ĐẦu tư NƯỚc ngoài tại braxin và MỘt số NƯỚc nam mỹ



tải về 346.25 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu28.03.2018
Kích346.25 Kb.
#36787
  1   2
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BRAXIN

VÀ MỘT SỐ NƯỚC NAM MỸ
Phạm Bá Uông, Thám tán TM Việt Nam tại CHLB.Braxin, 3/09/2009.

Đầu tư nước ngoài xét về bản chất đã hình thành từ thời xa xưa, đi liền với các phát kiến về địa lý tìm kiếm tài nguyên, khai phá vùng đất mới ở khắp các châu lục. Qua đó đã hình thành nền công nghiệp khai khoáng, thủ công, luyện kim, xây dựng. Hầu hết các nước ở châu Mỹ thu hút vốn và công nghệ tư bản châu Âu sang cách đây hơn 500 năm. Nhiều chủ hãng công nghiệp khai khoáng, luyện lim, dầu khí hiện nay ở Mỹ Latinh là con cháu người nhập cư nước ngoài, chủ yếu từ châu Âu di cư sang. Braxin được người Bồ Đào Nha, sau đó là Nhật Bản, Italia, Đức, Tây Ban Nha và sau này được cộng đồng doanh nhân hàng trăm quốc tịch khác nhau đến góp phần đầu tư, định cư phát triển kinh tế, đến nay trở thành một trong số nước công nghiệp phát triển nhất ở Nam Mỹ.


1). Mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n liªn quan ®Õn ®Çu t­ n­íc ngoµi
Để phân biệt với nguồn đầu tư có nguồn gốc ở trong nước, có thể hiểu “Đầu tư nước ngoài là di chuyển cơ sở vật chất, công nghệ, tri thức quản lý, vốn, nhân lực từ ngoài biên giới vào một nước để trưc tiếp sản xuất kinh doanh hoặc gián tiếp đầu tư bằng hình thức mua các loại giấy tờ có mệnh giá được nước ngoài cho phép qua đó góp phần phát triển nước sở tại”. Từ khái niệm trên, thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài có thể vì mục đích lợi nhuận, hoặc phi lợi nhuận. Những trường hợp đầu tư phi lợi nhuận được xem là các hoạt động mang mục tiêu hữu nghị, viện trợ phát triển, viện trợ không hoàn lại, hợp tác KHKT…Cũng từ khái niệm trên thấy rằng có 2 hình thức đầu tư nước ngoài là Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) và Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ĐTGTNN).
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mà cá nhân hay công ty nước ngoài đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Ngoài ra, Cơ quan OCDE còn nêu khái niệm “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động thông qua đó nhà đầu tư đạt được lợi ích lâu dài và có sự ảnh hưởng nhất định trong quản lý đối với một cơ sở đặt ở một nước khác”.
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) la hoat dong cua nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản nhu các cơ sở kinh doanh ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Do vay, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức trực tiếp tác động vào nền kinh tế nước sở tại, được nhiều chính phủ các nước khuyến khích và quan tâm hơn.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) = Foreign Indirect Investment) là hình thức đầu tư thông qua mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, và qua các định chế tài chính trung gian khác.
d). Mét sè yÕu tè t¸c ®éng tíi hiÖu qu¶ ®Çu t­ n­íc ngoµi
Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi không có điều kiện trình bày sâu về đánh giá hiệu quả đầu tư trên bình diện lý thuyết cũng như thực nghiệm. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra con đường lựa chọn và tác động tới các yếu tố nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thông qua việc chọn ngẫu nhiên một số yếu tố còn gọi là biến số rồi lượng hoá để phân tích theo mô hình kinh tế lượng (econometrie) với phương trình hồi quy có dạng tổng quát phổ biến Yit= ... (Xit+Vit,...).

Voi


Trên nguyên lý đó, ở vế trái của phương trình là hiệu quả đầu tư Y – còn gọi là biến số phụ thuộc (variable dependente) vào các biến số độc lập ở bên vế tay phải (variable independente- explicatif). Sau một khoảng thời gian có thể 6 tháng hay một năm tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, người ta có thể tác động để một số biến số độc lập thay đổi giá trị để biết được sự biến đổi cuả hàm số Y, qua đó nhận biết được vai trò của mỗi yếu tố độc lập quan trọng đến đâu hay nói cách khác đo được mối tương quan phụ thuộc của hàm số đó. Các yếu tố có mối liên hệ mạnh hay yếu tới hiệu quả đầu tư, ví dụ như mức độ ổn định môi trương đầu tư, chính trị, độ mở kinh tế, thủ tục hành chính, khuyến khích thu hút đầu tư, mức thu nhập và tăng trưởng GDP, trình độ nhân lực, giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, cung ứng điện nước có thường xuyên hay không... Khi phân tích kết quả về mối tương quan giữa các biến số, chúng ta sẽ xác định được biến số nào đóng vai trò tích cực hay ngược lại để các nhà quản lý tác động nâng cao hiệu quả đầu tư.
2). Một số lợi ích và động cơ thu hút thúc đầu tư nước ngoài 
Đầu tư nước ngoài  mang lại một số lợi ích chính cho nước nhận đầu tư, cũng như cho nhà đầu tư nước ngoài như :
- Nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên, nhiên liệu thô.Cơ hội khai thác chuyên gia và công nghệ ở địa phương vi dụ đầu tư nước ngoài không chỉ di chuyển từ nước phát triển sang nước đang phát triển mà ngược lại. Nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài co thể tăng nguồn thu ngân sách quốc gia qua thu thuế của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là một nguồn thu ngân sách quan trọng.
- Đầu tư nước ngoài góp phần đổi mới chu kỳ sản phẩm qua nhu cầu xuất khẩu do sản phẩm ban đầu được phát minh, sản xuất tại nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu việt của sản phẩm mới làm tăng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa nên nước nhập khẩu có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư, kỹ thụât của nước ngoài để chuyển sang sản xuất nhằm thay thế sản phẩm nhập khẩu. Khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới trên thị trường nước sở tại trở nên bão hòa, lại tạo ra nhu cầu xuất khẩu sang nước khác. Hiện tuợng đó gọi là chu kỳ sản phẩm và do đó dẫn đến sự hình thành dòng đầu tư ra nước ngoài .
-Nhà đầu tư ra nước ngoài sẽ đạt chi phí sản xuất thấp hơn để tìm lợi thế cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại.
- Nhà đầu tư ra nước ngoài được hưởng chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước vi năng suất cận biện là số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất thu được do sử dụng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn, còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm đạt được nhiều lợi nhuận.
- Nhá đầu tư nước ngoài đạt lợi thế đặc biệt, nhất là đối với các công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư sang các nước có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài . Khi chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư ưu tiên tìm nơi có lao động, đất đai, chính tri ổn định để phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
- Các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận thị trường mới và giảm xung đột thương mại giữa các đối thủ cạnh tranh. Các nước đưa đầu tư sản xuất ngay tại nước khác, bán sản phẩm này ở thị trường nội địa nước sở tại để giảm xung đột thưong mại song phương thường xuyên diễn ra, hoặc đưa đầu tư sang nước thứ ba để xuất khẩu sang nước đó.
Ngoài ra đầu tư nước ngoài còn mang lại một số lợi ích khác như tạo điều kiện cho các bên tham gia quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bộ phận nhân dân, góp phần phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao tay nghề cho một bộ phận dân cư nước sở tại...


3. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên thế giới năm 2008 và triển vọng
Theo thống kê của Unctad (Hội nghị của Tổ chức LHQ về Thương mại và Phát triển), năm 2008, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới đạt 1,449 ngàn tỷ USD, giảm 21% so với năm 2007 (1,833 ngàn tỷ USD). Đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài vào khối các nước phát triển đạt 840,1 tỷ USD, giảm 32,7% , còn khối các nước đang phát triển đạt 517,7 tỷ USD, tăng 3,6 %. Trong đó Anh đạt 109 tỷ USD, giảm 51%; Pháp đạt 98,5 tỷ USD, giảm 37,6%, Italia đạt 2,3 tỷ USD, giảm 94,3 %, Hoa Kỳ đạt 220 tỷ USD, giảm 5,5%.
FDI vào châu Phi năm 2008 tăng lên 61, 9 tỷ USD tăng 16,8 5 so với năm 2007. Châu Á và Châu Đại dương đạt 313,5 tỷ USD, giảm 2,2%. Khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á thu hút nhiều đầu tư nhất, đạt 256,1 tỷ USD, tăng 3,3 %, chiếm gần một nửa tổng dòng FDI sang tất cả các nước đang phát triển. Riêng Trung Quốc nhận 92 tỷ USD FDI, tăng 10,2%. Khu kinh tế Hồng Kông nhận 60,7 tỷ USD, tăng 1,3%, Ân Độ nhận 36,7 tỷ USD, tăng 59,9 %, Inđônexia nhận 5,5 tỷ USD, giảm 21,3%, Malaixia nhận 12,9 tỷ USD, tăng 53,4%, Singapor nhận 10,3 tỷ USD, giảm 57,2%, Thái Lan nhận 9,2 tỷ USD, giảm 4,4%.
Khu vực Tây Á, Trung Đông bị giảm hơn 20 % do nhu cầu dầu hoả trên thế giới và giá đầu giảm sút, chi phí khai thác đắt đỏ nhưng lợi nhuận thu đuợc qua xuất khẩu dầu hoả bị giảm sút. Khu vực Mỹ La tinh và Caribe năm 2008 nhận 142,3 tỷ USD tăng 13 % so với mức năm 2007 một phần do FDI tăng ở các nước Nam Mỹ, nhưng FDI các nước Trung Mỹ và Caribe bị giảm sút do hầu hết kinh tế các nước này gắn kết nhiều vào kinh tế Hoa Kỳ.
FDI vào các nước Đông và Nam Âu tăng 8%. Các nền kinh tế mới nổi, và các nứoc lớn như Braxin, Nga, Trung Quốc, Ấ Độ nhìn cung đều tăng trong năm 2008.
Bảng : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên toàn thế giới năm 2007 và 2008

(Tỷ USD)




Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu vực

2007

2008

Tăng trưởng %

Toàn thế giới

1.833,3

1.449,1

-21,0

Nước phát triển

1.247,6

840,1

-32,7

Châu Âu

848,5

562,3

-33,7

Hoa Kỳ

232,8

220,0

-5,5

Nhật Bản

22,5

17,4

-22,6

Nước đang phát triển

499,7

517,7

3,6

Châu Phi

53,0

61,9

16,8

Mỹ Latinh và Caribe

126,3

142,3

12,7

Achentina

5,7

7,3

27,9

Braxin

34,6

45,0

30,0

Chile

14,5

17,8

23,2

Colombia

9,0

10,9

20,3

Mexico

24,7

20,7

-16,0

Peru

5,3

7,4

38,9

Châu Á và Châu Đại dương

320,5

313,5

-2,2

Tây Á

71,5

56,3

-21,3

Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á

247,8

256,1

3,3

Các nước Nam Âu, Đông Âu

85,9

91,3

6,2


Nguồn : UNCTAD
Hai nguyên nhân sâu xa là lợi nhuận của doanh nghiệp đầu tư giảm do nhu cầu toàn cầu suy gỉam và thị trường vốn trở nên khó khăn. Hầu hết cac ngân hàng đều phải nhờ chính phủ giúp đỡ, nhưng chưa lấy lại được tiến độ cho vay như mong muốn. Khi doanh nghiệp càng có nguồn vốn ít, càng ít sẵn sàng đầu tư làm ăn ra nước ngoài. nhân te trên tác động vào tình hình đầu tư ra nước ngoài năm 2009 vẫn chưa được như mức năm trước đây. Các yếu ta khó khăn rủi ro cao xuất hiện đầu năm 2009 làm cho các DN giảm mạnh các chi phí và các chương trình đầu tư nói chung nhằm tăng sức đề kháng đối với môi trường giao dịch đầu tư khó khăn khắc nghiệt hơn.
Dự báo dòng đầu tư này sẽ bi giảm mạnh trong năm 2009 ngay đối với cả khối nước đang phát triển do bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ước cho tới năm 2011-2012 dòng đầu tư ra nước ngoài mới có thể sẽ tăng trưởng đạt tốc độ như thời kỳ trước đây khi khủng hoảng toàn cầu chưa diễn ra.

II. MỘT SỐ ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM KHI ĐẦU TƯ VÀO BRAXIN VÀ CÁC NƯỚC KHU VỰC NAM MỸ
2.1. Tổng quan tóm tắt về Braxin và khu vực
Braxin là quốc gia ở nam Mỹ rộng trên 8,5 triệu km2, giàu tài nguyên khoáng sản, dân số hơn 185 triệu người với nền văn hoá đa dạng. Braxin cú quy mụ kinh tế lớn nhất và nền cụng nghiệp phỏt triển nhất ở Mỹ Latinh, thu nhập tổng sản phẩm quốc nội GDP hơn 1,6 ngàn tỷ USD/ năm 2008, đứng thứ 10 trên thế giới. Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 8 %, cụng nghiệp chiếm 38 %, dịch vụ chiếm 54%.Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội năm 2008 dự kiến đạt 1.631,2 tỷ USD. Thu nhập bỡnh quõn đầu người đạt 6.819 USD/ người/ năm. Xuất khẩu (FOB): 197,4 tỷ USD tăng 23,2 % so với năm 2007. Nhập khẩu (CIF): 173,1 tỷ USD tăng 43,5 % so với năm 2007. Cán cân thương mại: xuất siêu 24,7 tỷ USD, giảm 38,2 % so với lượng xuất siêu của năm 2007 (40 tỷ USD). Dự trữ ngoại tệ đến cuối năm 2008: 206 tỷ USD. Chỉ số phát triển con người HDI năm 2007 đạt 0,800 xếp thứ 70.   Tỷ lệ người lớn (trên 15 tuổi) biết chữ : 90 % ( năm 2008).
B

iểu đồ 1

 


  • Một số ngành công nghiệp chủ đạo:

Braxin có nền cụng nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công nghiệp chiếm một phần ba tổng thu nhập quốc nội. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm máy bay, ô tô và phụ tùng, máy móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc, mía đường và cồn nhiên liệu sinh học etanol, đồ điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng, da nguyên phụ liệu da, giày. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Braxin và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Braxin được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước đạt cấp độ đầu tư” ổn định, ít rủi ro.


- Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo: Một số sản phẩm nông nghiệp chính của Braxin bao gồm: Cà phê (sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng ½ sản lượng thế giới, đứng thứ nhất thế giới); mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô, bông, cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bũ, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi), nguyên liệu da, giày…
Braxin ngày nay có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Nhờ những thành tựu về kinh tế- xã hội và chính sách hội nhập tích cực, Braxin ngày càng đóng vai trò nổi trội trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, là một trong những trụ cột của khối các nước đang phát triển và nhóm 4 nước BRIC (Braxin-Nga- Ấn Độ- Trung Quốc).Chính phủ định hướng chính sách quan hệ quốc tế đa phương, hữu nghị, ưu tiên hợp tác với các nước khối Thị trường Nam Mỹ và khu vực Mĩ La tinh, chú trọng quan hệ kinh tế với các nước bắc Mỹ và Cộng đồng Châu Âu, phát triển quan hệ với các nước châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
Biểu đồ 2. Tăng trưởng GDP qua các năm



Nền nông nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo và lĩnh vực dịch vụ đạt trình độ phát triển khá cao. GDP của Braxin (tính theo sức mua tương đương PPP) vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, ô tô, xe máy, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dépthiết bị điện tử. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam. Đông Bắc là vùng còn khó khăn hơn, nhưng hiện đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Chính phủ hiện nay đã có biện pháp thắt chặt chi tiêu ngân sách, có chế tài kiểm soát tài chính, tín dụng. Số lượng tiền vay nợ tín dụng bất động sản ở ngân hàng chỉ tương ứng 4% GDP. Tổng mức nợ tín dụng toàn xã hội tương đương 37 % GDP.Số nợ nước ngoài giảm xuống dưới 10% GDP. Chính phủ đã thành công trong kìm chế lạm phát ở mức thấp ngang với mức lạm phát ở các nước công nghiệp phát triển. Môi trường pháp lí, thể chế ổn định, hoàn chỉnh, đầu tư  nước ngoài trực tiếp FDI tăng nhanh. Dự trữ  quốc gia bằng ngoại tệ tính tới ngày 25/7/2009 đạt 208 tỷ USD.  


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 346.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương