Tạ̣p chí Khoạ học Đạ̣i học Huế : Khoạ học Tự nhiế n; issn 1859-1388



tải về 0.94 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu23.01.2024
Kích0.94 Mb.
#56423
  1   2   3   4   5   6   7   8
4372-Article Text-12175-2-10-20200929



Tạ̣p chí Khoạ học Đạ̣i học Huế : Khoạ học Tự nhiế n; ISSN 1859–1388 
Tập 126, Số 1A, 2017, Tr. 197–206; http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1A.4372
 
* Liên hệ: hoangvanduc2013@gmail.com
 
Nhận bài: 5–6–2017; Hoàn thành phản biện: 21–7–2017; Ngày nhận đăng: 24–8–2017 
ĐỘNG HỌC VÀ ĐẲNG NHIỆT CỦA QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ 
Cu(II) LÊN VẬT LIỆU Ze–RHM–41 
Hoàng Văn Đức*, Lê Thị Diệu Linh
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Tp. Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Vật liệu mao quản trung bình MCM–41 chứa zeolit (Ze–RHM–41) được tổng hợp bằng phương 
pháp trực tiếp với nguồn silic (dung dịch natri silicat) chuẩn bị từ tro trấu. Vật liệu tổng hợp được đặc 
trưng bằng các phương pháp XRD, TEM và EDX. Quá trình hấp phụ ion Cu(II) lên vật liệu Ze–RHM–41 
đã được nghiên cứu. Kết quả đặc trưng cho thấy vật liệu Ze–RHM–41 có cấu trúc mao quản trung bình 
của MCM–41 với tường mao quản được tinh thể hoá bằng zeolit Y. Dung lượng hấp phụ ion Cu(II) của vật 
liệu Ze–RHM–41 được cải thiện đáng kể và phụ thuộc vào nồng độ Cu(II) ban đầu. Mô hình động học 
biểu kiến bậc 2 phù hợp với quá trình hấp phụ Cu(II) lên Ze–RHM–41. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt 
Langmuir phù hợp hơn mô hình đẳng nhiệt Freundlich đối với quá trình hấp phụ Cu(II) lên vật liệu tổng 
hợp. 
Từ khóa: Ze–RHM–41, tro trấu, Cu(II), hấp phụ 

Mở đầu 
Ô nhiễm nguồn nước do các kim loại nặng độc hại từ xả thải là vấn đề môi trường của 
toàn thế giới. Các kim loại nặng như Cu, Cd, Pb… gây độc đối với con người và các sinh vật 
khác khi nồng độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đồng là một trong những kim loại 
nặng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau như dệt may, sản xuất 
giấy, bột giấy, mạ điện, sản xuất phân bón… [1], nên sự ô nhiễm đồng trong các nguồn nước 
thải là rất phổ biến. Chính vì vậy vấn đề xử lý dư lượng kim loại nặng trong nước thải 
nói chung và đồng nói riêng là một nhu cầu cấp thiết. Nhiều phương pháp xử lý khác 
nhau đã được nghiên cứu như kết tủa hoá học, chiết bằng dung môi, trao đổi ion, thẩm 
thấu ngược, hấp phụ… [1, 2, 3]. 
Trong số đó, hấp phụ là phương pháp được sử dụng phổ 
biến nhờ tính đơn giản, hiệu quả cao và kinh tế. Đến nay, đã có nhiều loại vật liệu hấp phụ khác 
nhau được công bố như c
acbon hoạt tính [1], chitosan [2], kao lanh/zeolit [4], khoáng sét [5], vật 
liệu mao quản trung bình (MQTB) [3, 6, 7]. Trong số đó, vật liệu MQTB đã nhận được sự quan 
tâm của nhiều nhà khoa học do có diện tích bề mặt lớn, mao quản đồng đều, trật tự [3]; đặc biệt, 
sau khi được biến tính bằng các nhóm chức thích hợp, dung lượng hấp phụ kim loại nặng của 
vật liệu MQTB được cải thiện đáng kể [7]. 
Trong bài báo này, vật liệu mao quản trung bình MCM–41 với tường mao quản có cấu 
trúc zeolit (Ze–RHM–41) đã được tổng hợp với nguồn silic tách từ tro trấu, một phụ, phế phẩm 


Hoàng Văn Đức vạ̀ Lê Thị Diệu Linh 
Tập 126, Số 1A, 2017 
198 
nông nghiệp dồi dào. Động học và đẳng nhiệt của quá trình hấp phụ Cu(II) từ dung dịch nước 
lên vật liệu Ze–RHM–41 đã được nghiên cứu. 

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương