THỰc trạng quảng cáo táC ĐỘng tiêu cực vào kinh tế, VĂn hóa xã HỘi việt nam trong thời gian vừa qua pgs. Ts lưu Văn Nghiêm



tải về 186.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích186.87 Kb.
#37269
THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀO

KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
PGS.TS Lưu Văn Nghiêm

Nguyên Trưởng Bộ môn Quảng cáo

Khoa Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
I. Tác động vào văn hóa tinh thần

Văn hóa là yếu tố quyết định lối sống, nhận thức và hành vi của con ngư­ời trong xã hội. Mỗi xã hội đều có những giá trị văn hóa căn bản, chi phối tới quan điểm giá trị và hành vi của xã hội đó. Các giá trị văn hóa định h­ướng cho mọi hành vi mà trong đó có hành vi tiêu dùng.

Quảng cáo tr­ước hết phải đáp ứng đ­ược giá trị văn hóa cộng đồng, phải thể hiện và truyền bá các giá trị tốt đẹp như: phong tục, lối cư­ xử, cách sống, quan hệ gia đình, xã hội, quan niệm đánh giá về vai trò của phụ nữ. Trong quá trình phát triển, quảng cáo phải là một nhân tố phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa cốt lõi của dân tộc, kế thừa, giao thoa những giá trị văn hóa mới, đào thải các giá trị văn hóa lạc hậu.

Thực tế trong những năm vừa qua, sự phát triển của quảng cáo là tín hiệu đáng mừng, quảng cáo đã góp phần tích cực vào việc thúc đảy phát triển kinh doanh phát triển kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng, làm phong phú cuộc sống của xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó quảng cáo còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải giải quyết.



1. Xâm phạm thuần phong mỹ tục, văn hoá truyền thống.

Trong thực hiện sáng tạo thông điệp, các nhà sản xuất quảng cáo đã xâm phạm thuần phong mỹ tục, coi nhẹ giá trị văn hóa truyền thống.



* Đề cao hành vi mà lẽ ra phải được lên án. Lợi dụng giá trị truyền thống dân tộc phục vụ lợi ích cục bộ công ty, đề cao chủ nghĩa vị kỷ, sử dụng hình ảnh so sánh méo mó ảnh hưởng tới chuẩn mực đạo đức xã hội.

Thông điệp quảng cáo Bitís trên VTV (năm 2006-2007):

Thông điệp quảng cáo trên truyền hình của Bitís, khai thác sâu khía cạnh văn hóa truyền thống của Việt Nam với hàng loạt hình ảnh khá ấn t­ượng, cùng câu slogan “Bitís - Nâng niu bàn chân Việt”, Bitis đã khai thác giá trị truyền thống mang tính lịch sử hào hùng của ông cha ta một cách quá thái để tô điểm cho “sản phẩm-đôi dép” của họ. Chính vì những bất cập này, Bitis thay đổi câu slogan thành “Bitís - Nâng niu tài năng Việt” nhưng vẫn vấp phải làn sóng phản đối của nhiều bộ phận trong xã hội. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.



Thông điệp quảng cáo mỹ phẩm Ponds trên VTV (năm 2008):

Tuyết Anh ơi, tối nay mình đi chơi nhé!”...tiếp đến là sự xuất hiện của dòng chữ, câu slogan “Phong cách sống”, với những hình ảnh minh họa rất phong phú, mời gọi tất cả những khán giả xem truyền hình tên Tuyết, trong đó có cả những người đáng bậc cha/mẹ, ông/bà nhân vật kia. Thông điệp quảng cáo này đã xếch mé kiểu “Cá mè một lứa”, xâm phạm văn hóa Việt Nam là kính trọng người già, kính trọng ông bà cha mẹ.



Thông điệp quảng cáo qua pano áp phích ngoài trời của công ty Mobile Fone(12/2009):

Áp phích quảng cáo ngoài trời của công ty Mobile Fone cho chương trình khuyến mãi “Khách hàng khi sử dụng dịch vụ Mobile Fone gọi 10 phút trả tiền 1 phút”, được lắp đặt dọc các con đường cửa ngõ của Hà Nội. Các áp phích quảng cáo cho thông điệp này đã lạm dụng việc khai thác hình ảnh con rồng đời Lý cho mục tiêu có tính thương mại của mình, rồng đời Lý là biểu tượng giá trị văn hoá của thủ đô Hà Nội, là hình ảnh tâm linh của dân tộc Việt Nam. Trong nhận thức của dân tộc ta, con rồng được coi là con vật linh thiêng chỉ có thể được sử dụng tại các lễ hội văn hoá lớn, hay các sự kiện xã hội mang tầm vóc quốc gia. Nhưng trớ trêu thay, thông điệp trên, không chỉ khai thác và sử dụng hình ảnh quá thái, tạo ra sự phản cảm cho công chúng, mà còn được lắp đặt tại các trục đường, cửa ngõ thủ đô. Nơi lẽ ra phải dành riêng cho các pano biểu ngữ có tính chính trị xã hội, cổ vũ cho sự kiện 1000 năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội.



Thông điệp quảng cáo Hãng hàng không giá rẻ Jestar trên báo (năm 2008):

Trong mấy số báo trư­ớc đây, Ng­ười Du Lịch đã v­ướng vào chuyện Hãng hàng không giá rẻ Jestar đưa hình một cô giáo mặc áo dài như­ng đi chân trần, dang chân, dang tay nhảy cẫng lên bục giảng tr­ước bao con mắt tròn xoe của học trò. Hình ảnh một cụ bà khoảng 70 tuổi, cũng chân trần, áo thun, quần trắng giang rộng chân tay nhảy lên tr­ước cổng đình làng để quảng cáo cho “giá rẻ mọi ng­ười cùng bay” của hãng.

Thông điệp quảng cáo trên đã cố tình khai thác nhằm tạo ra dấu ấn của sự khác biệt, đã tác động tiêu cực đến ý thức văn hoá cộng đồng. Việt Nam nói riêng, phương Đông nói chung, hình ảnh nhà giáo là hình ảnh đại diện cho chuẩn mực về hành vi, người già là tấm gương cho con trẻ, trong cách sống và cư xử...

* Vi phạm quyền trẻ em, hạ thấp hình ảnh trẻ em.

Thông điệp quảng cáo sữa Vinamilk trên VTV (năm 2008):

Thông điệp quảng cáo của sữa Vinamilk trên truyền hình, ngoài những hình ảnh ấn tư­ợng, nhà quảng cáo không quên xây dựng những điệp khúc dễ tác động đến trẻ nhỏ như­ “100%, 100% chúng tôi là những con bò...”, đ­ược các em nhỏ yêu thích. Chấp nhận cách ví von bản thân mình như­ là những “con bò”. Thông điệp quảng cáo trên đã xúc phạm đến danh dự của công chúng (trẻ nhỏ), một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo. Hơn thế, thiếu nhi là tương lai của đất nước, thông điệp này sẽ giải thích với công chúng thế nào về tương lai đất nước đây? Thông điệp này còn vi phạm nhân quyền, (bò dẫm lên một đống người, coi con vật hơn người).









Thông điệp quảng cáo của Sunsilk trên VTV (năm 2008-2009):

Chiến dịch quảng cáo toàn cầu của thư­ơng hiệu Sunsilk, thuộc tập đoàn Unilever, trong thời gian vừa qua, đư­ợc thực hiện tại một số quốc gia Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin...và cả Việt Nam. Sunsilk đã chọn hai gư­ơng mặt tiêu biểu làm biểu tượng toàn cầu cho chương trình là ca sĩ/diễn viên Madonna, diễn viên/ng­ười mẫu Marilyn Monroe, tại các quốc gia khác, Sunsilk đều chọn những nhân vật nổi tiếng, có cá tính làm biểu t­ượng cho thương hiệu này. Tại Thái Lan là Umm-Patcharapa, Indonesia là nữ diễn viên/ca sĩ Krisdayanti, Ấn Độ là hoa hậu thế giới Priyahka Chopa. Tại Việt Nam, Sunsilk đã lựa chọn ca sĩ/diễn viên, ng­ười mẫu Hồ Ngọc Hà làm biểu t­ượng cho chư­ơng trình. Họ là hiện thân của quan điểm sống, sống hết mình cho ngày hôm nay, tận h­ưởng cuộc sống, gặt hái thành công, Sunsilk hy vọng phụ nữ trên toàn thế đều làm đư­ợc điều tương tự như­ nguồn cảm hứng trên.

Sống là không chờ đợi”, câu nói thoạt tiên thấy rất dễ hiểu, song lại trở nên tầm thường, “Sống là không chờ đợi” là sao? Làm sao có thể sống mà không chờ đợi? Thế như­ng “Sống là không chờ đợi” nhan nhản đầy đư­ờng phố, trên truyền hình, báo chí...tạo thành câu nói cửa miệng của giới trẻ “Sống là không chờ đợi”, thì ăn chơi lại càng không thể chờ đợi được. Quảng cáo khuyến khích giới trẻ cứ ăn, cứ chơi và đó là mục dích của cuộc sống. Sống không phấn đấu rèn luyện, sống không vì xã hội, không có trách nhiệm với người khác, với xã hội. Nếu giới trẻ đều tin và làm theo thông điệp quảng cáo đó thì xã hội sẽ ra sao? Tương lai đất nước sẽ ra sao? Phải chăng đây là một dạng gieo rắc ô nhiễm tinh thần?

Khẩu hiệu “Sống là không chờ đợi” đã đánh trúng vào tâm lý, xu hướng hành động của giới trẻ hôm nay, nhưng hầu như­ rất ít ng­ười hiểu đư­ợc theo ý nghĩa tích cực của sự cần thiết hành động, mà chủ yếu đư­ợc ứng dụng của xu h­ướng sống gấp. Không chờ đợi một tín hiệu đèn xanh, một chỗ xếp hàng trong bệnh viện, cái hẹn, bữa cơm gia đình, lại không thể chờ đ­ược một cái gì đó rất trìu tượng...đó là tình yêu. Nếu không có chờ đợi, cuộc sống sẽ buồn tẻ làm sao. Bởi ý nghĩa của cuộc sống không chỉ ở hành động mà còn là sự chia sẻ, cảm nhận. Hơn nữa, thông điệp quảng cáo trên gián tiếp cổ vũ cho chủ nghĩa vật chất, thực dụng, ích kỷ…hoàn toàn trái ngược với văn hoá truyền thống tốt





đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thông điệp quảng cáo trên đã gây “sốc” về tâm thế thời đại. Vấn đề không chỉ là ngữ nghĩa. “Sống là không chờ đợi”, dường như­ đ­ược dẫn ra, gợi ý theo một trư­ờng tích cực “việc hôm nay chở để ngày mai” đã bị chính cái vỏ ngôn từ phản bội lại chính mình.



3. Quảng cáo kích động giới tính.

Thông điệp quảng cáo Sloggi trên báo (năm 2006):

Thông điệp quảng cáo sản phẩm quần lót Sloggi của hãng Triumph, chiếm trang trọng 3 trang trên báo Ng­ười đẹp Việt Nam số 120/2006. Hình ảnh nổi bật trên trang báo là 3 cô gái mặc 3 chiếc quần lót đứng quay...mông vào mặt độc giả. Vẫn biết, quảng cáo quần lót thì phải mặc quần lót, như­ng hình ảnh cô gái đứng giữa 3 ng­ười mẫu này mặc quần Jeans, kéo trễ gần hết mông để lộ ra một sợi quần mỏng dính, “nhỏ xinh” đến nỗi hở như­ toàn bộ những gì không nên hở. Không chỉ với tạp chí này mà hình ảnh thông điệp quảng cáo này còn xuất hiện trên rất nhiều ph­ương tiện khác.

Chị Hoàng Lan địa chỉ Email: hlan102a@yahoo.com, sau khi xem thông điệp quảng cáo đã bức xúc gửi email cho tòa soạn bày tỏ: “Thật khó chấp nhận một hình ảnh quảng cáo như­ thế này. Theo tôi quảng cáo là một nguồn thu lợi cho báo chí, truyền thông...và giúp nhà sản xuất bán đ­ược hàng.
Thông điệp quảng cáo Sloggi trên báo 2008

Nh­ưng quảng cáo kiểu này gây phản cảm đến mức không thể không lên tiếng. Hình ảnh quảng cáo quá sốc, kích động giới tính một cách thô tục, thiếu văn hoá. Đi ngược lại truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam.



Thông điệp, quảng cáo thuốc tăng lực “Nam Thận Bảo” trên VTV (năm 2011):

Được thực hiện với tần suất quảng cáo rất lớn trên chương trình VTV1 đài truyền hình TW, tháng 11 và 12/2009. Với câu khẩu hiệu “Nam thận bảo, bổ thận nam - Một người khoẻ, hai người vui”. Với câu khẩu hiệu dễ nhớ trên nhà quảng cáo rất thành công trong việc ghi lại dấu ấn của thông điệp trong tâm trí công chúng nhận tin, nhưng dấu ấn mà doanh nghiệp ghi lại phần lớn là dấu ấn “tiêu cực”. Nhà quảng cáo khai thác yếu tố tình dục vào quảng cáo. Tại sao một người khoẻ chỉ có hai người vui? Hàm ý gì? Với người lớn, đây là thông điệp quảng cáo thể hiện một cách dung tục điều tế nhị không tiện nói ra của người Việt Nam. Nhưng tiếc thay, câu khẩu hiệu trên lại được một phụ nữ đọc vanh vách với vẻ mặt mãn nguyện bên cạnh một người đàn ông trên giường ngủ. Với con trẻ, nhận thức của chúng sẽ như thế nào, khi nhận thông điệp này?



Thông điệp quảng cáo ca sĩ Quách Thành Danh trên bìa đĩa (năm 2008):

Thông điệp quảng cáo trên album “Tôi là tôi” của ca sĩ Quách Thành Danh, với hình ảnh tác giả trên bìa đĩa cố tình kéo quần ngoài, để lộ quần lót, thể hiện hành vi khiếm nhã, không phù hợp với nét đẹp trong nền âm nhạc Viêt Nam, với một số ngư­ời hành vi đó còn bị coi là kém văn hóa. Ở đây nhà quảng cáo cũng đưa yếu tố tình dục vào quảng cáo.



Thông điệp quảng cáo Vina Caphe trên VTV (năm 2007):

Thông điệp quảng cáo Rexona trên VTV:

Thông điệp quảng cáo mỹ phẩm gần đây nhất cho sản phẩm khử mùi Rexona, do nữ diễn viên đang ăn khách Tăng Thanh Hà thể hiện. Cô hồn nhiên quấn khăn tắm quanh người để hở đôi vai trần, hở cả “nách” miệng tươi cười, vừa nói vừa kết hợp với tay chân: “Mỗi sáng sau khi thức dậy, Hà luôn sử dụng Rexona”, tưởng chỉ đến vậy, ai ngờ cô diễn viên này giơ nách một cách rất thiếu tế nhị, xịt Rexona vào nách, tiếp đến cho ngón tay quyệt vào nách và búng ngón tay thẳng vào mặt khán giả tỏ vẻ rất “khoái trá”. Ngoài việc thể hiện hành vi khiếm nhã, thông điệp trên cũng kích động dục tính một cách tầm thường trước công chúng.



Quảng cáo băng vệ sinh phụ nữ Libera của Diana (11/2009):

Với hình ảnh một cô gái trẻ ôm con gấu bông mầu hồng thức giấc dậy khỏi giường…cùng với lời thoại “Libera mỗi ngày một niềm vui”, Libera siêu mỏng, có cánh với ưu điểm bề mặt cấu tạo dạng phễu thấm nhanh…Libera Soft cánh và không cánh có bề mặt mềm mịn phù hợp với các bạn gái có làn da nhạy cảm…Libera có độ mỏng vừa phải, hương thơm dễ chịu, thích hợp sử dụng hàng ngày vào cuối chu kỳ. Hình ảnh cô gái dễ thương, được khai thác một cách không thương tiếc cho thông điệp quảng cáo trên truyền tải một cách rầm rộ trên nhiều phương tiện truyền thông. Đặc biệt là trên truyền hình, lời và hình ảnh thông điệp luôn xuất hiện vào “giờ vàng”, giờ ăn tối, sum họp gia đình của người Việt Nam. Thông điệp quảng cáo trên không chỉ khai thác một cách thiếu tế nhị “chuyện của phụ nữ”, mà hình ảnh của thông điệp luôn gợi và kích động dục tính trước công chúng nhận tin.



4. Quảng cáo vi phạm danh dự, nhân quyền.

* Vi phạm quyền riêng tư, nhân quyền



Quảng cáo thư rác qua internet và mạng viễn thông điện thoại di động (năm 2007- đến nay):

Hình thức quảng cáo qua thư điện tử xuất hiện khá nhiều. Trong khi các vấn đề pháp lý còn tranh cãi thì những người sử dụng internet và điện thoại di động hàng ngày vẫn chịu sự hành hạ của những trận “bom thư rác”. Quảng cáo qua tin nhắn vào các điện thoại di động, qua thư gửi váo các Mail của từng cá nhân mà không được sự đồng ý của các cá nhân đó. Nhiều trường hợp gây tác động rất xấu vào công việc của họ. Đây là hành vi vi phạm trắng trợn quyền riêng tư cá nhân, vi phạm nhân quyền.



Quảng cáo dồn nén tin gây tác hại cho công chúng và vi phạm quyền riêng tư. Quảng cáo dồn nén tin diễn ra trên một số loại phương tiện thông tin đại chúng, thường thấy trên sóng phát thanh, truyền hình. Trong xã hội công nghiệp ngày nay con người phải tiếp nhận rất nhiều thông tin trong ngày làm việc (tới trên dưới 300 thông điệp, mỗi thông điệp có từ 3 tới 5 tin khác nhau. Xã hội ngày nay, quyền lợi của công chúng là được biết tin tức thời sự và chương trình thời sự giúp công chúng thực hiện quyền lợi của mình. Nhưng trước sau chương trình thời sự đều thực hiện quảng cáo dồn nén tin từ 7 tới 10 phút. Do cung cấp quá nhiều thông tin quảng cáo như vậy đã ảnh hưởng tới việc tiếp nhận tin thời sự vì bộ nhớ của con người trong một đơn vị thời gian chỉ nhớ được một lượng tin nhất định, nếu nén quảng cáo vào thì không còn chỗ cho tin thời sự nữa (trước chương trình thời sự sáng 29/7/2008 đài PM Hà Nội quảng cáo tới 8 phút, trước thời sự 19h 29/7/2008 đài Truyền hình TW đưa tới 15 thông điệp quảng cáo).

Quảng cáo chủ ý làm công chúng nhận thức sai. Thời gian trước và sau tết Canh dần tới nay trên đài truyền hình TW chương trình VTV1 và nhiều tranh áp phích quảng cáo nhiều về “mì tứ tuyệt” với khẩu hiệu là “tuyệt ngon nhờ tứ tuyệt” của công ty TNHH công nghệ thực phẩm “MICOEM”. Quảng cáo muốn biến giá trị văn hóa của nhân loại thành tài sản riêng của công ty với mục tiêu vụ lợi. Không riêng ở Việt Nam mà nhiều quốc gia ở Phương đông đều có nhận thức chung về các giá trị văn hóa như: tứ linh; tứ quý; tứ bình; tứ tuyệt. Tứ tuyệt là bốn câu thơ hay và nó biểu tượng cho một hình ảnh đẹp, một giá trị cao quý, một tâm hồn thanh cao....

Công ty đã lấy Tứ tuyệt đặt tên cho mì ăn liền của mình và quảng cáo nhãn hiệu này vào công chúng nhằm làm thay đổi nhận thức trong giới trẻ về “tứ tuyệt” và làm nhiễu trong nhận thức đối với những người trung cao tuổi về khái niệm này. Đây cũng là vi phạm quyền riền tư, quyền con người.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu và bất cập trên, hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với tốc độ phát triển của hình thức quảng cáo. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn thiếu quy định đối với hình thức quảng cáo thương mại như email, điện thoại di động…và đặc biệt chưa có quy định bảo vệ người tiêu dùng trong hình thức quảng cáo này.

* Xâm hại danh dự, uy tín của cá nhân, của tầng lớp người trong xã hội.



Quảng cáo bao cao su

Một công ty quảng cáo bao cao su, đã lấy hình ảnh anh bộ đội, mũ cối cắp ngang nách vào nhà thuốc nói dõng dạc với ng­ười bán: “bán cho tôi một hộp bao cao su” tr­ước bao nhiêu cặp mắt ng­ưỡng mộ của vài thanh niên đứng tần ngần, ấp úng muốn mua cái như­ anh bộ đội mà không dám nói, mẫu quảng cáo này đã lợi dụng danh dự, hình ảnh anh bộ đội thực hiện thương mại hàng tế nhị kia mà nó không đúng sự thật. Hình ảnh anh bộ đội được dân tin yêu gửi gắm tình cảm, gắn với an nguy đất nước. Việc lạm dụng hình ảnh và uy tín anh bộ đội cho quảng cáo cao bao su đã xâm phạm danh dự bộ đội, hạ thấp hình ảnh anh bộ đội. Vì vậy nó lập tức không những bị một số các đơn vị quân đội phản ứng kịch liệt mà còn gây nên sự bất bình trong nhân dân.



Quảng cáo thạch rau câu long hải của công ty Long Hải trên đài phát thanh tiếng nói Việt nam sóng AM tháng 10, 11, 12 năm 2009 tới nay cũng mắc lỗi tương tự. Quảng cáo đưa ra câu chuyện một thiếu phụ đi mua thạch rau câu long hải trên đường về gặp một thiếu phụ khác cùng con gái trên đường. Thiếu phụ mua hàng về than thở không biết thạch rau câu mình mua có phải của công ty Long Hải không. Thiếu phụ kia xem cũng khó phân biệt bèn bảo con gái mời “Cô giáo” tới phân biệt giúp. Tức thì “Cô giáo” tới và chỉ dẫn rạch ròi thế nào là thạch rau câu của công ty Long Hải và hai thiếu phụ kia mãn nguyện tin lời “cô giáo” nói. Công ty Long Hải đã lạm dụng tình cảm và uy tín đối với xã hội của các thày cô giáo vào mục đích vụ lợi của mình. Như vậy đồng nghĩa với việc công ty đã xâm hại tới tình cảm và uy tín đó.

5. Quảng cáo kích động bạo lực, sai phép và gian dối.

5.1. Quảng cáo Kích động bạo lực.

Thông điệp quảng cáo sữa Nutifood trên VTV (năm 2007):

"Cậu bé tiểu học đang tung tăng đến tr­ường, trên tay là một mẩu bánh mì, phần ăn sáng gia đình chuẩn bị. Một cậu bé khác to con hơn, “bặm trợn” tiến tới chìa tay ra đòi mẩu bánh, nét mặt đầy vẻ hăm dọa. Cậu bé nhỏ con đành chia tay phần ăn sáng của mình trong uất ức”. Cậu nhỏ con sau một thời gian uống sữa Nutifood đã lớn nhanh như­ thổi, để rồi khi “tên bắt nạt” xuất hiện cậu bé không còn sợ sệt mà t­ươi c­ười chia hai phần bánh cho bạn.

Đó là một phần nội dung thông điệp quảng cáo sữa Nutifood đư­ợc phát trên đài truyền hình TW thời gian qua, dù đoạn cuối của bộ phim đã thể hiện được sự cảm thông. Thế như­ng, đoạn phim trên vẫn đề cao “sức mạnh quyền lực” mà thông điệp đã truyền tải, trẻ em bị nhiễm độc tư­ tưởng “tôn thờ cơ bắp”. Hơn nữa quảng cáo là một hoạt động có ảnh h­ưởng rất lớn đến nhận thức xã hội đặc biệt là trẻ em. Quảng cáo đã và đang thay đổi đến cả suy nghĩ, quan điểm cách nhìn nhận, chuẩn mực về đạo đức của xã hội, thông điệp quảng cáo trên lôi cuốn con ng­ười chạy theo bản năng, tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng tính cách của trẻ em, tạo ra những ham muốn thèm khát không thích hợp, gây nên những điều rất nguy hiểm cho xã hội.

Quảng cáo cho dịch vụ games online “special Force” của FPT (năm 2008):

Tại Hà Nội xuất hiện một đội xe Jeep quảng cáo cho một trò chơi online, trên xe chở nhiều cô gái ăn mặc rằn ri, trên tay mỗi người lăm lăm súng, trông như các “nữ quái” trong các bộ phim hành động viễn tưởng. Trên đường các “nữ quái” hò hét loạn xạ, thỉnh thoảng dừng lại tung tờ rơi quảng bá trò chơi, gây nên tình trạng mất an toàn giao thông. Xe quảng cáo này còn len lỏi vào các khu đông dân cư, nơi tập trung nhiều hàng internet games online như Tạ Quang Bửu, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Trãi…Chị Đinh Thị Minh Nguyệt phố Dương Quảng Hàm cho biết: “Khi đội xe quảng cáo này đến đầu phố, rất nhiều người dân nhốn nháo không hiểu chuyện gì xảy ra khi thấy nhiều “nữ quái” ăn mặc rằn ri xông vào các hàng game online, liền đổ xô ra xem, nhiều người còn lầm tưởng là đơn vị bộ đội nào đó đến trấn áp tội phạm, vì hình ảnh những người mặc quân phục tay lăm lăm súng trông rất kích động bạo lực”.



5.2. Quảng cáo vi phạm luật pháp.

Thông điệp quảng cáo xe máy Sunfat trên báo (năm 2005):

Trong một thông điệp quảng cáo xe máy nhãn hiệu Sunfat trên đài truyền hình VTC, hai diễn viên có tên tuổi đấu khẩu nhau về vẻ sang trọng của chiếc xe gắn máy mình đang sở hữu, ngư­ời nào cũng muốn chiến thắng...rối cả hai đi đến thống nhất, mỗi xe có một phong cách khác nhau, nhưng chiếc xe Sunfat độc đáo hơn ở chỗ cái yếm cong cong hình chữ S...giống như­ bản đồ Việt Nam. Thông điệp quảng cáo trên đã vi phạm Pháp lệnh quảng cáo, nghiêm cấm sử dụng hình ảnh quốc gia để quảng cáo cho mục đích thương mại.



Quảng cáo hãng máy bay giá rẻ Jestar. Đó là một đại lý vé máy bay (33 Vương Thừa Vũ Hà Nội) hiện đang treo biển hiệu của Jestarr, biển hiệu có nền quốc kỳ Việt Nam, trên nền quốc kỳ Việt Nam kẻ dòng chữ Jestarr (tên công ty), cùng với nhiều biển hiệu sủa các công ty hàng không khác. Pháp lệnh quảng cáo đã cấm dùng quốc kỳ để quảng cáo, đây là sự vi phạm trắng trợn.

Quảng cáo của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (năm2009):

“Quá nhiều sai phạm” là kết luận của Thanh tra Chính phủ sau quá trình thanh tra tại Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và các đơn vị thành viên năm 2009. Những sai phạm này thể hiện trong việc phân phối, hỗ trợ tiêu thụ thuốc lá…Thanh tra phát hiện nhiều khoản chi sai cho các hoạt động quảng cáo trên ô, dù, áo thun, áo mưa, bật lửa… các vật phẩm này in tên, logo sản phẩm thuốc lá bất chấp quy định cấm khuyến mãi, cấm quảng cáo thuốc lá của Chính phủ. Lạ thay, các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo của các công ty thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển trên toàn quốc. Hoạt động quảng cáo trên của các công ty thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã vi phạm vào mục 8 Pháp lệnh quảng cáo: Nghiêm cấm quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc quảng cáo (thuốc lá là mặt hàng Nhà nước không cấm kinh doanh nhưng cấm quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào).



Quảng cáo thuốc lá của Phillip Morris và Japan Tobaco:

Theo Báo Lao Động số ra gần đây, hai công ty thuốc lá nổi tiếng Phillip Morris Việt Nam và Japan Tobaco International, thực hiện một chương trình khuyến mãi lớn trên phạm vi toàn quốc cho thuốc lá. Cụ thể, hai công ty trên đã sử dụng hình ảnh, mầu sắc đặc trưng, logo của thương hiệu trên ô dù, tủ thuốc, đặt tại vỉa hè, sảnh siêu thị…trong các hoạt động tuyên truyền cho chiến dịch khuyến mãi. Việc vi phạm như vậy hai công ty đã mắc phải từ năm 2002, đến nay hai công ty này tiếp tục vi phạm.

Trước sự việc trên, Bộ VHTT&DL đã có văn bản yêu cầu Thanh Tra Sở VHTT&DL, cũng như các cơ quan chức năng phối hợp tiến hành kiểm tra, tịch thu tang vật, xử lý theo Nghị định số 31/2001/NĐ-CP. Sự việc trên mặc dù đã được xử lý, nhưng cho thấy sự yếu kém, buông lỏng trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo các Bộ ngành liên quan. Chỉ khi sự việc diễn ra nghiêm trọng các cơ quan chức năng mới vào cuộc, tác động tiêu cực của hoạt động quảng cáo trên của Phillip Morris VN và Japan Tobaco International, là không thể ngăn chặn.

Quảng cáo rượu:

Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM vừa ra văn bản đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn xem xét không cho phép tổ chức các chương trình nghệ thuật mang tên Hennesy, cũng như thương hiệu các loại rượu khác.

Chương trình nghệ thuật mang tên Henessy là chương trình quảng cáo cho thương hiệu này. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 43 của Bộ VHTT&DL, Nghị Định số 24/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo: “Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng đại lý tiêu thụ rượu, nhưng phải đảm bảo người bên ngoài địa giới doanh nghiệp không nhìn thấy, không đọc, không nghe và thấy được. Nghiêm cấm quảng cáo rượu ở bất kỳ hình thức nào khác”.

Hoạt động trên của Henessy đương nhiên đã vi phạm Pháp lệnh quảng cáo, cụ thể là lấy tên thương hiệu rượu để đặt tên cho chương trình nghệ thuật, thu hút công chúng bên ngoài phạm vi pháp luật cho phép doanh nghiệp được quảng cáo.



5.3. Quảng cáo sai phép.

Biển quảng cáo công ty điện máy Pico Plaza do công ty TNHH Khoa Phát thực hiện (năm 2009):

Tại ngã Tư Sở Hà Nội, trục đường quan trọng của Hà Nội, gần đây xuất hiện một bảng quảng cáo điện tử “An toàn giao thông” của thành phố Hà Nội, do công ty TNHH Khoa Phát lắp đặt, tại hai bên trên thành cầu vượt, đơn vị tài trợ cho hệ thống quảng cáo này là công ty điện máy Pico Plaza. Bên cạnh bảng quảng cáo an toàn giao thông trên là hai hệ thống biển quảng cáo của đơn vị tài trợ Pico Plaza, mặc dù theo đơn vị thi công, họ đã có giấy phép của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Nhưng phòng Quản lý an toàn giao thông đô thị, Sở giao thông vận tải Hà Nội lại cho biết: Quy định cấp phép là 6m, chiều dài của biển quảng cáo lại là 10m. Sở đã lập biên bản yêu cầu tháo dỡ, đồng thời buộc công ty Khoa Phát thực hiện đúng theo kích thước đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cấp phép. Cách thời điểm lập biên bản hơn một tháng, Sở đã yêu cầu doanh nghiệp này tháo dỡ do chưa có biên bản thẩm tra về độ an toàn khi treo trên thành cầu. Như vậy dù chưa được phép treo do chưa có sự kiểm tra độ an toàn của biển tại vị trí treo, công ty Khoa Phát vẫn treo biển đó, đồng nghĩa với việc công ty cố ý vi phạm.

Thực tế kiểm tra cũng như theo phản ánh của người dân tham gia giao thông và dân sống tại khu vực ngã Tư Sở thì hệ thống bảng quảng cáo quá lớn, lắp đặt thiếu an toàn, kích thước vượt quá 1/3 quy định của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Chiều ngày 18/9/2009, sau 2 tháng trước những phản ứng quyết liệt của các cơ quan chức năng, đơn vị thi công mới chỉnh sửa hệ thống quảng cáo trên theo đúng quy định cấp phép.

Hoạt động quảng cáo của công ty Gedeon Richter năm 2006:

Công ty Gedeon Richter phải giải trình với Bộ Y tế về việc quảng cáo thuốc tránh thai khẩn cấp khi chưa được cấp phép. Gedeon Richter là công ty dược phẩm của Hung-Ga-Ri (có văn phòng đại diện tại số 4 Dã Tượng, Hà Nội) có mặt tai Việt Nam nhiều năm nay, vi phạm nhiều quảng cáo loại thuốc mới như thuốc Postinor 2. Sản phẩm này chưa được cục Quản lý dược cấp phép nên công ty đã sử dụng mẫu tờ rơi của sản phẩm khác sửa đôi chút để quảng cáo sản phẩm mới. Trong các buổi tư vấn sức khoẻ sinh sản trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, trình dược viên của công ty đã phát tờ rơi quảng cáo thuốc Postinor 2 cho sinh viên, trên tờ rơi in rõ ràng “Tài liệu dành cho cán bộ Y tế”. Điều này sai quy định về thông tin quảng cáo thuốc vì tài liệu quảng cáo thuốc dành cho người chuyên môn và công chúng phải khác nhau.



5.4. Quảng cáo gian dối.

*Gian lận thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh.

Thời gian gần đây, hàng loạt thông điệp quảng cáo được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến thực phẩm và dược phẩm, tạo nên những phản ứng của công chúng. Trước tình hình đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đã công bố quy định và hướng dẫn quảng cáo thực phẩm và thực phẩm phụ. Khi quảng cáo các sản phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nghiêm cấm sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế hoặc thư cảm ơn của người tiêu dùng để quảng cáo.



Thông điệp quảng cáo Trà Dr.Thanh trên VTV (năm 2008-đến nay)

Thông điệp quảng cáo trà Dr.Thanh thời gian gần đây, thoải mái thể hiện chức năng của sản phẩm là cung cấp cho khách hàng một loại trà thảo mộc như một loại thuốc giúp cho con người bài trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, hình ảnh minh hoạ cho thông điệp được khai thác một cách thiếu văn hoá, gây phản cảm, khuyến khích lối sống bừa bãi. Từ người già, trẻ em, thanh niên nam, nữ trong thông điệp quảng cáo trên đều ầm ĩ tung hô giá trị của trà Dr.Thanh đã giúp họ không phải ngần ngại trong việc sử dụng các loại bia rượu…cứ tiệc tùng thâu đêm cho sướng không lo, vì đã có trà Dr.Thanh.



* Quảng cáo sai sự thật

(Của Knorr và Maggi năm 2008-đến nay): Trên báo Gia đình số ra ngày 15/12/2009 cho biết: Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành xét nghiệm hai mẫu hạt nêm của hai nhãn hiệu nổi tiếng và phố biến trên thị trường là Knorr và Maggi. Kết quả cho thấy, cả hai nhãn hiệu này đều có chứa Monosodium Glutamate (tên khoa học của bọt ngọt) với hàm lượng: Knorr 31,3g/100g, Maggi 28,6g/100g. Như vậy, thành phần hạt nêm này không hoàn toàn chỉ là các thành phần kết tinh từ nước hầm xương, thịt như lời quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và trên bao bì sản phẩm: “100% từ nước hầm xương”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khoẻ”…rất nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn hạt nêm trên coi đó như là thứ gia vị hoàn toàn tự nhiên tốt cho sức khoẻ và dùng thoải mái cho trẻ nhỏ. Cũng chính vì quá tin tưởng thông điệp quảng cáo đó mà nhiều người tiêu dùng bị dị ứng với bột ngọt chuyển sang ăn hạt nêm trên, nhưng thực chất vẫn đang sử dụng bột ngọt, vì thông điệp quảng cáo trên khẳng định 100% không có bột ngọt.



* Quảng cáo mập mờ trong thành phần chất tạo nên sản phẩm.

(của Chin-Su năm 2009) Ngày 12/10/2009, ông Nguyễn Thanh Phòng, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, công ty sản xuất hạt nêm Chin-Su đã được Cục chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng Cục chưa cấp phép quảng cáo cho sản phẩm này. Việc hạt nêm Chin-Su quảng cáo không bột ngọt là sai phép. Hội đồng cấp phép quảng cáo đã có công văn gửi công ty yêu cầu dừng quảng cáo nhưng công ty vẫn cố tình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Cục sẽ phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiêm trọng này.

Việc có hay không có bột ngọt trong sản phẩm Chin-Su, Cục đã xem xét, trên nhãn sản phẩm chỉ ghi chi tiết từ hạt sen tươi, sườn non, nhưng qua kiểm tra thành phần các chất này là rất thấp. Đặc biệt, trong thành phần có chất vị 631 và 627 là chất “siêu bột ngọt”, song Chin-Su vẫn cố tình mập mờ ghi trên nhãn hàng hoá là không có bột ngọt.

* Quảng cáo nói hay, nói tốt vượt xa thực tế sản phẩm hàm chứa.

(Cao ngựa của công ty Chu Việt năm 2008) Báo Công An Nhân Dân số ra ngày 02/01/2008 có đăng bài viết: Sản phẩm cao ngựa Chu Việt có nhiều sai sót như nhãn hàng ghi thiếu nội dung, thành phần. Tiến hành quảng cáo khi chưa có giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm xác nhận hay quảng cáo trên Đài Tiếng nói Việt Nam trong khi chỉ đăng ký quảng cáo trên báo, tờ rơi, băng rôn, Poster…

Để có một sản phẩm thực phẩm chức năng cung cấp ra thị trường, một trong những điều kiện nghiêm ngặt là phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng do các cơ quan có chức năng xác nhận. Sản phẩm cao ngựa Chu Việt, đã được Thanh tra Bộ Y tế kiểm tra ngày 05/10/2007 cho biết: trong hoá đơn của nhà cung cấp cũng chỉ ghi xương ngựa chung chung, không ghi rõ ngựa bạch, ngựa già hay ngựa non...quy định bắt buộc đối với sản phẩm này.

Bao bì sản phẩm cao ngựa của Chu Việt cũng có nhiều sai sót như ghi thiếu và sai lệch nội dung thành phần của sản phẩm, cứ như vậy công ty truyền đạt thông tin sai vào công chúng.

Hoạt động quảng cáo trên của Chu Việt đã vi phạm mục 7 Điều 5 Pháp lệnh quảng cáo.

* Quảng cáo lợi dụng lợi ích hợp pháp công ty khác.

Công ty TNHH phân phối FPT tại Đà Nẵng (Theo Tin 247.com) ngày 03/08/2008): công ty TNHH phân phối FPT tại Đà Nẵng, đã vi phạm trong hoạt động quảng cáo khi lợi dụng lợi ích hợp pháp của công ty khác.

Cụ thể, FPT đã treo băng rôn, pa nô, áp phích, phát hành tờ rơi quảng cáo chương trình khuyến mãi cho khách hàng khi mua điện thoại Nokia tại Phú Yên có in địa chỉ thực hiện chương trình khuyến mãi tại doanh nghiệp Hồng Chương nhưng trước đó FPT Đà Nẵng chưa hề làm việc với doanh nghiệp này. Doanh nghiệp Hồng Chương dã khiếu nại nhà phân phối FPT đến các cơ quan chức năng. Hơn thế, FPT phát hành tờ rơi khi chưa xin giấy phép của các cơ quan chức năng.

* Sai phạm trong quảng cáo không phép.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lich Hà Nội (số 275/VHTT&DL), hiện có 26 biển quảng cáo tấm lớn không có giấy phép thuộc 7 đơn vị (trong đó điển hình là doanh nghiệp Việt Anh có 13 biển) dựng tại khu vực nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài.

Gần một năm trôi qua, bất chấp chỉ đạo của Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở Xây dựng, UBND huyện Sóc Sơn, xã Phú Cường…ra quyết định tiến hành tháo dỡ hệ thống biển quảng cáo sai phép trên. Không những không tháo dỡ, các công ty quảng cáo nêu trên còn lắp đặt, dựng thêm biển quảng cáo mới. Hoạt động quảng cáo trên vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh quảng cáo Việt Nam, thách thức pháp luật và dư luận.

* Quảng cáo gian dối nhằm kích động mua sắm.

Rất nhiều công ty thực hiện quảng cáo về các chương trình khuyến mại của mình với những giải thưởng rất lớn như Ôtô du lịch đời mới, biệt thự sang trọng, xe máy đắt tiền hay hàng chục lượng vàng ròng cho các giải độc đắc có trong chương trình khuyến mại của họ. Nhưng sau các chương trình khuyến mại đó các công ty đã im lặng, không hề công bố cho công chúng biết kết quả các chương trình khuyến mại đó như thế nào, những ai là người trúng giải. Thực tế phần lớn các công ty đã lừa dối công chúng một cách ngoạn mục. Họ quảng cáo những giải thưởng cực lớn song thực tế là không có trong kết cấu giải. Họ chỉ quảng cáo nhằm kích động công chúng mua hàng mà thôi. Công ty bia Hà Nội đang quảng cáo chương trình khuyến mại trong dịp tết Canh dần trên VTV3 với giải thưởng lên tới 10 cây vàng SJC cho ai mở nắp chai trúng số độc đắc nhưng tết Canh Dần qua đi và chưa thấy công bố cụ thể người trúng số độc đắc.

Mặc cho Bộ VHTT&DL, Bộ TT&TT, đã đưa ra nhiêu công văn điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể, là công văn số 2347/VHTT-VHTTSC yêu cầu Đài truyền hình, phát thanh các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quảng cáo. Nhưng các vi phạm về quảng cáo trên hai phương tiện truyền thông quan trọng này vẫn tái diễn. Ví dụ như, những chương trình “Ai là triệu phú”, “Hãy chọn giá đúng”, “Chiếc nón kỳ diệu”…vẫn liên tục bị ngắt giữa chừng để quảng cáo. Trong chương trình “Chào buổi sáng”, “Dự báo thời tiết" hay các chương trình phim truyện vẫn bị khai thác quá thời lượng cho phép. Hơn thế, việc kiểm tra về giấy phép, thông tin của các nhà quảng cáo trước khi tiến hành truyền tải rất ít, thậm chí không được quan tâm và thực hiện.

II. Tác động vào kinh tế, môi trường

1. Ảnh h­ưởng đến kinh tế - xã hội

Quảng cáo tác động rất lớn vào đời sống xã hội của cộng đồng cư dân. Quảng cáo thực hiện tràn lan ở mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức khác nhau chi phối cuộc sống của người dân. Thông tin tràn ngập, lẫn lộn thật giả làm công chúng bối rối, khó phân biệt, khó chọn lựa. Người dân không lúc nào được yên tĩnh, bị ức chế khi sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng bị chèn quảng cáo, nhất là trên truyền hình hay trên sóng phát thanh. Trong sinh hoạt nhiều trường hợp quảng cáo cũng gây bức xúc. Quảng cáo khuyến khích thay đổi lối sống đã làm thay đổi suy nghĩ và hành động, tình cảm thái độ của không ít người trong cộng đồng, nhất là giới trẻ dẫn tới những thay đổi trong quan hệ gia đình và xã hội khác lạ với tập quán và đạo đức vốn có.

Trên thực tế có nhiều thông điệp quảng cáo không đúng sự thật, lừa bịp, đ­ưa ra nội dung quá cư­ờng điệu không trung thực và lừa dối ng­ười tiêu dùng, quảng cáo khiếm nhã không hợp văn hóa, làm cho ngư­ời tiêu dùng cảm thấy bị xúc phạm khi khai thác quá sâu, v­ượt qua các chuẩn mực về văn hóa như­: quảng cáo sản phẩm thuốc tránh thai, vệ sinh, đồ lót, sử dụng hình ảnh khêu gợi, cởi mở thái quá, hạ thấp nhân phẩm...cách thức quảng cáo bằng cảm xúc tiêu cực làm nhiều ng­ười "dị ứng” khó chịu, nh­ư chất khử mùi, n­ước súc miệng, dầu gội trị gàu...tạo ra sự lo lăng cho dân chúng. Không phù hợp với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực, giá trị văn hoá Phương Đông.

Quảng cáo nhắm vào trẻ em: tại các n­ước phát triển, trẻ em tiếp cận với truyền hình rất sớm; trung bình hơn 20h/tuần và xem từ 22.000 đến 25.000 mẫu quảng cáo/năm., trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hư­ởng của quảng cáo, sẵn sàng bắt ch­ước hay ngộ nhận, hại thị giác. Vì vậy, ở các nư­ớc phát triển, chính phủ không cho phép sử dụng trẻ em làm hình ảnh để quảng cáo.

Nhu cầu của con ngư­ời chịu ảnh h­ưởng của nhiều yếu tố nh­ư: văn hóa, tâm lý, lối sống, phong cách...quảng cáo có thể kích thích nhu cầu về sản phẩm mới, thông qua việc giới thiệu tính ­ưu việt hay mức độ hấp dẫn của sản phẩm. Một số nhà phê bình cho rằng quảng cáo kích động việc mua sắm, làm cho ng­ười tiêu dùng mua những sản phẩm không có nhu cầu thực sự, họ cho rằng ngư­ời tiêu dùng bị quảng cáo điều khiển.

Quảng cáo giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trư­ờng mới dễ dàng hơn, tạo áp lực buộc các công ty quan tâm đến giá cả, phải đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm độc đáo thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giúp công ty xây dựng danh tiếng hình ảnh và định vị nhãn hiệu trên thị tr­ường. Như­ vậy quảng cáo khuyến khích cạnh tranh, thúc đẩy sự năng động của doanh nghiệp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.



2. Ảnh h­ưởng đến môi tr­ường, đến mĩ quan đô thị

Cụ thể, tại Hà Nội, tấm biển quảng cáo ngoài trời khổ lớn của hãng SANYO đặt chênh vênh trên sân thư­ợng một tòa nhà ở ngã năm Cửa Nam, kế bên là bảng quảng cáo trụ đèn xoay băng vệ sinh Kotex và Diana nằm thách thức chính quyền và các cơ quan chức năng, tại các trục đư­ờng Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Trung tâm Thư­ơng mại Tràng Tiền Plaza...các bảng quảng cáo lắp đặt lộn xộn, không theo quy định vẫn tồn tại, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi tr­ường tràn ngập toàn thành phố. Ngư­ời quảng cáo có thể lựa chọn, sử dụng bất cứ cái gì, nơi đâu để quảng cáo, trên cây, cột điện, dải phân cách, thậm chỉ biển chỉ dẫn giao thông, bốt điện thoại đều trở thành phư­ơng tiện quảng cáo.

Một số hình ảnh quảng cáo gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội là những chứng cứ xác thực làm chúng ta không thể không suy nghĩ.





Phố Thái Hà




Đường Trần Đăng Ninh





Quảng cáo khoan cắt bê tông, thông tắc bể phốt, khắp các ngõ phố.

2. Cổ vũ cho lối sống vật chất thực dụng:

Thông điệp quảng cáo Heineken trên truyền hình VTV

Dưới góc độ văn hoá, Heineken lại là một trong những thương hiệu có nhiều thông điệp quảng cáo tác động tiêu cực đến các giá trị văn hoá truyền thống của người Việt Nam.



Thông điệp quảng cáo của Heineken trên VTV (năm 2008): Với bối cảnh, khai thác hình ảnh hai nhân vật một trai và một gái trong siêu thị, cô gái cố kiễng để lấy hộp bia mang nhãn hiệu Heineken nhưng không được, chàng trai có thân hình cao to thấy vậy tiến tới lấy hộp bia trước sự ngưỡng mộ của cô gái…nhưng không, chàng trai kẹp hộp bia vào nách và bước đi không quên bỏ lại cái nhìn thô thiển, trước sự thất vọng tràn trề của cô gái. Thông điệp quảng cáo trên đã cố tình hạ thấp nhân cách của người đàn ông, coi két bia hơn tư cách của con người. Thực tế, tại Việt Nam cũng như trên thế giới những người đàn ông chân chính, không bao giờ có hành vi thấp hèn như vậy.

Một thông điệp quảng cáo gần đây của Heineken được phát trên truyền hình VTV (năm 2009): Khai thác sâu về nhu cầu giới tính giữa nam và nữ, diễn tả hình ảnh bốn người phụ nữ và bốn người nam giới, họ phát rồ, gào thét khi bước vào hai căn phòng có sản phẩm trưng bày, nữ là quần áo, nam là bia Heineken. Như không còn biết mình là ai, tồn tại như thế nào, họ không hiểu cả chính bản thân mình. Với họ lúc này giá trị cuộc sống là quần áo và bia Heineken, tất cả mọi thứ khác với họ không tồn tại. Thông điệp trên quá đề cao nhu cầu về vật chất tầm thường của con người.



Một thông điệp quảng cáo khác của hãng bia Sài Gòn “SaiGon Special”, khai thác hình tượng chai bia với cách sử dụng từ “Có thể bạn không cao nhưng ai cũng phải ng­ước nhìn". Có thể bạn không cao, cũng là câu châm ngôn của nhiều ngư­ời, thể hiện sự tự tin cho bản thân: dù không cao như­ng ai cũng phải ngước nhìn về phẩm cách, năng lực, kiến thức...nhưng ở bia Sài Gòn là ngước nhìn về “phong cách uống
Thông điệp quảng cáo bia Sài Gòn trên VTV (năm 2007 – 2008)







Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU -> Attachments
Attachments -> Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện
Attachments -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Attachments -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Attachments -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
Attachments -> Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện đại Đỗ Giang Nam
Attachments -> Công ước số 182 Công ước Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999
Attachments -> Số 279: Sở hữu đất đai
Attachments -> Tìm hiểu về quân đội vũ trang cách mạng Cu-ba
Attachments -> Lực lượng đặc nhiệm sas (Special Air Service) của Quân đội Hoàng gia Anh
Attachments -> MỘt số GÓP Ý cho dự thảo luật phòNG, chống rửa tiềN

tải về 186.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương