UỶ ban thể DỤc thể thao



tải về 1.02 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

GlÀY THI ĐẤU

2. Các vận động viên được phép thi đấu bằng chân đất hoặc mang giày, dép ở một hoặc cả hai chân. Giày thi đấu theo qui định phải có tác dụng bảo vệ, và bám chắc chắn vào đất. Nhưng, giày thi đấu không được thiết kế để nhằm tạo cho vận động viên có thêm bất kỳ một sự trợ giúp nào, và không được lắp thêm lò xo hoặc các công cụ dưới bất kỳ dạng thức nào vào giày thi đấu. Giày thi đấu được phép sử dụng là giày có dây buộc hoặc quai trên mu bàn chân.

Tại tất cả các cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a) và (b)-kéo dài trên một ngày thì người lãnh đội phải thông báo cho Ban tổ chức về hình thức, mẫu mã chế tạo riêng của loại giày thi đấu mà các vận động viên của mình sẽ sử dụng. Không vận động viên nào được phép thay đổi mẫu mã giày của mình trong suốt thời gian thi đấu này. Các vận động viên bước vào các môn thi đấu phối hợp phải khai báo về loại giày sẽ mang trong mỗi môn thi riêng.

Số LƯỢNG ĐINH GIÀY

3. Đế ở phần trước giày và đế ở phần gót giày phải được thiết kế để tiện sử dụng với số đinh không quá 11 chiếc. Đinh giày có thể đóng ở phần đế trước hoặc ở phần đế sau giày với số lượng 11 chiếc; nhưng số đinh ở cả 2 vị trí này không được vượt quá 11 chiếc.



KÍCH THƯỚC CỦA ĐINH GIÀY

4. Khi cuộc thi được tổ chức trên một bề mặt phủ chất dẻo tổng hợp thì phần đinh trồi lên trên mặt đế giày phía trước và đế ở phần gót chân không được đài quá 9mm (độ dài của đinh không được quá 9mm), trừ trường hợp trong môn thi nhảy cao và môn thi phóng lao, độ dài của đinh không được vượt quá 12mm. Đinh phải có đường kính tối đa là 4mm. Đối với các bề mặt sân thi đấu không phủ chất dẻo tổng hợp thì chiều cao tối đa của đinh sẽ là 25mm và đường kính tối đa là 4mm.



ĐẾ GIÀY Ở PHẦN TRƯỚC VÀ Ở PHẦN GÓT CHÂN

5. Đế giày ở phần trước/hoặc ở phần gót chân có thể khía thành rãnh, đúc thành các đường gờ nổi, lồi lõm hoặc lồi hẳn lên miễn là các đường nét này được chế tạo bằng cùng một chất liệu với đế giày.

Trong môn nhảy cao, đế giày ở phần trước sẽ có độ đày tối đa là 13mm, và độ đày tối đa ở phần gót là 19mm. Trong tất cả các môn khác thì đế giày ở phần trước và/hoặc ở phần gót chân có thể có độ dầy bất kỳ.

NHỮNG PHẦN LẮP THÊM VÀ ĐẮP THÊM VÀO ĐẾ GIÀY

6. Vận động viên không được phép lắp hoặc đắp thêm bất cứ một thứ gì. cả trong lẫn ngoài giầy mà những thứ đó có tác đụng làm tăng độ dày cho phép của đế giầy như đã nói ở trên, hoặc tạo cho người đi bất kỳ một lợi thế nào mà anh ta se không thể có được do mang loại giày đã mô tả ở các mục trước.



SỐ ĐEO CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN

7. Mỗi vận động viên phải được cấp 2 số đeo để đeo ở trước ngực và sau lưng khi thi đấu; trừ trường hợp ở môn thi nhảy sào và thi nhảy cao, các vận động viên được phép chỉ đeo 1 số ở trước ngực hoặc sau lưng. Số đeo phải phù hợp với số trong biên bản thi đấu. Nếu mặc quần áo tập trong khi thi thì cách thức đeo số trên quần áo phải giống nhau.

Trường hợp có sử dụng thiết bị chụp ảnh đích thì Ban tổ chức được phép yêu cầu vận động viên phải đeo thêm số phụ ở dạng băng dán, định chặt vào bên cạnh quần của vận động viên. Không vận động viên nào được phép tham gia thi đấu nếu không có số hoặc số đeo thích hợp.

Điều 140

CÁC QUI Đ!NH CHUNG VỀ THI ĐẤU

1. Thành tích do một vận động viên lập nên sẽ không có giá trị nếu như nó không phải là thành tích được lập trong một cuộc thi đấu chính thức được tổ chức theo đúng các điều luật của IAAF.

Đối với các cuộc thi đấu được tổ chức hoàn toàn trong sân vận động thì không được phép thi đấu lẫn lộn giữa các vận động viên nam và nữ.

2. Trong các cuộc thi đấu được tổ chức giữa hai nước thành viên, số lần được thực hiện trong các môn nhảy xa, nhảy ba bước và số lần ném trong các môn ném đẩy có thể giảm bớt theo sự thoả thuận tay đôi trước khi thi đấu



NHỮNG VẬN ĐỘNG VIÊN THAM GIA THI ĐẤU ĐỒNG THỜI NHIỀU MÔN

3. Nếu một vận động viên vừa phải tham gia thi cả 1 môn chạy và 1 môn ném đẩy hoặc nhảy, hoặc nhiều môn nhảy, ném đẩy diễn ra cùng một lúc, thì trọng tài giám sát phụ trách được quyền cho phép vận động viên đó thực hiện lần thi của mình theo một trình tự khác với trình tự được quyết định qua sự rút thăm trước khi bắt đầu vào thi đấu (đối với một vòng thi cùng một lúc, hoặc đối với mỗi lần nhảy trong thi nhảy cao và nhảy sào) Nếu sau đó vận động viên quyết định không thực hiện lần thi này hoặc không có mặt để thực hiện lần thi của mình thì sẽ bị xem là phạm quy một khi mà thời gian cho phép thực hiện lần thi đó đã hết.



TÍNH ĐIỂM

4. Trong một cuộc thi đấu mà ở đó kết quả được xác định bằng cách tính điểm thì phương thức tính phải được tất cả các nước tham gia thi đấu thoả thuận trước khi bắt dầu cuộc thi đấu.



VIỆC TRUẤT QUYỀN THI ĐẤU

5. Nếu có vận động viên bị truất quyền thi đấu trong một cuộc thi thì phải tham khảo, đối chiếu theo luật của IAAF để có kết luận chính thức đối với những hành động đã vi phạm.

Một vận động viên có hành động phi thể thao có thể bị truất quyền thi đấu. Nếu hành động vi phạm được coi là nghiêm trọng thì trưởng ban tổ chức phải báo cáo sự việc với cơ quan điều hành có trách nhiệm xem xét những biện pháp kỷ luật cao hơn theo Điều luật 53.1 (VIII)

Điều 141

CÁC CUỘC THI CHẠY VÀ ĐI BỘ THỂ THAO

CẢN NGƯỜI TRÊN ĐƯƠNG ĐUA

1. Bất kỳ vận động viên chạy hay đi bộ khi đang thi đấu mà xô đẩy hoặc ngăn cản một vận động viên khác cốt để chặn bước tiến của người đó thì sẽ có thể bị truất quyền thi đấu khỏi cuộc thi đó. Trọng tài giám sát có quyền ra lệnh cho các vận động viên thi lại, trừ vận động viên bị truất quyền thi đấu hoặc, trong trường hợp là một đợt chạy, trọng tài giám định có quyền cho phép bất cứ vận động viên nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bị xô đẩy hoặc cản trở (trừ vận động viên bị truất quyền thi đấu) được thi đấu trong vòng tiếp theo của môn thi. Thông thường những vận động viên như vậy là những người đã thi đấu trong cuộc thi với tinh thần trung thực và có thiện chí.

Bất kể là có vận động viên bị truất quyền thi đấu hay không thì trong những trường hợp ngoại lệ, trọng tài giám sát vẫn có quyền cho thi đấu lại nếu cho rằng việc đó là đúng và hợp lý.

KHI CHẠY THEO CÁC Ô CHẠY RIÊNG

2. Trong tất cả các cuộc thi chạy theo các ô chạy riêng mỗi vận động viên phải chạy đúng trong ô chạy của mình từ khi xuất phát cho tới khi về đích. Điều này cũng áp dụng đối với tất cả các đoạn mà ở đó có phân theo từng ô chạy riêng trong một cuộc thi chạy.

Trừ những trường hợp được nêu trong điều 3 dưới đây nếu trọng tài giám sát theo báo cáo của trọng tài giám định và giám thị hoặc những trọng tài khác, có đủ căn cứ thuyết phục về một vận động viên đã chạy ngoài ô chạy riêng của mình thì vận động viên đó sẽ bị truất quyền thi đấu.

3. Nếu một vận động viên bị xô đẩy hoặc bị người khác thúc ép buộc phải chạy ra ngoài ô chạy của mình và nếu không được một lợi thế thực chất nào thì vận động viên đó sẽ không bị truất quyền thi đấu.

Nếu một vận động viên hoặc là:

i) Chạy ngoài ô chạy của mình trên đoạn đường thẳng, hoặc

ii) Chạy phía ngoài vạch ngoài ô chạy của mình trên đoạn đường vòng, mà không giành được một lợi thế thực chất nào qua việc đó, và không làm cản trở đến bất kỳ vận động viên nào khác thì vận động viên đó cũng không bi truất quyền thi đấu.

KHI RỜI KHỎI TUYẾN ĐƯỜNG QUI ĐỊNH VÀ HƯỚNG QUY ĐỊNH

4. Trừ trường hợp được xác định dưới đây, một vận động viên sau khi đã tự động rời khỏi đường chạy hoặc tiến trình qui định sẽ không được phép tiếp tục thi đấu trong cuộc thi đó nữa.

Trong các cuộc thi chạy trên đường bộ và các cuộc thi đi bộ thể thao theo tuyến đường qui định với cự ly 20km hoặc dài hơn, vận động viên được phép rời khỏi đường qui định hoặc rời khỏi tuyến đường đi bộ qui định với sự cho phép và dưới sự giám sát của 1 trọng tài giám định miễn là việc rời khỏi tuyến đường quy định đó không làm rút ngắn cự ly thi đấu phải thực hiện.

ĐÁNH DẤU TRÊN ĐƯỜNG ĐUA

5. Trừ trường hợp trong các cuộc thi chạy tiếp sức các ô chạy riêng, các vận động viên không được phép đánh các dấu hiệu hoặc đặt các vật thể trên hoặc dọc theo tuyến đường đua nhằm hỗ trợ cho mình.



CÁC VÒNG THI VÁ CÁC ĐỢT THI

6. Trong các cuộc thi dấu chạy mà số lượng các vận động viên quá đông không thể tổ chức thi dấu trong một vòng duy nhất thì phải tổ chức các vòng đấu loại. Trong trường hợp có tổ chức các vòng thi đấu loại, tất cả các vận động viên tham gia thi đấu đều phải qua các vòng đấu loại.

7. Các đợt thi, thi tứ kết và bán kết trong trường hợp cần thiết phải do Ban tổ chức kết hợp với đại diện kỹ thuật được bổ nhiệm sắp xếp.

Trong các cuộc thi đấu theo điều 12.1 (a), (b) và (c), nếu không có gì bất thường xảy ra thì cách sắp xếp bảng thi đấu dưới đây sẽ được sử dụng để xác định số vòng thi, và số đợt thi trong mỗi vòng, để chọn ra các vận động viên tiếp tục thi đấu ở các vòng sau.

100m, 200m, 400m, 100m rào, 110m rào.

Danh Các Thứ Thời Các Thứ Thời Các Thứ

sách đợt thi hạng gian đợt thi hạng gian đợt thi hạng

đăng ký vòng 1 vòng 2 vòng 3

9-16 2 3 2

17-24 3 2 2

25-32 4 3 4 2 4

33-40 5 4 4 3 4 4 2 4

41-48 6 4 8 4 4 2 4

49-56 7 4 4 4 4 2 4

57-64 8 3 8 4 4 2 4

65-72 9 3 5 4 4 2 4

73-80 10 3 2 4 4 2 4

81-80 11 3 7 5 3 1 2 4

89-96 12 3 4 5 3 1 2 4

97-104 13 3 9 6 2 4 2 4

105-112 14 3 6 6 2 4 2 4

400m rào, 800m, 4x100m, 4x400m

Danh Các Thứ Thời Các Thứ Thời Các Thứ

sách đợt thi hạng gian đợt thi hạng gian đợt thi hạng

đăng ký vòng 1 vòng 2 vòng 3

9-16 2 3 2

1 7-24 3 2 2

25-32 4 3 4 2 3 2

33-40 5 2 6 2 3 2

41-48 6 2 4 2 3 2

49-56 7 2 2 2 3 2

57-64 8 2 8 3 2 2

65-72 9 3 5 4 3 4 2 4

73-80 10 3 2 4 3 4 2 4

81-88 11 3 7 5 3 1 2 4

89-96 12 3 4 5 3 1 2 4

97-104 13 3 9 6 2 4 2 4

105-112 14 3 6 6 2 4 2 4

1500m

Danh Các Thứ Thời Các Thứ Thời



sách đợt thi hạng gian đợt thi hạng gian

đăng ký vòng 1 vòng 2

16-24 2 4 4

25-36 3 6 6 2 5 2

37-48 4 5 4 2 5 2

49-60 5 4 4 2 5 2

61-72 6 3 6 2 5 2

3000m CN


Danh Các Thứ Thời Các Thứ Thời

sách đợt thi hạng gian đợt thi hạng gian

đăng ký vòng 1 vòng 2

16-30 2 4 4

31-45 3 6 6 2 5 2

46-60 4 5 4 2 5 2

61-75 5 4 4 2 5 2

5000m


Danh Các Thứ Thời Các Thứ Thời

sách đợt thi hạng gian đợt thi hạng gian

đăng ký vòng 1 vòng 2

20-38 2 5 5

39-57 3 8 6 2 6 3

58-76 4 6 6 2 6 3

77-95 5 5 5 2 6 3

10.000m


Danh Các Thứ Thời

sách đợt thi hạng gian

đăng ký vòng 1

28-54 2 8 4

55-81 3 5 5

82-108 4 4 4

8. Sau mỗi vòng thi các vận động viên sẽ được sắp xếp vào các đợt thi của các vòng tiếp theo cách thức như sau:

a) Đối với các cuộc thi đấu từ 100m đến 400m kể cả, và các cuộc thi đấu tiếp sức bao gồm các cự ly tới 4x400m, việc sắp xếp các hạt giống sẽ được căn cứ trên cơ sở thứ hạng và thời gian của mỗi vòng đấu trước đó. Như vậy, các vận động viên sẽ được xếp loại như sau:

Người về nhất của đợt chạy có thời gian ngắn nhất

Người về nhất đợt chạy có thời gian ngắn thứ nhì

Người về nhất đợt chạy có thời gian ngắn thứ ba

Người về thứ hai trong đợt chạy có thời gian ngắn nhất

Người về thứ hai trong đợt chạy có thời gian ngắn thứ nhì

Người về thứ hai trong đợt chạy có thời gian ngắn là ba. . .

Chọn ra được:

Người đạt thời gian nhanh nhất

Người đạt thời gian nhanh thứ hai

Người đạt thời gian nhanh thứ ba...

Sau đó các vận động viên được sắp xếp vào các đợt chạy theo thứ tự sắp xếp hạt giống có sự phân chia chéo (zig-zag) ví dụ 3 đợt chạy sẽ bao gồm các hạt giống như sau:

A 1 6 7 12 13 18 19 24

B 2 5 8 11 14 17 20 23

C 3 4 9 10 1 5 16 21 22

Thứ tự sắp xếp của các đợt thi chạy A, B, C sẽ được rút thăm.

b) Đối với các môn thi khác, danh sách thành tích cũ sẽ tiếp tục được dùng để chọn hạt giống và chỉ thay đổi khi có sự cải thiện về thành tích đạt được trong vòng thi (các vòng) mới nhất.

Bất kỳ lúc nào có thể thì các đại diện của mỗi một quốc gia phải được sắp xếp vào các đợt chạy khác nhau.

Ghi chú: Khi các đợt chạy đang được sắp xếp thì việc có được càng nhiều thông tin về thành tích của tất cả các vận động viên càng tốt và các đợt chạy được rút thăm để tạo điều kiện cho những vận động viên có thành tích tốt nhất sẽ vào đến đợt thi chung kết.

9. Trong bất kỳ cuộc thi đấu nào mà có số lượng vận động viên nhiều hơn khả năng có thể sắp xếp ở hàng đầu tiên thì việc rút thăm vị trí xuất phát phải do các quốc gia thực hiện. Khi đó một vận động viên từ mỗi nước phải được sắp xếp theo thứ tự rút thăm. Các vận động viên bổ sung thêm của bất cứ nước nào sau đó được xếp chỗ ở phía sau, trong cùng một hàng.

10. Vận động viên không được phép thi đấu trong một đợt chạy khác ngoài đợt có ghi tên mình tham gia, trừ trường hợp mà theo ý kiến của trọng tài giám sát đã có sự điều chỉnh, thay đổi cho đúng.

11. Trong tất cả các vòng đấu loại, ít nhất là người thứ nhất và người thứ hai trong mỗi đợt chạy được chọn vào thi đấu vòng sau và trong trường hợp có thể thì ít nhất là có 3 người trong mỗi đợt được chọn.

Trừ trường hợp phải áp dụng Điều luật 146.1, bất cứ vận động viên nào có đủ tư cách vào vòng thi đấu sự đều phải được quyết định hoặc là theo các vị trí xếp hạng của họ, hoặc là theo thời gian họ đạt được. Trong trường hợp sau thì chỉ phải sử dụng đến phương pháp đo thời gian.

Thứ tự tổ chức các đợt chạy phải được xác định bằng rút thăm sau khi đã xác định được thành phần các đợt thi.

12. Trong các cuộc thi đấu từ cự li 100m đến 800m và chạy tiếp sức các cự ly đến 4 x 400m, nếu có một số vòng thi kế tiếp nhau liên tục thì cách rút thăm xác định các ô chạy sẽ được tiến hành như sau:

a) Trong vòng thi thứ nhất, thứ tự ô chạy sẽ được rút thăm.

b) Đối với các vòng tiếp theo, các vận động viên sẽ được sắp xếp sau mỗi vòng theo đúng trình tự đã nêu trong Điều luật 141.8 (a). Sẽ có 2 cuộc rút thăm được thực hiện.

- Một cuộc dành cho 4 vận động viên hoặc đội có tính tích cao hơn để xác định các vị trí sắp xếp vào các ô chạy 3, 4. 5 và 6.

- Cuộc thứ hai dành cho 4 vận động viên hoặc đội có thành tích thấp hơn để xác định thứ tự sắp xếp vào các ô 1, 2, 7 và 8.

Ghi chú: Khi đường chạy có ít hơn 8 ô chạy thì phương pháp trên cần phải có những thay đổi cho thích hợp.

13. Thời gian tối thiểu giữa đợt chạy cuối cùng của một vòng và đợt chạy đầu tiên của vòng tiếp sau hoặc vòng chung kết được qui định như sau:

Các cự ly đến 200m là 45 phút

Các cự ly trên 200m cho tới 1000m là 90 phút

Trên 1000m không dược tổ chức trong cùng 1 ngày.

14. Các vòng đấu đơn (chung kết)

Trong các cuộc thi đấu theo điều luật 12.1 (a), (b) và (c), đối với các cuộc thi có cự ly dài hơn 800m, các cự ly tiếp sức trên 4x400m và các cuộc thi chỉ cần có một vòng (chung kết), thì các ô chạy, các vị trí xuất phát phải được rút thăm.

Điều 142

THI ĐẤU CÁC MÔN NHẢY, NÉM - ĐẨY

1. Nếu vì một lý do nào đó mà một vận động viên bị cản trở trong một lần thực hiện thì trọng tài giám sát có quyền cho vận động viên đó một lần thực hiện thay thế lần bị cản trở.



VẮNG MẶT LÚC THI ĐẤU

2. Trong các cuộc thi đấu các môn nhảy, ném - đẩy và nhiều môn phối hợp, vận động viên chỉ dược phép rời khỏi khu vực trực tiếp thi đấu trong quá trình đang diễn ra cuộc thi khi được phép và có sự tháp tùng của một trọng tài giám sát.



NHỮNG LẦN THỰC HIỆN ĐƯỢC TÍNH THÀNH TÍCH

3. Ngoại trừ môn thứ nhảy cao và nhảy sào, vận động viên chỉ được ghi nhận thành tích ở một lần thực hiện trong một vòng thi.

Nếu vận động viên có sự phản đối bằng miệng ngay lập tức đối với việc một lần thực hiện thi của anh ta bị xử là phạm quy, thì tổ trưởng trọng tài giám định cuộc thi đó sẽ cân nhắc, nếu đúng thì được phép ra lệnh để đo kết quả lần thực hiện đó và thành tích đó sẽ được tính, nhằm bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên có liên quan.

TRÌ HOÃN VIỆC THỰC HIỆN LƯỢT THI

4. Vận động viên thi đấu ở các môn nhảy, ném - đẩy mà trì hoãn một cách vô lý việc thực hiện một lần thi thì có thể không được phép thực hiện lần thi đó và bị tính là một lần phạm quy. Vấn đề trì hoãn vô lý là do trọng tài giám sát quyết định sau khi xem xét tất cả các tình huống.

Trọng tài có trách nhiệm chỉ rõ cho vận động việc thấy mọi điều kiện đã sẵn sàng cho việc bắt đầu lần thi, và thời gian qui định để thực hiện lần thi đó sẽ bắt đầu được tính từ thời điểm thông báo đó. Nếu vận động viên tiếp tục không thực hiện lần thi, thì khi thời gian qui định để thực hiện lần thi này đã hết, vận động viên sẽ bị coi là phạm quy.

Nếu thời gian qui định hết vào lúc vận động viên đã bắt đầu thực hiện lần thi của mình thì lần thi đó vẫn được chấp nhận cho thực hiện.

Thông thường không được phép vượt quá thời gian qui định là:

a) 1 phút đối với môn thi nhảy cao, nhảy xa, nhảy tam cấp, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao, ném tạ xích và

b) 1 phút 30 giây đối vôi môn thi nhảy sào. Khoảng thời gian này bắt đầu được tính khi cột chống sào đã được điều chỉnh theo ý nguyện trước đó của vận động viên. Không được phép kéo dài thời gian để điều chỉnh thêm

c) Trong giai đoạn chung kết cuộc thi nhảy cao và nhảy sào (song không năm trong nội dung các môn thi đấu nhiều môn phối hợp) khi chỉ có 2 hoặc 3 vận động viên tiếp tục thi đấu thì thời gian qui định ở trên sẽ được tăng tới 2 phút đối với môn thi nhảy cao và 3 phút đối với môn thi nhảy sào. Nếu chỉ còn một vận động viên thì thời gian qui định này có thể được kéo dài tới 5 phút đối với môn thi nhảy cao và 6 phút đối với môn thi nhảy sào.

d) Trong trường hợp một vận động viên phải thực hiện các lần thi liên tiếp nhau khí vẫn còn có hơn 3 vận động viên đang thi thì thời gian qui định ở khoản (a) và (b) sẽ được kéo dài tới 3 phút đối với môn thí nhảy sào và 2 phút đối với các môn thi nhảy, ném-đẩy khác. Qui định này cũng được áp dụng đối với thi đấu nhiều môn phối hợp.

Ghi chú: Phải có một đồng hồ báo thời gian cho phép còn lại để vận động viên có thể nhìn thấy rõ. Nếu không có sẵn loại đồng hồ này thì một trọng tài phải phất một lá cờ màu vàng để báo hiệu hoặc dùng cách chỉ dẫn khác vào lúc thời gian cho phép còn lại là 15 giây.



VỊ TRÍ THI ĐẤU

5. Trọng tài giám sát có quyền thay đổi vị trí thi đấu nếu, theo quan điểm của ông ta, đó là do các điều kiện phải chỉnh lại cho thích hợp. Sự thay đổi vị trí thi đấu như vậy chỉ được thực hiện sau khi vòng đấu đã hoàn tất.

Chú giải: Gió mạnh hoặc có sự thay đổi hướng gió đều không phải là điều kiện đầy đủ để thay đổi vị trí thi đấu.

TRÌNH TỰ THI ĐẤU

6. Các vận động viên phải thi đấu theo một trình tự xác định bằng việc rút thăm. Nếu có vòng loại thì sẽ phải có lần rút thăm mới cho vòng chung kết (xem thêm các điều luật 173.2, 181.2, 182.2, 186.2).



THI ĐẤU SƠ LOẠI

7. Vòng đấu sơ loại được tiến hành trong thi dấu các môn nhảy, ném đẩy khi mà có số lượng vận động viên quá đông, không thể thi đấu trong một vòng chính thức được. Khi có tổ chức vòng đấu sơ loại, thì tất cả các vận động viên đều phải tham gia vòng sơ loại này và sẽ được lựa chọn tại đó. Những thành tích lập được trong một vòng đấu sơ loại không được tính vào phần thi đấu chính thức.

8. Các vận động viên được phân chia thành hai hoặc nhiều nhóm. Nếu không có các phương tiện, điều kiện để các nhóm thi đấu cùng một lúc và trong cùng những điều kiện như nhau thì mỗi nhóm phải bắt đầu thi đấu ngay khi nhóm trước đã thi xong.

9. Trong các cuộc thi đấu kéo dài hơn 3 ngày nên có một ngày nghỉ giữa các cuộc đấu sơ loại và các cuộc đấu chung kẹt trong các môn thi nhảy cao và nhảy sào.

10. Trong trường hợp cần thiết các điều kiện để được chọn. tiêu chuẩn chọn và số lượng vận động viên sẽ vào thi chung kết phải do Ban tổ chức kết hợp với các đại diện kỹ thuật quyết định. Đối với những cuộc thi đấu được tổ chức theo điều luật 12.1 (a). (b) và (c), phải có ít nhất 12 vận động viên thi đấu ở vòng chính thức.

11. Trong một cuộc đấu sơ loại, trừ môn nhảy cao và nhảy sào, mỗi vận động viên được phép thực hiện 3 lần. Một khi vận động viên đã đạt được tiêu chuẩn vào vòng trong, thì vận động viên đó sẽ không phải thực hiện tiếp số lần còn lại ở cuộc đấu sơ loại đó nữa.

12. Trong cuộc đấu sơ loại đối với môn nhảy cao và nhảy sào, các vận động viên sẽ không bị loại sau 3 lần liên tục nhảy không qua, vẫn sẽ tiếp tục thi đấu theo Điều luật 171.7 hoặc 172.7 cho tới lần nhảy cuối cùng, ở mức xà do Ban tổ chức qui định làm tiêu chuẩn tuyển chọn. Một khi đã đạt được tiêu chuẩn này thì vận động viên đó sẽ không phải tiếp tục cuộc thi đấu sơ loại đó nữa.

13. Nếu không có vận động viên nào hoặc có ít hơn số lượng vận động viên theo yêu cầu đòi hỏi, đạt được tiêu chuẩn vào vòng chính thức đã được đề ra trước, thì nhóm vận động viên vào thi đấu chính thức sẽ được lấy thêm cho đủ số lượng căn cứ vào những thành tích mà họ đạt được trong cuộc đấu sơ loại. Những vận động viên có thành tích ngang bằng nhau ở thứ hạng cuối cùng được chọn trong vòng đấu sơ loại sẽ được quyết định theo điều luật 146.2 và 146.3.

14. Khi một cuộc đấu sơ loại đối với môn nhảy cao và nhảy sào được tổ chức ở cùng một lúc ở 2 nhóm, thì nên nâng độ cao của xà lên cùng lúc ở mỗi nhóm.

Muốn vậy nên sắp xếp hai nhóm có trình độ tương đương như nhau.



Điều 143

SỰ HỖ TRỢ CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN

SỰ CHỈ DẪN VỀ THỜI GIAN Ở GIỮA

1. Các mức thời gian ở giữa và thời gian đạt yêu cầu trong vòng loại có thể được thông báo chính thức, hoặc được trình bày rõ. Song những người trong khu vực thi đấu không được thông báo cho vận động viên về những mức thời gian khác với thời gian này đều không có sự đồng ý trước của trọng tài giám sát phụ trách khu vực thi đấu.



HỖ TRỢ CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN

2. Ngoài những điều khoản qui định trong Điều luật này và trong Điều luật 165, 167 và 191, vận động viên không được nhận bất kỳ sự trợ giúp nào trong quá trình thi đấu. Sự trợ giúp ở đây là sự truyền đạt bằng bất kỳ phương tiện nào, những lời khuyên, thông tin hoặc trực tiếp giúp sức và kể cả việc chỉ dẫn tốc độ trong khi thi đấu của những người không tham gia thi, của những vận động viên thi chạy hoặc đi bộ thể thao đã bị bắt vòng hoặc sắp sửa bị bắt vòng, hoặc bằng bất cứ loại phương tiện kỹ thuật nào.

Tại các cuộc thi đấu quốc tế, vận động viên không được phép sử dụng, đeo bên mình máy thu phát video, máy ghi âm cassette, máy phát radio, máy điện thoại di động hoặc các loại máy tương tự khác trong khu vực thi đấu.

Bất kỳ vận động viên nào có hành động hỗ trợ hoặc tiếp nhận sự hỗ trợ từ bên trong khu vực thi đấu ích diễn ra cuộc thi sẽ bị trọng tài giám sát nhắc nhở và cảnh cáo, nếu còn tiếp tục lặp lại thì vận động viên đó sẽ bị truất quyền thi đấu. Đối với các cuộc thi nhảy, ném - đẩy bất kỳ thành tích nào đã lập được ngay trước thời điểm đó sẽ vẫn được tính.

Theo điều luật này, những hành động sau để không bị coi là sự hỗ trợ:

(i) Việc thực hành kiểm tra y học trong tiến trình thi đấu của nhân viên y tế đã được ban tổ chức chỉ định.

(ii) Giao tiếp bằng lời hoặc các hành động giao tiếp khác mà không dùng đến bất kỳ một phương diện kỹ thuật nào, từ phía những người không ở trong khu vực thi đấu. Tuy vậy, các vận động viên không được rời khỏi vị trí đang thi đấu hoặc tham gia vào đối thoại, trò chuyện với những người ở ngoài khu vực thi đấu. Những vận động viên vượt ra phía ngoài đường chạy từ vị trí thi đấu bên trong đường chạy sẽ bị coi là đã vi phạm điều luật này.

THÔNG TIN VỀ SỨC GIÓ, HƯỚNG GIÓ

3. Trong tất cả các cuộc thi nhảy phải đặt ở gần vực giậm nhảy một dụng cụ đo sức gió và hướng gió để các vận động viên biết được phương hướng (xấp xỉ) và độ mạnh của gió.




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương