Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ



tải về 220.57 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích220.57 Kb.
#13663
  1   2   3

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA




TCVN : 2015

Dự thảo lần 1

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHÂN CẤP ĐẤT ĐÁ

Hydraulics structures - Decentralization for rock and soil

HÀ NỘI - 2015



MỤC LỤC

Trang


Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2




1 Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3




2 Tài liệu viện dẫn . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3




3 Thuật ngữ và định nghĩa . …………... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …..

4




4 Cơ sở để thực hiện phân cấp đất đá. . . . . .. . . . . . . . . . . . . . ……………... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5




5 Phương pháp thực hiện phân cấp đất đá. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7




6 Phân cấp đất đá . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………………………………………………

11

























































































































































































Lời nói đầu
TCVN : 2015 Công trình thủy lợi - Phân cấp đất đá được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu, hướng dẫn có liên quan hiện có ở nước ta và các nước trên Thế giới (Trung Quốc, Mỹ) theo quy định tại khoản 2 điều 13 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 5 của Nghị định số 127/2007/NĐ - CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN : 2015 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.





TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2015







Công trình thủy lợi - Phân cấp đất đá

Hydraulics structures - Decentralization for rock and soil

1 Phạm vi áp dụng

    1.1 Tiêu chuẩn này quy định về phân cấp đất đá áp dụng trong công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi.

    1.2 Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với các loại đất đá thông thường, không áp dụng đối với đất bùn. Đối với đất có tính chất đặc biệt (đất xốp không bảo hòa, đất lẫn khoáng sản v.v…) có thể tham khảo.

    1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình đê điều, bờ bao, công trình giao thông thủy, công trình biển.


2 Tài liệu viện dẫn

    Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

    TCVN 2683 : 2012 Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu;

    TCVN 4195 : 1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm;

    TCVN 4196 : 1995 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm;

    TCVN 4197 : 1995 Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm.

    TCVN 4198 : 1995 Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm;

    TCVN 4202 : 1995 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm;

    TCVN 4253 : 2012 Công trình thủy lợi - Nền công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế;

    TCVN 7572-10 : 2006 Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc;

    TCVN 8217 : 2009 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phân loại;

    TCVN 8477 : 2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.

    TCVN 8721 : 2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ nhất của đất rời trong phòng thí nghiệm;

    TCVN 8733 : 2012 Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn và bảo quản mẫu đá dùng cho các thí nghiệm trong phòng;


3 Thuật ngữ và định nghĩa

    Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

    3.1

    Khái niệm chung về đất (soil - general concepts)

    Xét về phương diện địa chất công trình, đất là vật thể địa chất thuộc lớp vỏ trái đất ở thể mềm, rời đặc trưng; giữa các hạt rắn tạo đất không có hoặc có không đáng kể các liên kết kết tinh hoặc liên kết xi măng. Dựa vào thành phần hạt, mức độ liên kết và tính chất của sự liên kết giữa các hạt rắn thì đất được phân thành hai loại chính là: Đất rời và đất dính.



    3.2

    Đất rời (non - cohesive soils)

    Đất luôn luôn ở dạng hạt rời trong trạng thái khô cũng như ở trạng thái ẩm ướt, bởi hoàn toàn không có hoặc có không đáng kể các liên kết keo nước, liên kết ion tĩnh điện giữa các hạt rắn tạo đất. Đó là đất hạt thô có thành phần thuần túy là cát hoặc sỏi (sạn), cuội (dăm), hòn tảng hoặc hỗn hợp của chúng; và cũng có thể là đất hạt thô có lượng chứa ít hơn 10% vật liệu hạt bụi và sét, trong đó lượng chứa hạt sét ít hơn 3%.



    3.3

    Đất dính (cohesive soils)

    Giữa các hạt rắn tạo đất có sự bám dính, dính kết lẫn nhau bởi sự hiện diện đáng kể của vật liệu hạt bụi và hạt sét (vật liệu chất dính), khi khô thì thành khối cứng chắc còn khi ẩm ướt thì thể hiện tính dẻo dính. Đó là đất hạt mịn, đất cát và đất sạn sỏi có hơn 10% hàm lượng hạt bụi và sét, trong đó hàm lượng hạt sét chiếm hơn 3% khối lượng.



    3.4

    Khái niệm chung về đá (rock - general concepts)

    Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, một thể địa chất có lịch sử hình thành riêng biệt. Về phương diện địa chất công trình, đá là vật thể địa chất thuộc lớp vỏ trái đất ở thể cứng, có cấu tạo và kiến trúc đặc trưng, giữa các hạt khoáng vật tạo đá có đáng kể các liên kết kết tinh, liên kết hóa học hoặc liên kết xi măng. Các loại đá được hình thành và biến đổi từ dạng này sang dạng khác bởi quá trình biến động địa chất diễn ra trong thời gian rất dài.



    3.5

    Đơn nguyên địa chất công trình (geological units)

    Một đơn nguyên địa chất công trình (hay còn được gọi là một lớp / đới đất đá) là một thể tích đất đồng nhất có cùng loại tên gọi và thỏa mãn một trong những điều kiện sau:



  • Các đặc trưng của đất trong phạm vi một đơn nguyên biến thiên không có tính quy luật;

  • Nếu các đặc trưng của đất biến thiên có quy luật thì quy luật này có thể bỏ qua khi thỏa mãn điều kiện trong quá trình phân chia các đơn nguyên địa chất công trình, được đặc trưng bởi các giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của các chỉ tiêu không đổi. Trong đó:

  • Giá trị tiêu chuẩn là giá trị trung bình cộng của các kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất của đất, đá (trừ lực dính đơn vị và góc ma sát trong) trong phạm vi một đơn nguyên địa chất công trình. Giá trị tiêu chuẩn của lực dính đơn vị và góc ma sát trong là các thông số của quan hệ tuyến tính giữa sức chống cắt và áp lực pháp tuyến theo phương pháp bình quân nhỏ nhất.

  • Giá trị tính toán là giá trị đặc trưng cho tính chất của đất, đá trong phạm vi một đơn nguyên địa chất công trình, được xác lập từ các kết quả thí nghiệm với một xác suất tin cậy cho trước, dùng để tính toán thiết kế xây dựng công trình, bằng giá trị tiêu chuẩn chia cho hệ số an toàn theo quy định.

    3.6

    Khoan nổ mìn (drilling and blasting)

    Phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan.



    3.7

    Đào thông thường (Conventional excavation)

    Các phương pháp đào đất đá bằng thủ công hoặc cơ giới, không khoan nổ mìn.



  1. Cơ sở để thực hiện phân cấp đất đá

4.1 Phân loại đất đá

    4.1.1 Phân loại đất rời

    1) Dựa theo hệ số rỗng (e), đất rời được phân loại theo độ chặt như sau: (theo TCVN 8217 : 2009)



  • Chặt: e ≤ 0,55;

  • Chặt vừa: 0,55 < e ≤ 0,70;

  • Kém chặt: e > 0,70;

  • Rất kém chặt: e > 0,80.

    2) Dựa theo độ bão hòa nước (G), đất rời được phân loại theo độ ẩm như sau: (theo TCVN 8217 : 2009)

  • Đất ít ẩm: 0< G ≤ 0,50;

  • Đất ẩm vừa: 0,50 < G ≤ 0,85;

  • Đất bão hòa nước: 0,85 < G ≤ 1.

    4.1.2 Phân loại đất dính

    Dựa theo độ sệt (IL) đất dính được phân theo các trạng thái sau: (theo TCVN 8217 : 2009)



  • Đất trạng thái cứng: IL <0;

  • Đất trạng thái nửa cứng: 0 ≤ IL ≤ 0,25;

  • Đất trạng thái dẻo cứng : 0,25 < IL ≤ 0,50;

  • Đất trạng thái dẻo mềm: 0,50 < IL ≤ 0,75;

  • Đất trạng thái dẻo chảy: 0,75 < IL ≤ 1;

  • Đất trạng thái chảy: IL > 1.

    4.1.3 Phân loại đá

    1) Dựa vào nguồn gốc, đá được phân thành các loại: đá macma, đá trầm tích và đá biến chất.



  • Đá macma được thành tạo do sự nguội lạnh và kết tinh của macma (dung nham) khi nó kết tinh ở dưới sâu vỏ trái đất hoặc khi chảy trên bề mặt trong quá trình phun trào của núi lửa.

  • Đá trầm tích được hình thành từ quá trình lắng đọng vật liệu, nén ép thành đá.

  • Đá biến chất có thể hình thành từ các loại đá macma, đá trầm tích hay các loại đá biến chất có trước dưới tác động của nhiệt độ, áp suất cao và hóa học .

    2) Dựa vào cường độ kháng nén một trục (Rn) của đá ở trạng thái khô, đá được phân loại theo các mức độ cứng chắc như sau:

  • Đá đặc biệt cứng: Rn ≥ 2 500 kg/cm2;

  • Đá rất cứng: 1 000 kg/cm2 ≤ Rn < 2 500 kg/cm2;

  • Đá cứng: 500 kg/cm2 ≤ Rn < 1 000 kg/cm2;

  • Đá cứng trung bình: 150 kg/cm2 ≤ Rn < 500 kg/cm2;

  • Đá yếu: 50 kg/cm2 ≤ Rn < 150 kg/cm2.

  • Đá rất yếu: Rn < 50 kg/cm2.

    3) Dựa vào tác động của quá trình phong hóa, đá được phân thành các cấp độ phong hóa như sau:

  • Đá Phong hoá hoàn toàn (Completely Weathered - CW / P.H): Đá đã bị biến màu hoàn toàn, không ánh. Hầu hết đá đã biến thành đất hoặc dăm cục, tỷ lệ dăm cục thường nhỏ hơn 5%. Dăm cục dễ bóp thành đất, tuy nhiên chúng vẫn giữ được cấu trúc của đá mẹ, bỏ vào nước thấy xuất hiện nhiều bọt khí. Đào được dễ dàng theo biện pháp thông thường.

  • Đá Phong hoá mạnh (Hightly Weathered - HW / P.M): Đại bộ phận đá bị biến màu, hầu hết fenspat chuyển thành màu đục, các khoáng vật Fe, Mg bị mờ và chuyển thành đất sét có màu nâu. Đất chiếm nhỏ hơn 50%. Đá phần lớn mềm bở, dùng búa đập nhẹ các khe nứt bị tách rời, bẻ được bằng tay, tiếng búa đập nghe đục, cấu trúc của đá mẹ vẫn còn tồn tại. Bỏ vào nước không có hoặc có nhưng rất ít bọt khí xuất hiện. Đào được theo biện pháp thông thường, tuy nhiên cá biệt có đôi chỗ tương đối khó đào, phải dùng tới biện pháp khoan nổ mìn.

  • Đá Phong hoá vừa (Moderately Weathered - MW / P.V): Bề mặt của đá và mặt khe nứt hầu hết bị biến màu, oxy hoá (có thể sâu theo khe nứt tới 1 đến 5cm). Đá phong hóa vừa là đới trên của đá cứng, nứt nẻ khá mạnh, cấu trúc nguyên thủy của đá hoàn chỉnh, dùng búa đập bình thường các khe nứt dễ bị tách rời, lõi đá cứng, không bẻ được bằng tay; các khoáng vật kém bền vững (như fenspat), bị phân giải gần hết hoặc bị biến mềm; dùng búa đập nghe tiếng vang hơi đục. Đào chủ yếu bằng biện pháp khoan nổ mìn, cá biệt có vị trí đào được bằng biện pháp thông thường.

  • Đá phong hoá nhẹ (Slighly Weathered - SW / P.N): Bề mặt của đá và khe nứt có sự biến đổi màu nhẹ. Các khe nứt thường kín hoặc mở rộng không quá 1mm. Đá liền khối, cứng nhắc. Đào bằng biện pháp khoan nổ mìn.

  • Đá không phong hoá (đá tươi) (Unweathered or Fresh - UW / K.PH): Màu đá sáng tươi, các thành phần khoáng vật tạo đá không bị biến màu, khe nứt đặc biệt kín hoặc độ mở rộng không quá 0,5mm. Dùng búa đập khó vỡ, tiếng vang của búa khi đập nghe trong và thanh. Đào bằng biện pháp khoan nổ mìn.

    CHÚ THÍCH:

    1) Phân loại đá dựa vào nguồn gốc tham khảo Địa chất công trình chuyên môn của V.Đ.Lomtadze;

    2) Phân loại đá dựa vào cường độ kháng nén một trục tham khảo các tài liệu: Hội cơ học đá quốc tế ISRM (1981); RMR89 (Bieniawski, 1989) EM1110-1-2908) M.M Protodiakonov; Địa chất công trình chuyên môn (bảng II.1 & II.3) của V.Đ.Lomtadze và TCVN 4253 : 2012;

    3) Phân loại đá dựa vào tác động của quá trình phong hóa tham khảo Phụ lục E của TCVN 8477 : 2010.



4.2 Biện pháp thi công

    4.2.1 Đào đất được thực hiện theo biện pháp đào thông thường quy định ở mục 3.7 của tiêu chuẩn này.

    4.2.2 Đào đá có thể sử dụng cả hai biện pháp: đào thông thường và khoan nổ mìn.

    4.2.3 Đóng và ép cọc bê tông cốt thép; cọc thép (ván thép, thép hình, ống thép v.v...); cọc gỗ, cừ gỗ loại chiều dài lớn sử dụng biện pháp cơ giới bằng các chủng loại máy chuyên dụng theo quy định của thiết kế. Riêng công tác đóng cọc tre, cọc gỗ (hoặc cọc tràm), cừ gỗ có chiều dài không lớn sử dụng biện pháp thủ công và các thiết bị thô sơ (búa, xẻng v.v...).

    4.2.4 Khoan cọc nhồi; khoan phụt gia cố, chống thấm và xử lý nền sử dụng biện pháp cơ giới bằng các chủng loại máy chuyên dụng theo quy định của thiết kế.



5 Phương pháp thực hiện phân cấp đất đá

5.1 Phân cấp trong quá trình lập hồ sơ thiết kế các giai đoạn

    5.1.1 Thực hiện việc phân cấp trong quá trình lập hồ sơ thiết kế các giai đoạn chủ yếu dựa vào các lớp / đới đất đá (đơn nguyên địa chất công trình) trên cơ sở: nguồn gốc, loại đất đá, trạng thái, kết cấu, chiều dày, diện phân bố v.v..., được phân chia theo kết quả khảo sát địa chất như: Bản đồ địa chất công trình, các mặt cắt địa chất công trình và tổng hợp kết quả thí nghiệm mẫu v.v... với khối lượng tương ứng theo TCVN 8477 : 2010.

    5.1.2 Mức độ chính xác của việc phân cấp trong từng giai đoạn lập hồ sơ thiết kế phụ thuộc vào thành phần khối lượng khảo sát địa chất của giai đoạn đó. Việc phân cấp này là cơ sở để lập Tổng mức đầu tư / Dự toán của Dự án / Công trình.

    5.1.3 Tỷ lệ giữa các cấp đất đá trong một lớp / đới đất đá và số lượng cấp đất đá trong một loại đất / một đới phong hóa quy định trong quá trình lập hồ sơ thiết kế các giai đoạn chỉ là dự kiến. Tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh theo kết quả thí nghiệm mẫu tương ứng của từng lớp (trong trường hợp có mẫu thí nghiệm) và sẽ được chính xác hóa trong quá trình thi công công trình.


5.2 Phân cấp trong quá trình thi công công trình

    5.2.1 Trong quá trình thi công công trình, nếu phát hiện có sự sai khác (tăng hoặc giảm) về cấp đất đá (sau đây gọi tắt là phát sinh), khi có yêu cầu của Chủ đầu tư trên cơ sở phù hợp với Luật xây dựng hiện hành, sẽ tiến hành phân cấp đất đá theo thực tế thi công.

      1. Việc phân cấp trong quá trình thi công được tiến hành theo trình tự sau:

    1) Khi phát hiện có sự phát sinh, Nhà thầu thi công tạm thời dừng thi công, thông báo cho Chủ đầu tư và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng bằng văn bản.

    2) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng tiến hành tính toán, kiểm tra, sơ bộ dự kiến khối lượng phát sinh và lập báo cáo trình Chủ đầu tư.

    3) Chủ đầu tư cùng các Nhà thầu: Tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng và thi công tiến hành lập biên bản xác nhận việc phát sinh tại thực địa. Các công việc thực hiện tiếp theo bao gồm:


  • Tiến hành đo vẽ hiện trạng, phân cấp đối với khu vực có phát sinh;

  • Lập hồ sơ phân cấp;

  • Tùy theo tính chất và mức độ của việc phát sinh, Chủ đầu tư có thể giao cho một trong số các Nhà thầu: Tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng hoặc thi công thực hiện các công việc nêu trên. Trong trường hợp cần thiết có thể đấu thầu hoặc giao cho một Nhà thầu tư vấn độc lập thực hiện trên cơ sở Đề cương / Nhiệm vụ và phương án được Chủ đầu tư phê duyệt.

  • Trên cơ sở khối lượng xác định được trong hồ sơ phân cấp, Chủ đầu tư có văn bản yêu cầu và cung cấp khối lượng để Nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện các công việc tiếp theo của hồ sơ thiết kế.

    5.2.3 Công tác đo vẽ hiện trạng, phân cấp đất đá trong quá trình thi công (sau đây gọi chung là phân cấp) chỉ thực hiện trong giai đoạn thi công công trình, bao gồm:

    1) Phân cấp đến cao trình đáy hố móng thiết kế (trường hợp đào hố móng thi công) hoặc mô tả địa tầng, phân cấp tại các hố khoan thăm dò đến cao trình đáy cọc hoặc đáy màn chống thấm (trong trường hợp xử lý nền bằng cọc hoặc khoan phụt tạo màng chống thấm). Việc phân cấp phải được thực hiện theo từng khu vực, bắt đầu từ cao trình phát sinh và thực hiện theo từng đợt. Số lượng đợt phụ thuộc vào mức độ phức tạp của quá trình phân cấp, mức độ xen kẹp của các lớp / đới đất đá và tỷ lệ phần trăm giữa các cấp trong một lớp / đới đất đá. Trong mọi trường hợp phải thực hiện không ít hơn hai đợt, gồm: Đợt 1 tại cao trình phát sinh và đợt 2 tại cao trình đáy hố móng thiết kế (trong trường hợp đào hố móng); hoặc chiều sâu hố khoan đến cao trình đáy thiết kế (trong trường hợp xử lý nền bằng cọc hoặc khoan phụt tạo màng chống thấm). Khối lượng các đợt phân cấp trung gian hoặc khoan bổ sung (nếu cần thiết) thực hiện theo yêu cầu của Chủ đầu tư;

    2) Thu thập tài liệu địa hình, địa chất và đo vẽ hiện trạng hố móng công trình nhằm mục đích lập được bản đồ hiện trạng hố móng thực tế. Công tác phân cấp chỉ thực hiện trong phạm vi đường viền hố móng tại các khu vực có phát sinh và tiến hành như công tác đo vẽ địa chất công trình;

    3) Trên bản đồ hiện trạng phải thể hiện đầy đủ các loại lớp / đới đất đá, khoanh vùng các lớp / đới đất đá xen kẹp có phân cấp khác nhau v.v..., vị trí lấy mẫu, vị trí các mặt cắt và vị trí hố khoan (trường hợp khoan bổ sung hoặc xử lý nền bằng cọc hoặc khoan phụt tạo màng chống thấm);

    4) Trên mặt cắt phải thể hiện được đường ranh giới phát sinh (lộ đất / đá sớm / muộn), các đường ranh giới phân lớp / đới đất đá dự kiến của thiết kế, địa tầng hố khoan, vị trí lấy mẫu, loại mẫu v.v...;

    5) Tiến hành lấy và thí nghiệm từ 3 đến 6 mẫu cho mỗi lớp / đới phong hoá của một loại đất đá, trong quá trình phân cấp. Vị trí lấy mẫu phải đảm bảo khách quan, đại diện cho các lớp / đới đất đá, phải lập biên bản lấy mẫu có tọa độ vị trí lấy mẫu, chụp ảnh quá trình lấy mẫu và chữ ký xác nhận của Chủ đầu tư, các Nhà thầu: giám sát thi công xây dựng và thi công. Công tác lấy mẫu thực hiện theo TCVN 2683 : 2012 và TCVN 8733 : 2012. Thí nghiệm mẫu với các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại điều 6 của tiêu chuẩn này;

    6) Khi thực hiện phân cấp và tính toán khối lượng thực tế, khối lượng phát sinh thì phương pháp tính toán phải tương đồng với phương pháp tính toán của thiết kế, trường hợp có sai khác về phương pháp tính toán phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư;

    7) Lập hồ sơ phân cấp theo quy định tại điều 5.2.4 của tiêu chuẩn này.

    8) Để minh họa cho việc mô tả hố móng cần có các ảnh chụp về các khu vực lộ đất / đá sớm / muộn, ranh giới giữa các lớp / đới đất đá, các khu vực xen kẹp (trường hợp đào hố móng); ảnh hòm nõn, ảnh hố khoan (trường hợp xử lý nền bằng cọc hoặc khoan phụt tạo màn chống thấm) v.v...

    5.2.4 Hồ sơ phân cấp trong quá trình thi công, bao gồm:

    1) Thuyết minh

    a) Chương 1: Tổng quát



  • Mở đầu:

  • Tổ chức thực hiện phân cấp;

  • Nhân sự tham gia chính (Chủ nhiệm, chủ trì);

  • Thời gian thực hiện.

  • Những căn cứ và cơ sở để thực hiện phân cấp:

  • Các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy định v.v...;

  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;

  • Phương pháp và trang thiết bị được sử dụng;

  • Quyết định giao nhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng v.v...;

  • Số hiệu và tóm tắt nội dung Đề cương / Nhiệm vụ phương án.

  • Tóm tắt khối lượng đã thực hiện.

    b) Chương 2: Kết quả của công tác phân cấp

  • Tóm tắt khối lượng, phương pháp phân cấp trong hồ sơ thiết kế.

  • Kết quả của quá trình thực hiện theo từng đợt.

  • Đề nghị bổ sung (nếu cần thiết) để nâng cao chất lượng.

    c) Chương 3: Kết luận và kiến nghị

  • Đánh giá chung về chất lượng đã thực hiện;

  • Những phát sinh so với hồ sơ thiết kế.

  • Nguyên nhân và biện pháp xử lý (nếu có) về những phát sinh.

  • Tổng hợp các kiến nghị (nếu có).

    2) Các bảng biểu

  • Bảng thống kê chỉ tiêu của các lớp / đới đất đá và kiến nghị phân cấp;

  • Bảng tính toán (kèm theo phương pháp, công thức tính toán) khối lượng thực tế, khối lượng phát sinh so với dự kiến trong hồ sơ của thiết kế;

  • Bảng thống kê kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời (nếu có);

    3) Bản vẽ

  • Bản đồ và các mặt cắt địa hình theo các đợt đo (nếu có);

  • Bản đồ và các mặt cắt địa chất theo các đợt.

    4) Tài liệu gốc

  • Nhật ký sổ đo địa hình, thống kê cao tọa độ các điểm đo có kiểm tra và chữ ký xác nhận của: Chủ đầu tư, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng và Nhà thầu thi công;

  • Tài liệu ghi chép khi đo vẽ, mô tả, phân cấp;

  • Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng cùng biên bản lấy mẫu có chữ ký xác nhận của: Chủ đầu tư, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng và Nhà thầu thi công;

  • Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu lấp hố và ảnh hòm nõn khoan máy (nếu có);

  • Tài liệu khảo sát địa chất công trình bổ sung và tài liệu thí nghiệm hiện trường (nếu có);

  • Các ảnh chụp trong quá trình thực hiện phân cấp;

  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

  1. Каталог: Modules -> CMS -> Upload
    Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
    Upload -> BỘ NÔng nghiệP
    Upload -> Nghiên cứu hà lan
    Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
    Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
    Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
    Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
    Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
    Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005

    tải về 220.57 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương