ĐỀ BÀI: Câu 1: Anh (chị) trình bày những đặc điểm cơ bản lứa tuổi sinh viên? Nêu ví dụ minh họa


Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi sinh viên



tải về 0.63 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu02.04.2022
Kích0.63 Mb.
#51467
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Trương Anh Quốc - Tâm lý daỵ học đại học

Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi sinh viên:

Về mặt sinh lý, hình thể đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng. Ở lứa tuổi 18 đến 25 về cơ bản các hệ thống cơ quan chức năng, quan trọng của cơ thể đã hoàn thiện. Chiều cao ngưng phát triển, nhưng cơ thể lại phát triển mạnh theo bề ngang và tăng trọng lượng.



Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên:

Trong thời kỳ này sự phát triển trí tuệ được biểu hiện rõ rệt nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng mở. Có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó hơn, cũng như có tiến bộ rõ rệt trong lập luận lôgic, trong việc lĩnh hội tri thức, trí tưởng tượng. Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ của thời kỳ chuyển tiếp là “tính nhạy bén”. Sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho lứa tuổi này biết cách lĩnh hội một cách tối ưu, mà đó chính là cơ sở của toàn bộ quá trình học tập.

- Sự phát triển tự ý thức:

Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân có chức năng điều chỉnh nhận thức và thái độ đối với bản thân. Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá về hành động, tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú, v.v... về chính bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống.

Hình ảnh về thân thể: là một thành tố quan trọng trong ý thức của tuổi thanh niên sinh viên và đây chính là một trong những biểu hiện tâm lí điển hình của lứa tuổi này.

Khả năng tự đánh giá bản thân: tự đánh giá có chủ kiến rõ ràng và có sự đối chiếu với các chuẩn mực của xã hội. Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lí của mình là một trong những đặc trưng điển hình của tuổi sinh viên như: ý thức rõ được cái tôi, ý thức rõ địa vị xã hội của mình và nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra yêu cầu cao đối với bản thân là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích của sinh viên và dấu hiệu để xác định sự phát triển về mặt nhân cách của lứa tuổi này.

Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn: sinh viên không chỉ ý thức và đánh giá về “cái tôi” hiện thực, “cái tôi” lí tưởng, “cái tôi” năng động. Sinh viên đánh giá khái quát bản thân dựa trên cơ sở phân tích và khái quát các đặc trưng riêng.

Tự đánh giá của sinh viên dựa vào hai cách:

- So sánh mức độ kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được.

- So sánh, đối chiếu các ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân: sinh viên rất nhạy cảm với ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân và coi đó là các tiêu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại.

Tự đánh giá đúng dẫn đến phát triển mạnh tính tự trọng, khiêm tốn, trung thực. Tự đánh giá cao dẫn đến phát triển mạnh tính tự cao, ghen tị, nói dối. Tự đánh giá thấp dẫn đến tính tự ti, thiếu tin tưởng vào bản thân, chấp nhận hoặc không coi trọng các đánh giá không đúng hoặc xúc phạm đến gía trị nhân cách của mình, gặp khó khăn trong giao tiếp, thái độ tiêu cực đối với bản thân.

- Sự phát triển nhận thức:

Một trong những quá trình tâm lý diễn ra của sinh viên là quá trình nhận thức. Trong hoạt động học tập của sinh viên quá trình nhận thức luôn diễn ra từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Điều này thể hiện sự phát triển, tính có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của sinh viên.

Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ. Hoạt động này lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt theo từng tình huống có vấn đề.

- Sự phát triển nhân cách:

Khi bước sang tuổi sinh viên, sự phát triển nhân cách vẫn tiếp nối sự phát triển, hoàn thiện xu hướng nghề nghiệp mà họ đã chọn khi học phổ thông. Các hoạt động của sinh viên ở trường cao đẳng, đại học đều hướng vào việc lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ năng và rèn luyện phẩm chất theo yêu cầu của một nghề cụ thể.



Có thể nói, sự phát triển nhân cách của sinh viên được định hướng theo yêu cầu của nghề nghiệp. Mô hình nhân cách mà sinh viên hướng tới là mô hình nhân cách của một người lao động trong một nghề cụ thể. Hơn nữa, sinh viên phải tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình nên khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự giáo dục của họ đều được phát triển.

- Sự phát triển trí tuệ:

Trí tuệ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động của con người nói chung và với sinh viên nói riêng. Vì vậy, rất cần quan tâm đến sự phát triển trí tuệ ở sinh viên.

Tính chủ định chiếm ưu thế của các quá trình nhận thức của sinh viên, là quá trình quan sát có mục đích rõ ràng, mang tính hệ thống; trí nhớ từ ngữ - lôgic chiếm ưu thế; năng lực di chuyển và phân phối chú ý đã được hoàn thiện: vừa nghe giảng vừa ghi chép, vừa có thể theo dõi nội dung suy nghĩ của mình. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo của tư duy là một phẩm chất tâm lí đặc trưng của sinh viên.

Sự phát triển trí tuệ của sinh viên được đặc trưng bởi hai yếu tố: các thao tác trí tuệ và vốn tri thức mà sinh viên tiếp thu được. Các thao tác trí tuệ có cấu trúc ổn định, sự nắm vững hệ thống khái niệm khoa học giúp cho hoạt động trí tuệ của sinh viên bền vững và có hiệu quả hơn so với học sinh trung học phổ thông.

Thành phần cốt lõi trong cấu trúc trí tuệ của sinh viên là tư duy: tư duy lí luận chiếm ưu thế, tư duy nghề nghiệp được hình thành phát triển mạnh.

Biểu hiện của tư duy lí luận ở sinh viên thể hiện qua các thao tác trí tuệ phát triển cao: khả năng phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa, và tổng hợp tài liệu lí luận; không dừng lại ở kinh nghiệm rời rạc mà luôn hướng tới xây dựng quy tắc, quy luật chung ngày một sâu rộng hơn. Luôn sử dụng tri thức khái quát đã có để lí giải, dự đoán những sự vật, hiện tượng cụ thể. Tự phản biện mình để đạt đến sự nhất quán về mặt lí luận, xác định được phạm vi ứng dụng của mỗi lí thuyết. Không dừng lại ở kinh nghiệm rời rạc mà luôn hướng tới xây dựng quy tắc, quy luật chung ngày một sâu rộng hơn.



Tư duy nghề nghiệp được hình thành và phát triển mạnh nhằm giải quyết những bài toán thuộc lĩnh vực ngành đào tạo. Tư duy nghề nghiệp của sinh viên có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có sự kết hợp giữa biểu tượng và khái niệm và mang tính thiết thực.

  • Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên:

Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với đời sống tâm lý của sinh viên. Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó.

Về những định hướng giá trị đối với nhân cách, đa số sinh viên đã chọn và nhấn mạnh các phẩm chất sau đây ngoài những giá trị chung khác: có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả, năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm.


tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương