trong cùng một thị trường sức lao động. Lấy Chicago làm ví dụ để thấy sự khác nhau giữa địa giới kinh tế và địa giới hành chính: địa giới kinh tế của Chicago bao trùm 130 đô thị hành chính, trong đó lớn nhất là thành phố Chicago với hơn 2 triệu dân, đô thị hành chính nhỏ nhất chỉ có mấy vạn dân. Nó nằm vắt qua 2 bang Illinois và Indiana, chỗ xa nhất cách nhau xấp xỉ 100 km. Dù như vậy nhưng nhờ giao thông phát triển nên có chung một thị trường sức lao động thống nhất. Thị trường này và thị trường đất đai và thị trường nhà ở có cùng giới hạn địa lý rõ ràng. Đặc tính này rất quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đối với mô thức phát triển, quản lý và quy hoạch đô thị.
1.1.3.2.Không gian công cộng (Public space).

Không gian công cộng (Trương Quang Thao gọi là không gian công ích) thuộc về/cũng là không gian kinh tế, văn hoá-xã hội, là không gian vật thể dành cho các hoạt động đời sống thiết yếu, giao tế xã hội, nơi mọi người dân đều có quyền đến đó để giao tiếp mà không phải xin phép hay trả tiền, đối lập với không gian tư ( Private space) dành riêng cho những hoạt động theo chức năng, chẳng hạn nhà ở, nhà máy, văn phòng… Chợ là không gian đầu tiên trở thành không gian công cộng. Theo J. Jacobs thì không gian hè phố là không gian công cộng rất quan trọng tạo ra bộ mặt của đô thị (còn đường ô tô chỉ dành riêng cho ô tô chạy với tốc độ cao, người đi bộ không có quyền sử dụng nó).


1.1.3.3.Không gian dịch vụ công cộng (Public services space).

Không gian dịch vụ công cộng chứa đựng các hoạt động dịch vụ công cộng, là một bộ phận của không gian kinh tế đô thị. Không gian hè phố vừa là không gian công cộng vừa là không gian dịch vụ công cộng. Các đô thị đều có hệ thống các Trung tâm DVCC theo nhiều cách phân bố: Kiểu truyền thống, kiểu Trung tâm tập trung hay phân tán, kiểu Trung tâm chuyên biệt... để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu hàng ngày, thời gian rỗi và các nhu cầu khác của dân cư. Có vai trò quan trọng nhất trong không gian dịch vụ công cộng là khu Trung tâm thương mại (Central Business District- CBD; ở Hoa kỳ gọi là Downtown), nơi tập trung cao độ các hoạt động dịch vụ công cộng, cũng là nơi có mật độ việc làm cực cao. Đại bộ phận dân đô thị sống bên ngoài CBD, hàng ngày đổ vào CBD làm việc.

Kinh tế học đô thị chỉ ra rằng cơ chế hình thành và phát triển đô thị là do không gian đô thị có hiệu ứng tụ tập (Agglomeration effect), khiến thị trường sức lao động có hiệu quả cao nhờ trở thành lớn mạnh và thống nhất. Không gian công cộng đô thị chính là nơi thể hiện tập trung nhất hiệu ứng tụ tập đó.

Nhiều loại hình dịch vụ công cộng, lại phân tán và hình thành mạng lưới (network), như hệ thống trường học, bệnh viện, thương mại-đời sống, vui chơi giải trí, hành chính - hành pháp, ngân hàng tín dụng, bưu điện- viễn thông, cấp nước…Việc phân bố hợp lý các mạng dịch vụ này là một nhiệm vụ của quy hoạch đô thị.

Cuối cùng cần chú ý rằng trong kinh tế đô thị Việt Nam hiện nay, ngoài kinh tế chính thức (formal economy) còn có kinh tế không chính thức (informal), chủ yếu là kinh tế dịch vụ không chính thức đang cung cấp hàng vạn việc làm như hàng rong, thu lượm phế liệu, bốc vác, xe ôm... Không gian dịch vụ công cộng phi chính thức này là vỉa hè, bến xe, nhà ga, chợ…Các nhà quản lý đô thị cần có hiểu biết cần thiết về không gian dịch vụ công cộng phi chính thức này để có biện pháp quản lý phù hợp và không duy ý chí.
1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ.

1.2.1. Lịch sử phát triển của kiến trúc công cộng trong các giai đọan phát triển đô thị hiện đại trên thế giới.

Lịch sử phát triển của kiến trúc công cộng gắn liền với sự xuất hiện của các đô thị. Khởi nguồn là sự xuất hiện của lý thuyết các đô thị mới (1918 - 1945)

1. Thành phố không tưởng

Sự phát triển tư bản chủ nghĩa thế kỉ 19 đã có hậu quả xấu về các mặt xã hội, chính trị vào những năm 1850 – 1860. Trong bối cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ nghĩ tới việc xây dựng xã hội mới, không có giàu ngèo, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình, tất cả cùng lao động và cùng hưởng hạnh phúc giống như cư dân đô thị trên đảo Utopier (Hy Lạp) đã từng tồn tại trong thời kì huy hoàng trước đó. Tư tưởng đó là nội dung của chủ nghĩa không tưởng mà đại biểu xuất sắc nhất là Saint Simon (1760 - 1825), Charles Fourier (1772 – 1837) ở Pháp và nhất là Robert Owen (1771 - 1808) ở Anh. Về thực chất là đòi hỏi sự bình đẳng trong các chức năng của thành phố: ở, đi lại, công cộng cho tất cả người dân không phân biệt giàu nghèo.



Robert Owen: Robert Owen đã hình dung những công xã kiểu đô thị nửa nông thôn với số dân không quá 2000 người nhưng không ít hơn 200 người. Con số tốt nhất là 800 đến 1.200 người. Những ngôi nhà có bố cục hình vuông có quảng trường nằm giữa. Ba phía ô vuông là nhà ở gia đình, phía thứ tư dành làm phòng có trẻ em dưới 3 tuổi. Bên trong ô vuông là các công trình công cộng: nhà ăn, nhà bếp, trường học, thư viện, ký túc xá và nhà khách.




Hình 1: Đô thị lý tưởng của R.OWEN
Đô thị của R.Owen được bố cục hình vuông, đối xứng qua hai trục, mang tính độc lập và khép kín cao, mỗi cạnh hình vuông đều có một cổng ra vào, phía ngoài được bao bọc bởi khu vực canh tác rộng khoảng 400-600ha. Ngoài khu vực canh tác còn bố trí các nhà máy, các xưởng thủ thủ công.(Hình 1)

Đây là những ý tưởng đầu tiên về quan điểm tổ hợp các khu DVCC vào các khu dân cư nhằm tạo ra trạng thái phục vụ tối ưu cho người sử dụng.



Каталог: Upload -> Documents -> 2017
Documents -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Documents -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
Documents -> HỢP ĐỒng tặng cho tài sảN
Documents -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> ĐƠN ĐỀ nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> Thuyết minh kỹ thuật I – CĂn cứ LẬp hồ SƠ thiết kế BẢn vẽ thi côNG

tải về 13.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương