Tình hình phát triển kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây và triển vọng trong thời gian tới. Gdp và cơ cấu kinh tế



tải về 62.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích62.18 Kb.
#30739
Tình hình phát triển kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây và triển vọng trong thời gian tới.
GDP và cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay phát triển theo hướng thị trường tự do, dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ, trong khi ngành nông nghiệp chỉ chiếm 25% lực lượng lao động.

Kinh tế TNK tăng trưởng ổn định trong 8 năm qua. Việc thực hiện chính sách cải cách, tái cơ cấu kinh tế và đàm phán gia nhập EU đã dẫn đến những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Chương trình tư nhân hóa đã làm giảm sự can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực công nghiệp cơ bản, ngân hàng, vận tải, truyền thông. Sự nổi lên của một bộ phận các nhà doanh nhân hạng trung đang làm tăng thêm tính năng động của nền kinh tế và góp phần vào việc mở rộng sản xuất ngoài các lĩnh vực truyền thống như dệt may. Các ngành công nghiệp ô tô, xây dựng, điện tử đang phát triển ngày càng lớn mạnh và vượt qua ngành dệt may xét về kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2008, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đạt tăng trưởng 6%. Do điều kiện kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, GDP của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng âm trong năm 2009. Tuy nhiên, do có thị trường tài chính được điều tiết hợp lý và hệ thống ngân hàng vững mạnh, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua được thời kỳ suy thoái và đạt mức tăng trưởng 9,2% trong năm 2010. Năm 2011, GDP của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 8,8%. Mức tăng này thấp hơn mức tăng 9,2% của năm 2010, nhưng là một trong những nước có mức tăng GDP cao nhất thế giới trong năm 2011. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đã chậm lại so với năm 2011 và 2010, đạt khoảng 2,2%. Theo đánh giá của của giới tài chính và kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bất lợi trong năm 2012. Đó là suy giảm kinh tế toàn cầu, khủng hoảng khu vực đồng Euro, ảnh hưởng của cuộc nội chiến tại Syria.



So sánh tăng trưởng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác



Nguồn: IMF, OECD, UN, WB

Tính theo ngang giá sức mua, GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 1.358 tỷ USD năm 2012, đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 6 tại châu Âu. Tính theo tỷ giá thực, GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 800 tỷ USD năm 2012, đứng thứ 17 trên thế giới. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 10.504 USD/năm. Ước tính đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12.859 USD/năm.



Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Thổ Nhĩ Kỳ

Các chỉ số

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tăng trưởng

- GDP (tỷ USD)

- GDP (%)

648,8


4,7

742,1


0,7

616,7


-4,8

731,6


9,2

774,2


8,8

801,3*


2,2*

Lạm phát

- CPI (%)

- PPI (%)

8,4


5,9

10,1


8,1

6,5


5,9

6,4


8,9

10,5


13,3

7,03


19,0

Lao động

- Tỷ lệ thất nghiệp (%)


10,2

11,0

14,0

11,0

9,8

9,2


Ngân sách (tỷ Lira)

- Khoản chi

- Khoản thu

- Cán cân ngân sách


204,1


190,4

-13,7

227,0

209,6


-17,4

268,2


215,5

-52,8

294,4

254,3


-40,1

314,6


296,8

-17,8

-

-

-



Tỷ giá (Lira/USD)

1,16

1,51

1,51

1,55

1,91

1,8

*Ước số liệu năm 2012

Nguồn: Bộ Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ

Thu nhập bình quân đầu người của Thổ Nhĩ Kỳ 2001-2015



*số liệu năm 2013, 2014, 2015 là số liệu ước trong Chương trình phát triển trung hạn MTP của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Cục Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TURKSTAT), 2013-2015 MTP Forecasts, World Bank (PPP GNI value from World Bank)

Đầu tư nước ngoài

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn thế giới. Môi trường đầu tư tại Thổ Nhĩ Kỳ luôn được cải thiện với việc áp dụng mô hình hợp tác công-tư trong khuôn khổ Chương trình “Cải thiện môi trường đầu tư” được thực hiện từ năm 2001. Luật đầu tư nước ngoài số 4875 của năm 2003 là một cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với nhiều điều chỉnh và sửa đổi đã được thực hiện đối với một số quy định trong luật, yêu cầu phải có một giấy phép sơ bộ (preliminary permission) đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được bãi bỏ, các thủ tục đăng ký công ty được sửa đổi dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, các công ty vốn của nước ngoài được hưởng địa vị công ty địa phương trong các trường hợp mời thầu công (public tenders), thủ tục thuê lao động nước ngoài cũng được đơn giản hóa. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng chính sách bình đẳng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những cải thiện về mặt pháp luật, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ các chương trình ưu đãi đầu tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư tại khu vực có thu nhập thấp, khu tự do (free zones), các khu phát triển công nghệ (technology development zones) và các biện pháp ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, dành cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Nguồn vốn FDI vào từ 2002-2010 đạt 94 tỷ USD, riêng năm 2010 thu hút 9,1 tỷ USD. Theo đánh giá của UNCTAD, TNK là địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 15 trên thế giới.

Tính lũy kế từ năm 2002 đến cuối năm 2012, tổng giá trị FDI tại Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 117 tỷ USD. Dòng vốn FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ chững lại trong thời gian hai năm trở lại đây chủ yếu do suy thoái kinh tế ở khu vực đồng Euro.

Tăng trưởng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ 2001 - 2010



Nguồn: Bộ Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại thương

Xuất khẩu năm 2010 đạt 114 tỷ USD (năm 2002 đạt 36 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu chính: Đức (10,1%); Anh (6,3%); Italy (5,7%); I-rắc (5,3%); Pháp (5,3%).

Nhập khẩu năm 2010 đạt 164 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu chính: Nga (11,6%); Đức (9,5%); Trung Quốc (9,3%); Mỹ (6,6%); Italy (5,5%) (2010).

Nguồn thu từ dịch vụ du lịch năm 2010 đạt 20 tỷ USD.

Dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, kinh tế suy giảm và GDP tăng trưởng âm (-4,8%). Tuy nhiên, do có hệ thống tài chính, ngân hàng vững mạnh, cùng với nội lực của nền kinh tế , tăng trưởng kinh tế đã phục hồi nhanh chóng trong năm 2010 và đạt 9,2%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các nước châu Âu và TNK là một trong những nước có tăng trưởng GDP cao nhất trên thế giới. Theo dự đoán của OECD, nền kinh tế TNK sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nước OECD trong giai đoạn 2011-2017 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,7%.

Cơ cấu kinh tế năm 2012

Nông nghiệp: 9,1%

Công nghiệp: 27%

Dịch vụ: 63,9%



Công nghiệp

Công nghiệp chiếm tỷ trọng 27% trong GDP. Thổ Nhĩ Kỳ có một số ngành công nghiệp thế mạnh như: dệt may, da và sản phẩm da, chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, ô tô, điện tử, hóa chất, khai khoáng (than, chromate, đồng, boron, đá cẩm thạch), thép, xăng dầu, điện, năng lượng tái tạo, xây dựng, giấy, gỗ xây dựng. Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng 12,9% so với năm 2011 (TurkStat, Industrial Production Index, July 2013).

Chiến lược phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 – 2014 được chính phủ thông qua tháng 12/2010 đã xác định 7 lĩnh vực sản xuất ưu tiên gồm các ngành sản xuất ô tô, chế tạo máy, điện-điện tử gia dụng, điện tử, sắt thép, dệt may, thực phẩm. Mục tiêu của chiến lược là: nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của lĩnh vực công nghiệp, thực hiện chuyển đối sang một cơ cấu ngành công nghiệp có thị phần lớn hơn trong xuất khẩu của thế giới, tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động có kỹ thuật, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường và xã hội.

Nông nghiệp

Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ gồm: thuốc lá, bông, ngũ cốc, ô-liu, củ cải đường, quả phỉ ‘hazel-nut’, đậu hạt ‘pulses’, trái cây họ cam quýt, gia súc.

Với lợi thế về điều kiện địa lý và khí hậu thuận lợi, Thổ Nhĩ Kỳ được xem là một trong những nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và các ngành liên quan. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 62 tỷ USD; giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trong đó có thực phẩm chế biến, đạt 12 tỷ USD; ngành nông nghiệp đóng góp 8,4% giá trị GDP, sử dụng 25% lực lượng lao động của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khoảng 40% diện tích đất của Thổ Nhĩ Kỳ là đất có thể trồng trọt. Các sản phẩm nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ rất đa dạng, gồm ngũ cốc, đậu hạt các loại, hạt có dầu, rau, trái cây, hoa, gia cầm, sữa và sản phẩm sữa, cá, mật ong, thuốc lá. Về cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 67% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, gia súc chiếm 26%, thủy sản và lâm sản chiếm 7%.

Trên thị trường thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp như quả phỉ ‘hazel-nut’, đào mận khô ‘dried apricots’, nho không hạt ‘sultanas’, quả vả khô ‘dried figs’. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thực phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là có trình độ phát triển cao hơn nhiều so với các nước láng giềng. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất tại Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu cho ngành nông nghiệp tới năm 2023 như sau:



  • Giá trị GDP của ngành nông nghiệp đạt 150 tỷ USD.

  • Giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 40 tỷ USD.

  • Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong 5 nước đứng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp.

  • Diện tích đất nông nghiệp có thể tưới tiêu đạt 8,5 triệu ha.

  • Giữ vị trí số 1 về thủy sản (fisheries) trong tương quan so sánh với EU.

Thị trường tài chính, vốn, lạm phát

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, thị trường vốn được điều tiết và quản lý bởi Ban Quản lý thị trường vốn (Capital Markets Board) được thành lập năm 1982. Năm 1985, Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul Stock Exchange được thành lập và sau đó phát triển mạnh mẽ nhờ việc mở rộng các quỹ đầu tư và việc tự do hóa các quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được vào thị trường vốn Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại có 3 loại thị trường vốn đang hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ: thị trường chứng khoán (stock), thị trường trái phiếu (bonds)-hối phiếu (bills) và thị trường tài sản hữu hình nước ngoài (Foreign Tangible Assets Market).

Ngày nay Thổ Nhĩ Kỳ có hệ thống quản lý ngoại hối tự do nhất trên thế giới. Từ năm 1984, hệ thống quản lý ngoại hối đã được tự do hóa ở mức độ cao. Nghị định số 32, được thông qua vào tháng 8/1989 liên quan đến việc bảo vệ giá trị của đồng Lira là một khung pháp lý quan trọng cho việc tự do chuyển đổi đồng Turkish Lira. Những giới hạn đối với các cá nhân và tổ chức trong việc mua bán chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul cũng được nâng lên nhiều và chứng khoán, trái phiếu Thổ Nhĩ Kỳ được mở cho các nhà đầu tư nước ngoài, họ được chuyển vốn và lãi ra ngoài mà không bị hạn chế nào. Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul là thành viên sáng lập của Liên đoàn Sở Giao dịch chứng khoán Âu-Á (Federation of Euro-Asian Stock Exchange (FEAS)) và là thành viên của Liên đoàn Sở Giao dịch chứng khoán thế giới (World Federation of Exchanges).

Hiện tại, ngành ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ đuợc đánh giá là mạnh nhất và lớn nhất tại khu vực Đông Âu, Trung Đông và Trung Á. Tính đến tháng 6/2013, tại Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 49 ngân hàng đang hoạt động với 11.362 chi nhánh ở trong nước và 83 chi nhánh ở nước ngoài. Sau nhiều năm cải cách, lãi suất và thị trường ngoại hối đã được tự do hóa. Các ngân hàng nước ngoài được khuyến khích thành lập và hoạt động ở TNK.





Lạm phát

Chỉ số lạm phát (CPI) của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 12/2011 là 10,45% và 10,62% trong tháng 1/2012. Nguyên nhân lạm phát tăng cao trong năm 2011 là do giá một số mặt hàng tăng mạnh: rượu và thuốc lá tăng 18,53%, chi phí vận tải 12,9% và thực phẩm 11,67%. Kể từ tháng 01/2012, Ngân hàng Trung ương (CBT) vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để hạ thấp tỷ lệ lạm phát. Mục tiêu năm 2012 là giữ tỷ lệ lạm phát khoảng 5%. Dự trữ ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đạt khoảng 92 tỷ USD vào ngày 31/12/2011. Mức lạm phát dự kiến năm 2015 khoảng 5%.

Tỷ lệ lạm phát 2012-8T/2013



Nguồn: Cục Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TURKSTAT)

Dịch vụ

Thổ Nhĩ Kỳ có ngành dịch vụ rất phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 63,9% trong năm 2012. Các lĩnh vực dịch vụ thế mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ gồm: du lịch, vận tải, ngân hàng, thầu xây dựng, viễn thông.



Dịch vụ thầu xây dựng

Ngành công nghiệp xây dựng và thầu xây dựng của phát triển vào loại hàng đầu trên thế giới. Dịch vụ thầu xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới từ những năm 70 với những hợp đồng đầu tiên được ký với Lybia và Ả-rập Xê-út. Khoảng 90% dịch vụ thầu ở nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện ở các nước Ả-rập trong hai thập kỷ 70 và 80. Do khó khăn kinh tế và bất ổn ở Trung Đông trong thập kỷ 90, các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng hoạt động sang thị trường Cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth of Independent States), Đông Âu và châu Á. Trong thời kỳ từ năm 1972 tới năm 2009, các công ty thầu xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện 5100 dự án tại 75 nước, với tổng giá trị các dự án đạt 155 tỷ USD. Năm 2009, có 33 công ty xây dựng/thầu xây dựng của được đưa vào danh sách các nhà thầu quốc tế hàng đầu thế giới do Tạp chí Engineering News-Record bầu chọn. đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc về ngành xây dựng/thầu xây dựng.



Giao thông vận tải

Theo thống kê năm 2009, TNK có 102 sân bay, trong đó có 90 sân bay có đường băng, bao gồm 7 sân bay quốc tế tại Istanbul, Ankara, İzmir, Trabzon, Dalaman, Milas-Bodrum và Antalya. Turkish Airline là một trong những hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu, được bình chọn là Hãng hàng không tốt nhất ở khu vực Nam Âu và là hàng không 4 sao duy nhất ở châu Âu (Skytrax World Airline Awards - 2010). Năm 2009, các hãng hàng không vận chuyển 85,2 triệu hành khách đi lại tại TNK.

Mạng lưới đường sắt có 8.697 km, đường bộ 426.951 km (đứng thứ 13 trên thế giới), đội tàu thương mại có 612 chiếc, đứng thứ 19 trên thế giới. Đường ống dẫn khí gas 7.555 km và ống dẫn dầu 3.636 km.

Đội tàu biển của Thổ Nhĩ Kỳ vận tải 13% khối lượng hàng hóa xuất khẩu và 15% khối lượng hàng hóa nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đến cuối năm 2009, có 1722 tàu biển có trọng lượng hơn 150 tấn được đăng ký tại Cơ quan quản lý hàng hải quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish National Maritime).



Viễn thông

Tính đến hết năm 2008, có 17,5 triệu thuê bao điện thoại cố định (đứng thứ 18 trên thế giới) và 65,8 triệu thuê bao di động (đứng thứ 15 trên thế giới), có 24,5 triệu thuê bao internet (đứng thứ 15 trên thế giới).



Du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất ở TNK. Theo bình chọn của các Tập đoàn du lịch như TUI AG và Thomas Cook, 11 trong số 100 khách sạn tốt nhất thế giới nằm tại TNK. Năm 2008, số khách du lịch đến TNK đạt 30,9 triệu người, mang lại nguồn thu 21,9 tỷ USD. Năm 2010, số lượng khách quốc tế đến TNK là 28,6 triệu người. Năm 2012, có 31,783 triệu lượt khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ, tăng nhẹ so với mức 31,456 triệu năm 2011. Mức tăng năm 2012 là thấp so với mức tăng năm 2011, nhưng là khả quan trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa có dấu hiệu lạc quan trong năm 2012 và 2013.

Mức 31,783 triệu khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ đã gần bằng ½ dân số trên 75 triệu người của nước này. Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa lý thuận lợi là giao điểm các châu lục Âu – Á – Phi và Trung Đông. Nước này có nhiểu điểm thu hút khách du lịch nước ngoài: các công trình kiến trúc văn hóa, tôn giáo đa dạng từ các giai đoạn trước công nguyên, đế chế La Mã, Byzantine, Constantine, Ottoman, các bãi biển, các khu du lịch sinh thái, sân golf, du lịch chữa bệnh, cơ sở hạ tầng du lịch và chất lượng phục vụ tốt…Thu nhập từ du lịch năm 2012 là 29,4 tỷ USD.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách châu Âu. Ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ với Hy Lạp, I-ta-li-a và Tây Ban Nha.



Nguyễn Phúc Nam
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 62.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương