* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- San Martin trở thành nhà lãnh đạo ở miền Nam (Nam Mỹ)



tải về 2.16 Mb.
trang16/33
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.16 Mb.
#9902
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33

- San Martin trở thành nhà lãnh đạo ở miền Nam (Nam Mỹ)

Trong sứ mạng mới này, Simon Bolivar được nhà lãnh tụ khác là Jose de San Martin đến cộng tác. San Martin chào đời ở Argentina. Dù là ông đã từng phục vụ trong quân đội Tây Ban Nha hàng 20 năm trời, nhưng ông vẫn yêu mến quê hương. Sau cuộc quật khởi của nhân dân Argentina lật đổ chính quyền Tây Ban Nha (năm 1810) được ít lâu, San Martin hồi hương tham gia quân đội khởi nghĩa. Dù rằng quê hương ông đã được giải phóng, nhưng, cũng như Bolivar, San Martin cho rằng phải đánh bại quân đội Tây Ban Nha ở toàn thể Nam Mỹ châu.



- San Martin giải phóng Chí Lợi

Chí Lợi và Peru vẫn còn quằn quại dưới ách thống trị của người Tây Ban Nha. San Martin đặt vấn đề là tại sao không vượt dãy núi Andes tới Chí Lợi để giải phóng quốc gia này rồi dùng đường biển tiến vào tấn công Peru? Ông hạ lệnh luyện quân và thu thập các đồ quân nhu, quân cụ và lương thực để thi hành sứ mạng khó khăn này. Sau khi Tây Ban Nha đánh bại cuộc khởi nghĩa của nhân dân Chí Lợi, nhều nhà ái quốc Chí Lợi lên đường gia nhập quân lực của ông. Sau 3 năm chuẩn bị, đạo quân của núi Andes lên đường tiến công. Quân sĩ phải ra công di chuyển các đại pháo và các đồ trang bị qua các ngọn núi cao phủ đầy tuyết. Họ phải dùng các xe trượt tuyết để kéo đại pháo qua các vùng tuyết phủ và băng qua các cầu bắc ngang qua suối. Họ phải dùng cả giày cho lừa nữa. Phải trèo ngược lên ngọn núi cao để tiến xuống Chí Lợi. Cuộc tiến quân này quả là một trong những chiến công quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Cuộc tấn công bất ngờ của San Martin đã thành công, và chỉ một năm sau đó, đất nước Chí Lợi được hoàn toàn giải phóng thoát khỏi ách thống trị của người Tây Ban Nha.



- San Martin tiến vào Peru

Sau khi đánh bại được quân Tây Ban Nha ở Chí Lợi, San Martin tính đến việc thi hành giai đoạn 2 của kế hoạch. Năm 1821, ông đem quân đổ bộ vào vùng bờ biển ở phía Bắc thành phố Lima, thủ đô của Peru. Trong khi quân đội Tây Ban Nha lui sâu vào nội địa thì quân đội của ông tiến vào Lima. Nhân dân thủ đô Lima nhiệt liệt chào mừng ông. Ngay sau đó, Peru tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, San Martin cho rằng tự do chỉ thật sự hoàn toàn thắng là khi nào đã hoàn toàn tiêu diệt được lực lượng hùng mạnh của Tây Ban Nha ở Peru. Ông cũng hiểu rõ rằng hiện thời ông chưa có đủ quân để đánh bại được Tây Ban Nha.



- San Martin từ chức nhượng quyền cho Bolivar

Trong khi đó thì Bolivar đem quân tiến vào phía Nam. Được tin này, San Martin thu xếp hợp cùng Bolivar để bàn luận về kế hoạch đánh bại hoàn toàn quân Tây Ban Nha. Không ai biết rõ được những gì xảy ra trong cuộc họp này. Cả hai người cùng đều muốn rằng toàn thể Nam Mỹ phải được độc lập. Nhưng Bolivar là người nhiều tham vọng, thèm khát những vinh quang và tiếng tăm lừng lẫy. Mặt khác, San Martin không có tham vọng để trở nên nổi tiếng. Bolivar đã thuyết phục San Martin giữ quân đội ở Peru và để cho ông hoàn thành sứ mạng hành quân này. Dù sao đi nữa, vào lúc chiến thắng đã ở trong tầm tay, San Martin, con người đã có công rất nhiều cho chính nghĩa độc lập của đất nước giờ đây lại từ giã Peru. Sau đó, ông đi Âu châu và tiêu dao ngày tháng của cuộc đời còn lại ở trên phần đất này.



- Chính quyền Tây Ban Nha ở Nam Mỹ bị chấm dứt

Với hai đạo quân hợp nhất dưới quyền chỉ huy của ông, Bolivar đoạt được chiến công một cách mau lẹ. Năm 1824, ông đánh bại được quân đội hùng mạnh cuối cùng của Tây Ban Nha trong trận đánh Ayacucho. Chiến thắng này không những giải phóng được Peru mà còn hoàn thành nền độc lập cho toàn thể thuộc địa Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Giấc mơ của Miranda, Bolivar và San Martin đã trở thành sự thật.

Sau khi giành được độc lập, các thuộc địa của Tây Ban Nha trước kia, giờ đây trở thành các nước cộng hòa tự do với các tổ chức chính quyền theo khuôn mẫu cơ cấu chính quyền của Hiệp chủng quốc. Dân chúng của mỗi nước cộng hòa tuyển chọn Tổng thống và bầu các đại biểu vào các cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, các tân quốc gia cộng hòa này phải đương đầu với biết bao nhiêu là khó khăn. Những người đã có công chiến đấu cho tự do lại không có kinh nghiệm trong việc điều hành chính quyền như ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước kia. Trước khi hiểu được phương cách tự trị, nhân dân Nam Mỹ phải kéo lê hàng hơn trăm năm, trải qua biết bao nhiêu cơn binh lửa chiến tranh và cách mạng để rồi lại quằn quại dưới ách thống trị của các nhà độc tài.

*

* *


PHẦN BỐN

BA TÂY ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta chưa nói về chuyện nước Ba Tây, một quốc gia lớn rộng nhất trong các quốc gia Nam Mỹ. Không giống như các nước khác ở Nam Mỹ, Ba Tây được người Bồ Đào Nha khám phá và đến định cư. Ngày nay, dân Ba Tây vẫn còn nói tiếng Bồ Đào Nha. Chúng ta hãy tìm hiểu một cách tổng quát những biến cố xảy ra ở phần đất này.

- Người Bồ Đào Nha đòi chủ quyền và định cư ở Ba Tây

Năm 1500, một nhà hàng hải người Bồ Đào Nha tên là Pedro Cabral từ Bồ Đào Nha theo con đường hàng hải của Da Gama tới Ấn Độ. Chuyện rằng, một trận bão đã thổi giạt chiếc thuyền bé nhỏ của ông tới chỗ phình lớn nhất của Nam Mỹ, nơi gần Châu Phi nhất. Vì phần đất này nằm ở phía Đông đường phân ranh do giáo hoàng vạch ra để phân chia vùng ảnh hưởng cho 2 quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ông đòi cho Bồ Đào Nha làm chủ vùng đất này. Vào lúc Bồ Đào Nha đang làm giàu nhờ việc buôn bán với Ấn Độ nên rất ít chú ý đến phần đất này. Tuy nhiên, cũng có một vài làng định cư được thiết lập ở Ba Tây.

Không bao lâu, người Bồ Đào Nha thấy rằng đất đai ở Ba Tây rất phì nhiêu và rất thuận tiện cho việc trồng mía. Tin này làm cho nhiều người đến đây định cư, và sau đó ít lâu, có nhiều đồn điền sản xuất đường cho phần lớn Âu châu. Ba Tây lúc bấy giờ không có nhiều dân da đỏ như ở Peru hay Mễ Tây Cơ. Họ du nhập nhiều người da đen từ Phi Châu tới để làm việc ở các đồn điền. Xứ Ba Tây được đặt dưới quyền cai trị của một vị thống đốc do hoàng gia bổ nhậm, và được chia làm nhiều quận huyện, mỗi quận huyện được đặt dưới quyền cai trị của một vị quý tộc Bồ Đào Nha.

Đầu thế kỷ thứ XIX, có chừng 3 triệu dân ở Ba Tây. Thành phố thủ đô là Rio de Janeiro có chừng một trăm ngàn dân, và dọc theo vùng bờ biển có nhiều thị trấn. Nhiều mỏ vàng và kim cương được khai thác ở Ba Tây. Tuy nhiên, phần lớn dân chúng tập trung ở các đồn điền rộng lớn với nhiều dặm đường trồng mía cùng những nhà máy sản xuất đường, và nhà cửa của công nhân ở ngay trong đồn điền.



- Ba Tây trở thành quê hương của hoàng đế Bồ Đào Nha

Ba Tây tranh đấu giành độc lập nhưng Ba Tây không phải tranh đấu trường kỳ và đổ máu như các thuộc địa Tây Ban Nha. Năm 1808, vì chiến tranh liên miên tàn phá các quốc gia Âu châu, hoàng gia Bồ Đào Nha đến cư ngụ tại thành phố thủ đô Ba Tây. Chiến tranh đã khiến cho hoàng đế John của nước Bồ Đào Nha và hàng trăm nhà quý tộc Bồ buộc phải vượt đại dương sang Mỹ châu tỵ nạn.

Lúc đầu, dân thuộc địa rất lấy làm hân hoan và hãnh diện được hoàng gia và các nhà quý tộc đến cùng sống trên mảnh đất quê hương của họ. Nhưng không được bao lâu thì người Bồ và người Ba Tây sinh lòng đố kỵ lẫn nhau. Người Bồ vốn quen sống trong cảnh huy hoàng lộng lẫy của triều đình Âu châu, quay ra khinh rẻ giai cấp thượng lưu Ba Tây. Về phía dân bản địa Ba Tây thì căm giận hoàng đế John đã ban bố những chức vụ quan trọng trong chính quyền cho những người Bồ Đào Nha của nhà vua. Cho nên, dù rằng hoàng đế John đã thực hiện được nhiều công việc hữu ích cho Ba Tây, nhưng nhân dân Ba Tây cũng bàn luận đến vấn đề Ba Tây giành độc lập để thoát khỏi ảnh hưởng của Bồ.

- Dom Pedro không chịu rời Ba Tây

Khi chiến tranh ở Âu châu chấm dứt, và đời sống ở Âu châu đã trở lại bình thường thì hoàng đế John cùng với triều đình trở lại Bồ. Nhà vua để lại người con trai còn trẻ là Pedro ở lại thay nhà vua cai trị t. Nhà vua để lại người con trai còn trẻ là Pedro ở lại thay nhà vua cai trị Ba Tây. Hoàng tử Dom Pedro là một người đẹp trai nhưng bướng bỉnh và được nhân dân Ba Tây vô cùng thương mến, vì chính ông rất quan tâm đến các vấn đề xã hội ở Ba Tây. Khi chính phủ Bồ hạ lệnh cho ông phải hồi hương thì ông giận dữ và từ chối. Toán quân Bồ Đào Nha cố gắng buộc ông phải hồi hương nhưng ông đã cưỡng bách được toán quân này phải xuống tàu trở về Âu châu.



- Ba Tây giành được độc lập

Chính phủ Bồ không chịu chấp nhận cho Dom Pedro ở lại Ba Tây. Khi hay tin này Dom Pedro xé cờ Bồ ra khỏi bộ quân phục của ông và la lên rằng “Đã đến lúc phải được độc lập hay là chết!”. Dân chúng Ba Tây cảm thấy vô cùng phấn khởi trước thái độ thách đố của ông với Bồ Đào Nha. Năm 1822, Pedro được phong lên làm hoàng đế Ba Tây với vương hiệu là Pedro I. Cuối năm đó toàn thể quân đội Bồ bị trục xuất ra khỏi Ba Tây và Bồ phải công nhận nền độc lập Ba Tây. Sau này, người con của Pedro I lên làm vua là Pedro II, ông được mọi người kính mến. Trong 50 năm trị vì nước Ba Tây, ông đã thực hiện được biết bao nhiêu công trình tốt đẹp cho dân chúng. Sau này, Ba Tây trở thành một nước cộng hòa, nhưng nhân dân Ba Tây vẫn còn nhớ công ơn của hoàng đế Pedro II.

Chúng ta tạm chấm dứt câu chuyện về tinh thần tự do bắt nguồn từ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ lan tràn ảnh hưởng sang các quốc gia kế cận ở Gia Nã Đại cũng như các quốc gia Trung và Nam Mỹ. Và chúng ta cũng sẽ tìm hiểu tinh thần thân hữu giữa các quốc gia láng giềng như thế nào trong một chương sau.

*

* *


MỤC IV

QUỐC GIA HOA KỲ

ĐƯỢC THIẾT LẬP TRÊN MỘT NỀN TẢNG VỮNG CHẮC
Giống như một thanh niên bước ra đời ước ao việc làm ăn được khá giả, một quốc gia cũng phải chiếm một địa vị đáng nể đối với các quốc gia khác. Người thanh niên trung bình thường muốn được thành công trong công việc làm ăn, được các bạn bè quý mến, và được hạnh phúc trong đời sống gia đình. Lúc đầu, khi đi làm việc, anh ta chỉ có một chút ít kinh nghiệm và chưa được thử thách. Anh ta sẽ phải quyết định đi con đường nào để đưa anh ta đến thành công và hạnh phúc, hay là nếu anh ta đi con đường khác sẽ dẫn anh ta vào chán nản và thất bại.

Những người đã tranh đấu giành độc lập cho Hiệp Chủng Quốc có nhiều cao vọng cho tương lai đất nước. Họ mong muốn Hoa Kỳ phải hùng cường và thịnh vượng để được các quốc gia khác phải kính nể, họ muốn rằng dưới sự lãnh đạo của Tân chính phủ, nhân dân phải được sung sướng. Cho nên đất nước được độc lập cũng chưa đủ, phải thiết lập một chính phủ mạnh vì dân khiến cho các quốc gia khác phải khâm phục. Nước Mỹ còn quá trẻ, và còn xa lạ chưa gặp thử thách. Chỉ có thời gian mới xác định được việc hoàn thành kỳ vọng của các nhà sáng lập quốc.

Trong mục III trước, chúng ta đã tìm hiểu Hoa Kỳ đã giành được độc lập và tự do như thế nào. Trong mục này, chúng ta sẽ tìm xem Hoa Kỳ, một quốc gia còn quá trẻ phải đương đầu với biết bao vấn đề khó khăn như thế nào. Chương XI sẽ nói về thời kỳ xáo trộn ngay sau thời cách mạng, và Hiến pháp Hoa Kỳ đã đem 13 tiểu bang kết hợp thành một khối vững mạnh như thế nào.

Chương XII sẽ nói về chính phủ của nền tân cộng hòa Hoa Kỳ đã khởi hành bằng một bước đi vững chắc. Hai bước đi quan trọng là việc tổ chức một nền tài chánh vững mạnh, và việc thiết lập một thủ đô lâu dài cho đất nước Hoa Kỳ. Chương XIII chúng ta sẽ tìm hiểu về việc lãnh thổ được mở rộng gấp bội lần và Hoa Kỳ đã chiếm được một địa vị trong chính trường quốc tế cũng như đối với các quốc gia khác.

*

* *


Một chính phủ cộng hòa công bằng và vững mạnh được duy trì ở vùng đất này sẽ là một đài kỷ niệm sừng sững hiên ngang như một tấm gương sáng cho các dân tộc của các quốc gia khác nhằm đó mà noi gương... (Thomas Jefferson)

CHƯƠNG XI

THEO HIẾN PHÁP, MƯỜI BA TIỂU BANG KẾT HỢP THÀNH

MỘT QUỐC GIA VỮNG MẠNH
Trọn đời chúng ta phải hành động theo luật lệ. Tại gia đình, chúng ta phải tuân theo luật lệ của gia đình. Ở trường học, chúng ta phải tuân theo luật lệ của học đường. Khi đi ở ngoài đường phố, chúng ta phải tuân theo luật lệ lưu thông. Khi tham dự đấu túc cầu, bóng rổ hay dã cầu chúng ta phải tuân theo các luật lệ thể thao. Nếu không có luật lệ, người ta không thể sống chung, làm việc hay tham dự các trò chơi với nhau được.

Một quốc gia cũng cần phải có những luật lệ hay những thỏa hiệp để điều hành các công việc chung của đất nước. Những luật lệ này là một phần của hệ thống tổ chức chính quyền của một quốc gia. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập, lại không có một luật lệ nào cả để điều hành chính quyền. Thật ra, nhìn vào toàn bộ phải nói là không có một chính phủ chung cho cả 13 tiểu bang. Trong thời gian chiến tranh cách mạng, 13 thuộc địa mà sau này gọi là 13 tiểu bang đã cùng chung lưng làm việc để tranh đấu giành độc lập.

Sau khi chiến tranh cách mạng chấm dứt, một nhóm những người Hoa Kỳ tài ba xuất chúng đã hợp lại để cùng gánh vác nhiệm vụ khó khăn để thiết lập tân chính phủ cho toàn thể đất nước. Những nhà lãnh đạo trên đây đã hoàn thành xong việc soạn thảo một kế hoạch mới. Với ít nhiều sửa đổi, kế hoạch này đã kéo dài và tồn tại mãi đến ngày nay. Kế hoạch này gọi là Hiến pháp. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về hiến pháp đã được soạn thảo như thế nào. Chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây:

1. Sau chiến tranh cách mạng, công việc điều hành chính quyền Hoa Kỳ ra sao?

2. Hiến pháp đã trở thành nền tảng của chính quyền Hoa Kỳ như thế nào?

*

* *


PHẦN MỘT

SAU CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG, CÔNG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH QUYỀN HOA KỲ RA SAO?
Chúng ta thường quên nghĩ đến “chính quyền Hoa Kỳ” đến nỗi hầu như chúng ta quên rằng chính phủ Hoa Kỳ gần như không có. Dù rằng quốc gia Hoa Kỳ đã được thành lập nhiều năm trước đây, nhưng theo Hiến pháp Hoa Kỳ thì mãi đến năm 1789 Hoa Kỳ mới có chính phủ trung ương mạnh. Vào những năm đầu, các tiểu bang không kết hợp chặt chẽ với nhau như ngày nay. Qua nhiều năm kinh nghiệm, các tiểu bang mới nhận thức được rằng nếu Hoa Kỳ muốn trở nên một quốc gia hùng mạnh và bền chặt thì các tiểu bang phải kết hợp thành một khối vững chắc. Để hiểu rõ hiến pháp Hoa Kỳ đã được soạn thảo như thế nào, chúng ta cần phải biết Hoa Kỳ có hình thức chính phủ nào trong những năm vừa mới giành được độc lập. Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này vào những ngày trước khi xảy ra chiến tranh cách mạng.

- Mười ba tiểu bang rất ít thành công trong công việc cộng tác với nhau

Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, dù rằng 13 thuộc địa của Anh thần phục mẫu quốc, nhưng mỗi thuộc địa đều có một chính phủ riêng. Lúc bấy giờ dân thuộc địa thường không tự coi họ là người dân của cộng đồng 13 thuộc địa hợp nhất. Họ cũng không coi họ như là người dân Hoa Kỳ, mà trái lại họ xem họ như là người dân Virginia, người Rhode Island, và vân vân...

Điều chắc chắn là dân thuộc địa có những điểm tương đồng. Họ cùng thuộc một mẫu quốc, và hầu như toàn thể dân thuộc địa cùng nói một thứ tiếng (ngôn ngữ). Vào những giờ phút hiểm nghèo lẽ tự nhiên là họ cùng nhau sát cánh kề vai để đương đầu với khó khăn nguy hiểm. Dù vậy, những nguy hiểm cũng vẫn chưa làm cho các thuộc địa kết hợp với nhau thành một quốc gia thực sự.

Chẳng hạn như khi xảy ra chiến tranh với người Pháp và với người da đỏ, dân thuộc địa đã bàn đến việc thống nhất để tự vệ chống lại người Pháp và người da đỏ. Năm 1754, đại diện của hầu hết các thuộc địa đã nhóm họp ở Albany, New York để thảo luận về kế hoạch phòng thủ chung. Họ đã bầu lên một hội đồng với đầy đủ quyền hành để ký các hòa ước với người da đỏ, thiết lập các đồn ải, và thành lập quân đội cũng như tuyển mộ quân sĩ để bảo vệ các thuộc địa. Mặc dầu kế hoạch thống nhất Albany (được gọi như vậy) có nhiều ưu điểm, nhưng các thuộc địa không chấp nhận. Mỗi thuộc địa lại muốn hoàn toàn tự kiểm soát điều khiển công việc ở trong thuộc địa của mình. Họ không muốn để đại diện của bất kỳ một thuộc địa nào khác xen vào công việc của họ. Các thuộc địa đã không có thiện chí để cùng nhau làm việc cho đại cuộc chung của toàn thể 13 thuộc địa.



- Cuộc tranh đấu giành độc lập đã mang lại một hình thức thống nhất

Mãi tới khi Anh quốc siết chặt việc kiểm soát các thuộc địa, dân thuộc địa mới bắt đầu cộng tác với nhau để bảo vệ quyền lợi của họ. Như các bạn đã biết, họ gửi đại diện đi tham dự Đệ nhất và Đệ nhị Hội nghị Lục địa. Đệ nhị Hội nghị Lục địa nhóm họp lần đầu vào tháng 5 năm 1775 và kéo dài cho đến tháng 3 năm 1781. Chính hội nghị này đã tuyên bố độc lập và điều hành các công việc chung của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh cách mạng. Hội nghị lục địa điều khiển chiến tranh, lo tiền bạc và thương thuyết lôi cuốn Pháp vào vòng chiến chống lại Anh quốc. Nhưng dân chúng hay là các thuộc địa (tiểu bang) đã không trao thực quyền cho Hội nghị. Hội nghị chỉ là một thứ chính quyền khẩn cấp do ý chí chung của 13 thuộc địa muốn chiến thắng cuộc chiến nên đã cùng nhau thiết lập ra.



- Sau một thời gian trì trệ, Hiến chương liên bang (còn được gọi là các Điều khoản Liên bang) đã được chấp nhận

Trong khi đó, các tiểu bang cũng nhận thức được rằng đất nước cần phải có một chính phủ bình thường, và cho rằng các vị đại biểu trong Hội nghị phải tiến hành một kế hoạch lâu dài để làm nền tảng cho một chính quyền bình thường như vậy. Các tiểu bang phải kết hợp với nhau thành một cộng đồng gọi là Liên minh (Confederation). Kế hoạch cho cộng đồng này gọi là Hiến chương Liên minh (Articles of Confederation).

Khi tân kế hoạch được gởi tới các tiểu bang để phê chuẩn thì lại gặp phải một vấn đề rắc rối. Vào lúc đó chừng một nửa số các tiểu bang chiếm các vùng đất rộng lớn ở phía Tây dãy núi Appalaches. Dĩ nhiên là các tiểu bang này muốn giữ những vùng đất ở phía Tây này. Nhưng các tiểu bang khác không chiếm đất ở phía Tây thì lại không đổi ý để cho các tiểu bang kia chiếm luôn những vùng đất đó. Các tiểu bang không chiếm đất ở miền Tây sợ rằng sẽ mãi mãi là tiểu bang nhỏ bé bên cạnh các tiểu bang láng giềng rộng lớn và hùng mạnh. Các tiểu bang này cho rằng đất đai ở miền Tây phải được trao cho Hiệp Chủng Quốc (chính quyền Trung ương). Chỉ khi nào thực hiện được điều này thì họ mới chịu chấp nhận Hiến chương Liên bang. Cuối cùng, các tiểu bang chiếm đất ở miền Tây phải đồng ý từ bỏ các vùng đất mà họ đã chiếm và Hiến Chương Liên Bang được các tiểu bang phê chuẩn. Vì những trì trệ này mà mãi tới năm 1781, khi mà chiến tranh gần chấm dứt, tân chính phủ (Trung Ương) mới được thành lập.

­- Tân Chính phủ (Trung Ương lúc bấy giờ) như thế nào?

Theo Hiến chương Liên Bang, thì Tân chính phủ lúc bấy giờ không giống như chính phủ Liên bang ngày nay. Lúc bấy giờ không có Tổng Thống với đầy đủ quyền hành để thi hành các luật lệ, và lúc đó cũng không có tòa án tối cao để giải quyết các vụ tranh chấp quan trọng. Chỉ có một Hội nghị gồm các đại biểu của các tiểu bang để điều hành các công việc quốc gia. Các tiểu bang dù lớn hay nhỏ, mỗi tiểu bang cũng chỉ có một phiếu. Hầu hết mọi vấn đề đều phải được chín trong số 13 tiểu bang chấp thuận thì chính phủ Liên bang mới có quyền thi hành.

Theo Hiến chương Liên bang thì Tân chính phủ có thể:

1. Quyết định chiến tranh hay ký các thỏa hiệp hòa bình, nếu cần thì tổ chức quân đội và Hải quân.

2. Kiểm soát mọi công việc ngoại giao với các quốc gia khác.

3. Điều hành việc mậu dịch với người da đỏ, và điều khiển sở “Da đỏ Sự vụ”.

4. Quản trị và phân phối việc bưu chính.

5. Vay tiền để trả các phí khoản cần thiết.

6. Yêu cầu các tiểu bang đóng góp tiền bạc để trả các chi phí của chính phủ Liên bang.



- Chính phủ Liên bang (lúc bấy giờ) là một chính phủ yếu

Tân chính phủ Liên bang lên nắm chính quyền nhưng đã không tiến hành tốt đẹp. Một phần, vì đất nước vừa trải qua những năm dài chinh chiến. Mọi việc sản xuất và mở mang kinh doanh đều bị sao lãng. Thực phẩm và hàng hóa thì khan hiếm, và giá cả mọi thứ đều mắc mỏ. Đó là những hoàn cảnh khó khăn ngoài những khó khăn khác của Tân chính phủ. Tuy nhiên, cái khó khăn chính vẫn là điều mà Hiến chương Liên bang đã không trao đầy đủ quyền hành cho chính phủ Trung ương. Chỉ vì quốc hội Anh cứ khăng khăng đòi quyền đánh thuế dân thuộc địa và đòi điều khiển các công việc buôn bán ở các thuộc địa cho nên người Hoa Kỳ mới phải chiến đấu trong cuộc chiến vừa qua. Vì lý do này mà các tiểu bang sợ phải trao những quyền tự do quý báu của họ cho chính quyền trung ương dù là chính quyền trung ương của chính họ.

Trong những nhược điểm của Hiến chương Liên bang có một vài điểm quan trọng nhất:

1. Hội nghị (chính phủ Trung ương) đã không được trao quyền đánh thuế. Chính phủ trung ương không có quyền bắt dân chúng phải đóng thuế, mà trái lại phải xin các chính phủ tiểu bang đóng góp tiền bạc. Thường thường, các tiểu bang không đóng góp đúng với số tiền mà chính phủ Trung ương yêu cầu. Hậu quả là chính phủ Trung ương không bao giờ có đủ tiền bạc, luôn luôn lâm vào cảnh thiếu nợ.

2. Khó khăn khác nữa là chính phủ Trung ương không có quyền điều hành thương mại giữa các tiểu bang. Dĩ nhiên là các nhà kinh doanh ở các tiểu bang mong muốn ráng hết sức để càng kiếm được nhiều tiền càng tốt. Họ yêu cầu chính quyền tiểu bang của họ không nên đánh thuế nặng vào các sản phẩm ở các tiểu bang khác. Thí dụ như nông dân ở tiểu bang New Jersey mang rau đến thành phố New York để bán, họ không những phải trả thuế đánh vào rau, mà còn phải trả tiền cước phí chuyên chở rau nữa. Nếu tình trạng cứ tiếp tục như vậy thì việc mậu dịch giữa các tiểu bang ắt phải giảm sút ghê gớm. Chính phủ Trung ương vẫn còn thiếu quyền hành để giải quyết những vấn đề như vậy.

3. Nhược điểm khác nữa của chính quyền Trung ương là chính quyền Trung ương không có phương cách thỏa đáng nào để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các tiểu bang. Chẳng hạn như Pennsylvania và Connecticut gần như sắp đánh nhau vì một mảnh đất mà cả hai tiểu bang cùng đòi quyền chiếm hữu. Chính phủ Trung ương vẫn không có quyền thiết lập Tòa án Liên bang để giải quyết những vụ tranh chấp giữa các tiểu bang.



- Các tiểu bang nhận thấy cần phải thay đổi chính phủ

Biết rõ những nhược điểm của Hiến chương liên bang và những khó khăn trong thời hậu chiến, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy có nhiều người Hoa Kỳ bất mãn. Nếu dân chúng mất công ăn việc làm hay phải trả thuế cao thì họ sẽ quy trách nhiệm cho chính phủ. Thực ra, vào năm 1785, nhìn vào sự việc của Hoa Kỳ ở trong tình trạng như vậy, các bậc trí giả thấy rằng cần phải có một kế hoạch xoay lại cơ đồ. Người ta e rằng nếu 13 thuộc địa không tổ chức được thành một quốc gia hùng mạnh hơn thì cái khối cộng đồng này sẽ bị tan vỡ sớm.

Lúc đó cũng là lúc tiểu bang Virginia và tiểu bang Maryland đang tranh chấp với nhau về việc lưu thông trên sông Potomac và ở vịnh Chesapeake. Năm 1785, đại biểu của hai tiểu bang Maryland và Virginia nhóm họp và đồng thỏa thuận về việc điều hành tàu thuyền lưu thông trên các thủy lộ này. Sự thành công này đã khích lệ họ nghĩ rằng nếu các tiểu bang khác cũng tham gia với Maryland và Virginia để cùng thỏa thuận một kế hoạch điều hành thương mãi chung thì thật là tốt đẹp.

- Triệu tập đại hội để cải tổ chính phủ (trung ương)

Maryland và Virginia yêu cầu các tiểu bang khác gửi đại diện đến họp tại Annapolis thuộc tiểu bang Maryland vào một năm sau đó để cùng thảo luận về vấn đề này (vấn đề điều hành thương mại). Chỉ có 5 trong số 13 tiểu bang gửi đại diện đến dự. Các vị đại biểu trong cuộc họp bàn cãi về việc chính phủ Trung ương đã thất bại từ trước đến giờ. Họ cũng quyết định là mong muốn cải tổ chính phủ. Vì mục đích này, họ yêu cầu tất cả các tiểu bang gửi đại diện đến họp trong một kỳ đại hội khác sẽ nhóm họp ở Philadelphia. Lần này được 12 trong số 13 tiểu bang chấp nhận. Chỉ có Rhodes Island là từ chối không gửi đại diện đến họp.

*

* *
PHẦN HAI



HIẾN PHÁP TRỞ THÀNH NỀN TẢNG CỦA CHÍNH QUYỀN NHƯ THẾ NÀO?
HỘI NGHỊ LẬP HIẾN NHÓM HỌP Ở PHILADELPHIA

- George Washington được bầu làm chủ tịch Hội Nghị

Đầu tháng 6 năm 1787, khoảng chừng 30 đại biểu nhóm họp tại một căn phòng nhỏ bé trên lầu nhất trong tòa thị sảnh ở Philadelphia, nơi mà các vị tiền bối trước kia đã ký bản tuyên ngôn độc lập. Vì muốn bảo toàn bí mật cho cuộc họp cho nên mặc dầu là đang ở trong mùa hè nóng nực, các cửa ra vào và cửa sổ cũng đều được đóng kín. Đường phố gần đó cũng được sửa sang lại để cho xe cộ lưu thông không còn gây những tiếng động lọc cọc, ồn ào, quấy rầy những người ngồi họp ở bên trong. Mọi người trong Hội nghị đều trưng diện theo thời trang của lúc bấy giờ. Quần ống túm trang điểm bằng khóa bạc ở ngay dưới đầu gối, giày thấp cổ, vớ lụa, áo choàng dài tới gần đầu gối và không đóng cúc.

Trên tấm bục gỗ ở cuối phòng, một chiếc ghế lớn khảm hình mặt trời ló dạng nạm vàng ở lưng. Người ngồi trong chiếc ghế này cao hơn 6 bộ và nặng chừng 210 cân. Chính người ngồi trong ghế này là George Washington được cử làm chủ tịch trong suốt cuộc họp của Hội nghị. Vào lúc Hội nghị nhóm họp, Washington vừa được 50 tuổi. Dáng người đàng hoàng, trang nghiêm và trầm tư. Là vị tư lệnh quân đội lục địa có công giành độc lập cho đất nước, ông được tất cả mọi người trong nước kính mến. Việc chọn lựa ông làm chủ tịch Hội nghị thật là tự nhiên và khôn ngoan. Dù rằng sau đó ông rất ít tham dự vào các cuộc thảo luận, nhưng các vị đại biểu trong hội nghị vẫn thường để ý đến lời khuyên của ông.



tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương