TIÊu chuẩn việt nam tcvn 8548: 2011



tải về 2.58 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích2.58 Mb.
#34922
  1   2   3   4
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8548:2011

HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

Crops seed – Testing methods

Lời nói đầu

TCVN 8548:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 322:2003 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8548:2011 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp lấy mẫu và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chất lượng của hạt giống cây trồng nông nghiệp áp dụng cho các phòng kiểm nghiệm hạt giống.

Các phương pháp lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu đã được công nhận của Hội kiểm nghiệm hạt giống quốc tế (International Seed Testing Association – ISTA) nhằm đảm bảo các thủ tục tiến hành kiểm nghiệm phù hợp và đưa ra các kết quả có thể lặp lại.

Việc kiểm nghiệm chất lượng hạt giống yêu cầu các phương pháp thử và thiết bị đã được kiểm tra để đảm bảo phù hợp với mục đích và có giá trị.

Hạt giống là một sản phẩm sinh học sống và các đặc tính của nó không thể dự đoán được một cách chắc chắn như đối với các nguyên liệu vô cơ khác. Các phương pháp thử được sử dụng phải dựa trên kiến thức khoa học và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình kiểm nghiệm và kiểm soát chất lượng của hạt giống.

Các phương pháp quy định về lấy mẫu và chia mẫu, phân tích độ sạch, xác định số lượng hạt khác loài, thử nghiệm nảy mầm, xác định khối lượng 1000 hạt, xác định độ ẩm trong tiêu chuẩn này về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp của ISTA xuất bản năm 2009.

Riêng phương pháp thử nghiệm hạt khác giống trong tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở vận dụng phương pháp xác định số lượng hạt khác loài và phương pháp xác định loài và giống của ISTA đồng thời tham khảo phương pháp xác định tính khác biệt (distiness) về giống của một số loài cây trồng trong khảo nghiệm DUS đã được công bố vì ISTA không có phương pháp chuẩn cho phép thử hạt khác giống trong phòng kiểm nghiệm.

Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi phòng kiểm nghiệm, có thể lựa chọn một trong các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này, nhưng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của phương pháp đó để đảm bảo độ tin cậy của kết quả kiểm nghiệm và phù hợp với kết quả của các phòng kiểm nghiệm khác.


HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

Crops seed – Testing methods

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của các lô hạt giống cây lương thực, cây thực phẩm.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1 Lô hạt giống (Seed lot)

Lượng hạt giống cụ thể, có cùng nguồn gốc và mức chất lượng, được sản xuất, chế biến, bảo quản cùng một quy trình, có thể nhận biết được một cách dễ dàng và không vượt quá khối lượng quy định.

2.2 Mẫu điểm (Primary sample)

Một phần của lô hạt giống được lấy ra từ một điểm trong lô hạt giống.

2.3 Mẫu hỗn hợp (Composite sample)

Mẫu được tạo thành bằng cách gộp và trộn tất cả các mẫu điểm được lấy ra từ lô hạt giống.

2.4 Mẫu gửi (Submitted sample)

Mẫu được gửi đến phòng kiểm nghiệm để phân tích các chỉ tiêu chất lượng.

CHÚ THÍCH: Mẫu gửi có thể được chia thành các mẫu nhỏ và được đóng gói bằng các vật liệu khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của các phép thử cụ thể (chẳng hạn, phép thử độ ẩm hoặc kiểm tra bệnh).

2.5 Mẫu kiểm nghiệm (Working sample)

Toàn bộ hoặc một phần mẫu gửi được lấy ra bằng phương pháp giảm mẫu để thực hiện một trong các phép thử được quy định trong tiêu chuẩn này và phải có khối lượng tối thiểu bằng khối lượng quy định đối với phép thử đó.

2.6 Hạt sạch (Pure seed)

Hạt của loài cây trồng mà người gửi mẫu yêu cầu kiểm tra hoặc chiếm ưu thế trong mẫu phân tích, bao gồm tất cả các giống của loài cây trồng đó.

CHÚ THÍCH: Hạt sạch gồm các thành phần sau đây:

a) Các đơn vị hạt giống nguyên vẹn (kể cả các hạt xanh non, bé nhỏ, teo quắt, bị bệnh hoặc đã nảy mầm nhưng vẫn có nội nhũ và được xác định chắc chắn là của loài đó nếu chúng không bị chuyển thành hạch nấm, cục nấm hoặc nốt tuyến trùng) và các dạng hạt giống đặc biệt như bông chét, quả bế, quả nẻ, quả dĩnh... được quy định đối với từng chi (genus) hoặc từng loài (species) ở phần mã số xác định hạt sạch.

b) Các mẩu vỡ của hạt giống có kích thước lớn hơn một nửa kích thước ban đầu của chúng.

c) Các hạt có phần phụ đính cùng theo quy định.

2.7 Hạt khác loài (Other seeds)

Hạt của các loài cây trồng khác với loài đang được kiểm nghiệm.

2.8 Tạp chất (Inert matter)

Các dạng hạt và các dạng vật chất khác không được coi là hạt sạch hoặc hạt khác loài.

CHÚ THÍCH: Tạp chất bao gồm:

a) Các đơn vị hạt giống, nhưng bên trong không có hạt giống thật.

b) Mẩu vỡ của hạt giống có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn một nửa kích thước ban đầu.

c) Các phần phụ không được xếp vào phần hạt sạch trong định nghĩa hạt sạch của loài đó thì phải tách ra và đưa vào phần tạp chất.

d) Hạt giống họ Đậu (Fabaceae), họ Cải (Brassicaceae) bị mất vỏ hoàn toàn.

e) Hạt giống họ Đậu (Fabaceae) bị tách đôi cũng được coi là tạp chất, bất kể có hoặc không có phôi mầm và/hoặc có thể có hơn một nửa vỏ hạt đính cùng.

f) Hạt rỗng, vỏ trấu, lông, cọng, lá, vảy, cánh, vỏ cây, hoa, nốt tuyến trùng, các thể nấm như cựa gà, hạch nấm và khối bào tử nấm, đất, cát, đá, sỏi và các dạng vật chất khác không phải là hạt giống.

2.9 Mẫu chuẩn (Standard sample)

Mẫu hạt giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

2.10 Hạt khác giống (Other variety seeds)

Hạt của giống khác, có một hoặc vài tính trạng đặc trưng khác biệt rõ ràng với mẫu chuẩn của giống được yêu cầu kiểm nghiệm.

2.11 Sự nảy mầm (Germination)

Sự nảy mầm của hạt giống trong điều kiện phòng kiểm nghiệm là sự xuất hiện và phát triển của cây mầm đến giai đoạn mà các bộ phận chính của nó cho thấy có thể hoặc không thể phát triển tiếp thành cây bình thường dưới các điều kiện thuận lợi ở ngoài đồng ruộng.

2.12 Tỉ lệ nảy mầm (Percentage germination)

Tỷ lệ phần trăm số hạt mọc thành cây mầm bình thường dưới các điều kiện và thời gian quy định.

2.13 Các bộ phận chính của cây mầm (Essential seedling structures) Các bộ phận chính của cây mầm bao gồm:

– Rễ mầm (rễ sơ cấp hoặc các rễ bên);

– Thân mầm (trụ dưới lá mầm, trụ trên lá mầm, trụ giữa lá mầm) ở họ Hòa thảo Poaceae (Gramineae);

– Chồi đỉnh;

– Lá mầm;

– Bao lá mầm ở họ Hòa thảo Poaceae (Gramineae).

2.14 Cây mầm bình thường (Normal seedling)

Cây mầm bình thường là những cây mầm có khả năng tiếp tục phát triển thành cây bình thường. Cây mầm thuộc một trong các dạng sau đây được coi là cây mầm bình thường:

2.14.1 Cây mầm nguyên vẹn

Tùy theo loài cây trồng được kiểm nghiệm, cây mầm nguyên vẹn phải có các bộ phận chính phát triển tốt như sau:

a) Hệ rễ phát triển tốt, bao gồm:

– Một rễ sơ cấp dài và thon, thường được bao phủ bởi rất nhiều lông rễ và kết thúc ở đỉnh rễ;

– Các rễ thứ cấp được sinh ra trong thời gian kiểm nghiệm quy định;

– Một vài rễ sinh sản thay thế cho rễ sơ cấp ở một số chi như Avena, Hordeum, Secale, Triticum;

b) Thân mầm phát triển tốt, bao gồm:

– Trụ dưới lá mầm thẳng, thường nhỏ và kéo dài ở các cây mầm có kiểu nảy mầm trên mặt đất;

– Trụ trên lá mầm phát triển tốt ở các cây mầm có kiểu nảy mầm dưới mặt đất;

– Cả trụ dưới lá mầm và trụ trên lá mầm kéo dài ở một số chi có kiểu nảy mầm trên mặt đất;

– Trụ giữa lá mầm kéo dài ở một số chi của họ Hòa thảo Poaceae (Gramineae).

c) Số lượng các lá mầm:

– Một lá mầm ở thực vật một lá mầm, hoặc ở một số ít thực vật hai lá mầm (có thể có màu xanh và giống như lá hoặc biến đổi và nằm toàn bộ hay một phần trong hạt giống);

– Hai lá mầm ở thực vật hai lá mầm (ở các cây mầm có kiểu nảy mầm trên mặt đất: có màu xanh và giống như lá, kích thước và hình dạng khác nhau tùy theo loài được kiểm nghiệm; ở các cây mầm có kiểu nảy mầm dưới mặt đất: có dạng bán cầu, nhiều thịt và nằm trong vỏ hạt);

– Một số lá mầm (từ 2 đến 18, tùy theo chi) ở thực vật lá kim (thường có màu xanh, dài và nhỏ);

d) Các lá sơ cấp có màu xanh, mở ra:

– Một lá sơ cấp, đôi khi một số lá vảy mọc trước ở các cây mầm có lá so le, hoặc

– Hai lá sơ cấp ở các cây mầm có lá đối xứng (ví dụ, Phaseolus).

e) Chồi đỉnh hoặc chồi mầm phát triển khác nhau ở các loài khác nhau;

f) Bao lá mầm phát triển tốt, thẳng ở các cây mầm của Poaceae (Gramineae) chứa một lá màu xanh mọc bên trong và đâm ra qua đỉnh bao lá mầm;

g) Ở cây mầm các loài cây gỗ có kiểu nảy mầm trên mặt đất: khi rễ sơ cấp và trụ dưới lá mầm dài hơn bốn lần chiều dài của hạt giống, yêu cầu các bộ phận đã phát triển phải nguyên vẹn.

2.14.2 Cây mầm khuyết tật nhẹ

Cây mầm có một vài khuyết tật nhẹ ở các bộ phận chính nhưng vẫn cho thấy khả năng phát triển bình thường và cân đối so với các cây mầm nguyên vẹn trong cùng một phép thử.

Các khuyết tật sau đây được coi là những khuyết tật nhẹ:

– Rễ sơ cấp bị tổn thương nhẹ hoặc phát triển chậm;

– Rễ sơ cấp có khuyết tật nhưng các rễ thứ cấp phát triển đủ tốt (ở các chi cụ thể của Fabaceae, Poaceae, Cucurbitaceae và Malvaceae);

– Chỉ có một rễ sinh sản khỏe mạnh (ở Avena, Hordeum, Secale, Triticum);

– Trụ dưới lá mầm, trụ trên lá mầm hoặc trụ giữa lá mầm bị tổn thương nhẹ;

– Các lá mầm bị tổn thương nhẹ (nếu còn một nửa hoặc hơn một nửa diện tích mô bình thường (luật 50 %) và nếu chồi mầm hoặc các mô xung quanh không bị tổn thương hoặc bị thối);

– Chỉ có một lá mầm bình thường ở thực vật hai lá mầm (nếu chồi mầm hoặc các mô xung quanh không bị tổn thương hoặc bị thối);

– Có 3 lá mầm thay cho 2 (nhưng phải phù hợp với luật 50 %);

– Các lá sơ cấp bị tổn thương nhẹ, nếu còn một nửa hoặc hơn tổng diện tích mô vẫn hoạt động bình thường (luật 50 %);

– Chỉ có một lá sơ cấp bình thường, chẳng hạn ở các loài đậu Phaseolus (nếu chồi đỉnh không bị tổn thương hoặc bị thối);

– Các lá sơ cấp ở Phaseolus có kích thước nhỏ, nhưng lớn hơn 1/4 kích thước bình thường;

– Có 3 lá sơ cấp thay cho 2 (nhưng phải phù hợp với luật 50 %);

– Bao lá mầm bị tổn thương nhẹ;

– Bao lá mầm có vết tách chạy từ đỉnh xuống không quá 1/3 chiều dài của bao lá mầm; riêng đối với ngô (Zea mays): cây mầm có bao lá mầm bị tổn thương như ở Hình 1 nhưng nếu lá thứ nhất nguyên vẹn hoặc chỉ bị tổn thương nhẹ thì được coi là cây mầm bình thường (Hình 2);

– Bao lá mầm bị vặn xoắn nhẹ hoặc bị uốn cong (do bị mắc kẹt trong các lá mày hoặc vỏ quả);

– Bao lá mầm có lá màu xanh chưa mọc đến đỉnh nhưng đạt đến ít nhất một nửa chiều dài của bao lá mầm.





Hình 1 – Cây mầm của ngô có bao lá mầm bị khuyết tật



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương