Qcvn 77 : 2014/bgtvt



tải về 249.83 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích249.83 Kb.
#25410
  1   2   3
QCVN 77 : 2014/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI MỨC 3 ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ HAI BÁNH SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI



National technical regulation on the third level of gaseous pollutant emission for new assembled, manufactured and imported two-wheeled motorcycles

Lời nói đầu

QCVN 77:2014/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Môi trường trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số ... ngày .... tháng …. năm 2014.

Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở:

1. TCVN 7357:2010 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ mô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN 7357).

2. TCVN 9726:2013 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm, khí thải CO2 và tiêu thụ nhiên liệu của mô tô hai bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc cháy do nén - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN 9726).

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI MỨC 3 ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ HAI BÁNH SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI

National technical regulation on the third level of gaseous pollutant emission for new assembled, manufactured and imported two-wheeled motorcycles

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử, phương pháp thử và các yêu cầu về quản lý để kiểm tra khí thải mức 3 của xe mô tô hai bánh (sau đây viết tắt là xe) sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là SXLR) và nhập khẩu mới.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến SXLR và nhập khẩu xe.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Xe mô tô hai bánh (Two-wheeled motorcycle): Phương tiện hai bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h hoặc dung tích làm việc của xy lanh lớn hơn 50 cm3.

1.3.2. Kiểu loại xe (Vehicle type): Một loại gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:

a) Quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn như quy định trong Bảng 3 của Quy chuẩn này;

b) Các đặc điểm của động cơ và xe được nêu tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này, trừ nội dung nêu tại mục 2.7 của Phụ lục 1.

1.3.3. Khối lượng chuẩn (Reference mass): Khối lượng bản thân xe đảm bảo vận hành với nhiên liệu được đổ tới ít nhất 90% dung tích tối đa của thùng nhiên liệu, cộng thêm 75 kg.

1.3.4. Chất khí gây ô nhiễm (Gaseous pollutants): Cacbon mônôxit (CO), các nitơ ôxit được biểu thị bằng đương lượng nitơ điôxit (NO2) và các hydrocacbon (HC) có thành phần như sau:

C1H1,85 đối với xăng;

C1H1,86 đối với điêzen.

1.3.5. Mức 3 (Level 3): là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 3 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc hoặc trong chỉ thị của Liên minh Châu Âu áp dụng đối với xe cơ giới SXLR và nhập khẩu mới.

1.3.6. Các te động cơ (Engine crank-case): Các khoang trong hoặc ngoài động cơ được thông với bình hứng dầu bôi trơn bằng các ống dẫn bên trong hoặc ngoài động cơ mà các loại khí và hơi trong các te có thể thoát ra ngoài qua các ống này.

1.3.7. Khí thải do bay hơi (Evaporative emissions): khí HC - khác với khí HC tại đuôi ống xả - phát thải do bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe, bao gồm hai dạng sau:

a) Bay hơi từ thùng nhiên liệu (Tank breathing losses): Khí HC phát thải bay hơi từ thùng nhiên liệu do sự thay đổi nhiệt độ ở bên trong thùng;

b) Bay hơi do xe ngấm nóng (Hot soak losses): Khí HC phát thải bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe đỗ sau khi hoạt động.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Khi kiểm tra khí thải xe theo phép thử loại I nêu tại khoản 3.2.2 của Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của từng chất khí thải CO, HC, NOx từ các xe SXLR và nhập khẩu mới phải nhỏ hơn mức giới hạn quy định trong các bảng dưới đây:

a) Trường hợp áp dụng mức 3 theo TCVN 7357: Bảng 1.



Bảng 1 - Giá trị giới hạn chất khí gây ô nhiễm cho xe mô tô hai bánh (theo TCVN 7357)

Khối lượng tính bằng (g/km)



Dung tích làm việc của xy lanh

Khối lượng
Cacbon mônôxít (CO)


L1

Khối lượng Hydrocacbon (HC)

L2

Khối lượng
Nitơ ôxít (NOx)


L3

< 150 cm3

2,0

0,8

0,15

 150 cm3

2,0

0,3

0,15

Chú thích: L1, L2, L3 lần lượt là ký hiệu của các giá trị giới hạn của CO, HC và NOx

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thử nghiệm đề nghị áp dụng TCVN 9726: Bảng 2 (tương đương mức 3).

Bảng 2 - Giá trị giới hạn chất khí gây ô nhiễm cho xe mô tô hai bánh (theo TCVN 9726)

Khối lượng tính bằng (g/km)



Vận tốc thiết kế lớn nhất

Khối lượng
Cacbon mônôxít (CO)


L1

Khối lượng Hydrocacbon (HC)

L2

Khối lượng
Nitơ ôxít (NOx)


L3

Vmax < 130 km/h

2,62

0,75

0,17

Vmax  130 km/h

2,62

0,33

0,22

2.2. Khi kiểm tra khí thải xe theo phép thử bay hơi nhiên liệu nêu tại khoản 3.2.4 của Quy chuẩn này, tổng lượng HC thoát ra không được lớn hơn 2,0 gam/ lần thử.

3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

3.1. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

Đối với loại xe phải kiểm tra khí thải, cơ sở SXLR hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp tài liệu và mẫu thử như sau:



3.1.1. Bản đăng ký thông số kỹ thuật chính của xe và động cơ theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.

3.1.2. Mẫu thử: Số lượng và các yêu cầu khác đối với xe mẫu đại diện cho kiểu loại xe hoặc lô xe để kiểm tra được quy định trong TCVN 7357, TCVN 9726, Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để SXLR xe mô tô, xe gắn máy và Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong SXLR xe mô tô, xe gắn máy.

3.2. Phép thử và phương pháp thử

3.2.1. Việc kiểm tra khí thải xe phải được thực hiện bằng các phép thử loại I, loại II và phép thử bay hơi nhiên liệu.

3.2.2. Phép thử loại I được thực hiện theo quy định của TCVN 7357. Cho phép áp dụng TCVN 9726 thay TCVN 7357 để thực hiện phép thử loại I nếu tổ chức, cá nhân đăng ký thử nghiệm đề nghị. Số lần thực hiện lặp lại phép thử là ba lần trừ khi đáp ứng các điều kiện nêu tại các điểm a và điểm b dưới đây.

Trong mỗi lần thử, kết quả đo khối lượng của từng chất khí thải phải nhỏ hơn các mức giới hạn tương ứng (L1, L2, L3) nêu tại Bảng 1 và Bảng 2 của Quy chuẩn này. Tuy nhiên, đối với từng chất khí thải, một trong ba kết quả đo được của ba lần thử có thể được phép vượt không quá 10% mức giới hạn quy định tương ứng tại các Bảng 1 và Bảng 2 của Quy chuẩn này nhưng giá trị trung bình cộng của ba kết quả đo vẫn phải nhỏ hơn mức giới hạn đó.

Số lần thử quy định trên sẽ được giảm trong các điều kiện sau đây:

a) Chỉ phải thử một lần nếu các kết quả đo của tất cả các chất khí thải thỏa mãn yêu cầu sau: V1 ≤  0,70 L;

b) Chỉ phải thử hai lần nếu các kết quả đo của tất cả các chất khí thải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu sau: V1 ≤ 0,85 L, V1 + V2 ≤ 1,70 L và V2 ≤ L.

Trong đó:

V1 là kết quả của lần thử thứ nhất của từng chất khí thải;

V2 là kết quả của lần thử thứ hai của từng chất khí thải;

L (L1, L2, L3) là mức giới hạn khí thải trong các Bảng 1 và Bảng 2 của Quy chuẩn này.

Sơ đồ quy trình xác định số lần thử nêu trên trong phép thử loại I được thể hiện trong Phụ lục 3 của Quy chuẩn này.



3.2.3. Phép thử loại II phải được thực hiện theo quy định tại Phụ lục F của TCVN 7357 hoặc theo quy định của TCVN 9726.

Kết quả đo nồng độ CO (% thể tích) trong khí thải của xe và tốc độ của động cơ tại hai chế độ không tải thường và không tải tốc độ cao phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm. Nếu trường hợp áp dụng TCVN 9726 thì phải ghi thêm nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ và nồng độ CO2 (% thể tích) trong hai chế độ nói trên.

Các kết quả này được lấy làm cơ sở cho việc kiểm tra kiểu loại xe khi đưa vào sử dụng.

3.2.4. Phép thử bay hơi nhiên liệu phải được thực hiện bằng các phương pháp nêu tại Phụ lục G của TCVN 7357. Kết quả đo tổng cộng của lượng HC thoát ra không được lớn hơn giá trị giới hạn quy định tại Điều 2.2 của Quy chuẩn này.

3.3. Nhiên liệu thử

Nhiên liệu để thử nghiệm khí thải là nhiên liệu thông dụng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về nhiên liệu hiện hành, đối với xăng phải có trị số ốc tan RON nhỏ nhất là 95. Trong trường hợp có sự thống nhất giữa cơ sở SXLR hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra khí thải với cơ sở thử nghiệm thì có thể dùng nhiên liệu chuẩn quy định tại Phụ lục 4 của Quy chuẩn này hoặc nhiên liệu có đặc tính tương đương với nhiên liệu chuẩn.

Nếu động cơ được bôi trơn bằng hỗn hợp của nhiên liệu và dầu bôi trơn thì dầu được cho vào nhiên liệu chuẩn phải phù hợp về số lượng và loại dầu bôi trơn theo bản đăng ký thông số kỹ thuật chính của động cơ và xe trong Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.

3.4. Báo cáo thử nghiệm

sở thử nghiệm lập báo cáo thử nghiệm khí thải trong đó ít nhất phải bao gồm các nội dung quy định trong Phụ lục 2 của Quy chuẩn này. Ngoài ra, cơ sở thử nghiệm phải lưu trữ kèm theo báo cáo thử nghiệm này các bản ghi số liệu liên quan đến quá trình đo khí thải trong phòng thử nghiệm.

Kết quả kiểm tra khí thải trong báo cáo thử nghiệm là căn cứ để đánh giá việc thỏa mãn các quy định về khí thải của xe theo Quy chuẩn này.

3.5. Sửa đổi kiểu loại xe SXLR so với xe mẫu đã được thử nghiệm

Cơ sở SXLR phải báo cáo với cơ quan cấp giấy chứng nhận về mọi sửa đổi của kiểu loại xe SXLR đã được chứng nhận so với xe mẫu. Cơ quan này phải xem xét và đánh giá việc sửa đổi như sau:

3.5.1. Nếu các sửa đổi không đáng kể và kiểu loại xe vẫn thỏa mãn các yêu cầu về khí thải của Quy chuẩn này thì chấp thuận thực hiện các sửa đổi đó.

3.5.2. Nếu các sửa đổi có thể gây ảnh hưởng xấu đến khí thải thì yêu cầu cơ sở thử nghiệm đã thử nghiệm khí thải xe mẫu tiến hành thử nghiệm một xe đã sửa đổi và nộp báo cáo thử nghiệm khí thải mới.

3.5.3. Căn cứ vào việc xem xét và đánh giá trên để có quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận thực hiện việc sửa đổi. Nếu chấp thuận, phải thông báo rõ ràng nội dung được sửa đổi.

3.6. Mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải

Kết quả thử nghiệm khí thải xe mẫu của kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng (sau đây gọi là kiểu loại xe đã chứng nhận) có thể được mở rộng để thừa nhận là kết quả thử nghiệm cho một kiểu loại xe có bản đăng ký thông số kỹ thuật quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này khác bản đăng ký thông số kỹ thuật của kiểu loại xe đã chứng nhận như sau:

- Chỉ khác nhau về số loại nêu tại mục 1.2 Phụ lục 1; hoặc

- Chỉ khác nhau về số loại và một trong các trường hợp phù hợp với quy định tại các khoản từ 3.6.1 đến 3.6.3 dưới đây:

3.6.1. Trường hợp 1: Khác về khối lượng chuẩn nhưng có khối lượng quán tính tương đương tương ứng cao hơn liền kề hoặc thấp hơn liền kề với khối lượng quán tính tương đương của kiểu loại xe đã chứng nhận (xem Bảng 3 dưới đây).

Bảng 3 - Khối lượng chuẩn và khối lượng quán tính tương đương của xe

Khối lượng chuẩn

mref(kg)



Khối lượng quán tính tương đương

mi (kg)



95 < m ≤ 105

100

105 < m ≤ 115

110

115 < m ≤ 125

120

125 < m ≤ 135

130

135 < m ≤ 145

140

145 < m ≤ 155

150

155 < m ≤ 165

160

165 < m ≤ 175

170

175 < m 185

180

185 < m ≤ 195

190

195 < m ≤ 205

200

205 < m ≤ 215

210

215 < m ≤ 225

220

225 < m ≤ 235

230

235 < m ≤ 245

240

245 < m ≤ 255

250

255 < m ≤ 265

260

265 < m ≤ 275

270

275 < m ≤ 285

280

285 < m ≤ 295

290

295 < m ≤ 305

300

305 < m ≤ 315

310

315 < m ≤ 325

320

325 < m ≤ 335

330

335 < m ≤ 345

340

345 < m ≤ 355

350

355 < m ≤ 365

360

365 < m ≤ 375

370

375 < m ≤ 385

380

385 < m ≤ 395

390

395 < m ≤ 405

400

405 < m ≤ 415

410

415 < m ≤ 425

420

425 < m ≤ 435

430

435 < m ≤ 445

440

445 < m ≤ 455

450

455 < m ≤ 465

460

465 < m ≤ 475

470

475 < m ≤ 485

480

485 < m ≤ 495

490

495 < m ≤ 505

500

505 < m ≤ 515

510

515 < m ≤ 525

520

525 < m ≤ 535

530

535 < m ≤ 545

540

545 < m ≤ 550

550

3.6.2. Trường hợp 2: Có các tỉ số truyền toàn bộ của hệ thống truyền lực (tính theo các số truyền) khác với các tỉ số truyền toàn bộ tương ứng của kiểu loại xe đã chứng nhận nhưng thỏa mãn điều kiện sau:

a) Đối với tất cả tỷ số truyền được sử dụng trong phép thử loại I, tỉ số E phải không lớn hơn 8% với E được tính như sau:



Trong đó:

v1 là vận tốc xe thuộc kiểu loại đã chứng nhận khi tốc độ động cơ bằng 1000 r/min;

v2 là vận tốc xe thuộc kiểu loại đang được xét khi tốc độ động cơ bằng 1000 r/min;

b) Nếu E của ít nhất một tỉ số truyền lớn hơn 8% và đồng thời E của tất cả các tỉ số truyền không lớn hơn 13% thì vẫn phải lặp lại phép thử loại I. Tuy nhiên, phép thử này có thể thực hiện tại bất kỳ cơ sở thử nghiệm nào được cơ quan cấp giấy chứng nhận chấp thuận, không nhất thiết phải là cơ sở thử nghiệm xe mẫu của kiểu loại xe đã chứng nhận. Kết quả thử khí thải phải phù hợp với quy định giới hạn khí thải nêu tại các Bảng 1 hoặc Bảng 2 ở trên và báo cáo thử nghiệm này cũng phải được gửi cho cơ sở thử nghiệm xe mẫu của kiểu loại xe đã chứng nhận.

3.6.3. Trường hợp 3: Khác cả khối lượng chuẩn và tỉ số truyền toàn bộ nêu trong hai trường hợp 1 và 2 ở trên so với kiểu loại xe đã chứng nhận nhưng thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu tại hai khoản 3.6.1 và 3.6.2.

3.7. Giám sát khí thải xe khi SXLR hàng loạt



3.7.1. Các xe SXLR thuộc kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cũng phải thỏa mãn mức giới hạn khí thải nêu tại mục 2 của Quy chuẩn này.

3.7.2. Việc kiểm tra theo yêu cầu nêu tại khoản 3.7.1 được thực hiện đột xuất và khi đánh giá hàng năm để xác nhận lại hiệu lực giấy chứng nhận của cơ quan cấp giấy chứng nhận.

3.7.3. Việc kiểm tra phải dựa trên cơ sở nội dung trong hồ sơ chứng nhận và phải thực hiện phép thử loại I nêu tại khoản 3.7.2 trên một xe lấy từ loạt xe kiểm tra. Kết quả đo của các chất khí thải phải nhỏ hơn giới hạn tương ứng của các chất này trong Bảng 1 và Bảng 2 của Quy chuẩn này.

3.7.4. Nếu kết quả đo các chất khí thải không đáp ứng được yêu cầu nêu tại khoản 3.7.3 thì cơ sở SXLR có thể đề nghị thử nghiệm bổ sung một số xe được lấy ra từ loạt xe đó. Số lượng xe được thử nghiệm (n) do cơ sở SXLR xác định; trong số xe này phải có cả chiếc xe đã được lấy ra để kiểm tra theo khoản 3.7.3 ở trên. Đối với từng chất khí thải, sau khi đo phải xác định giá trị trung bình cộng của các kết quả đo từ các xe thử nghiệm trên và sai lệch chuẩn S theo công thức dưới đây. Loạt xe đó sẽ được coi là phù hợp với Quy chuẩn này nếu đáp ứng được điều kiện sau:

Trong đó:

- L là mức giới hạn đối với từng chất khí thải trong Bảng 1 hoặc Bảng 2 của Quy chuẩn này;

-  là giá trị trung bình cộng của các kết quả đo từng chất khí thải của tất cả n xe mẫu;

- Sai lệch chuẩn S2 =  là kết quả đo chất khí thải được xét đến của xe mẫu thứ i,

- k là trọng số thống kê phụ thuộc vào n trong Bảng 4 sau:




tải về 249.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương