ĐỀ BÀI: Câu 1: Anh (chị) trình bày những đặc điểm cơ bản lứa tuổi sinh viên? Nêu ví dụ minh họa


Ví dụ minh họa về đặt điểm tuổi sinh viên



tải về 0.63 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu02.04.2022
Kích0.63 Mb.
#51467
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Trương Anh Quốc - Tâm lý daỵ học đại học

Ví dụ minh họa về đặt điểm tuổi sinh viên:

Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi người lớn trong con mắt của thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong quan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa thanh niên có xu hướng cố gắng thể hiện mình như những người đã lớn. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng họ. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào một hoàn cảnh đầy mâu thuẫn.

Trong quá trình học tập, những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoc học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện bản thân. Những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá bản thân không phù hợp. Có những sinh viên tự đánh giá bản thân mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Ngược lại, một số sinh viên lại đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả hoạt động, thụ động trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập.

Trong quá trình giảng bài trên lớp, sinh viên lĩnh hội rất nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giảng viên viên trình bày. Họ thường ít thoả mãn với những gì đã biết, luôn mong muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vững vấn đề hơn về chủ đề, nội dung của môn học.

Khi còn học phổ thông sinh viên thường sống cùng gia đình, khi bước vào học ở trường cao đẳng, đại học sinh viên không còn sống cùng gia đình nữa và do yêu cầu học tập và rèn luyện ở môi trường hoàn toàn mới đòi hỏi sinh viên phải tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, v.v… nên tính tự chủ, ý thức trách nhiệm và nhân cách của sinh viên cũng thay đổi rất nhiều trong giai đoạn này.

Có sinh viên nghĩ đến sau khi học xong đại học sẽ trở thành nhà khoa học để thực hiện các mơ ước sáng tạo đang ấp ủ; có người dự định về một công việc trong tương lai và tích cực chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu của nó; cũng có người tưởng tượng ngay sau khi ra trường sẽ kết hôn và xây dựng ra đình hạnh phúc, v.v…

Câu 2: Phân tích các nguyên tắc giao tiếp sư phạm.

Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc cơ bản chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi của con người khi tiếp xúc với nhau, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương thức và phương tiện giao tiếp của con người. Nguyên tắc giao tiếp sẽ chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các hành vi của cá nhân trong giao tiếp.

Giao tiếp sư phạm cũng tuân thủ các nguyên tắc của giao tiếp nói chung và thể hiện cụ thể hơn, rõ ràng hơn các đặc trưng và yêu cầu của hoạt động sư phạm. Vì thế có thể hiểu nguyên tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những quy tắc chỉ đạo, định hướng hệ thống thái độ và hành vi ứng xử của người dạy đối với người học và ngược lại.

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa người dạy với người học nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quan hệ giữa người dạy với người học để đạt mục đích giáo dục đặt ra.




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương