Nghiên cứu hà lan



tải về 270.52 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích270.52 Kb.
#1404
  1   2   3   4
NGHIÊN CỨU HÀ LAN:

MỘT NƯỚC NHỎ, NGHÈO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐÃ XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP CÓ SỨC CẠNH TRANH CAO, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, CÓ HIỆU QUẢ CAO NHẤT THẾ GIỚI
H

à Lan là một nước nhỏ ở Tây Âu, vùng đồng bằng cửa sông Rhine, nhiều nơi thấp hơn mực nước biển. Hà Lan là nước phát triển ở trình độ cao, đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội nổi tiếng thế giới, trong đó có sự phát triển hạ tầng thuỷ lợi với những công trình vĩ đại đê biển và cửa sông. Xin trân trọng giới thiệu với quí bạn đọc bài viết có tính chất biên khảo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan, có đề cập đến yếu tố thuỷ lợi. BBT.



I. Khái quát

Vương quốc Hà Lan là một nước Tây Âu, có bờ biển dài 1075km, diện tích tự nhiên 41.526 km2, trong đó diện tích lục địa 33.873 km2. Dân số thống kê vào tháng 1 năm 2002 là 16,1 triệu người, mật độ dân số trên lục địa 475 người/km2, là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất Châu Âu.

" Thượng đế tạo ra trái đất ", người Hà Lan "tạo ra một nước đất trũng" đó là đặc điểm và là bản lĩnh dân tộc Hà Lan.

Ở Hà Lan, "lợi ích thương mại cao hơn tất cả, quan trọng hơn tất cả". Trong nhiều thập kỷ, Hà Lan đã thi hành quốc sách cơ bản của mình là " thương mại lập quốc ". Từ thế kỷ 17, với dân số chỉ có 2 triệu người, Hà Lan đã có đội thương thuyền lớn nhất, trở thành một nước buôn bán và thực dân hùng mạnh nhất thế giới.

Hà Lan là một nước công nghiệp phát triển cao. Năm 2001, tổng kim ngạch buôn bán 437,7 tỷ USD, chiếm 3,47% đứng thứ 9 thế giới, kim ngạch dịch vụ buôn bán 103,2 tỷ USD, chiếm 3,6% đứng thứ 7 thế giới. GDP năm 2001 đạt gần 375 tỷ USD, đứng thứ 14 thế giới, với 8 " đại gia " trong 500 " đại gia "buôn bán toàn cầu. GDP bình quân đầu người đạt 24040 USD, đứng thứ 10, chỉ tiêu HDI được xếp vào hàng những nước đứng đầu thế giới.











II. Kỳ tích của nông nghiệp Hà Lan- Bài toán so sánh với một số nước

Hà Lan đã được mệnh danh là "nước đất trũng", có 1/4 diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, cộng thêm vùng đất trũng cao hơn mực nước biển khoảng 1m, thì có tới 1/3 diện tích lãnh thổ chịu sự uy hiếp thường nhật của nước mặn xâm nhập và nước sông gây ngập úng. Từ thế kỷ 13, người dân Hà Lan đã học được cách đào mương sâu để tiêu nước đọng, khai phá vùng bình nguyên thấp thành loại đất lấn biển (polder). Hàng ngàn cối xay gió tràn ngập đất nước là minh chứng về lịch sử tiêu úng của Hà Lan trong quá trình đấu tranh chống nạn hồng thuỷ.

Đất đai Hà Lan hiếm hoi, diện tích đất canh tác 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới. Trên đất lục địa, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có tỉ lệ 30/70. Trong đất nông nghiệp, tỉ lệ sử dụng để trồng cỏ 51,4%, cây nông nghiệp 41,3%, cây hoa-rau-cây cảnh 5,7%. Trong đất phi nông nghiệp, rừng chiếm 9,5%, đất ở 6,6%, đất bảo hộ tự nhiên 4,1%, đất nghỉ 2,4%, đất đường xá 4,0%, đất công nghiệp và xây dựng 3,8%.

Lượng mưa năm 834 mm, năm hạn nhất 671 mm, năm mưa nhiều nhất 1203mm.

Khí hậu ôn đới hải dương. Nhiệt độ bình quân năm 8,50C- 10,90C, bình quân tháng 7 là 16,80C, tháng 1 rét nhất, bình quân 2,2 0C. Do ở vùng vĩ độ cao, nên ánh sáng thiếu hụt, số giờ nắng bình quân 1484giờ/năm, năm 1985 chỉ có 1390 giờ, năm 1995 là năm cao nhất, đạt 1814 giờ.

Cả nước là vùng đất bằng phẳng, mầu mỡ, các sông chủ yếu là sông Waal, Mass, Schelde và nhiều con sông khác. Các dòng sông này có chức năng chủ yếu là tiêu nước chứ không phải để tưới nước.

Là một nước công nghiệp phát triển cao, tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế rất thấp. Từ năm 1985 đến năm 1987, số lao động trong các ngành nông nghiệp sơ cấp từ 5,4% giảm xuống còn 3,6%, tỉ trọng GDP nông nghiệp trong thu nhập quốc dân từ 3,5% còn 3%.

Năm 1997, tổng lượng tổ hợp nông-công-thương nghiệp Hà Lan có giá trị gia tăng đạt 33,3 tỉ Eurô, chiếm 11,7% GDP. Khối công -nông- thương tạo 60 vạn việc làm, chiếm 11,8% tổng số chỗ làm việc, trong đó hợp phần trước nông nghiệp 13,4 vạn, chế biến nông sản 16,5 vạn, vận tải 12,3 vạn, tổng cộng 42,2 vạn, còn ngành nông nghiệp sơ cấp 24,4 vạn, ngoài ra ngành du lịch nông thôn cũng tạo được 2 vạn chỗ làm việc.

Phân tích 3 loại con số sau đây cho thấy:

- Lao động nông nghiệp chiếm 3,6% số lao động xã hội, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 3% GDP, có nghĩa là GDP tạo ra từ 1 lao động nông nghiệp có thấp hơn 1 chút so với GDP được tạo ra từ một lao động nói chung của toàn nền kinh tế, nghĩa là thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thị dân và nông dân tuy có chênh lệch, nhưng rất nhỏ.

- Lao động trong ngành nông nghiệp sơ cấp tức là nông dân khoảng 20 vạn người, trong tổng số 42, 2 vạn người làm việc trong các ngành trước và sau sản xuất, có nghĩa là tỉ lệ giữa ngành nông nghiệp sơ cấp trong tổng số chỗ làm việc phi nông nghiệp của tổ hợp nông -công - thương nghiệp là 1/2.

- Tỉ trọng của GDP nông-công-thương chiếm11,7% tổng GDP và tỉ trọng chỗ làm việc chiếm 11,8% là 2 con số tương tự nhau, chứng tỏ hiệu suất lao động tổ hợp nông-công-thương nghiệp đã xấp xỉ hiệu suất lao động của các ngành sản xuất khác.

Ở Hà Lan, nông nghiệp không còn là một ngành ở " thế yếu ". Định kiến về " người làm nông nghiệp cam chịu số phận nghèo hơn người làm công nghiệp dịch vụ " không tồn tại trong xã hội Hà Lan.

Trên thế giới có những nền nông nghiệp phát triển ở mức cao: Mỹ, Pháp, Nhật, Australia, v.v...nhưng nền nông nghiệp Hà Lan vẫn có sức sống đặc biệt của riêng mình. Những kỳ tích thể hiện trên các lĩnh vực sau:



1. Hiệu suất xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới

+ Nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới.

Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới (bình quân 1997-1999).

Tên hàng nông sản

Mức xuất khẩu

(tỉ USD/năm)

% thế giới

Thứ tự trên

thế giới

Hoa tươi cắt

2,127

48,1

1

Cây cảnh trong chậu

1,091

33,2

1

Cà chua

0,677

23,1

1

Khoai tây

0,346

21,6

1

Hành tây

0,455

14,8

1

Trứng gà còn vỏ

0,320

29,4

1

Pho mát khô, sữa đặc

1,717

6,2

1

Thịt lợn

1,117

11,9

2

Bia đại mạch

0,898

19,2

1

Bánh ca cao, dầu ca cao

0,747

37,0

1

Sản phẩm Sôcôla

0,487

6,8

2

Thuốc lá

2,819

17,4

2

Nguồn tài liệu: IPH và Union fleurs: Intertional Statistics, Flower and Plants, 2002. FAO

Có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới, 3 mặt hàng đứng thứ hai thế giới.

Mức xuất khẩu về nông sản cũng vượt nhiều cường quốc nông nghiệp thế giới.

Mức xuất khẩu hàng nông sản Hà Lan ( tỉ USD )




1990

1995

1997

1998

Thịt

4,286

3,738

3,15

2,803

Sứa và trứng

2,516

1,963

1,887

2,038

Quả và rau

1,421

2,896

2,041

1,813

Hạt cốc

-0,844

-1,040

-0,725

-0,696

Hạt có dầu

-1,355

-1,565

-1,143

-0,969

Sản phẩm cá

0,489

0,255

0,318

0,318

Hoa, cây cảnh

-

6,115

5,406

6,318

Tổng mức xuất siêu nông sản

13,454

21,766

19,900

19,276

Nguồn tài liệu: Niên giám thống kê FAO

+ Kim ngạch xuất khẩu nông sản tính theo đầu người rất cao. Trong 5 năm 1995-1999, hàng năm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan bình quân đạt 37,83 tỉ USD, nếu chia đều cho 26,9 vạn người làm nông nghiệp thì, hàng năm mỗi người tạo ra giá trị xuất khẩu 140.600 USD, vượt xa các nước khác ( so với Pháp 39200 USD, Australia 35300 USD, Mỹ 19900 USD ).

+ Mức xuất khẩu được tạo ra từ một đơn vị diện tích hơn hẳn các nước khác.

Mức xuất khẩu trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 18570 USD/ha (không tính hàng thuỷ sản), tức là 1m2 đất tạo ra 1,86 USD, cao hơn hẳn các nước khác.



2. Hiệu suất sản xuất của đất đứng đầu thế giới

Theo cách tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ dựa vào "đồng USD quốc tế" của tổ chức FAO, thì hiệu suất sản xuất của đất ở Hà Lan năm 1991 đạt 2468 USD/ha, hiệu suất lao động đạt 44339 USD/người. Hiệu suất lao động tuy thấp hơn Mỹ một chút, nhưng hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi nước trên thế giới.



3. Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.

Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược "đầu tư cao-sản xuất nhiều", là một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan.

+ Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao.

Đập ngăn mặn ở cửa biển Zuiderzee tạo nên hồ nước ngọt lớn Ijsselmeer...Công trình " tam giác châu " hoàn thành, đã làm cho đê chống lũ, đê sông nội đồng có chiều dài tới 2800 km, đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất thế giới. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt bảo vệ đồng ruộng, đảm bảo đồng ruộng dù thấp hơn mực nước biển tới 4-6m vẫn được sản xuất theo công nghệ cao, được coi là kỳ quan của thế giới.

+ Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới

Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11000ha, chiếm 25% tổng diện tích nhà kính thế giới. Nhà kính tập trung liền vùng, thiết bị hiện đại, như một thế giới của " thành phố nhà kính ", đã sản xuất ra những loại hoa, rau, củ hoa tuylip cung cấp cho loài người.



So với Nhật: Nhật là nước công nghiệp phát triển cao của thế giới, chiếm xấp xỉ 15% nền kinh tế toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, hơn hẳn Hà Lan. Nhật cũng là một nước đất ít, người đông như Hà Lan. Nhật có 127 triệu dân, diện tích đất canh tác 4,57 triệu ha, bình quân 0,036 ha/người, là nước có diện tích bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới ( thấp hơn cả Hà Lan ). Nhập siêu về nông sản của Nhật đứng đầu thế giới. Trong 20 năm 1980-1999, kim ngạch xuất khẩu luỹ kế của Nhật 40,9 tỉ USD, chỉ tương đương mức xuất khẩu trong một năm 1996 của Hà Lan. Trong 5 năm 1995-1999, với số dân chiếm không tới 2,2% dân số thế giới, nhưng mức nhập khẩu nông sản của Nhật vượt quá 269 tỉ USD chiếm 10,6% thế giới, mức nhập siêu bình quân tới 51,5 tỉ USD/năm, trái ngược với tình hình Hà Lan.

So với Mỹ: Mỹ có 276 triệu dân, 177 triệu ha đất canh tác, diện tích đất tính theo đầu người của Hà Lan chỉ bằng 1/11 của Mỹ, số dân nông nghiệp chỉ bằng 1/12 của Mỹ, diện tích đất canh tác của một lao động nông nghiệp bằng 1/16 của Mỹ. Mỹ là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới, chiếm 1/3 nền kinh tế toàn cầu, nhiều mặt hàng nông sản có mức xuất khẩu chiếm 1/3-1/5 thị phần thế giới. Nhưng trong 5 năm 1995-1999, mức xuất khẩu nông sản của Mỹ đã giảm xút rõ rệt.

So sánh với một số nước khác:

- Với một số nước lân cận: Bỉ, Đức, Pháp.

Bỉ có 10,26 triệu dân, 800.000ha đất canh tác, bình quân đầu người 0,076ha, mỗi lao động nông nghiệp 9,57ha, nhiều hơn Hà Lan, nhưng xuất khẩu nông sản bình quân trong 10 năm gần đây, chưa đạt 800 triệu USD/năm, kém Hà Lan hơn 20 lần.

Pháp có 59 triệu dân, diện tích canh tác 18,32 triệu ha, tính theo đầu người cao gấp 5 lần Hà Lan. Pháp là một cường quốc nông nghiệp, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, tổng kim ngạch đứng thứ 2 thế giới, nhưng nhập khẩu nhiều hơn Hà Lan. Trong 5 năm 1995-1999, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Pháp đạt 9,5 tỉ USD/năm, chỉ bằng 50% của Hà Lan.



So sánh mức xuất siêu nông sản ( tỉ USD )

Năm

Mỹ

Hà Lan

Australia

Pháp

Nhật

1971

1,002

1,261

2,094

0,115

-4,070

1981

24,914

5,479

8,475

3,882

-20,117

1991

15,247

13,936

8,915

7,383

-39,612

1995

24,080

17,705

10,530

9,287

-56,787

1999

2,292

16,504

11,945

8,884

-47,798

1995-1999

14,848

17,638

12,448

9,499

-51,594

Nguồn tài liệu: Niên giám thống kê FAO

Ghi chú: Sản phẩm thuỷ sản và rau quả không tính vào số liệu của năm 1971-1991

Đức là một thực thể kinh tế thứ 3 thế giới, có 82,26 triệu dân, diện tích canh tác 11,83 triệu ha, bình quân đầu người tương đương 2,5 lần Hà Lan. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Đức đạt 20 tỉ USD/năm, nhưng lại là nước nhập siêu nông sản. Trong 10 năm gần đây, mức nhập siêu bình quân trên 18 tỉ USD/năm.

III. Cơ cấu sản xuất

Người Hà Lan tự tìm tòi khám phá lợi thế so sánh của một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên, biết tranh thủ nguồn lực từ tài nguyên quốc tế và thị trường thế giới để không ngừng đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu hoá, tạo ra những thành công về nông nghiệp.



1. Ngành cây lương thực-thực phẩm

Do đất ít, điều kiện ánh sáng, nhiệt độ có hạn chế, nên giá thành sản xuất cây lương thực- thực phẩm cao, chất lượng sản phẩm cũng không tốt (chẳng hạn chất lượng bột mì của Hà Lan rất kém). Sản xuất lương thực thực phẩm đã chuyển hướng sang trồng cây rau, hoa, cây cảnh hoặc chăn nuôi, hoặc thông qua mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả, hoặc chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp ( như du lịch ) hoặc để làm khu bảo tồn tự nhiên, hoặc chuyển sang nền nông nghiệp hữu cơ..., cũng có trường hợp bỏ hẳn nông nghiệp hoặc chuyển sang làm một loại nghề phụ.

Từ năm 1975, diện tích cây lương thực thực phẩm từ 675.000ha tăng lên 810.000 ha vào năm 1998, sau đó đã giảm, năm 2001 còn 798.000ha, chủ yếu trồng ngô ép xanh 204.000 ha, khoai tây197.000ha, lúa mì 125000 ha, củ cải đường109.000 ha, đại mạch 32.000 ha, ngô hạt 27.000 ha v.v...Giá trị sản xuất một số ngành giảm dần, nhưng ngô ép xanh đã phát triển mạnh. Khoai tây cũng được phát triển nhanh do ngành công nghiệp chế biến khoai tây ở Hà Lan rất mạnh, đã tạo ra giá trị cao của khoai tây. Hà Lan cũng là một nước xuất khẩu khoai tây nhiều nhất thế giới, trong đó xuất khẩu khoai tây giống chiếm 60%-70% thị phần thế giới. Hành tây với chất lượng tốt cũng được phát triển khá.

2. Ngành rau-hoa-cây cảnh
Hà Lan nổi tiếng thế giới là " vườn hoa châu Âu " hoặc " vương quốc hoa". Ngành sản xuất rau-hoa-cây cảnh có vị thế quan trọng trong nền nông nghiệp Hà Lan, gồm trồng hoa, củ hoa Tuylip, cây cảnh, rau, quả, nấm và cây giống.

Ở Hà Lan, nghề trồng rau-hoa-cây cảnh chủ yếu sản xuất trong nhà kính, sản xuất ngoài trời rất ít, chỉ chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp. Trong 11000ha nhà kính, có tới 40% dùng để sản xuất rau, 35% sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả, hiệu quả tăng 5-6 lần sản xuất ngoài trời. Đầu tư nhà kính rất tốn kém, vốn xây lắp và thiết bị cần khoảng 1 triệu USD/ha, tức khoảng 100USD/1m2. Thiết bị trong nhà kính đều được điều hành bằng hệ thống tin học, sản xuất được cơ giới hoá, tự động hoá, gồm các khâu làm ấm, thông gió, hạ nhiệt, tưới nước, bón phân, phun thuốc, thanh trùng.v.v...Có những nhà kính sử dụng công nghệ không dùng đất. Sản xuất trong nhà kính được chuyên môn hoá cao độ, sản xuất ra sản phẩm có đẳng cấp cao, chẳng hạn mỗi công ty hoặc một trang trại với mấy ha nhà kính chỉ sản xuất vài giống cây.

Bốn mùa trong năm, Hà Lan bán ra thị trường các loại hoa cắt gồm 5500 loại, 2000 giống cây trong chậu cảnh, 2200 loại cây cảnh. Hoa Tuylíp là quốc hoa của Hà Lan, đã đưa ra thị trường bán buôn 200 loài. Những loài hoa nhiệt đới, á nhiệt đới nhập khẩu đều là những giống mới. Hiện nay, hàng ngày Hà Lan bán ra thế giới 17 triệu cành hoa cắt và 1,7 triệu chậu hoa. Cây cảnh cũng là nguồn quan trọng về thu nhập. Diện tích sản xuất củ hoa cũng lớn, riêng hoa Tuylíp có 8500ha, sản xuất 3 tỷ củ hoa Tuylip/năm. Hàng năm sản xuất khoảng 7 tỉ củ hoa các loại, giá trị 750 triệu USD.

Hà Lan tự hào là xứ sở của hoa Tuy-lip mà nhiều nhà du lịch đến đất nước cối xay gió này là để ngắm hoa Tuylip. Công viên Câu-ken-cốp rộng 32 ha với 7 triệu cây hoa, trong đó có 1000 loài hoa Tuylip, được coi là một công viên hoa đẹp nhất, lớn nhất của Hà Lan và của thế giới, cách Amsterđam chừng 18 km, được coi là "bảo tàng hoa" độc đáo nhất trên hành tinh.

Trong nhà kính, sản xuất cà chua, dưa, ớt chủ yếu bằng công nghệ trồng không đất. Hà Lan có nhiều giống mới về các loại rau. Có giống cà chua leo tới 30 m, thời gian sinh trưởng 12 tháng, năng suất từ 600-700 tấn/ha năm, ớt ngọt cao tới 3 m, năng suất 300 tấn/ha năm.

Hà Lan sản xuất nấm từ năm 1950, tốc độ phát triển nhanh. Diện tích một trang trại nấm khoảng 1400 m2, có nơi nuôi nấm trong hầm để tiết kiệm đất. Nấm sản xuất quanh năm, 1 chu kỳ là 3 tuần, năng suất 1 chu kỳ đạt 25-30kg/m2...Sản lượng nấm của Hà Lan đứng thứ 3 thế giới, khoảng 200.000 tấn/năm.

Trái cây của Hà Lan chủ yếu là táo và lê. Người dân đã tạo ra giống có tán cây thấp 2,5m, ghép trên cây, năm thứ 2 ra trái, mật độ trồng 4000cây/ha, năng suất 20 tấn/ha.

3. Ngành chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng nhất của nền nông nghiệp Hà Lan. Tuy quỹ đất ít, nhưng diện tích đồng cỏ lại lớn hơn diện tích đất canh tác.

- Chăn nuôi gia súc thông thường.

Là một ngành sản xuất nổi tiếng của Hà Lan, nhưng do ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp EU nên có phần bị hạn chế. Nghề nuôi bò sữa có lịch sử lâu đời. Năm 1740, Hà Lan đã có 50 nhà buôn cỏ khô làm thức ăn nuôi đàn bò sữa 7000 con.

Sữa bò phát triển không những tăng thu nhập cho người dân, nâng cao thể chất của người Châu Âu mà còn được coi là một ngành sản xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội Châu Âu, nhất là Hà Lan. Ngành sản xuất này tạo tiền đề cho sự phát triển của hợp tác xã và ngành chế biến cũng là ngành thúc đẩy sự truyền bá công nghệ mới, là nguồn tạo tích luỹ vốn, cũng là ngành giúp nông dân dễ tiếp cận phương thức sống của đô thị. Trong các loại gia súc, bò sữa là một loài gia súc có hiệu suất chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm dinh dưỡng quý giá cho người cao hơn các loại gia súc khác. Rất ít loài gia súc có giá trị cao như bò sữa khi chúng đem lại cho loài người 4 loại sản phẩm quý: sữa, thịt, da và sức kéo. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa bò chiếm tới 15% tổng mức xuất khẩu nông sản toàn thế giới. Không những vậy, chu trình sản xuất sữa bò kéo dài, cần nhiều lao động, yêu cầu trình độ quản lý cao, đòi hỏi hệ thống dịch vụ đồng bộ, là một ngành tạo ra nhiều cơ hội tôi luyện tinh thần hợp tác cộng đồng trong nông dân, cũng là một trường học về kỹ thuật và quản lý cho nông dân. Có người cho rằng, nghề nuôi bò sữa là bàn đạp thúc đẩy nền văn minh nông nghiệp Châu Âu.

Năm 1998, đàn bò Hà Lan có 4,28 triệu con, trong đó đàn bò sữa là 18,8 triệu con vào năm 1990 giảm xuống còn 16,1 triệu con vào năm 1998. Trang trại bò sữa mở rộng dần với 1612 trang trại nuôi trên 100 con, năng suất sữa năm 1970 đạt 4332kg/con nâng lên 6890 kg/con một chu kỳ vắt sữa, sản lượng sữa năm 1985 đạt 12,53 triệu tấn giảm xuống còn 11,1 triệu tấn vào năm 1998. Hà Lan là một nước sản xuất sữa và chế phẩm sữa bò lớn nhất thế giới. Hơn 1 nửa sản lượng sữa dùng để sản xuất pho- mat, phàn còn lại là sản xuất các sản phẩm khác như bơ, sữa bột. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa hàng năm của Hà Lan đạt 2,5 tỉ Euro, trong đó các sản phẩm chiếm tới 1/6 thị phần thế giới.

Ở Hà Lan, nghề nuôi cừu giảm dần, nhưng đàn dê lại tăng từ 6,4 vạn lên 13,2 vạn con từ năm 1994 đến năm 1998, trong đó có một nửa là dê sữa.

- Chăn nuôi gia súc tập trung

Chăn nuôi lợn phát triển mạnh. Quy mô trang trại ngày càng lớn, những trang trại nuôi trên 1000 đầu lợn tăng 22%. EU không hạn chế nuôi lợn, nhưng ở Hà Lan có yêu cầu cao về bảo vệ môi trường, nên vẫn hạn chế nuôi lợn. Đàn lợn năm 1998 còn 13,45 triệu con, sản lượng thịt 1,68 triệu tấn.

EU không hạn chế nuôi gà, cho nên ở Hà Lan, chăn nuôi gà phát triển rất nhanh. Năm 1960, năng suất trứng 210 quả, năm 1995 đạt 301 quả/con. Gà thịt 44 ngày tuổi đạt 1,7 kg. Năm 1998 đàn gà đạt 98,7 triệu con, trong đó gà thịt chiếm 57%, sản lượng thịt gà năm 1998 đạt 728000 tấn, sản lượng trứng 624.000 tấn. Hà Lan còn nuôi gà tây, vịt, trong đó, đàn gà tây có 1,36 triệu con


Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

tải về 270.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương