1- lý do chọn đề tài 2 2- mục tiêu đề tài: 4 3- phương pháp nghiên cứu của đề tài 4


f, Thành phố công nghiệp của Tony Garmer, Pháp



tải về 13.21 Mb.
trang7/72
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích13.21 Mb.
#38427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   72

f, Thành phố công nghiệp của Tony Garmer, Pháp

Cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy nhanh chóng sự hình thành nhiều đô thị công nghiệp ở Anh, Pháp. Trong bối cảnh đó, năm 1917, KTS Tony Garmer người Pháp cho ra đời mô hình “Thành phố công nghiệp” nhằm giải quyết mâu thuẫn nêu trên. Cơ cấu quy hoạch thành phố công nghiệp như sau: Đô thị có dân số 35.000 người, không phải là làng, không phải là thành phố lớn. Các khu công nghiệp và nơi ở, khu DVCC, khu vui chơi, công viên cây xanh, nghỉ ngơi, …bố trí song song nhau để khi cần thiết thì cả ba yếu tố cùng mở rộng về một hướng.



Hệ thống giao thông đối ngoại bố trí vòng quanh đô thị và xa khu dân dụng.




Hình 9: Sơ đồ mặt bằng quy hoạch thành phố Lyon, Pháp
Quan điểm của Tony Garmer đã được ứng dụng trong quá trình cải tạo, phát triển thành phố Lyon ở Pháp và đạt kết quả tốt đẹp. Cách đặt vấn đề và hướng giải quyết cho việc quy hoạch đô thị công nghiệp mới là một trong những lý luận khởi đầu cho quan niệm thành phố tuyến tính về sau và được nhiều kiến trúc sư lấy làm hướng nghiên cứu cho quy hoạch đô thị cho mình, trong đó có Lecorbusier (Hình 9)

1.2. 2. Xu hướng phát triển của quá trình dịch vụ công cộng đô thị - Kinh nghiệm thế giới:

Dịch vụ như đã giải thích ở mục 1.1, là tập hợp những hoạt động có ý nghĩa cơ bản và cung ứng mọi hoạt động đời sống thiết yếu, tinh thần, văn hoá, xã hội đô thị, nhằm thoả mãn trực tiếp mọi nhu cầu cụ thể của con người. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi phải thiết lập hạ tầng cơ sở vật chất có liên hệ với một hoặc nhiều đô thị và khu dân cư nhất định
1- Xu hướng thiết lập hệ thống Trung tâm phục vụ và dịch vụ công cộng trong đô thị:

- Hệ thống này luôn tồn tại và phát triển như một bộ phận không tách rời của nền kinh tế- xã hội và là tập hợp của các vùng lãnh thổ cũng như vùng chức năng lãnh thổ. Với tư cách là một hạng mục kinh tế - xã hội, hệ thống phục vụ công cộng được coi là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng đô thị. Theo thuyết kinh tế thị trường, hạ tầng đô thị là “tập hợp các thành tố lệ thuộc vào hệ thống kinh tế mà thiếu chúng, hệ thống kinh tế không thể phát triển và hoàn thiện”. Từ đó chúng ta thấy hạ tầng kỹ thuật dịch vụ đô thị bao gồm:

+ Mạng lưới năng lượng,

+ Mạng lưới giao thông,

+ Mạng lưới giáo dục đào tạo,

+ Dịch vụ nghiên cứu khoa học,

+ Mạng lưới văn hoá giáo dục,

+ Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ và du lịch,

+ Dịch vụ đời sống cộng đồng,

+ Mạng lưới bảo tồn sinh thái tự nhiên,

+ Tư vấn, Thiết kế và xây dựng đô thị, kiến trúc.

+ Hệ thống quản lý đô thị

+ Hệ thống vệ sinh môi trường.

- Một số tác giả đề xuất nên chia dịch vụ công cộng thành 2 nhóm: 1, Nhóm các dịch vụ gắn với nền sản xuất xã hội, và 2, Nhóm dịch vụ đời sống xã hội.



Nhóm dịch vụ gắn với nền sản xuất xã hội: Được hiểu là tập hợp toàn bộ phương tiện cần thiết cho hoạt động bình thường của các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, bao gồm hệ thống giao thông, viễn thông, cấp điện, khí đốt, cấp thoát nước.

Nhóm dịch vụ đời sống xã hội: Là tập hợp của các phương tiện, công trình đảm bảo các điều kiện hoạt động vật chất và văn hoá cần thiết cho đời sống bình thường của người dân trong một vùng lãnh thổ đô thị nhất định.

- Từ việc phân tích tổ chức và nội dung của hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị như trên, có thể kết luận rằng phục vụ và dịch vụ công cộng thực chất là một phần của cấu trúc hạ tầng đô thị, nhưng là phần chịu tác động từ cả nhóm tiêu dùng xã hội và cả nhóm sản xuất. Bao gồm cả giao thông, truyền thông và các tiện ích công cộng khác thuộc về công ích được hưởng các phúc lợi của Nhà nước. Nhưng, rõ ràng sức nặng của dịch vụ công cộng lại rơi vào các thành phần tiêu dùng và tác động trực tiếp đến cư dân trong xã hội.

Một trong những chuyên gia lớn về địa lý học đô thị - V. Pockshish - đã xác định “Dịch vụ là khía cạnh mang tính xã hội cao nhất mà địa lý học đô thị nghiên cứu vì nó quan hệ đến lãnh thổ dịch vụ, liên quan đến địa hình, khí hậu và văn hoá, lối sống”.

- Nền kinh tế học hiện đại tiến hành nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất xã hội. Tại “cực” tiêu dùng của quá trình này là lĩnh vực hoạt động của dịch vụ công cộng. Theo T. Bozin, lĩnh vực hoạt động của dịch vụ là tập hợp của rất nhiều hoạt động đa dạng. “Trong nhiều trường hợp, giữa chúng thiếu các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật và sản xuất. Lý do hợp nhất tất cả các hoạt động dịch vụ công cộng trong một lĩnh vực hoạt động (bất chấp đặc điểm vật chất hay phi vật chất) mà đặc điểm kinh tế của chúng là bởi, chúng tập hợp các hoạt động thoả mãn những nhu cầu nhất định của con người, tức là các hoạt động với giá trị tiêu dùng. Việc thoả mãn những nhu cầu của con người là một vấn đề tổng hợp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở giải thống nhất và tổng hợp các vấn đề liên quan tới sự phát triển của lĩnh vực hoạt động dịch vụ công cộng, theo các mô hình thích hợp của Hệ thống DVCC”.

- Hệ thống dịch vụ công cộng có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao mức sống của người dân đô thị. Hệ thống quy hoạch chức năng lãnh thổ và quy hoạch đô thị cần: Xác định các khu chức năng cho việc làm, DVCC, nghỉ ngơi, tiêu dùng, hạ tầng kỹ thuật, địa điểm cư trú..., đây là nội dung quan trọng nhất trong Chiến lược phát triển đô thị quốc gia.

Nếu bắt đầu với mặt bằng tổ chức cao nhất của chu trình xây dựng Chiến lược phát triển đô thị quốc gia này – từ quy hoạch lãnh thổ, qui hoạch vùng, qua quy hoạch đô thị, tới các thiết kế công trình cụ thể, có thể thấy rằng: Các dịch vụ tham gia vào cấu trúc của lãnh thổ theo một cách khác, chúng có thể biểu hiện ở ba dạng:

- Như một chức năng phụ thuộc.

- Như một thành phần chức năng độc lập.

- Như một hệ thống cấu trúc các hoạt động dịch vụ.
2. Xu hướng mới trong phát triển hệ thống DVCC đô thị :


Каталог: Upload -> Documents -> 2017
Documents -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Documents -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
Documents -> HỢP ĐỒng tặng cho tài sảN
Documents -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> ĐƠN ĐỀ nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
Documents -> Thuyết minh kỹ thuật I – CĂn cứ LẬp hồ SƠ thiết kế BẢn vẽ thi côNG

tải về 13.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương