1- lý do chọn đề tài 2 2- mục tiêu đề tài: 4 3- phương pháp nghiên cứu của đề tài 4


NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM



tải về 13.21 Mb.
trang9/72
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích13.21 Mb.
#38427
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   72
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM.

Dịch vụ công cộng với tư cách là một hệ thống phức tạp, bao gồm các tiểu hệ thống thành phần như liệt kê trong bảng 1. Trong Bảng 1 có 15 tiểu hệ thống cấu thành toàn bộ nội dung của hệ thống DVCC. Mỗi tiểu hệ thống đều có đặc điểm riêng của mình và bao gồm nhiều loại hoạt động đa dạng, liên kết hỗn hợp với nhau và tương đối độc lập trong toàn hệ thống DVCC đô thị.



Bảng 1: Nội dung của hệ thống dịch vụ công cộng đô thị




Tiểu hệ thống thành phần

Các hoạt động thành phần




1

2

1

Kinh doanh buôn bán




2

Ăn uống công cộng




3

Dịch vụ sinh hoạt

- Dịch vụ vệ sinh







- Cắt tóc, làm đầu







- May vá







- Sửa chữa giày dép và đồ da







- Dịch vụ mộc







- Tẩy rửa và làm sạch bằng hoá chất







- Giặt là







- Bảo dưỡng, sửa chữa các dụng cụ sinh hoạt, đồng hồ, kính







- Sửa chữa đồ điện tử







- Chế tác kim loại







- Sửa chữa, bảo dưỡng xe đạp, xe máy







- Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô







- Dọn vệ sinh nhà cửa







- Các dịch vụ đa dạng khác

4

DV Kinh tế cộng

- Bãi đỗ xe




đồng trong đô thị

- Nơi gửi đồ công cộng







- Khách sạn, nhà nghỉ

5

DV Tiện ích công cộng

- Cấp nước




( Có thể gọi là Dịch vụ

- Vỉa hè, lối đi bộ




công ích )

- Thoát nước







- Khuôn viên cây xanh







- Cấp điện







- Cáp viễn thông, truyền hình, internet







- Xử lý rác thải

6

Dịch vụ hành chính

- Dịch vụ hành chính do UBND cung cấp







- Dịch vụ luật







- Các dịch vụ hành chính khác

7

Dịch vụ tài chính,

- Dịch vụ do Bộ tài chính và các cơ quan dưới quyền cung cấp




ngân hàng, tín dụng

- Dịch vụ tài chính do ngân hàng nhà nước cung cấp







- Dịch vụ tài chính do các ngân hàng cổ phần cung cấp







- Dịch vụ tài chính do các tổ chức tín dụng khác cung cấp

8

Dịch vụ Văn hoá

- Xuất bản và phát hành sách







- Ấn phẩm định kỳ







- Chụp ảnh







- Phát thanh







- Truyền hình







- Chiếu phim







- Nhà hát







- Ca nhạc







- Xiếc







- Nghệ thuật tạo hình







- Thư viện







- Phòng đọc







- Bảo tàng







- Lễ hội

9

Dịch vụ Thể thao

- Bóng đá và điền kinh nhẹ







- Thể dục dụng cụ, trò chơi thể thao và thể thao hạng nặng







- Bơi lội, bóng nước và nhảy cầu







- Thể thao trong các điều kiện đặc biệt: chèo thuyền, bắn súng, đua xe đạp, đua ngựa…







- Hoạt động thể thao cho trẻ em và người lớn tuổi

10

Dịch vụ y tế và công tác xã hội

- Điều trị dự phòng: bệnh viện, trạm điều dưỡng, phòng khám đa khoa ngoại trú







- Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em







- Vệ sinh dịch tễ







- Nghỉ dưỡng sinh thái







- Chăm sóc xã hội: dịch vụ cho người già, người khuyết tật về thể chất và tinh thần, hoạt động học tập, sản xuất, CLB







- Hiệu thuốc







- Đào tạo y tế

11

Giáo dục và đào tạo nhân lực

- Nhà trẻ, mẫu giáo







- Giáo dục phổ thông







- Dạy nghề







- Hoạt động ngoại khoá







- Trại hè







- Trường cao đẳng







- Giáo dục đại học







- Các trường chuyên nghiệp

12

Hoạt động thanh thiếu niên

- Đội thiếu niên







- Đoàn thanh niên







- Trại hè thanh thiếu niên quốc tế

13

Giao thông ( Là Hệ

- Đường sắt




thống hạ tầng kỹ

- Đường bộ




thuật của DVCC , lại

- Đường thuỷ




vừa là dạng DV )

- Đường hàng không







- Dịch vụ giao thông và hệ thống Nhà ga

14

Giao thông ( Là Hệ

- Điện thoại




thống hạ tầng kỹ

- Điện tín




thuật của DVCC , lại

- Dịch vụ bưu điện




vừa là dạng DV )

- Phát thanh và truyền hình







- Internet







- Mạng lưới truyền dữ liệu khác

15

Nghĩa trang

-Nhà tang lễ

- Nghĩa trang


- Mười lăm tiểu hệ thống nêu trên đều có vị trí chắc chắn trong toàn hệ thống DVCC chung: Kinh doanh buôn bán, dịch vụ ăn uống, thể thao, văn hoá, phục vụ sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, tiện ích công cộng....

- Tuy nhiên vẫn tồn tại những tranh cãi chưa đến hồi kết về phạm vi của DV giao thông nội đô và DV truyền thông. Rất khó xác định phần nào của các tiểu hệ thống đó thuộc về dịch vụ công cộng và phần nào thuộc về hạ tầng kỹ thuật của dịch vụ công ích do Nhà nước đảm nhiệm, và có lẽ điều đó là không thể tách bạch ngay. Khi thử tái sắp xếp các tiểu hệ thống dịch vụ trong hệ thống chung theo nhu cầu, hai tiểu hệ thống này có vai trò thực sự đặc biệt. Chúng trở thành phương tiện chính để làm nền của hạ tầng kỹ thuật cho việc hiện thực hoá hoạt động các tiểu hệ thống DVCC khác. Sức nặng mà chúng có được, sự lệ thuộc của các dịch vụ khác vào chúng ( Kể cả trong những hệ thống hạ tầng quốc gia lớn hơn) cho thấy những khó khăn trong việc phân định cơ sở, phương tiện và đội ngũ nhân viên liên quan đến việc phục vụ trực tiếp dân cư, dẫn đến các hình thức xã hội hoá đầu tư chúng theo hình thức đối tác công - tư như hiện nay ở VN. Có lẽ tốt nhất giao thông và truyền thông nên hoàn toàn thuộc về hạ tầng kỹ thuật đô thị, còn đối với mục tiêu dịch vụ chỉ nên giới hạn việc trao đổi và DV thông tin hiện hữu và dự báo.

- Phức tạp hơn là vấn đề nghỉ ngơi và du lịch. Nghỉ ngơi tồn tại như một hệ thống độc lập trong quy hoạch lãnh thổ và từ đó “thoát ly” hoàn toàn khỏi hệ thống dịch vụ đô thị, khi chúng kết hợp với du lịch càng khó qui hoạch hơn nữa. Trong thực tế giữa 2 hệ thống dịch vụ và nghỉ ngơi có những phần trùng lặp - cần được xem xét kỹ lưỡng. Chỉ khi đó mới có thể xác định phần nào của dịch vụ là nghỉ ngơi và phần nào của nghỉ ngơi là dịch vụ. Trong một khu vực nhất định, cần thiết phải chứng minh hệ thống nào (dịch vụ hay nghỉ ngơi) có chức năng ưu tiên hơn để có thể trở thành hệ thống dẫn dắt hệ thống kia.

+ Việc nghỉ ngơi hàng ngày, và một phần cả việc nghỉ ngơi hàng tuần được thực hiện nhờ các cơ sở và mạng lưới: rạp chiếu phim, nhà hát, thư viện, bảo tàng, phòng trưng bày, triển lãm, trung tâm văn hoá, câu lạc bộ, nhà thể thao, các trung tâm vui chơi giải trí tổng hợp, trung tâm giao lưu cộng đồng. Tất cả chúng là cơ sở dịch vụ thực hiện các chức năng kép. Khi đó có quyền khẳng định rằng ở đây dịch vụ công cộng là chủ đạo và nó cần phải nắm bắt và thoả mãn các nhu cầu nghỉ ngơi hàng ngày và hàng tuần.

+ Khi đặt ra vấn đề nghỉ ngơi hàng tuần và nghỉ ngơi hàng năm theo kiểu du lịch, phục vụ công cộng hoặc DVCC kết hợp với các tiểu hệ thống sau: dịch vụ ăn uống công cộng, bán lẻ, các dịch vụ du lịch, sinh hoạt, thể thao, văn hoá và chăm sóc sức khoẻ. Ở đây có thể xem xét hai phương án:

a, Khi nghỉ ngơi được tổ chức trong các khu vực và khu dân cư có mục tiêu nghỉ ngơi đặc thù như các khu du lịch và:

b, Khi các chức năng chế ngự dịch vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi tại các điểm dân cư.

Trong trường hợp đầu nghỉ ngơi, du lịch là chức năng dẫn dắt, trong khi các tiểu hệ thống dịch vụ nêu trên tương ứng với tổ chức chung của hệ thống dịch vụ công cộng.

Trường hợp thứ hai dịch vụ có vai trò dẫn dắt. Nói cách khác, những chức năng chung trợ giúp cho nghỉ ngơi và dịch vụ cần có giải pháp tương ứng với khu dân cư hay hệ thống cư trú. Nhu cầu nghỉ ngơi cần được đưa vào và tương thích với hệ thống DV chung.

Nội dung của Hệ thống dịch vụ công cộng thường xuyên thay đổi do sự xuất hiện các hoạt động mới hay sự biến mất của hoạt động cũ hay trong các tiểu hệ thống thành phần. Trong phần lớn trường hợp, nguyên nhân của điều đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng và thay đổi mức sống. Đặc biệt trong tình hình đô thị hoá hiện nay Hệ thống DVCC đô thị đang đòi hỏi phải quan tâm từ qui hoạch, thực hiện và quản lý phát triển theo qui hoạch, có sự định hướng, kiểm tra sát sao của Nhà nước, nhưng lại theo mô hình xã hội hoá trong phát triển thì mới đảm bảo chất lượng sống đô thị và cả sự ổn định lâu dài của đô thị.
1.4. DIẾN BIẾN CỦA QUI TRÌNH DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ TRONG TƯƠNG QUAN VÙNG ĐÔ THỊ.

1.4. 1. Định nghĩa về Qui trình DVCC đô thị:

Từ việc định nghĩa thế nào là Qui trình dịch vụ với việc hiện thực hoá quá trình đó trong thực tế chỉ có thể thự hiện khi chỉ ra các trạng thái cơ bản của lý thuyết DVCC áp dụng một cách đại chúng trong xã hội. Khi cụ thể hoá các phương pháp tiến hành DV áp dụng cho các nhiệm vụ DVCC điển hình khác nhau của Hệ thống dịch vụ, các đô thị quốc tế đã chấp thuận hình thành cấu trúc của các Hệ thống dịch vụ đô thị phụ thuộc vào ba thành phần cơ bản sau:


  • Nguồn cầu;

  • Lượng cầu;

  • Tổ chức phục vụ hoặc dịch vụ;

Trong ba thành tố cơ bản đó - được phân chia trên cơ sở có cùng “ Một loạt điểm chung, đặc trưng cho các hệ thống dịch vụ cụ thể khác nhau” thì:

Lượng cầu được hiểu là số lượng người chờ được phục vụ;

Nguồn cầu bao gồm tất cả các đối tượng có nhu cầu DV (khách hàng, nhu cầu, yêu cầu, đòi hỏi…) sẽ được phục vụ (tiếp nhận, chuyển giao, chăm sóc) bởi các địa điểm dịch vụ. Vì có nguồn cầu mà hệ thống dịch vụ được xây dựng để thoả mãn chúng; Nguồn cầu có thể không xác định số lượng cụ thể, nhưng quan trọng nhất để xây dựng Hệ thống DVCC.

Tổ chức dịch vụ là người hay nhóm người, tổ chức nhà nước hay tập thể, tư nhân thực hiện các nhu cầu đã đặt ra cho các dịch vụ công cộng.

Việc phân chia Quá trình dịch vụ theo cấu trúc nói trên là có tính logic và cần thiết cho những nhu cầu của lý thuyết dịch vụ công cộng đại chúng.

1.4.2. Diễn biến của Qui trình dịch vụ công cộng đô thị trong tương quan vùng đô thị.

Tuy nhiên Qui trình dịch vụ theo cấu trúc: Nguồn cầu; Lượng cầu; Tổ chức phục vụ hoặc dịch vụ; không thể được thực hiện một cách cơ học đối với dịch vụ công cộng đô thị. Bởi chúng ta phải xem xét nó một cách toàn diện theo hai mặt:



1, Như một chức năng lệ thuộc vào quá trình sống của dân cư, và;

2, Như một hệ thống của không gian lãnh thổ - thành phần của quy hoạch lãnh thổ.

Bản thân đề tài cũng nhấn mạnh việc xem xét dịch vụ với “nghĩa rộng nhất” khi “thực hiện một hay nhiều hoạt động tương ứng với nhu cầu của đối tượng ( tức là nguồn cầu)”. Ở đây xem xét nhu cầu của dân cư đô thị vừa hiện đại xen kẽ với truyền thống và một bộ phận không nhỏ dân cư vùng ngoại vi thành phố - đang là đặc điểm của thời kỳ đô thị hoá ở VN hiện nay.

- Qui trình dịch vụ có thể được biểu hiện thông qua các mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa các thành phần của nó: người tiêu dùng, các hoạt động dịch vụ và các phương tiện thực hiện dịch vụ. Nếu một trong những thành phần đó bị bỏ qua hay bị đánh giá thấp sẽ dẫn đến việc đơn giản hoá quá trình kể trên. Điều đó ngay lập tức sẽ phản ánh khiếm khuyết của nó lên tổ chức của toàn hệ thống. Khi loại bỏ một thành phần nào đó hay đơn giản hoá các mối quan hệ đó có thể dẫn tới những quan niệm sai lầm về hệ thống và cấu trúc của nó, bởi trong thực tế DVCC là một biểu hiện xã hội phức tạp của chuyển động xã hội đô thị. Cần phải tính đến mối quan hệ thực tế giữa cái tự nhiên và cái nhân tạo, một mặt giữa người tiêu dùng và nhu cầu và mặt khác, giữa người tiêu dùng và cơ sở vật chất của DVCC . Về bản chất là mối quan hệ giữa cung - cầu của một qui mô dân cư nào đó với không gian lãnh thổ của dịch vụ công cộng. Hay nói các khác là phải đưa hệ thống DVCC đô thị vào qui hoạch đô thị và rộng hơn là qui hoạch Vùng đô thị để xét tất cả yếu tố ảnh hưởng của nó một cách toàn diện.

- Nếu chấp nhận việc phân chia Qui trình dịch vụ thành nhiều vùng, tùy thuộc vào các giai đoạn đặc trưng của quá trình dịch vụ có thể đề xuất phân nhóm như sau:

1, Vùng phát sinh nhu cầu;

2, Vùng tạo ra các hoạt động và dịch vụ;

3, Vùng thoả mãn nhu cầu thông qua dịch vụ;

Việc phân chia này phản ánh vai trò chủ đạo của các thành phần tại các điểm khác nhau của quá trình: người tiêu dùng, bộ phận sản xuất, cơ sở vật chất dịch vụ và không gian lãnh thổ dịch vụ.

- Kết quả cuối cùng của phục vụ xã hội, sản phẩm cơ bản của nó là dịch vụ. Tính đa dạng của chúng trong vùng tạo ra các hoạt động và dịch vụ được sắp xếp một cách có điều kiện: trong trật tự làm việc của các tiểu hệ thốdichjdDV thành phần, thứ tự và phạm vi hoạt động của chúng - được chỉ ra khi làm rõ nội dung của hệ thống. Sự phức tạp trong vùng này thường có được từ đặc điểm hai mặt của giá trị phục vụ: Vật chất và Phi vật chất và cũng như từ tính chất đa chức năng của chúng. Những đặc điểm đó làm chúng trở nên khó định lượng mà cần có sự phân loại từ thị trường DV.

- Việc giải thích biện chứng dịch vụ như là một hoạt động hữu ích với giá trị tiêu dùng: Là hàng hoá hay là lao động đã loại bỏ nghi ngờ rằng: Liệu những nhu cầu kinh doanh và lợi ích văn hoá trong tiêu dùng có thể thống nhất được với nhau hay không? Một vấn đề khác là chúng cần thoả mãn những mặt khác nhau của nhu cầu con người: Vật chất và tinh thần. Việc phân chia dịch vụ theo loại nhu cầu mà chúng phải thoả mãn thành 3 loại DV: 1, Dịch vụ vật chất, và 2, Tinh thần, và 3, Xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với công tác Tổ chức không gian lãnh thổ và Tổ chức chức năng của hệ thống dịch vụ công cộng: Nó cho phép hình thành ý tưởng sắp xếp các Trung tâm công cộng tổng hợp hay thứ cấp để tạo chất lượng sống và bộ măt đô thị, cũng như xem xét trong tương quan vùng đô thị.

Sự nhận diện quan trọng của cả 3 loại dịch vụ nói trên là: Trong quá trình hoạt động, con người không chỉ là lực lượng lao động mà còn là đối tượng được phục vụ. Ngoại trừ con người, dịch vụ không còn có đối tượng nào khác để phục vụ. Hay nói cách khác là dịch vụ không thể đem cất vào trong kho được…Dịch vụ phải được thực hiện. Chỉ khi đó nó mới được tiêu thụ. Từ đây cho thấy lĩnh vực thứ hai của quá trình dịch vụ là lĩnh vực nảy sinh nhu cầu. Thực chất của lĩnh vực DV này là quan hệ giữa con người - nguồn cầu. Việc tổ chức không gian dịch vụ cần tính đến nhiều mặt, bao gồm cả quá trình phải thay đổi, phát sinh DV khi các động thái của người tiêu dùng không được đáp ứng đúng. Các mô hình DV trong đó người tiêu dùng được xem xét như đối tượng tĩnh với cách sống ổn định, dần dần được chuyển thành đối tượng động, trong một biên độ rộng của các mối quan hệ xã hội và không gian lãnh thổ.

- Người tiêu dùng thường được xem như khối địa bàn phục vụ. Tương ứng với nó là “ một mảng tập hợp các dịch vụ” cho dân cư. Trong khi khối dân cư cần phục vụ được xác định rõ ràng bởi ranh giới địa lí thì xác định “mảng tập hợp dịch vụ” lại là vấn đề phức tạp, cần tới những nghiên cứu kỹ càng về thống kê, xã hội học và phân bổ chức năng dịch vụ thích hợp.

Xác định đúng “mảng tập hợp dịch vụ” ảnh hưởng tới việc tối ưu hoá mô hình của địa bàn dịch vụ, có thể đo được thành đại lượng “ Hiệu quả dịch vụ” cuối cùng, từ đó xác định hiệu quả xã hội của hệ thống DV - là thước đo đánh giá mục đích cần đạt được.

- Tất cả các dịch vụ kể cả những thứ thoạt tiên có vẻ không mang tính vật chất cũng đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành thực hiện DV. Kể cả với những dạng dịch vụ như các hoạt động thương mại, văn phòng thông tin, thư tín, điện thoại… cũng đòi hỏi cơ sở vật chất như kho tàng, nhà xưởng... Như vậy lĩnh vực thứ ba của quá trình phục vụ là cơ sở vật chất kỹ thuật. Nó bao gồm mạng lưới các toà nhà dịch vụ, các trung tâm dịch vụ và các cơ sở hỗ trợ. Thực chất đây là mắt xích cuối của quá trình phục vụ, là quá trình hiện thực hoá những nhu cầu liên tục nảy sinh từ Nguồn cầu - Dân cư đô thị. Lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất cũng được xem như lĩnh vực thực hiện dịch vụ. Thước đo cơ bản của lĩnh vực này gồm ba nhân tố: là chất lượng của cơ sở vật chất được xây dựng, phương tiện kỹ thuật và nhân sự tiến hành dịch vụ.

- Việc thực hiện quá trình phục vụ diễn ra với 2 kiểu tham gia khác nhau của con người - người tiêu dùng đối với địa điểm DV:

+ Khi người tiêu dùng phải vượt qua một khoảng cách nhất định để thoả mãn nhu cầu phát sinh;

+ Khi nhu cầu tồn tại tại địa điểm phát sinh nhu cầu mà không có sự di chuyển của người tiêu dùng.

Mỗi vùng riêng biệt đều có xu hướng phát triển khác nhau, đôi khi mâu thuẫn với nhau và có thời gian tồn tại khác nhau, và từ đó - mức độ ảnh hưởng khác nhau lên toàn bộ quá trình phục vụ. Ví dụ trong vùng hiện thực hoá nhu cầu, người ta nhận thấy xu hướng tập trung nhất định của các cơ sở dịch vụ vì lý do kinh tế được thoả mãn. Điều đó trong chừng mực nào đó mâu thuẫn với yêu cầu của người tiêu dùng về khả năng tiếp cận trong phạm vi khả năng chuyển động vật lý của người tiêu dùng, tức là đối với người tiêu dùng phương án phi tập trung cơ sở phục vụ là có lợi thế hơn. Giải pháp đối với mâu thuẫn cơ bản của hệ thống này dẫn đến việc phân chia dịch vụ thành 2 loại: dịch vụ mà sự tiếp cận có ý nghĩa quyết định và sự tiếp cận chỉ là sự kiểm soát, các nhân tố khác mới có tính quyết định.

Những xu hướng trong vùng thực hiện dịch vụ thường là hậu quả của các xu hướng xuất hiện tại 2 loại khác nhau về bản chất nói trên. Ảnh hưởng quan trọng của nó cho thấy, sự tồn tại của nó do cơ sở vật chất tương ứng mang lại. Để có được những thay đổi nhanh chóng của toàn bộ quá trình, cơ sở vật chất dịch vụ cần phải có không gian linh hoạt, mềm dẻo, tức là có tối đa khả năng bố trí, tổ hợp trong mối quan hệ về chức năng, cấu trúc và lãnh thổ DVCC.


1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHỤC VỤ CÔNG CỘNG.

Đằng sau việc tổ chức chức năng của hệ thống phục vụ công cộng là sự tác động phức tạp của những nhân tố khác nhau. Mức độ tác động của chúng đối với các nội dung phục vụ cũng như kết quả phục vụ cuối cùng cũng khác nhau. Thực chất các nhân tố này có thể là địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống lịch sử và thẩm mỹ.


1.5.1. Sự đa dạng của các nhân tố địa lý tự nhiên:

Ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức phục vụ công cộng là khí hậu, địa hình, mặt nước, điều kiện địa chất thủy văn, thế giới động thực vật và dân cư với những hình thức cư trú.





Hình 11: Những nhân tố địa lý – tự nhiên ảnh hưởng lên tổ chức mạng lưới

các khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam.

Ví dụ tổ chức của tiểu hệ thống nghỉ ngơi được xác định chủ yếu bởi điều kiện địa lý tự nhiên. Tương tự là vai trò của chúng khi định hình mạng lưới resort, mạng lưới các môn thể thao đặc thù (trượt tuyết, leo núi, đua thuyền, bơi lội ngoài trời). Mặc dù ảnh hưởng mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng những điều kiện tự nhiên vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với cả tổ chức giao thông. Ví dụ sự tiếp cận với tư cách là tiêu chí kiểm soát địa điểm của cơ sở phục vụ thường được chia thành sự tiếp cận tại vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Từ hình 11 có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa chất thuỷ văn và thực vật lên tổ chức không gian lãnh thổ mạng lưới các khu nghỉ dưỡng.

Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên lên tổ chức mạng lưới phục vụ nên được cụ thể hoá. Điều có ý nghĩa quan trọng là liệu ảnh hưởng đó đối với tiểu hệ thống, dạng hoạt động hay dịch vụ (như dịch vụ nghỉ dưỡng) là có ý nghĩa quyết định hay chỉ mang tính kiểm soát - tức là ảnh hưởng đó chỉ là một phần (ví dụ trong thể thao và chăm sóc sức khoẻ).

Đối với Thủ đô Hà Nội, điều kiện địa lý tự nhiên đa dạng và phong phú đã tạo ra nhiều danh lam thắng cảnh trù phú, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo điển hình với hệ thống núi đá tạo ra hang động, rừng quốc gia, suối, thác, sông, hồ tạo ra nhiều không gian xanh trữ tình và thơ mộng. Những khu đầm lầy màu mỡ với môi trường sống đa dạng tạo nên những khu vực sinh thái tự nhiên, môi trường sống lý tưởng thu hút các loài vật cư trú. Nổi bật trong số đó là vùng núi cao Ba Vì ở phía tây, với rừng quốc gia có nhiều loại động – thực vật quý hiếm cùng với hàng trăm dòng suối thác như: Thác Ao Vua, thác Mơ, thác Hương, suối Tiên, thác Đa, Thiên Sơn – suối Ngà... Hồ Đồng Mô được mệnh danh là “Hạ Long trên đất trung du” với hệ thống đảo cây xanh lớn nhỏ nằm trên hồ nước. Dưới dải núi Hương Sơn kéo dài với hệ thống hang động kỳ thú còn có hồ Quan Sơn, hồ Đông Sương hàm chứa nhiều tiềm năng du lịch sinh thái…

Những cảnh quan thiên nhiên độc đáo nêu trên được quy định bởi điều kiện địa lý tự nhiên của Hà Nội chắc chắn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ thống phục vụ công cộng, nhất là mạng lưới khu nghĩ dưỡng và du lịch sinh thái.


Каталог: Upload -> Documents -> 2017
Documents -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Documents -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
Documents -> HỢP ĐỒng tặng cho tài sảN
Documents -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> ĐƠN ĐỀ nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> Thuyết minh kỹ thuật I – CĂn cứ LẬp hồ SƠ thiết kế BẢn vẽ thi côNG

tải về 13.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương