BÀI 6 chủng tử



tải về 79.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích79.55 Kb.
#29980

BÀI 6

CHỦNG TỬ

Sự tích tụ của hạt giống tạo thành nhân cách con người. Hay nói cách khác, nhân cách con người là do sự huân tập và biến hiện của chủng tử.

I. ĐỊNH NGHĨA


- Chủng tử (種子) (bīja): Chủng tử là tất cả các hiện tượng sắc pháp (vật chất) và tâm pháp (tinh thần), có hạt nhân sản sinh, hạt nhân ấy gọi là Chủng tử.

- Chủng tử nhiếp vào A-lại-da gọi là Nội chủng (giống bên trong). Nội chủng chỉ công năng sinh quả thành các pháp hiện hành được huân tập trong thức A-lại-dahình thành một tập tính đặc thù, vì thế còn gọi là Tập khí.

- Chủng tử có công năng sinh ra các pháp hữu lậu, vô lậu, vô vi v.v…Trong thức A-lại-da, chủng tử là nhân, là tác dụng, thức A-lại-da là quả, là bản thể.

- Chủng tử là những kinh nghiệm được tích luỹ. Tích luỹ là những tập khí (thói quen), thói quen hút thuốc, uống rượu…

- Chủng tử có công năng sai biệt trực tiếp sản sinh kết quả của chính nó. Hạt lúa có công năng nảy mầm nên có tính chủng tử. Nếu vì lâu ngày hay do hư thối mà công năng ấy bị hư hỏng; bấy giờ hình tướng của hạt lúa tuy vẫn còn như cũ, nhưng nó không có khả năng nảy mầm, không có tính chủng tử nữa.

- Chủng tử cùng với bản thức (A-lại-da thức) quả được sản sinh không phải đồng nhất cũng không phải dị biệt. Chúng tồn tại trong A-lại-dakhông phải đồng nhất cũng không phải dị biệt với A-lại-da. Nó cùng với các pháp khác đã không phải là nhất, không phải dị, hẳn phải như bình các thứ, là giả chứ không phải thực.

- Nhưng, các chủng tử chỉ y trên ngôn thuyết thế tục mà nói là thực hữu, không đồng với chân như.

- Theo ngài Hộ pháp: “Chủng tử tuy y trên thể của thức thứ tám, nhưng đó chính là tướng phần của thức này chứ không là gì khác. Vì kiến phần thường nắm bắt nó như là đối tượng.”

- Theo Du-già: Thể của chủng tử, từ vô thủy đến nay, tương tục không đứt tuyệt; tính tuy tồn tại từ vô thủy, nhưng do sự huân tập sai biệt bởi nghiệp tịnh và bất tịnh mới phát sinh. Do quan hệ với quả dị thục được tiếp nhận thường xuyên, nó được nói là mới.”

- Các hạt giống không thể truy nguyên thời gian của nó. Nên ta không thể biết được thời gian của nó. Khi con người có mặt thì chủng tử có mặt, nó hình thành và phát triển theo thời gian.

- Nhập Lăng-già 2: Này Đại Huệ, có năm chủng tính được hiện chứng. Đó là, chủng tính hiện chứng Thanh văn thừa, chủng tính hiện chứng Độc giác thừa, chủng tính hiện chứng Như lai thừa, chủng tính bất định, và không chủng tính.”

- Nếu không có những hạt giống khác chi phối, lấn át, thì những hạt giống sẽ tồn tại. Khi chúng yếu, triệt tiêu, không có nghĩa là những hạt giống này không tồn tại. Nó chỉ mờ nhạt, yếu ớt so với những hạt giống khác phát triển mạnh.

- Nhờ giáo dục, tu tập những hạt giống mạnh lên (huân tập). Học được những kiến thức Phật học là được huân tập. Huân tập làm cho hạt giống phát triển.

- Không có nhân tài thiết thực, mà chỉ có sự giáo dục mới khiến cho con người ta thành nhân tài. Còn nếu những gì đã học nhưng không ôn tập thì chúng sẽ trở nên yếu ớt.


- Nhân chi sơ tánh bổn thiện: Mới sinh ra con người có tánh chất thiện, nhưng vì môi trường con người mất tánh thiện → Không đúng theo Duy thức học. Theo Phật giáo, con người mới sinh ra toàn thiện hay là toàn ác đều là sai. Mà tất cả đều do sự hiện hành và thành hạt giống, cứ nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác.

- Các tập tin, hình ảnh trong máy tính tồn tại nhờ chương trình. Mất chương trình thì chúng tìm ẩn ở dạng khác. Cài đặt lại chương trình thì chúng hiện ra lại. Đầu thai và chủng tử cũng như thế, phải nhờ vào sắc mới hiện hữu. Từ đây thấy rõ sanh tử luân hồi. Tu tập để thấy rõ sanh tử luân hồi. Phát huệ là nhìn thấy, nhờ vào tu quán. Cái thấy càng ngày càng tinh vi.

- Tu để tích luỹ nhiều đời, khôi phục chủng tử thì nhìn thấy nhiều kiếp trước. Cũng như một người cần phải khôi phục trí nhớ lần lần có thể nhớ được.

- Nhờ phước tích luỹ nhiều đời (chủng tử)tu được thuận duyên. Sắc yếu thì thọ tưởng hành thức yếu theo. Thân thể đau bịnh thì khó tu. Sức mạnh của thân thể (chủng tử) khiến ta tu tinh tấn. Đói yếu thì khó tu. Ngồi thiền tụng kinh lâu không mệt mỏi là nhờ phước (chủng tử) đã tích luỹ.



- Hạt giống, khi tiềm tàng, thì ta không thấy được những hạt giống, nhưng khi gặp điều kiện thuận duyên, thì những hạt giống biểu hiện ra ngoài (khi ai chọc tức thì giận…).

II. ĐẶC TÍNH CỦA CHỦNG TỬ

Chủng tử hiển thị phải hội đủ sáu điều kiện:

1. Sát-na diệt: vì là vô thường nên có sinh diệt biến hoá; vì làm nhân và phát sinh tác dụng nên vô thường.

- Các chủng tử sinh ra, tồn tại, phát triển, nên sát na sinh diệt. Chúng thay hình đổi dạng theo sát na. Sinh diệt để phát triển.

- Chủng tử là một tác dụng, không hình, sắc, chất, lượng. Khi nó phát sanh tác dụng, tức khi nó hiện hành, thì lực dụng mới hiện hữu.

- Nhưng khi đang vừa khởi ra hiện hành, vừa sanh liền diệt. Tức không có khoảng thời gian giữa sanh và diệt.

- Sát na diệt là đối với cái không sanh diệt, hoặc không chuyển biến, mà là “nhân năng sanh” của tất cả các pháp.

2. Quả câu hữu: Cái cùng với pháp là quả hiện hành đã được sản sinh, cùng hiện hữu và cùng hòa hiệp, mới có thể làm chủng tử. Hiện hành và chủng tử khác loại, không chống nhau, đồng thời hiện hữu trong cùng một thân, cái đó mới có khả năng phát sinh tác dụng.

- Nhân và quả tồn tại trong cùng một hạt giống. Khi hiểu Phật pháp thì thấy được sự vô thường vô ngã.

- Chủng tử làm nhân sanh ra hiện hành, sát na liền diệt. Nhưng không phải sau khi diệt thì mới thành quả, mà là giữa sanh và diệt của sát na; trong quá trình chuyển biến, có năng lực duy trì quả.

- Nhân sanh ra quả liền, gọi là nhân quả đồng thời, nương vào nhau để hiện hữu.

- Ngay cái lúc là quả, chính là chủng tử tân huân.

- Khác thời gian khác nơi chốn thì không thể hòa hợp, thì không thể là chủng tử được.

3. Hằng tùy chuyển: Duy trì một chủng loại duy nhất liên tục cho đến giai đoạn cứu cánh. Thực tập thiền hằng ngày khiến cho trí tuệ phát triển. Hạt cam cho cây cam, hạt lúa ra cây lúa. Chuyển thường xuyên để tạo ra cái quả của nó.

- Chủng tử khởi ra hiện hành, trong sát na liền diệt. Nhưng không diệt mất hẳn, mà là trước diệt sau sanh. Từng sát na chuyển biến tương tợ; tức là chủng tử, hiện hành và quả cùng lúc hiện hữu, vừa sanh liền diệt.

- Sau khi diệt, hiện hành trở thành chủng tử tân huân. Không có khoảng giữa chuyển dịch. Nên có kệ:

Chủng tử sanh diệt hiện hành

Hiện hành huân chủng tử,

Ba pháp: chủng tử, hiện hành, huân tập

Xoay chuyển, nhân quả đồng thời.

4. Quyết định tánh: Quyết định bản chất của công năng dẫn sinh thiện ác tùy theo ảnh hưởng của nhân. Những tính thiện, ác mà thức duyên theo, tất có nhân quả, mà không xen tạp, ví như thức mắt duyên theo cảnh xấu xa thì thành pháp xấu xa chứ không thể thành pháp tốt lành được.

- Tánh thiện, ác, vô ký của chủng tử tùy theo bản thân năng huân của nó.

- Khi chủng tử hiện hành, tùy theo tánh thiện, ác, vô ký, cũng hiển hiện tùy theo bản chất của chủng tử đã được huân tập. Chủng tử thiện sanh ra hiện hành thiện, ác sanh ra ác.



5. Đãi chúng duyên: Chỉ phát huy tính năng khi hội hiệp đủ các điều kiện riêng biệt của nó. Thức chẳng phải một nhân mà sinh, tất phải nhờ các duyên bên ngoài mới có thể sinh hiện hành.

- Chủng tử sanh ra hiện hành phải đợi các duyên hòa hợp.

- Tuy chuyển vận một cách tự nhiên, nhưng chủng tử không thể một mình khởi, mà phải chờ sự hòa hợp của các duyên mới có thể khởi hiện hành và sanh ra quả.

- Duyên được đợi chờ để cùng lúc biểu hiện thì không luôn luôn có, vì quả của tất cả chủng tử không phải luôn luôn sanh ra.

6. Dẫn tự quả: Dẫn sinh kết quả của riêng nó.

- Chủng tử không phải một nhân sanh ra nhiều quảmỗi nhân sanh ra quả của chính nó.

- Sắc pháp do chủng tử của sắc pháp sinh ra, tâm pháp do chủng tử tâm pháp sinh ra, quyết không xen tạp lẫn lộn mà thành.

III. NGUỒN GỐC CỦA CHỦNG TỬ (TÂN HUÂN VÀ BẢN HỮU)

Chủng tử có hai loại: 1. Tân huân. 2. Bản hữu.

Du-già 35: “Có hai loại chủng tính, chủng tính bản tính trụ, và chủng tính tập sở thành”.

1. Nguồn gốc của hạt giống

a. Thuyết bản hữu: Hộ Nguyệt (Candrapāla)


Mọi hạt giống đều có sẵn (pháp nhĩ bản hữu). Chủng tử là công năng tác dụng của Alalya, đầy đủ xưa nay; không phải do tân huân phát sanh. Huân tập, chẳng qua, tăng trưởng, nuôi dưỡng chủng tử có sẵn.

Kinh A-tỳ-đạt-ma: Giới (cảnh giới = chủng tử) từ xưa đến nay là chỗ nương tựa của tất cả pháp.

b. Thuyết tân huân: Thắng Quân (Śrīsena) và Nan-đà (Nanda)

- Chủ trương thuyết tân huân.


- Hạt giống không có sẵn, do huân tập mà sinh như tiến trình ướp mùi.

- Cho rằng tất cả chủng tử đều do huân tập của hiện hành mà phát sanh. Chủng tử phải dựa vào sự huân tập mà sanh.

- Chủng tử là tên khác của tập khi, chính là một phần của tập khí được huân tập bởi hiện hành.


- Chủng tử vô lậu cũng do huân tập, do nghe Chánh pháp, thực hành giới, thiền định.

- Trung A Hàm, quyển 47: Tâm của các hữu tình, vì huân tập các pháp nhiễm tịnh và tích tụ vô lượng chủng tử.

- Nhiếp đại thừa luận: Chủng tử ở trong, nhất định, có huân tập. Chủng tử ở ngoài hoặc có hoặc không huân tập.

- Do vậy, chủng tử do tân huân đem lại.



c. Quan điểm của Hộ Pháp

- Chủ trương chủng tử các pháp vốn có hai loại: (1) Bản hữu, (2) Tân huân. Hai loại chủng tử này có từ vô thuỷ đến nay.



1. Mỗi chủng tử (hữu lậu và vô lậu) đều có hai loại:

i. Bản hữu chủng tử (Bản tánh chủng tử): Chủng tử tiên thiên, có từ bản năng. Đó là công năng sai biệt sản sinh uẩn, xứ, giới; tồn tại tự nhiên (pháp nhĩ 法爾) trong thức A-lại-da kể từ vô thủy. Đây gọi là chủng tính của bản tính trụ.

ii. Huân tập chủng tử (Tập sở thành chủng): loại chủng tử hậu thiên, do học tập mà có. Nó hiện hữu do được thường xuyên huân tập bởi hiện hành. Đây gọi là chủng tử được tập thành.

- Hai loại chủng tử này xen kẻ để có thể sanh khởi hiện hành của các pháp.



2. Dựa vào thuyết tánh chất của chủng tử, chia ra hai loại: chủng tử hữu lậu, vô lậu.

i. Chủng tử hữu lậu: Trổ quả thiện và ác trong ba cõi. Có khả năng sản sanh ra vô số chủng tử hiện tượng, cũng là chủng tử chịu sống, chết trong ba cõi sáu đường.

ii. Chủng tử vô lậu: Trổ quả an vui và giải thoát. Có khả năng sanh ra chủng tử là nhân của Bồ-đề. Tức là chủng tử xuất thế nhập kiến đạo vị, cho đến A-la-hán, Phật.

Chủng tử vô lậu có ba loại: (1) Chủng tử sanh không vô lậu, tức là ngã không vô lậu. Đây thuộc chủng tử vô lậu của kiến đạo vị. (2) Pháp không vô lậu thuộc chủng tử của tu đạo vị. (3) Chủng tử nhị không (ngã không, pháp không) vô lậu. Đây là chủng tử vô lậu của vô học đạo (tức là vô lậu trí của A-la-hán).

- Vì thức dị thục giữ gìn tất cả chủng tử của pháp hữu lậu. Nên tất cả các pháp hữu lậu là sở duyên của kiến phần thức thứ tám. Chủng tử vô lậu, tuy dựa vào thức này, nhưng không lệ thuộc vào thức này, không bị duy trì, bảo dưỡng của thức thể A-lại-da, vì tánh của nó thuần thiện, không phải là tánh vô ký. Vì vậy, không tương thuận với thể tánh của dị thục thức. Vì không tương thuận, nên không tương tức, và cũng không bị kiến phần của thức này làm sở duyên.



- Nếu chỉ có chủng tử vốn có, thì các chuyển thức không cùng với A-lại-da thức làm tính nhân duyên cho nhau. Mà bài tụng này nói thức A-lại-da cùng các chuyển thức trong tất cả thời triển chuyển sanh lẫn nhau, làm nhân quả cho nhau.

IV. ĐIỀU KIỆN HUÂN TẬP

- Huân tập là hành vi thiện, ác của thân khẩu ý.

- Huân tập: cũng giống như người dùng mùi thơm để xông ướp quần áo, thế lực của các pháp nhiễm tịnh, mê ngộ (các hành vi của 3 nghiệp: thân, khẩu, ý) in sâu vào tâm thức của con người. Sự hiện hành của 7 chuyển thức là pháp năng huân, còn thức A-lại-da là nơi sở huân chứa các chủng tử. Mối quan hệ giữa sở huân và năng huân này là lý nhân quả nối nhau của thức A-lại-da.

- A-lại-da có khả năng lưu giữ dấu ấn của kinh nghiệm, đó là tập khí hay chủng tử. Dấu ấn của kinh nghiệm ấy (hành vi của thân, khẩu, ý) có thể ảnh hưởng đến hành vi, tính cách của con người tương lai. Đó chính là huân tập.

- Huân tập giống như đi trong sương mù, y phục ướt mà không biết.

Luận Du-già cũng nói: “Thể của các chủng tử từ vô thuỷ lai, tánh tuy vốn có nhưng do nhiễm tịnh mới huân tập mà phát hiện”.

Tất cả chủng tử nhiễm tịnh đều bản tánh vốn có, chứ không phải do huân tập mới sanh. Do sức huân tập chỉ có thể làm cho nó tăng trưởng”.

Cái được huân tập và cái huân tập cần hội đủ bốn nghĩa.

1. Sở huân


a. Tính kiên trụ: Tính bền lâu. Pháp mà thủy chung đồng một loại tiếp nối nhau liên tục để duy trì tập khí; pháp ấy chính là cái được huân tập.

b. Tính vô ký: Tính trung hòa. Pháp bình đẳng, không có tính kháng cự khả năng dung nạp tập khí; pháp ấy mới có thể được huân tập.

c. Tính khả huân: Tính hấp thu. Pháp nào có tính tự tại (tự do), không chặt cứng (như đá) để có khả năng dung nạp tập khí, pháp đó mới có thể bị huân tập.

d. Tính cộng đồng hòa hiệp với năng huân: Pháp nào cùng đồng thời và đồng xứ với cái huân tập, pháp ấy mới được huân tập.

2. Năng huân


a. Có tính sinh diệt: Pháp mà không thường hằng, có tác dụng sinh trưởng tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại ra pháp vô vi; nó không thể là năng huân, vì trước sau không biến đổi, không có tác dụng sinh trưởng.

b. Có tác dụng ưu thắng: Pháp có tính sinh diệt mà thế lực tăng thịnh để dẫn sinh tập khí; pháp ấy mới là năng huân.



c. Có tăng giảm: Pháp có tác dụng ưu thắng, lại có tăng có giảm, duy trì tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại trừ pháp thiện viên mãn nơi Phật quả; vì không tăng không giảm nên không thể là năng huân. Nếu nó là năng huân thì không phải là viên mãn; vì như vậy Phật quả trước sau có ưu có khuyết.

d. Cùng với sở huân hòa hiệp mà chuyển biến. Nếu cùng với cái được huân tập mà đồng thời, đồng xứ, không tương tức, không tương ly, pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại trừ tha thân, sát na trước sau, vốn không có ý nghĩa hòa hiệp; cho nên nó không phải là năng huân.

Chỉ có bảy chuyển thức và Tâm sở của nó là có thế lực tác dụng thù thắng, có tăng có giảm, có đủ bốn nghĩa này mới có thể thành pháp Năng huân. Năng huân (bảy thức trước) với thức Sở huân (tàng thức), cùng sanh cùng diệt mới thành nghĩa huân tập, làm cho chủng tử trong thức Sở huân sanh trưởng, nên gọi là huân tập.



Sở huân và năng huân đều có từ vô thỉ, nên các chủng tử cũng thành tựu từ vô thỉ. Chủng tử là tên khác của tập khí, mà tập khí thì chắc chắn phải do huân tập mới có. Như Khế kinh nói: “Tâm loài hữu tình được huân tập bởi các pháp nhiễm tịnh, mới có sự chứa nhóm của vô lượng chủng tử.”

Hiện thức Năng huân từ khi chủng tử sanh ra nó, liền có thể làm nhân trở lại huân tập thành chủng tử. Ba pháp Năng huân, Sở huân và chủng tử, đồng thời triển chuyển làm nhân quả cho nhau, như tim đèn sanh lửa cháy, lửa cháy cháy tim đèn.



3. Quá trình huân tập:

Căn, cảnh và thức: sắc đập vào sắc căn (xúc), thức khởi lên (tác ý), đưa đến thọ. Con mắt nhìn thấy cảnh đẹp, sắc đẹp làm tăng ích cho căn là lạc thọ; cái nào làm tổn giảm cho căn thì gọi là khổ thọ. Nghe âm thanh chát chúa, thì khổ thọ, căn nghe bị giảm. Tưởng: lưu giữ những hình ảnh tổng thể, ấn tượng; những hình ảnh rời rạc được tưởng tổng hợp lại, như xem kịch. Từ tưởng sinh ra danh (tên gọi), bất cứ sự vật nào cũng có tên gọi.

Chủng tử tồn tại theo hai dạng: “Danh ngôn, tập khí”.

a. Danh Ngôn:

Tên gọi bị gá vào người, có công năng lưu trữ lại. Nghe tên kẻ thù, thì lòng căm thù nổi lên; nghe tên người mình thương, thì nhớ.

Huân tập danh ngôn đưa đến Niết bàn: Niệm Phật, tụng kinh…

b. Tập khí

Cũng gọi là phiền não tập, dư tập, tàn khí. Do tư tưởng, hành vi (phiền não) khởi sinh hằng ngày, rồi huân tập thành thói quen, lưu lại trong tâm, gọi là tập khí.

Tập khí là tên khác của chủng tử, là phần khí được huân tập bởi hiện hành, có năng lực sinh ra tư tưởng, hành vi và tất cả các pháp hữu vi được chứa đựng trong A-lại-da thức.

Hành vi và nhận thức tích luỹ thành tập khí, chủng tử.



Một loại tập khí nhưng chia thành ba loại:

a. Danh ngôn tập khí: sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành danh ngôn.

Danh ngôn tập khí, tập quán được tích luỹ bằng danh từ và ngôn ngữ. Danh ngôn tập khí giải thích cho chúng ta có ký ức, hoài niệm và nhận thức như thế nào. Nếu không có sự tích luỹ của danh ngôn thì sẽ không có ký ức. Cũng giống như hồ sơ lưu trữ, ta chọn cho nó một cái tên trong kệ hoặc trong máy vi tính. Chúng ta nhớ những sự kiện trong quá khứ mà nó được lưu trữ, lưu trữ bằng tên gọi.



Hoài niệm về thiện hoặc ác, thói quen nhờ giáo dục cải tạo hành vi (du đảng phá làng xóm, giờ thành tu sĩ, tâm tốt).

Thức: cảnh đập vào căn thức sinh, thức khởi rồi diệt, diệt mà chẳng mất. Hình ảnh hoa hồng, tưởng khởi lên (ý niệm là danh), ta đang thấy hoa hồng (ý thức diệt và thành thức mới, tạo thành dòng chảy, dòng tương tục, ráp nối hình ảnh tạo thành thức; tích luỹ của danh ngôn thành thức.

Nhớ lại những hình ảnh, mà bất cứ hình ảnh nào cũng có tên gọi. Những hoài niệm đều có tên gọi, là tập khí, công năng. Trường cao đẳng ở đây khác với trường Đồng nai, Học viện PG.

b. Ngã chấp tập khí: Tập khí (chủng tử) nương vào ngã chấp mà được huân tập thành. Cũng tức là các chủng tử do “ngã kiến” được huân tập trong thức A-lại-da; là dòng chảy liên tục tạo thành ngã chấp.

c. Hữu chi tập khí: Những chủng tử nghiệp thiện ác do nhân của tam hữu (sự sống còn trong 3 cõi) huân tập thành. Hữu là tái sinh, đưa đến một đời sống tương lai. Do quá trình tích luỹ chủng tử đưa đến đời sống tương lai. Chi là khoen. Công năng mà ta tích luỹ (hạt giống) nó đưa ta đi đến đời sống khác.

Nghiệp đưa đến hữu chi tập khí. Hành vi nào không thiện không ác thì không thành nghiệp. Nghiệp vừa mang tính cách cá nhân và xã hội. Nghiệp7 chi đạo: thân có 3, miệng có 4. Những hành động của thân, khẩu mang đến thiện hay ác thì tạo thành nghiệp.

Văn huân tập: Triết lý giáo dục, cải tạo và phát triển. Một thiên tài âm nhạc mà không tập luyện đàn hằng ngày thì không thành thiên tài (Mozart chẳng hạn). Ngón tay là sắc pháp, huấn luyện ngón tay trên phím đàn làm trở thành nhạc sĩ tài ba. Tâm có sẳn chủng tử (thiên tài) mà không huấn luyện sắc tâm thì không thành thiên tài. Chúng ta cần phải tu tập thân tâm hằng ngày.

Ba thứ chủng tử được huân tập là danh ngôn, nghiệp, và chấp ngã, nó tổng nhiếp hết thảy chủng tử các pháp hữu lậu. Vì ba thứ này do huân tập mà có, nên chủng tử hữu lậu phải nhờ huân tập mới phát sinh.



V. Chủng tử khởi hiện hành, hiện hành huân chủng tử:

- A-tỳ-đạt-ma-tạp tập luận:

自種有故不從他

待衆緣故非自作


無作用故非共生

有功能故非無因


Tự có chủng tử, nên không theo cái khác

Đợi đủ duyên, nên không thể tự làm

Không tác dụng, nên không cộng sanh

Có công năng, nên không vô nhân.

- Nhân của các pháp là công năng, có khản năng sanh hiện hành.

- Hiện hành huân tập (tẩm ướt) thành chủng tử. Tất cả các pháp biến hiện, đều do sức của công năng (chủng tử)

- Chủng tử trong Thức A-lại-da sanh ra công năng của tất cả pháp hữu vi, vô vi; hữu lậu, vô lậu. Giống như hạt cỏ, có công năng nảy mầm thành cây cỏ con. Cái nhân của năng sanh ra này gọi là chủng tử. Từ chủng tử này sanh ra các pháp sắc, tâm. Gọi đó là hiện hành.

- Vạn pháp trong vũ trụ này, từ tinh thần đến vật chất, sắc pháp và tâm pháp, đều từ chủng tử sinh ra.

- Chủng tử và các kết quả hiện hành được nó sinh ra gọi là sự quan hệ của Thể, Dụng, Nhân quả, nên không phải là một, không phải là khác.

- Bản thức là thể, chủng tử là dụng. Thể là thể, dụng là dụng, thể dụng không phải một. Nhưng thể là thể của dụng, dụng là dụng của thể; thể không lìa dụng, dụng không xa thể, nên thể và dụng không khác.

- Chủng tử là nhân, hiện hành là quả. Nhân là nhân, quả là quả, nên không phải một. Nhưng nhân là nhân của quả này, quả là quả của nhân kia, nên không khác.

- Chủng tử năng sanhnhân. Hiện hành sở sanh là quả. Khi chủng tử sanh ra hiện hành; hiện hành có lực dụng mạnh mẽ, trong khoảng sát na huân tập khởi ra chủng tử của hiện hành. Chủng tử ấy trở thành tân chủng tử.



- Khi chủng tử khởi hiện hành: chủng tử là nhân, hiện hành là quả. Nhưng khi hiện hành huân chủng tử: hiện hành là nhân, tân chủng tử được gọi huân tập là quả. Giống như cây đuốc sinh ra ngọn lửa (chủng tử sanh hiện hành), đồng thời, ngọn lửa đốt cháy cây đuốc (hiện hành huân chủng tử).

- Luận nhiếp Đại thừa nói: “Thức A-lại-da cùng với pháp tạp nhiễm làm nhân duyên cho nhau, như tim đèn và ngọn lửa triển chuyển phát cháy…”



tải về 79.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương