阿彌陀經疏鈔演義 Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không



tải về 12.87 Mb.
trang97/101
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích12.87 Mb.
#29814
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101

194 Thiên Như (1280-1350), húy Duy Tắc, hiệu Thiên Như, họ ngoài đời là Đàm, sống vào đời Nguyên. Ngài là người làng Bình Lý, huyện Liên Hoa, tỉnh Giang Tây, là đệ tử đắc pháp của thiền sư Trung Phong Minh Bổn. Sư còn để lại các tác phẩm như Sư Tử Lâm Biệt Lục, Thiên Như Tập, Cao Tăng Trích Yếu. Tác phẩm quan trọng nhất của Ngài là bộ Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải, dung hội những ý kiến chú sớ từ chín tác phẩm của các vị cổ đức thời Đường - Tống. Giao Quang đại sư đã ca ngợi: “Từ cuối đời Nguyên đến nay đã hơn hai trăm năm, những người giảng giải và nghe kinh Lăng Nghiêm chỉ biết bộ Hội Giải, chẳng coi trọng các bộ [chú giải] khác”.

195 Năm vị tỳ-kheo (Pañca Bhiksavah) là năm vị hoàng tử thuộc dòng họ Thích Ca, tuân lệnh vua Tịnh Phạn, theo Thái Tử Tất Đạt Đa cùng đi tu, cùng hành khổ hạnh. Khi thấy, thái tử nhận sữa cúng dường của cô gái chăn bò, họ nghĩ Thái Tử đã thoái chuyển nên rời bỏ Ngài, lánh sang Lộc Dã Uyển. Sau khi thành đạo, ngồi nhập Định dưới cội Bồ Đề để giảng kinh Hoa Nghiêm xong, đức Phật sang Lộc Dã Uyển, hóa độ họ, khiến họ trở thành năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật. Tăng đoàn được thành lập từ đấy. Tên của năm vị ấy là Kiều Trần Như (Ajñāta Kaundinya, Liễu Bổn Tế), A Thuyết Thị (Aśvajit, Mã Thắng), Bạt Lê Ca (Bharika, Tiểu Hiền), Ma Ha Nam (Mahānāman, Đại Danh) và Thập Lực Ca Diếp (Daśabala-Kāśyapa, Khởi Khí).

196 Điều () là hoa lau. Hoa lau kết lại làm chổi để phẩy dọn bụi bặm giống như chổi lông gà hiện thời thì gọi là “điều chửu” (苕帚). Chữ Điều thường đọc thành Thiều. Mạt nhân đoán lão cư sĩ Nguyễn Hữu Kha lấy biệt hiệu Thiều Chửu với ý nghĩa này, cụ tự khiêm hư ví mình như cây chổi để phẩy bụi tầm thường, kém cỏi.

197 Kinh Hoa Nghiêm gồm bảy xứ chín hội, tức là được thuyết pháp ở bảy nơi và chia thành chín pháp hội:

1. Hội thứ nhất tại Bồ Đề Đạo Tràng ở phía Tây thành Vương Xá. Pháp hội này do Phổ Hiền Bồ Tát chủ trì.

2. Hội thứ hai tại điện Phổ Quang Minh bên bờ sông Ni Liên Thiền, do Văn Thù Bồ Tát chủ trì.

3. Hội thứ ba tại điện Diệu Thắng trên cõi trời Đao Lợi, do Pháp Huệ Bồ Tát chủ trì.

4. Hội thứ tư tại điện Bảo Trang Nghiêm trên cõi trời Dạ Ma do Công Đức Lâm Bồ Tát chủ trì.

5. Hội thứ năm tại điện Nhất Thiết Diệu Trang Nghiêm trên trời Đâu Suất, do Kim Cang Tràng Bồ Tát chủ trì.

6. Hội thứ sáu tại điện Ma Ni Bảo Tạng trên cung trời Tha Hóa Tự Tại do Kim Cang Tạng Bồ Tát chủ trì.

7. Hội thứ bảy trở về điện Phổ Quang Minh, do Phổ Hiền Bồ Tát chủ trì.

8. Hội thứ tám cũng ở điện Phổ Quang Minh, cũng do Phổ Hiền Bồ Tát chủ trì.

9. Hội thứ chín ở rừng Thệ Đa, hội này do chính Thích Ca Mâu Ni Phật chủ trì.

Nói “chủ trì” có nghĩa là trong pháp hội ấy, một vị Bồ Tát thượng thủ sẽ trần thuật cảnh giới, sở chứng của các pháp môn thuộc những địa vị ấy, chứ trong cả chín hội, đức Tỳ Lô Giá Na Phật luôn hiện diện, dùng thần lực vân tập chư Bồ Tát diễn nói cảnh giới giải thoát.


198 “Bộc tai” có nghĩa là thử thách khó khăn không thể vượt qua được, khiến người bị thử thách thất bại ê chề. Thành ngữ này bắt nguồn từ một câu chú thích trong sách Giao Châu Ký của Lưu Hân: “Hữu đê phòng Long Môn, thủy thâm bách tầm, đại ngư đăng thử môn hóa thành long, bất đắc quá, bộc tai điểm ngạch, huyết lưu thử thủy hằng như đan trì” (Có cái đê ngăn nước ở Long Môn, nước sâu đến một trăm tầm, cá to nhảy vượt được cửa này sẽ hóa thành rồng, chẳng vượt qua được sẽ vỡ mặt, thủng đầu, máu thấm vào nước khiến nơi đó thường [đỏ chót] như cái ao son).

199 Chín thứ Bất Tịnh Quán: Bất Tịnh Quán nhằm đối trị sự tham ái đối với Ngũ Dục trong thế gian, gồm:

1. Quán xác chết phình trương.

2. Quán xác chết xanh bầm.

3. Quán xác chết hư hoại.

4. Quán xác chết ứa máu, chảy mủ.

5. Quán xác chết rữa nát, tuôn máu mủ, giòi bọ lúc nhúc nơi cửu khiếu.

6. Quán giòi bọ đục khoét xác chết.

7. Quán xác chết tan lìa.

8. Quán xác chết rữa hết thịt, chỉ còn xương trắng.

9. Quán xác chết bị thiêu hết không còn gì.



200 Vua Thuấn có tên là Trọng Hoa, do sanh ở Diêu Khư nên có họ là Diêu, người xứ Ký Châu, là con ông Cổ Tẩu (Cổ Tẩu là hậu duệ đời thứ tám của Hoàng Đế, mắt mù lòa, tính tình hung bạo). Tuy là con cháu trực hệ của Đế Chuyên Húc (cháu nội của Hoàng Đế), nhưng đến đời Cổ Tẩu gia cảnh đã sa sút. Vua Thuấn mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ kế, sanh thêm một trai là Tượng. Vua Thuấn còn nhỏ đã phải làm lụng vất vả để duy trì cuộc sống cho gia đình, nhưng bị cha, dì ghẻ và em trai căm ghét, tìm đủ mọi cách hãm hại. Năm ông Thuấn ba mươi tuổi, vua Nghiêu nghe tiếng bèn vời vào hỏi chuyện, rồi gả hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho ông Thuấn. Về sau, ông Thuấn được vua Nghiêu nhường ngôi, đóng đô ở Bồ Bản (nay là huyện Vĩnh Tế, tỉnh Hà Bắc), đặt quốc hiệu là Hữu Ngu, trở thành thủ lãnh của bốn bộ lạc người Hán tại Trung Nguyên thuở ấy (Sử thường gọi ông ta là Cộng Chủ là vì lẽ này). Cũng do quốc hiệu là Hữu Ngu nên Sử thường gọi Đế Thuấn là Hữu Ngu Thị Đế Thuấn. Vua Thuấn đã chia Trung Nguyên thành mười hai châu là Tinh, Ký, U, Doanh, Duyện, Thanh, Từ, Kinh, Dương, Dự, Lương, và Ung. Ông được xếp vào Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Dự, Nghiêu, Thuấn), và cùng với Tam Hoàng (Phục Hy, Thần Nông, Hiên Viên) và vua Nghiêu được coi là những bậc thánh vương của Cổ Trung Hoa.

201 Câu này trích lược ý đoạn sau đây trong phần Hệ Từ của kinh Dịch: “Phù, Càn kỳ tĩnh dã chuyên, kỳ động dã trực, thị dĩ đại sanh yên. Phù Khôn, kỳ tịnh dã hấp, kỳ động dã tịch, thị dĩ quảng sanh yên”. Khổng Dĩnh Đạt chú giải: “Càn là thuần Dương, có đức tánh phổ quát trọn khắp, không thiên vị nên là chuyên nhất. Nếu khí chẳng phát động thì nó tĩnh và chuyên nhất, nên nói ‘kỳ tĩnh dã chuyên’. Nếu nó vận chuyển thì bốn mùa chẳng sai, nóng lạnh không sai, đúng mực, nên nói ‘kỳ động dã trực’. Do nó động và tĩnh như thế nên có thể sanh trưởng to lớn (đại sanh). Khôn là Âm, mềm mại, bế tàng thâu liễm, nên nói ‘kỳ tĩnh dã hấp’ (Hấp có nghĩa là thâu liễm), hễ động thì sanh trưởng vạn vật nên nói ‘kỳ động dã tịch’. Do như vậy nên Khôn có thể sanh trưởng rộng rãi vạn vật (quảng sanh)”.

202 Thập Phổ (gọi đủ là Thập Phổ Môn) là mười pháp môn viên mãn rộng khắp có công năng giúp hành giả thâm nhập Thật Tướng gồm từ bi phổ, hoằng thệ phổ, tu hành phổ, đoạn hoặc phổ, nhập pháp môn phổ, thần thông phổ, phương tiện phổ, thuyết pháp phổ, thành tựu chúng sanh phổ và cúng dường chư Phật phổ.

203 Đây là một phép tu của Mật Tông có tên gọi là Ph’owa (thuật ngữ Tây Tạng dịch từ tiếng Phạn Samkrānti, thường được gọi là Sáu Phép Yoga của đại hành giả Naropa, tức là những pháp tu thường được coi là do đại thành tựu sư Tilopa của Ấn Độ truyền lại) nhằm chuyển hóa thần thức khi lâm chung. Phép tu này đòi hỏi hành giả phải tập luyện bằng những cách quán tưởng nhằm hướng dẫn thần thức quen với diễn biến của sự chết, để có thể điều khiển thần thức trong lúc lâm chung. Họ tin rằng khi đạt đến thành tựu nhất định, dưới sự hướng dẫn của một vị A-xà-lê, sẽ mở được một huyệt ở đỉnh đầu, và để dễ quán niệm, người ta cắm vào đó một cọng cỏ Kusha (Cát Tường Thảo). Khi lâm chung, thần thức sẽ theo huyệt ấy thoát ra khỏi thân xác. Tuy thế, khi truyền sang các nước khác, nhất là tại Mỹ và các nước phương Tây, có những Thượng Sư ham lợi, đã giở trò làm lễ mở đỉnh đầu cho bất cứ ai đóng đủ lệ phí, cắm vào đó một cọng cỏ, bảo họ đã có thể liễu sanh thoát tử, chẳng hề truyền dạy giáo nghĩa và cách hành trì của phép tu Ph’owa! Có những người như Liên Sanh Hoạt Phật (tên thật là Lư Thắng Ngạn) của Chân Phật Tông (một tà phái đội danh Mật Tông Tây Tạng ở Đài Loan, pha trộn lung tung Mật Tông và các tín ngưỡng dân gian lẫn Đạo Giáo, có rất nhiều tín đồ người Hoa tại hai tiểu bang California và Washington) đi đâu cũng khoe vết thủng trên đỉnh đầu để chứng tỏ mình là Hoạt Phật (Phật sống) thứ thiệt đã khai đảnh!

204 “Tác pháp” là một thuật ngữ thường dùng trong Mật Tông với ý nghĩa cử hành các nghi lễ như sái tịnh đàn tràng, hộ thân, triệu thỉnh Bổn Tôn, gia trì, quán đỉnh, tiêu tai, cung tống Bổn Tôn v.v...

205 Đắc Giới Hòa Thượng còn gọi là Đàn Đầu Hòa Thượng hay Truyền Giới Hòa Thượng là một trong Tam Sư chánh yếu (Đàn Đầu, Yết Ma, Giáo Thọ) của giới đàn. Vị này thường là bậc thanh tu thạc đức, giới hạnh tinh nghiêm, được mười phương sơn môn ngưỡng mộ, và đóng vai trò ban giới (thí giới) cho các giới tử trong giới đàn. Theo Tứ Phần Luật, vị tỳ-kheo làm Truyền Giới Hòa Thượng phải có đủ năm phẩm đức: kiên trì tịnh giới, đủ mười tuổi hạ, thông hiểu Luật Tạng, thông đạt thiền tư, và có trí huệ.

206 Tam Luận là ba bộ luận, tức Trung Luận (Mūlamadhyamakakārikā), Thập Nhị Môn Luận (Dvādashanikāya-Shāstra) và Bách Luận (Śatakaśāstra). Trung Luận và Thập Nhị Môn Luận do Long Thọ Bồ Tát biên soạn, còn Bách Luận do ngài Thánh Thiên (Āryadeva) biên soạn. Ba bộ luận này thuộc học phái Bát Nhã Trung Quán của Đại Thừa. Những vị tổ sư tiêu biểu góp phần hình thành tông phái này tại Trung Hoa là Cưu Ma La Thập, Tăng Triệu, Tăng Lãng, Pháp Lãng, Đại Minh, Cát Tạng; nhưng người có công hoàn chỉnh luận thuyết của tông này là ngài Cát Tạng. Luận điểm chủ yếu của tông này là: “Các pháp tánh Không, đó là Trung Đạo Thật Tướng”. Sau này, Huệ Quán (Ekan) đã từ Nhật sang Trung Hoa cầu pháp với ngài Cát Tạng vào năm 625 (trong thời đại cai trị của nữ hoàng Thôi Cổ - Suiko) và truyền bá Tam Luận Tông (Sanron Shu) tại Nhật Bản. Ngài Ấn Thuận được coi là học giả lừng danh nhất của tông Tam Luận trong thế kỷ 20.

207 Đây chính là bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ Luận Toản Yếu do pháp sư Đạo Bái biên soạn vào đời Thanh.

208 Bạch Trạch là con thú thần thoại được chép trong bộ Vân Cấp Thất Thiêm (do đạo sĩ Trương Quân Phòng biên soạn vào đời Bắc Tống). Trong bộ sách này, Trương Quân Phòng đã trích dẫn sách Hiên Viên Bản Kỷ như sau: “Hoàng Đế tuần du, tới Đông Hải, lên núi Hằng, từ bờ biển chợt có con thú Bạch Trạch xuất hiện. Nó có thể nói thông suốt tình trạng của muôn vật, do vậy, Hoàng Đế hỏi nó chuyện quỷ thần, từ những vật do tinh khí [của trời đất] tích tụ biến hóa ra, cho tới những loài thần hồn thơ thẩn (du hồn) gồm một ngàn năm trăm hai mươi thứ, Bạch Trạch đều nói cặn kẽ. Hoàng Đế bèn cho vẽ hình con Bạch Trạch để truyền dạy dân chúng, và ghi chép những điều đó thành Bạch Trạch Đồ”. Hiên Viên Bản Kỷ do Vương Quán soạn vào đời Đường, thường được coi là lưu giữ nguyên văn trong quyển thứ một trăm của bộ Vân Cấp Thất Thiêm (雲笈七籖). Thông thường, người ta vẽ Bạch Trạch giống như một con bò trắng, mặt như mặt người có râu quai nón, có ba mắt, sáu sừng (hai sừng trên đầu, hai cặp còn lại ở trên lưng), hai bên hông mỗi bên có ba mắt xếp thành hình tam giác, đuôi xù, vẽ cách điệu như hình đám mây vờn. Do đạo sĩ gọi tráp đựng sách là “vân cấp” (tráp mây) và chia sách vở trong Đạo giáo thành bảy loại (tam động, tứ phụ) nên bộ sách này mới có tên là Vân Cấp Thất Thiêm (bảy cái thẻ trong tráp mây) tuy bộ sách này gồm 122 quyển. Tam Động là Động Chân, Động Huyền, Động Thần, Tứ Phụ (thường bị đọc sai thành Tứ Phủ) gồm Thái Huyền, Thái Bình, Thái Thanh và Chánh Nhất. Chữ Động trong Tam Động không có nghĩa là hang động mà có nghĩa là “rỗng thông”. Tam Động tương ứng với ba hệ thống kinh chánh yếu của Đạo Giáo: Động Chân là những sách vở chú giải hoặc phát xuất từ Thượng Thanh Kinh, Động Huyền là những sách thuộc hệ thống Linh Bảo Kinh, Động Thần là sách vở thuộc hệ thống Tam Hoàng Văn.

209 Chữ có hai cách đọc: Một là “hảo” có nghĩa là tốt đẹp. Hai là Hiếu (hay háo) là ham chuộng, ưa thích. Như vậy nếu bới chuyện ra để làm thì sẽ “hiếu sự” (ưa bới ra chuyện để làm), không phải là “hảo sự” (chuyện tốt đẹp).

210 Tiền ở đây là đơn vị đo trọng lượng. Một Tiền là mười Phân. Một Cân bằng mười lạng, một Lạng gồm mười Tiền. Ở Hoa Lục, một Tiền là 5 gram, nên một Cân tại Hoa Lục là 500 gram, trong khi đó, tại Hương Cảng và Đài Loan, một Tiền chỉ bằng 3,78 gram. Các hiệu thuốc Đông Y phần nhiều sử dụng đơn vị Tiền theo kiểu Hương Cảng.

211 Phật Tạng Kinh còn có tên là Phụng Nhập Long Hoa Kinh, hoặc Tuyển Trạch Chư Pháp Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ bảy (405), gồm ba quyển, mười phẩm. Kinh này chủ yếu nói về luật nghi của Bồ Tát, nhưng khác với bộ luật khác ở chỗ đặc biệt nhấn mạnh: Nếu hành giả không thông đạt Thật Tướng của các pháp là vô sanh vô diệt v.v.. dẫu có thọ trì hai trăm năm mươi giới cũng giống như phá giới, hành giả phải xa lìa các món hý luận, phân biệt, thì mới được gọi là trì giới.

212 Nguyên văn “ma thạch” (đá mài, Terrazzo). Đây là một loại vật liệu xây cất, được chế bằng cách trộn các mảnh vụn cẩm thạch, thạch anh (quartz), đá hoa cương (granite), thủy tinh, hoặc các vụn đá thích hợp, kể cả những chất dẻo tổng hợp (polimer) với xi-măng, rồi đổ khuôn, chủ yếu để làm sàn nhà hoặc ốp vách tường. Khi chất liệu đã cứng, người ta bèn mài bóng.

213 Để dễ hiểu ý của câu này, xin mạn phép trích một đoạn trong Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch Sớ của pháp sư Giao Quang như sau: “Túng diệt nhất thiết kiến văn giác tri, nội thủ u nhàm, do vi pháp trần phân biệt ảnh sự (Dẫu diệt hết thảy thấy, nghe, hay biết, giữ lấy sự u nhàn bên trong, vẫn là chuyện thuộc về bóng dáng phân biệt Pháp Trần). ‘Kiến văn giác tri’ là nói về năm thức trước và ý thức. Dùng bốn chữ này (kiến văn giác tri) để bao gồm cả sáu thức ấy, gộp ngửi và nếm thành một chữ Giác. ‘Diệt’ là dứt trừ sự nhận biết các ngoại duyên của các thức, khiến cho chúng bất động. ‘U nhàn’ là cảnh vắng lặng trong nội tâm [khi đã dứt sự phân biệt ngoại duyên]. Cảnh này chính là cảnh bị giữ lấy bởi phàm phu, ngoại đạo, Quyền Giáo, Tiểu Thừa trong khi nhập Định, mà cũng là cái họ chấp lấy, coi đó là Pháp Tánh cần phải chứng. ‘Pháp trần’ là tên gọi của cảnh này. ‘Phân biệt’ là cái tâm giữ lấy cảnh này. Chữ ‘ảnh sự’ chỉ tâm và cảnh ấy, chứ không phải là bóng dáng do ánh sáng chiếu rọi vật, trọn chẳng có thật. Phàm phu, ngoại đạo, Quyền Giáo, Tiểu Thừa chấp sự u nhàn là Pháp Tánh sâu xa, chẳng biết nó vẫn là Pháp Trần được duyên bởi vọng thức”.

214 “Thoát thai hoán cốt” vốn là một thuật ngữ Đạo Giáo. Họ tin rằng nếu uống kim đan (thần đan) sẽ đổi thai phàm thành thai thánh, đổi xương phàm thành xương tiên, nên mới gọi là “thoát thai, hoán cốt”, tức là sẽ trở thành Địa Tiên, trường sanh bất lão, có thể bay lên không, tùy ý tự tại. Kim đan là những loại thuốc nung luyện bằng phương cách bí truyền gồm các kim loại quý (hoặc những chất được tin tưởng là mẹ của các kim loại như chì, thủy ngân) và một số dược vật kỳ quái khác. Kim đan phải chọn ngày giờ, phương vị để nung luyện (tương tự như Giả Kim Thuật của châu Âu). Tư tưởng luyện kim đan bắt nguồn từ Cát Hồng đời Tấn như ông ta đã trình bày trong sách Bão Phác Tử, và được các đạo sĩ đời sau hăm hở luyện theo. Nhiều vua chúa Trung Hoa đã mê muội muốn trường sanh bất tử, chẳng hạn các vua Hiến Tông, Mục Tông, Vũ Tông, Tuyên Tông nhà Đường, Gia Tĩnh nhà Minh đã chết tươi hay điên cuồng, vật vã mấy ngày rồi chết sau khi uống kim đan vì trong ấy có những chất kịch độc như thủy ngân, chì! Ở đây, Liên Trì đại sư chỉ mượn từ ngữ này để ca ngợi phép Niệm Phật giúp cho phàm phu có thể từ phàm nhập thánh, vượt thoát tam giới nhanh chóng mà thôi!

215 Theo Nhiếp Đại Thừa Luận và Thành Duy Thức Luận, Ngũ Chủng Duy Thức Quán là:

1. Khiển hư tồn thật quán (phép quán nhằm bỏ hư vọng, giữ lấy chân thật).

2. Xả lạm lưu thuần quán (phép quán nhằm bỏ những gì tràn lan, giữ lấy pháp thuần khiết).

3. Nhiếp mạt quy bổn quán (phép quán nhằm gom ngọn về gốc).

4. Ẩn liệt hiển thắng quán (phép quán nhằm giấu điều kém, phô bày điều thù thắng).

5. Khiển tướng chứng tánh quán (phép quán nhằm bỏ tướng, chứng tánh).



216 “Nhập lưu” tức là bước vào dòng thánh, để được gọi là “nhập lưu” thì tối thiểu phải chứng Sơ Quả của Tiểu Thừa.

217 Đây là cách phát âm chữ A theo giọng một số địa phương tại miền Nam Trung Hoa; có vùng đọc thành Ngò Mi Thò Huột.

218 Năm tầng trời ấy đều thuộc về Tứ Thiền Thiên gồm Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến Thiên và Sắc Cứu Cánh Thiên. Năm tầng trời này là chỗ ở của bậc thánh nhân nên còn gọi là Ngũ Tịnh Cư Thiên. Do chẳng đọa trong ác đạo nên gọi là Ngũ Bất Hoàn Thiên.

219 Cỏ Thi (Yarrow), còn gọi là Âu Thi, Thiên Diệp Thi, Cứ Thi, Du Dình Thi, Cứ Xỉ Thảo, Vũ Y Thảo, hoặc Tây Dương Thi Thảo, là một loại cỏ thuộc họ Cúc (Asteraceae), mọc ở rất nhiều nơi như Nội Mông Cổ, Iran, Âu Châu, Nga, Phi Châu và vùng Đông Bắc Trung Hoa. Cỏ Thi thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt, nhưng khí hậu khô hanh. Cỏ này có củ ngầm, bò lan rất mạnh, thân thẳng, có thể mọc cao đến cả thước, thân cỏ có vằn nhỏ, phủ bằng lông tơ màu trắng, lá cỏ có gai, gồm nhiều phiến mọc quanh một thân chính, trông giống như những chiếc lông chim, dài từ năm đến hai mươi centimeter, mép lá có hình răng cưa. Để bói, người Hoa lấy năm mươi nhánh cỏ Thi, rút riêng ra một nhánh, rồi tiếp tục chia nhỏ bốn mươi chín nhánh còn lại theo những quy tắc khá phức tạp, để hình thành sáu con số dựa trên số lượng nhánh cỏ trong mỗi nhóm. Dựa trên sáu con số ấy, họ sẽ ghép thành một quẻ (thường gọi là “xủ quẻ”).

220 Phạn ngữ (đúng ra phải đọc là Phạm ngữ, nghĩa là ngôn ngữ của Phạm Thiên, nhưng ta quen đọc thành Phạn ngữ) là dịch nghĩa chữ Samkrtam (toàn hảo) hoặc nói đầy đủ là Samskrtā vāk (ngôn ngữ toàn hảo, thường được viết dưới dạng Latin hóa là Sankrit) thuộc hệ ngôn ngữ Indo-Aryan, đến nay vẫn được dùng như ngôn ngữ chính thức của tiểu bang Uttarakhand của Ấn Độ. Danh xưng Samskrtam đã được dùng trong các kinh điển Veda. Tiếng Sankrit được dùng trong kinh Phật là loại cổ điển Phạn ngữ (nhằm phân biệt với Phệ Đà Phạn ngữ - Vedic Sankrit). So với Phệ Đà Phạn ngữ, tiếng Phạn trong kinh Phật bóng bẩy hơn, quy luật hành văn phức tạp hơn. Khác với quan niệm thông thường cho tiếng Phạn là tử ngữ, nó vẫn được sử dụng trong các trường đại học và nhất là trong các cơ sở tôn giáo. Đôi khi Sankrit còn được gọi là Bắc Phạn để phân biệt với Nam Phạn (Pali).

221 Phẩm kinh này có tên đầy đủ là Bồ Tát Vấn Minh, tức phẩm thứ mười trong bộ Bát Thập Hoa Nghiêm. Mười vị Bồ Tát có chữ Thủ trong danh hiệu chính là: Giác Thủ Bồ Tát, Tài Thủ Bồ Tát, Bảo Thủ Bồ Tát, Công Đức Thủ Bồ Tát, Mục Thủ Bồ Tát, Tinh Tấn Thủ Bồ Tát, Pháp Thủ Bồ Tát, Trí Thủ Bồ Tát, Hiền Thủ Bồ Tát (thật ra, chỉ có chín vị mang chữ Thủ, do tính luôn Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nên nói là Thập Thủ Bồ Tát). Câu hỏi của Văn Thù Bồ Tát là: “Này Phật tử! Tâm tánh là một, cớ sao thấy có các thứ sai biệt? Như là đi vào đường lành hay đường ác, các căn thiếu hay đủ, thọ sanh giống nhau hay khác nhau, đoan chánh, xấu xí, khổ, vui khác nhau, nghiệp chẳng biết tâm, tâm chẳng biết nghiệp, thọ chẳng biết báo, báo chẳng biết thọ, tâm chẳng biết thọ, thọ chẳng biết tâm, nhân chẳng biết duyên, duyên chẳng biết nhân, trí chẳng biết cảnh, cảnh chẳng biết trí”. Câu này được Giác Thủ Bồ Tát trả lời. Tiếp đó, Văn Thù Bồ Tát nêu ra một loạt câu hỏi khác, mỗi câu đều được một vị Bồ Tát trong số chín vị Bồ Tát trên đây trả lời.

222 Đạo Gia (còn gọi là Hoàng Lão học phái) là một trong những học phái tư tưởng trong bá gia chư tử, chú trọng nghiên cứu chủ đề chính trong tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử: Sự tự do của con người theo triết lý Vô Vi. Vô Vi không có nghĩa là không làm gì mà là thuận theo quy luật tự nhiên, không chấp trước, câu nệ hình thức. Thoạt đầu (thời Tiên Tần), Đạo Gia được gọi là Đạo Đức gia vì chuyên nghiên cứu Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Theo Tư Mã Viêm (cha sử gia Tư Mã Thiên), tư tưởng Đạo Gia có thể tóm tắt như sau: Lấy Đạo làm gốc, tự nhiên vô vi. Đạo là nguồn gốc của vũ trụ, mà cũng là pháp tắc chỉ đạo sự vận hành của toàn vũ trụ. Tư tưởng này được kế thừa và triển khai thêm bởi Trang Tử, dẫn khởi đến hứng thú nghiên cứu của môn Huyền Học thời Ngụy - Tấn.

Trong khi đó, Đạo Giáo là một tôn giáo đa thần, gom góp hầu như tất cả các thần linh cổ đại của người Hán lẫn các dân tộc bị Hán hóa, và số lượng thần thánh được liên tục bổ sung qua những đàn cầu cơ (kể cả những thần thánh do các thanh đồng bịa ra). Họ vay mượn tư tưởng của Đạo Gia (nhưng do tư tưởng Đạo Gia quá huyền áo, các Đạo Sĩ chỉ thường vay mượn những danh từ trong Đạo Gia, gán cho đủ thứ nội dung hỗn tạp do họ bịa đặt), pha trộn với những tín ngưỡng dân gian, kể cả học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Phong Thủy, Địa Lý, cùng những trò mê tín dị đoan, bùa chú, cầu cơ, lên đồng, trừ tà, tróc quái, luyện đan, phòng trung thuật v.v... Họ cũng vay mượn những quan niệm nhân quả của Phật giáo, cũng như những nghi thức sám hối, siêu độ của Phật giáo để tạo thành nghi thức riêng, thậm chí bịa chuyện Lão Tử đi về phương Tây, hóa thành Phật Thích Ca và ghi chép thành bản kinh Lão Tử Hóa Hồ, suy tôn Lão Tử thành Đạo Đức Chân Quân hoặc Thái Thượng Lão Quân. Đạo Giáo được coi là hậu thân của Ngũ Đấu Mễ Đạo (về sau gọi là Thiên Sư Đạo) do Trương Đạo Lăng sáng lập vào năm 142 thời Tây Hán.



223 Bình Đông là một huyện ở cực Nam đảo Đài Loan. Huyện lỵ đặt ở thành phố Bình Đông.

224 Kinh này có tên gọi đầy đủ là Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh, đã mất tên người dịch. Kinh này được đánh số 396 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Đức Phật giảng kinh này tại nước Câu Di Na Kiệt (Kushinagar). Phật cho biết sau khi Ngài diệt độ, sẽ có yêu ma quỷ quái mạo danh Phật pháp, giả làm đệ tử Phật để phá hoại Phật pháp. Tuy có các Bồ Tát, La Hán, Bích Chi Phật tận lực cứu vãn Phật pháp, nhưng vẫn không chế ngự nổi sức phá hoại của ma. Phật huyền ký hai kinh sẽ bị diệt đầu tiên là Thủ Lăng Nghiêm và Ban Châu Tam Muội, màu áo ca-sa của sa-môn sẽ chuyển thành nhạt dần.

225 Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện nói ở đây chính là phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Tứ Thập Hoa Nghiêm, tức là phẩm Nhập Pháp Giới trong Bát Thập Hoa Nghiêm.

226 Tác phẩm này gọi đủ là Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm do tổ Thanh Lương Trừng Quán biên soạn, gồm tám quyển. Thật ra, đây chỉ là tác phẩm trích yếu phần Huyền Nghĩa trong hai bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ và Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao. Do tác phẩm này quá cô đọng, uyên áo, về sau lại có hai tác phẩm chú giải bộ sách này là Hoa Nghiêm Huyền Đàm Quyết Trạch do ngài Tiên Diễn biên soạn và Huyền Đàm Hội Huyền Ký do ngài Phổ Thụy biên soạn.

227 Tam Tạng Pháp Số, gọi đủ là Đại Minh Tam Tạng Pháp Số do ngài Nhất Như biên soạn vào đời Minh. Bộ sách này gồm năm mươi quyển, giải thích những danh từ, thuật ngữ Phật học thường gặp trong Tam Tạng kinh điển, bắt đầu bằng từ ngữ “nhất tâm” và kết thúc bằng từ ngữ “bát vạn tứ thiên pháp môn”, gồm 1.555 mục.

228 Nhập Lăng Già Kinh (Lankāvatāra-sūtra) có tên gọi đầy đủ là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh, là một bộ kinh Đại Thừa, chuyên giảng về Như Lai Tạng, chân thường duy tâm. Cùng với kinh Giải Thâm Mật, kinh Lăng Già được coi là kinh điển trọng yếu của Như Lai Tạng Học Phái. Danh xưng của kinh thường được giải thích như sau: Lăng Già có nghĩa là Hồng Bảo Thạch, là tên một ngọn núi báu. Có thuyết giải thích Lăng Già là tên một hòn đảo vốn là thủ đô của xứ Ravana, nơi cư trụ của La Sát Vương. Toàn bộ danh xưng Lăng Già A Bạt Đa La có nghĩa là đức Phật vào núi báu Lăng Già để giảng kinh này. Kinh Lăng Già có năm bản dịch:

1. Bản dịch thứ nhất của ngài Đàm Vô Sấm dịch tại xứ Cô Tạng nước Bắc Lương đã thất truyền từ đời Đường.



tải về 12.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   93   94   95   96   97   98   99   100   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương