Ảnh hưỞng của probiotic và HÀm lưỢng chất béO TROng chất thay sữA ĐẾn khả NĂng tăng trọng củA



tải về 119.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích119.84 Kb.
#33006
ẢNH HƯỞNG CỦA PROBIOTIC VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO

TRONG CHẤT THAY SỮA ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA

BÊ ĐỰC HƯỚNG SỮA NUÔI LẤY THỊT

Đoàn Đức Vũ1*, Giang Vi Sal2 và Lê Thị Kim Trân1

Ngày nhận bài báo: 22/10/2015 – Ngày nhận bài phản biện: //2015

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: //2015

TÓM TẮT

64 bê đực hướng sữa lai HF từ 1 ngày tuổi được phân bổ vào 8 lô trong một thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố (2 x 4 = 8). Yếu tố thứ nhất là probiotic (có và không có bổ sung probiotic), yếu tố thứ hai là hàm lượng chất béo trong chất thay sữa thay đổi từ 15, 20, 25 và 30% tính trên vật chất khô. Bê được nuôi cá thể và cai sữa lúc 90 ngày tuổi. Số lượng sữa tươi được sử dụng là 70kg, trong đó 25kg sữa đầu và 45kg sữa thường, tập trung vào 3 tuần đầu tiên. Số lượng chất thay được sử dụng là 180kg ở dạng đã pha nước, phân bổ cho 10 tuần tiếp theo. Cỏ xanh và cám hỗn hợp được tập cho ăn từ tuần thứ 2 và cho ăn tự do trong suốt giai đoạn. Kết quả cho thấy, công thức chất thay sữa có bổ sung probiotic và hàm lượng chất béo ở mức 25% cho kết quả tốt nhất. Bê đạt khối lượng 85,3kg lúc 90 ngày tuổi, tăng trọng bình quân 546 gam/ngày.



Từ khóa: bê đực sữa, chất thay sữa, probiotic, hàm lượng chất béo, tăng trọng

ABSTRACT

Effect of probiotic and fat content in milk replacer on weight gain

of dairy male calves rasing for meat

Doan Duc Vu1*, Giang Vi Sal2 and Le Thi Kim Tran1

Sixty four HF dairy male calves were distributed into 8 plots of a Completely Randomize Design Two-Factor experiment (2 * 4 = 8). The first factor was probiotic supplementation (with and without probiotic), the second factor was fat content of milk replacer (15, 20, 25 and 30% based on dry matter). Calves have been raised individually and weaning at 90 days old. Number of fresh milk was 70kg and has been used in the first 3 weeks. Number of milk replacer was 180kg and has been distributed for the next 10 weeks. Green grass and concentrate were fed ad-libitum from the 2nd week. Results showed that the milk replacer formula with probiotic supplementation and 25%/DM of fat content has gave the best weight gain ability. Body weight at 90 days of age reached 85.3kg and daily weight gain was 546 gram/day.



Keywords: dairy male calves, milk replacer, probiotic, fat content, daily weight gain

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở các nước phát triển, chất thay sữa cho bê được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi bò sữa, đặc biệt sử dụng cho bê đực nuôi lấy thịt. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu và phương thức chăn nuôi, chất thay sữa được sản xuất theo nhiều công thức khác nhau và thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau. Ở thị trường các tỉnh phía Nam, một sản phẩm chất thay sữa nhập khẩu từ Hà Lan là Sprayfo Violet đang được sử dụng. Hàm lượng protein thô, béo thô và lactose của sản phẩm này lần lượt là 21,4%, 16,2% và 32,5% tính trên vật chất khô.

Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chất thay sữa. Trong một thí nghiệm nuôi bê đực hướng sữa với chất thay sữa tự sản xuất có hàm lượng protein ở mức 22% và béo ở mức 29% có so sánh với sữa tươi và sản phẩm Sprayfo Violet, kết quả cho thấy tăng trọng của bê tương đương nhưng giá thành thấp hơn so với sữa tươi và chất thay sữa ngoại nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu chảy của bê vẫn còn ở mức cao (Đoàn Đức Vũ và ctv. 2011).

Mục đích của thí nghiệm này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào chất thay sữa và hàm lượng chất béo khác nhau trong chất thay sữa (cố định mức protein) đến khả năng sinh trưởng phát triển của bê. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để hoàn thiện công thức chất thay sữa nuôi bê.



2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

Bê thí nghiệm: 64 bê đực lai Holstein Friesian, từ 1 đến 5 ngày tuổi, khối lượng từ 30kg trở lên, được chọn và phân đều vào 8 lô thí nghiệm.



Thức ăn cho bê: Sữa tươi (gồm sữa đầu và sữa thường) là sữa được vắt ra từ đàn bò sữa của Trung tâm CNSH chăn nuôi. Chất thay sữa tự sản xuất từ các nguyên liệu với công thức và thành phần như bảng 1. Trong đó, bột sữa ít béo là Cowlac (chứa 40% protein thô, 35% lactose); bột chất béo là Begrafac (99% béo thô); bột lactose là Lactose (99% lactose); Probiotic với thành phần chủ yếu là các chủng Lactobacillus, bổ sung 500 gam cho 1 tấn thành phẩm (theo khuyến cáo nhà sản xuất).

Bảng 1. Thành phần nguyên liệu, tỷ lệ phối trộn và giá trị dinh dưỡng chất thay sữa

STT

Nguyên liệu

ĐVT

CT 1

(béo = 15%)

CT 2

(béo = 20%)

CT 3

(béo = 25%)

CT 4

(béo = 30%)

1/ Thành phần nguyên liệu




  • Bột sữa ít béo

%

51,5

51,6

51,8

51,9




  • Bột chất béo

%

12,5

17,4

22,2

27,1




  • Lactose

%

35,3

30,3

25,3

20,3




  • ADE

%

0,7

0,7

0,7

0,7

2/ Giá trị dinh dưỡng ở dạng khô




  • Vật chất khô

%

94,6

94,7

94,7

94,8




  • Protein thô

%DM

22,9

22,9

23,0

23,0




  • Béo thô

%DM

15,0

20,0

25,0

30,0




  • Lactose

%DM

42,7

37,4

32,2

26,9






%DM

1,6

1,7

1,8

1,9




  • Khoáng TS

%DM

4,4

4,5

4,5

4,5

3/ Giá trị dinh dưỡng ở dạng pha nước (pha 1kg với 7 lít nước)




  • Vật chất khô

%

11,8

11,8

11,8

11,9




  • Protein thô

%

2,7

2,7

2,7

2,7




  • Béo thô

%

1,8

2,4

3,0

3,6




  • Lactose

%

5,0

4,4

3,8

3,2






%

0,2

0,2

0,2

0,2




  • Khoáng TS

%

0,5

0,5

0,5

0,5

Cám hỗn hợp của Công ty Proconco cho bê giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi với 87% vật chất khô, 2.500 Kcal ME và 18% CP. Tập cho bê ăn cám hỗn hợp lúc 2 tuần tuổi. Cỏ xanh là cỏ sả tươi 18- 20% vật chất khô, tập cho bê ăn từ lúc 3 tuần tuổi.

Bê được nuôi cá thể, khẩu phần ăn của bê qua các tuần tuổi của các lô thí nghiệm giống nhau như bảng 2, cai sữa lúc 90 ngày tuổi.



Bảng 2. Khẩu phần ăn của bê thí nghiệm giai đoạn bú sữa (kg/con/ngày)

Thức ăn

Tuần tuổi

Tổng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

ST



4

2,3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

70

CTS

-

-

1,7

4,6

4,3

3,6

2,6

2,3

2,0

1,4

1,3

1,0

0,4

180

CHH

-

-

Tự do




Cỏ

-

-

Tự do




TĂ= Thức ăn; ST = Sữa tươi; CTS = Chất thay sữa; CHH = Cám hỗn hợp; SĐ = Sữa đầu

Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố (CRD, 2*4=8), có 8 lô thí nghiệm, mỗi lô 8 con (xem bảng 3).

Bảng 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Lô TN/

Chỉ tiêu

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Lô TN 5

Lô TN 6

Lô TN 7

Lô TN 8

Probiotic

Không bổ sung probiotic

Có bổ sung probiotic

Hàm lượng chất béo (%DM)

15

20

25

30

15

20

25

30

Số bê TN (con)

8

8

8

8

8

8

8

8

Ghi chú: EE là chất béo thô; DM là vật chất khô

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi – Phân Viện CNNB (TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương), từ tháng 3-9/2012.



Chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng của bê (kg), cân cá thể bằng cân điện tử đại gia súc; Tăng trọng của mỗi bê và trung bình của mỗi lô thí nghiệm (gam/ngày); Lượng thức ăn bê tiêu thụ, cho từng cá thể và trung bình của mỗi lô (kg/con); Tiêu chảy của bê ở mỗi lô được theo dõi bởi số ngày bê bị tiêu chảy và trung bình số ngày tiêu chảy của mỗi lô (ngày/con).

Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab 16.0, trắc nghiệm ANOVA, so sánh sự sai khác bằng phương pháp Tukey’s theo mô hình thống kê:

Yijk = μ + Ai + Bj + (AB)ij + eijk,

Trong đó: Yij : Số liệu quan sát tại mức k, hàng i, cột j

μ : Giá trị trung bình tổng quát

Ai : Ảnh hưởng của yếu tố A

Bj : Ảnh hưởng của yếu tố B

AiBj : Ảnh hưởng tương tác giữa A và B

eijk : Sai số ngẫu nhiên



3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình tiêu chảy ở bê

Bảng 4. Tình hình tiêu chảy ở bê thí nghiệm

Chỉ tiêu

Không bổ sung Probiotic

Có bổ sung Probiotic

15%EE

20%EE

25%EE

30%EE

TrB

15%EE

20%EE

25%EE

30%EE

TrB

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Lô TN 5

Lô TN 6

Lô TN 7

Lô TN 8

Số bê bị tiêu chảy (con)

3

2

3

4

3,0

1

2

1

2

1,8

Tỷ lệ bê bị tiêu chảy (%)

37,5

25,0

37,5

50,0

37,5

12,5

25,0

12,5

25,0

21,9

Tổng số ngày tiêu chảy (ngày)

48

20

42

88

49,5

4

18

3

18

18,6

BQ ngày tiêu chảy (ngày/con)

6,0

2,5

5,3

11,0

6,2a

0,5

2,3

0,4

2,3

1,3b

Trong cùng một hàng các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau với mức P<0,05

Các chỉ tiêu về tiêu chảy của bê được trình bày ở bảng 4. Những lô được bổ sung probiotic, số ngày tiêu chảy bình quân của bê là 1,3 ngày, thấp hơn so với 6,2 ngày ở các lô không được bổ sung probiotic. Sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê (P=0,03). Bình quân số ngày tiêu chảy của bê ở các lô cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất béo trong chất thay sữa. Công thức có hàm lượng chất béo 15%, 20%, 25% và 30% có bình quân số ngày tiêu chảy tương ứng là 3,3; 2,4; 2,8 và 6,6 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa lô có 30% chất béo so với các lô còn lại (P<0,05). Lô thí nghiệm có bổ sung probiotic và hàm lượng chất béo 25% có số ngày bình quân bê bị tiêu chảy 0,4 ngày, thấp nhất trong các lô thí nghiệm.



3.2 Tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của bê

Tính trung bình giai đoạn bú sữa 90 ngày, mỗi bê thí nghiệm tiêu thụ một lượng cỏ xanh dao động từ 80-89 kg, cám hỗn hợp từ 76,5-85,7 kg, tổng chi phí thức ăn (kể cả sữa) từ 2.100.000 đồng đến 2.199.000 đồng, không có sự khác biệt lớn giữa các lô thí nghiệm (Bảng 5).

Tăng trọng bình quân của bê trong suốt giai đoạn thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thí nghiệm. Những lô được bổ sung probiotic cho tăng trọng bình quân 482,0 gam/ngày cao hơn so với 450,3 gam/ngày của những lô không có probiotic, sự khác nhau này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng trọng bình quân của bê cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất béo trong chất thay sữa. Các công thức có hàm lượng chất béo 15%, 20%, 25% và 30% cho tăng trọng bình quân tương ứng là 429,2; 446,6; 514,5 và 474,5 gam/ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa lô có 25% chất béo so với các lô còn lại (P<0,05). Có sự tương tác giữa probiotic và hàm lượng chất béo trong chất thay sữa (P = 0,006).

Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng có sự khác nhau đáng kể giữa các lô thí nghiệm, thấp nhất là 44.700 đồng (lô 7), lô có bổ sung probiotic và hàm lượng chất béo ở mức 25% và cao nhất là 58.700 đồng (lô 5). Trung bình các lô có bổ sung probiotic là 50.400 đồng, thấp hơn so với 53.400 đồng ở các lô không bổ sung probiotic.



Tổng hợp những chỉ tiêu số ngày tiêu chảy, tăng trọng và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng cho thấy, bổ sung probiotic vào chất thay sữa và hàm lượng chất béo trong chất thay sữa ở mức 25% có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và khả năng sinh trưởng của bê.

Bảng 5. Tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của bê thí nghiệm

Chỉ tiêu

Không bổ sung Probiotic

Có bổ sung Probiotic

15%EE

20%EE

25%EE

30%EE

TrB

15%EE

20%EE

25%EE

30%EE

TrB

Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô TN 4

Lô TN 5

Lô TN 6

Lô TN 7

Lô TN 8

SL cỏ tiêu thụ (kg/con)

83,2

80,1

83,4

89,2

84,0

81,2

85,6

86,1

79,9

83,2

SL cám tiêu thụ (kg/con)

82,2

85,7

78,3

80,9

81,8

81,8

76,5

88,2

80,9

81,9

Chi phí TĂ (1000đ/con)

2.185

2.181

2.108

2.100

2.144

2.199

2.134

2.198

2.115

2.163

KL đầu TN (kg)

37,0

± 0,78


35,2

± 1,10


35,8

± 0,78


36,5

± 0,88


36,1

33,9

± 1,10


35,5

± 1,10


36,7

± 1,03


35,0

± 1,13


35,3

KL 90 ngày (kg)

75,7

± 1,38


73,0

± 1,63


79,3

± 1,31


77,6

± 0,95


76,4

71,4

± 2,55


78,2

± 1,20


85,3

± 1,84


79,2

± 1,20


78,5

Tăng trọng (g/con/ngày)

442,5

419,2

483,0

456,9

450,3b

415,9

474,1

546,0

492,1

482,0a

Chi phí TĂ/kg TT (1000đ)

56,4

57,8

48,4

51,1

53,4

58,7

50,1

44,7

47,9

50,4

Trong cùng một hàng các giá trị trung bình với chữ cái khác nhau là khác nhau với mức ý nghĩa P<0,05

Brown và ctv. 2005 với thí nghiệm nuôi bê cái HF bằng chất thay sữa với mức protein trung bình (21,3%) và cao (30,3%) cho thấy tăng trọng của bê đạt 379 gam/ngày ở mức trung bình và 668 gam/ngày ở mức cao. Drackley và ctv. 2006 với thí nghiệm bổ sung 1% glutamine vào chất thay sữa cho tăng trọng của bê chỉ ở mức 344 gam/ngày. Ghorrbani và ctv. 2007 khi thí nghiệm nuôi bê với chất thay sữa có thành phần là sữa đậu nành cho thấy tăng trọng của bê dao động từ 331-425 gam/ngày. Như vậy, kết quả về tăng trọng của bê trong thí nghiệm đạt mức cao hơn so với một số nghiên cứu ở nước ngoài. Theo khuyến cáo tại châu Âu, hàm lượng chất béo trong chất thay sữa nên ở mức 21-25%. Geiger và ctv. 2013 đưa ra mức khuyến cáo hàm lượng chất béo dưới 20% và Blome và ctv. 2002 là dưới 22%. Như vậy, đa số các khuyến cáo hàm lượng chất béo trong chất thay sữa đều không vượt quá 25% chất khô, muốn mức năng lượng trong chất thay sữa có thể tăng hàm lượng lactose lên khoảng 37,4% như công thức 2 của thí nghiệm.



4. KẾT LUẬN

Hoàn toàn có thể tự sản xuất chất thay sữa với giá thành rẻ hơn chất thay sữa nhập khẩu để nuôi bê đực sữa lấy thịt.

Công thức chất thay sữa có bổ sung probiotic và hàm lượng chất béo 25% cho kết quả tốt hơn so với các công thức chất thay sữa khác không bổ sung probiotic và có hàm lượng chất béo cao hơn hoặc thấp hơn 25%. Tỷ lệ đầu con bị tiêu chảy 21,9%, số ngày bê bị tiêu chảy 1,3 ngày/con, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng 44.700 đồng, thấp nhất trong các công thức thí nghiệm. Bê đạt mức tăng trọng trên 500 gam/ngày trong giai đoạn 90 ngày bú sữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Đức Vũ, Phạm Hồ Hải, Hoàng Văn Thắng, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Văn Tiến, Đậu Văn Hải và Bùi Ngọc Hùng (2011). Nghiên cứu kỹ thuật nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt ở miền Đông Nam Bộ. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ NN&PTNT

2. Blome R. M. , Drackley J. K., McKeith F. K., Hutjens M. F. and McCoy G. C. (2002). Growth, nutrient utilization and body composition of dairy calves fed milk replacers containing different amounts of protein. Journal of Animal Science, Vol. 81, Issue 6

3. Brown E.G., VandeHaar M.J., Daniels K.M., Liesman J.S., Chapin L.T., Keisler D.H., Weber Nielsen M.S. (2005). Effect of Increasing Energy and Protein Intake on Body Growth and Carcass Composition of Heifer Calves. Journal of Dairy Science, Vol. 88, Issue 2

4. Drackley J.K., Blome R.M., Bartlett K.S., Bailey K.L. (2006). Supplementation of 1% l-Glutamine to Milk Replacer Does Not Overcome the Growth Depression in Calves Caused by Soy Protein Concentrate. Journal of Dairy Science, Vol. 89, Issue 5

5. Geiger A.J., Ward S.H., Williams C.C., Rude B.J., Cabrera C.J., Kalestch K.N., B.E. Voelz (2013). Short communication: Effects of increasing protein and energy in the milk replacer with or without direct-fed microbial supplementation on growth and performance of preweaned holstein calves. Journal of Animal Science, Vol. 97, Issue 11

6. Ghorbani G.R., Kowsar R., Alikhani M., Nikkhah A. (2007). Soymilk as a Novel Milk Replacer to Stimulate Early Calf Starter Intake and Reduce Weaning Age and Costs. Journal of Dairy Science, Vol. 90, Issue 12

7. http://calfcare.ca/calf-feeding/evaluating-milk-replacer. Evaluating milk replacer

8. http://extension.psu.edu/animals/dairy/nutrition/calves/feeding/das-07-116. Milk replacer costs and your opptions


1 Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi

2 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia súc lớn

* Tác giả để liên hệ: TS. Đoàn Đức Vũ. Trung tâm Công nghệ Sinh học Chăn nuôi – Phân viện Chăn nuôi Nam bộ. Đ/c: Phường Phý Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Điện thoại:0908240155; email:doanducvu@yahoo.com





Каталог: data -> file
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> Transformations
file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN

tải về 119.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương