PHẦn I: giới thiệu chủ ĐẦu tư VÀ DỰ ÁN ĐẦu tư nhà MÁy chế biến thủy sảN



tải về 0.66 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.66 Mb.
#27331
  1   2   3   4   5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN



  1. Giới thiệu chủ đầu tư

    1. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thuỷ sản Số 4 (TS4)

    2. Đại diện: Ông NGUYỄN VĂN LỰC

Chức vụ: Tổng Giám Đốc

    1. Trụ sở chính: 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.Hồ Chí Minh.

    2. Điện thoại: (08) 3954-3361 Fax: (08) 3954-3367

    3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0302317620 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 31/05/2001 và đăng ký thay đổi lần thứ 07 ngày 27 / 09 / 2010.

    4. Ngành nghề kinh doanh: Chế biến các mặt hàng thủy hải sản, nông sản, thủy hải sản, súc sản. Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị cơ điện lạnh. Kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng. Sản xuất hàng may mặc (trừ tẩy nhuộm, hồ, in). Xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thủy hải sản, nông sản (trừ gạo, đường mía, đường củ cải), súc sản và các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị, công nghệ phẩm phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành, hàng may mặc. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt (không hoạt động tại trụ sở). Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trừ chế biến thực phẩm tươi sống). Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

  1. Tên dự án và địa điểm : Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Công ty Cổ phần Toàn Thắng tại Khu công nghiệp Long Hậu – Long An.

PHẦN II: MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN

  1. Mục tiêu

  • Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tạo ra nguồn sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, EU, …

  • Tạo nguồn sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm cao để thâm nhập thị trường EU, Bắc Mỹ với việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng ngành 128 – 130 và các tiêu chuẩn HACCAP, ISO – 9002.

  • Tạo nguồn sản phẩm thâm nhập các thị trường mới như: Trung Quốc, Nga, …

  • Giải quyết đầu ra cho các ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

  • Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

  • Đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002, HACCP đi vào thị trường Mỹ, EU.

  • Đa dạng hóa mặt hàng để đáp ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời chú trọng các mặt hàng tinh chế, chế biến cao cấp, mẫu mã đẹp phù hợp với các thị trường thế giới, thích hợp cho khách hàng có thể dùng ngay không tốn nhiều thời gian chế biến.

  • Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ đạt kim nghạch xuất khẩu là 40 – 50 triệu USD/năm.

  1. Sự cần thiết đầu tư vào dự án

    1. Thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế tăng mạnh

Trong những năm gần đây, thương mại về thủy sản thế giới gia tăng liên tục do nhu cầu về thủy hải sản ngày càng tăng cao. Các thị trường tiêu thụ chính thủy hải sản là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Âu, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc. Nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và phát triển, mức sống của người tiêu dùng tăng cao, do đó nhu cầu sử dụng những sản phẩm cao cấp ngày càng tăng với số lượng ngày càng lớn. Bên cạnh các thị trường nhập khẩu truyền thống còn có nhiều thị trường tiềm năng như: Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông.

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập và xác lập vị trí vững chắc trên thị trường Mỹ, đứng thứ 2 sau Thái Lan, chiếm khoảng 35 – 40% kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản.

Ngoài ra, thị trường nội địa với dân số trên 80 triệu dân, tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh trong khu vực là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng, nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm khai thác đúng mức. Cho nên, ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, cần chú trọng phát triển thị trường nội địa, tạo thế vững bền cho sản xuất và chế biến.


    1. Nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu tiêu thụ

Nguồn cung thủy sản cho thị trường thế giới có xu thế giảm, điển hình chỉ có một số nước xuất khẩu thủy sản như: Thái lan, Ấn Độ….

    1. Nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản cho công ty cổ phần Thủy Sản 4

Với chiến lược trung và dài hạn là phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất, Công ty Cổ phần Thủy Sản 4 đã và đang hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng nguyên liệu thủy sản tại tỉnh Đồng Tháp nhằm cung cấp chủ yếu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến của Công ty.

Nguồn nguyên liệu thủy sản của Tỉnh Đồng Tháp rất phong phú và đa dạng, bao gồm các nguồn: Khai thác biển, khai thác nội bộ và nuôi trồng. Nhìn chung tình hình phát triển nuôi tôm sú, tôm càng của tỉnh trước năm 2002 phát triển rất chậm từ khi thực hiện nghị quyết 09 của Chính Phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm thì có bước phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng. Theo Cục Nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi thủy sản tỉnh Đồng Tháp trên 1.200 ha, sản lượng trên 310.000 tấn đem lại tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của Đồng Tháp năm 2008 khoảng 55 triệu/ha, tăng 2,64 lần so với năm 2000, đứng vào tốp đầu trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp ký ngày 12/03/2009, mục tiêu nuôi thuỷ sản đến năm 2020 đạt 550 ngàn tấn. Do đó nguồn nguyên liệu của tỉnh sẽ tăng vọt trong vài năm tới. Theo chiều hướng phát triển, trong vài năm tới nguồn nguyên liệu vốn có của công ty đạt khoảng 16.000 tấn/năm.

Chính vì những lý do trên nên chúng tôi nhận thấy việc xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Công ty Cổ phần Toàn Thắng tại Khu công nghiệp Long Hậu là vô cùng cấp thiết cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty.



PHẦN III: TÍNH TOÁN KINH PHÍ PHÂN BỔ ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN

  1. CÁC CĂN CỨ SỬ DỤNG TÍNH TOÁN

  • Thực hiện dự án theo lịch trình và kế hoạch của Công ty.

  • Các thiết bị nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu

  • Dùng đồng tiền tính toán là đồng tiền Việt Nam (VND/đồng).

  • Lấy mặt bằng giá cả tại thời điểm lập dự án để tính.

  • Tỷ giá hối đoái USD/VNĐ = 20.800 đ

  • Giá nguyên vật liệu chính được xác định trong phần khả năng đáp ứng đầu vào.

  • Tỷ lệ chế biến (Nguyên liệu/ Thành phẩm)

    • Cá đục fillet: 1,9

    • Ghẹ mảnh: 1,6

    • Mực các loại bình quân: 2.0

    • Ghẹ nhồi mai: 1.03

  • Giá xuất thành phẩm được xác định trong phần khả năng đáp ứng đầu ra.

  • Lương công nhân bình quân: 2.500.000 đồng/ tháng

  • Chỉ số sản lượng: sản lượng chế biến

    • Năm thứ 1: 1.500 tấn và lưu kho công suất: 12.000 tấn.

    • Năm thứ 2: 1.800 tấn và lưu kho công suất: 13.000 tấn.

    • Năm thứ 3: 2.000 tấn và lưu kho công suất: 15.000 tấn.

  • Tỷ lệ khấu hao: Căn cứ định mức tỷ lệ khấu hao theo quyết định 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính, về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ.

    • Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất chế biến: 12%/năm.

    • Khấu hao nhà xưởng, vật kiến trúc: 4%/năm.

  • Khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ theo quyết định 507/TC/QĐ/CSTC ngày 22/07/1986 là 4% trên đồng vốn cố định.

  • Lãi vay dài hạn ngân hàng thương mại: 16,00%/năm.

  • Trả cổ tức cho cổ đông: 16,00%/năm.

  • Doanh thu lưu kho: 0,7USD/tấn/ngày.

  • Lãi vay ngắn hạn theo lãi suất hiện hành của ngân hàng là: 18,00%/năm

  1. TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ

  • Tổng mức vốn đầu tư TCSĐ của dự án là: 235.000.000.000 đồng (bằng chữ: hai trăm ba mươi lăm tỷ đồng), dự kiến như sau:

Bảng 1: Chi đầu tư TSCĐ

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

LOẠI CHI PHÍ

THÀNH TIỀN

I

Chi phí xây lắp

100.000.000

II

Thiết bị

122.000.000

III

Chi phí KTCB

13.000.000

IV

Chi phí thiết kế và giám sát

4.359.640

V

Chi phí thẩm định dự án đầu tư dự phòng

6.253.276

VI

Chi phí thẩm định thiết kế

675.702

VII

Chi phí quản lý

1.711.382




TỔNG CỘNG

235.000.000

  1. DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG

Khoản mục này được tính toán trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với hệ số chu chuyển VLĐ bình quân và được tính như sau:

Nhu cầu VLĐ

=

Tổng chi phí QTSX & TTSP




Hệ số chu chuyển VLĐ




Hệ số chu chuyển VLĐ

=

360 ngày

Thời gian định trữ mức tối thiểu 1 chu kỳ SX

Thời gian định trữ mức tối thiểu cho một chu kỳ sản xuất được xác định như sau:

- Thời gian thu mua nguyên liệu:

15 ngày

- Thời gian chế biến:

1 ngày

- Thời gian đông lạnh:

1 ngày

- Thời gian xuất hàng:

6 ngày

- Thời gian chuyển tiền

2 ngày

Tổng thời gian

25 ngày




Hệ số chu chuyển VLĐ =

360

= 14.4

25


tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương