Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân



tải về 334.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích334.11 Kb.
#39086
Tư tưởng Hồ Chí Minh

với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
Từ năm 1985, ngày 27 tháng 2 được chọn là Ngày thầy thuốc Việt Nam. Theo Báo Nhân Dân, số 362, ngày 27/2/1955 trong thư gởi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc tháng 2/1955, Bác đã căn dặn cán bộ y tế 3 điều: “Một là, phải thật thà đoàn kết. Hai là, phải thương yêu, chăm sóc người bệnh. Ba là, xây dựng một nền y học của ta”. Từ ý nghĩa sâu sắc của bức thư này nên ngày 27/2 được chọn là ngày truyền thống của ngành y tế Việt Nam.

Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình yêu thương cho con người, Người hướng tình thương và sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe nhân dân. Bác Hồ từng nói: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng định hướng cho việc phát triển một nền Y học Việt Nam hiện đại. Những quan điểm của Bác về các nội dung trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là kim chỉ nam cho hoạt động ngành y tế và tiếp tục là định hướng chiến lược trong thời gian tới.



Quan điểm về sức khỏe của Hồ Chí Minh là bao gồm sự lành mạnh cả thể xác lẫn tinh thần.

Hồ Chí Minh đã định nghĩa sức khỏe: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe”. Khái niệm này vài chục năm sau rất phù hợp với định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới trong tuyên ngôn Alma Ata 1976: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn lẫn thể xác, về xã hội”. Như vậy trước Tuyên ngôn Alma Ata gần nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quan niệm rất chính xác về sức khỏe.

Bác Hồ luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe và những vấn đền liên quan đến sức khỏe con người, năm 1946 Người căn dặn: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Dân cường thì nước thịnh, tôi nay mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục”.

Bác đã phát động phong trào “đời sống mới” với nội dung chủ yếu là giữ gìn vệ sinh. Bác cho rằng vấn đề sức khỏe có mối quan hệ trực tiếp với cuộc kháng chiến và kiến quốc. Bác nói: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề y học dự phòng.

Bác nói: “Phòng bệnh cần thiết như chữa bệnh”, có lúc Bác nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây là quan điểm cơ bản cho sự nghiệp ngành y tế nước ta, phù hợp hoàn toàn với định hướng của cả nền y học thế giới ngày nay và về sau.



Ngày 2/7/1958 Bác Hồ viết bài vệ sinh yêu nước và được đăng trên Báo Yêu nước nhân dân số 1572, trong đó có đoạn “điều gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được, điều gì có hại cho dân thì phải diệt cho kỳ được”. Sau bài viết của Bác phong trào vệ sinh yêu nước được phát động và mọi người hưởng ứng.

Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1975: Các phong trào 3 sạch (ăn sạch, uống sạch, ở sạch), 4 diệt (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt rận), phong trào sạch làng tốt ruộng, sạch bản tốt nương, sạch đường đẹp phố. Phong trào xây dựng hố xí 2 ngăn trở thành phổ biến ở miền Bắc. Từ năm 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm y tế dự phòng với các Chiến lược Quốc gia về vệ sinh môi trường, y tế dự phòng. Các tiêu chí vệ sinh được đưa vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và gần đây là chương trình xây dựng nông thôn mới do Bộ Chính trị phát động. Cách đây 47 năm tại xã Nam Chính huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương Bác Hồ đã về nói chuyện về vệ sinh phòng bệnh. Ngày 2/7 hàng năm được chọn là “Ngày vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân” theo Quyết định số 730/QĐ ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức người thầy thuốc

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của người thầy thuốc là “lương y phải như từ mẫu” nghĩa là “thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Người về y đức.



Trong thư gởi ngành y tế, Bác căn dặn các thế hệ thầy thuốc rằng: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào, đó là nhiệm vụ rất vẻ vang…”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm vấn đề quyết định y đức của người thầy thuốc là lương tâm đạo đức, là trách nhiệm bổn phận của người thầy thuốc. Theo Bác nhân ái hay bác ái là nét nổi bật trong nhân cách của người thầy thuốc, một nền y học tiến bộ phải tồn tại trên cái nền của lòng nhân ái.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền y tế nước ta là nền y tế nhân dân.

Bác Hồ nói: “Xây dựng một nền y học của ta”, Bác nói với các cán bộ y tế phải: “Giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”. Tư tưởng của Người thể hiện ở việc xây dựng một nền y học xuất phát từ nhân dân của nhân dân vì nhân dân đây là một quan điểm rất sâu sắc.

Tư tưởng này còn thể hiện việc phải xây dựng một nền y học mang bản sắc Việt Nam, xuất phát từ những điều kiện Việt Nam. Theo Bác Hồ, nhân tố nhân dân và nhân tố Việt Nam là cơ sở cho việc xây dựng một nền y học Việt Nam. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra nguyên tắc phải xây dựng một nền y học dân tộc, đại chúng.

Nguyên tắc dân tộc của nền y học Việt Nam là phục vụ nhân dân, trong đó đa số là nông dân. Vì vậy, y học Việt Nam phải hướng về nông thôn, hướng về cơ sở để nghiên cứu và xây dựng chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Nguyên tắc đại chúng là phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn dân, đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe sớm nhất, ở nơi gần nhất

Tư tưởng của Bác Hồ còn thể hiện quan điểm xây dựng nền y học kết hợp giữa Đông y và Tây y. Bác nói: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc đông và thuốc tây bên nào cũng có các ưu điểm, hai cái ưu điểm thì chữa bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân. Thầy thuốc Tây phải học Đông y – Thầy thuốc Ta phải học Tây y, thầy thuốc Ta và thầy thuốc Tây đều phục vụ nhân dân như có hai tay cùng làm việc thì việc làm được tốt, phải đoàn kết thuốc ta và thuốc tây để chữa bệnh cho đồng bào…”

Mặc dù Bác Hồ đã đi xa, thế nhưng những tư tưởng, đạo đức sáng ngời của Người đặc biệt là những lời dặn thiết tha, tư tưởng của Người về chăm sóc sức khỏe nhân dân, về công tác y tế vẫn còn ngay giá trị cho hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau đặc biệt là trong những ngày này, khi mà Ngành Y tế đang hướng tới kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam./.



Bài viết nhân 27/2/2017

Bs Nguyễn Thi Văn Văn

TTYT huyện Long Thành
Каталог: assets
assets -> Tên: lớp: 12 / phòng thi:… sbd: …
assets -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp. ĐÀ NẴng đỀ kiểm tra học kỳ 1 trưỜng thpt quang trung môN: tiếng anh lớP 11
assets -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
assets -> CHÙm tên sách về thăng long hà NỘI 1000 CÂu hỏi- đÁp về thăng long hà NỘI
assets -> PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ
assets -> Trường thpt thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠng ôn tậP ĐỊa lý 12
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2008 2009 LẦn I
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2012-2013 -lần II

tải về 334.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương