ÔN thi cuối hk2 Bài Tổng Quan Câu 1: Kinh Trung Bộ có bao nhiêu bài kinh?



tải về 97.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích97.72 Kb.
#19793
ÔN THI CUỐI HK2

Bài Tổng Quan



Câu 1: Kinh Trung Bộ có bao nhiêu bài kinh?

a. 222 kinh

b. 150 kinh

c. 152 kinh

d. 125 kinh


Câu 2: Địa điểm xuất hiện nhiều kinh nhất trong Kinh Trung Bộ?

a. Vương Xá

b. Vesali

c. Tịnh xá Kì Viên tại Savathi

d. Đông Viên Lộc Mẫu giảng đường


Câu 3: Tịnh xá nào do các công tử dòng họ Sakya xây lên để cúng dường Phật và Tăng:

a. Giảng đường Trùng Các tại Vesali

b Tịnh xá Trúc Lâm tại Vương Xá thành

c. Tịnh xá Nigrodha tại Savatthi

d. Tịnh xá Kỳ Viên tại Kosala


Câu 4: Câu "Chưa học kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của Phật giáo Nguyên Thủy" nằm trong lời tựa của:

a. Kinh Trường Bộ

b. Kinh Tương Ưng

c. Kinh Tăng Chi



d. Kinh Trung Bộ
Câu 5: Tóm tắt Kinh Trung Bộ do ai soạn?

a. HT. Thích Chơn Thiện

b. HT. Hộ Tông

c. NS. TN. Trí Hải



d. HT. Thích Minh Châu
Câu 6: Tìm hiểu Kinh Trung Bộ (3 tập) do ai soạn?

a. NS. TN. Trí Hải



b. HT. Thích Chơn Thiện

c HT. Thích Minh Châu

d Trưởng lão Pháp Minh

Câu 7: Người đầu tiên dịch bản kinh Trung Bộ bằng tiếng Pali sang tiếng Anh tên gì?

a. Bà Rhys David

b. V. Trenckner & R. Chelmers

c. Bà I. B. Horner

d. Ông T. W. Rhys Davids


Câu 8: Kinh Trung Bộ có tất cả bao nhiêu nhóm theo cách phân loại của ngài Buddhaghosa?

a. 10 nhóm

b. 15 nhóm

c. 30 nhóm

d. 20 nhóm
Câu 9: Kinh đầu tiên của Kinh Trung Bộ có tựa đề gì?

a. Kinh Bẫy Mồi



b. Kinh Căn Bản Pháp Môn

c. Kinh Ước Nguyện

d. Kinh Gò Mối
Câu 10: Bản dịch thứ hai của Kinh Trung Bộ từ nguyên tác Pali sang Anh ngữ do ai thực hiện?

a Thượng tọa Thanissaro



b. Tỳ-kheo Nanamoli dịch và sau đó được Bhikkhu Bodhi hiệu đính

c. Thượng tọa Nyanaponika

d. Thượng tọa Buddharakkhita
Câu 11: Sớ giải Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya Aṭṭhasalini) do ai thực hiện?

a. Ngài Buddhaghosa

b. Ngài Dhammapala

c. Ngài Sariputta

d. Ngài Buddhadatta


Câu 12: Toát yếu Kinh Trung Bộ (3 tập) do ai soạn?

a. HT. Thích Minh Châu

b. HT. Hộ Pháp

c. NS. TN. Trí Hải

d. HT. Thích Chơn Thiện


Câu 13: Bản Kinh Trung Bộ bằng tiếng Hindi hiện nay được cho là dịch từ ngôn ngữ nào?

a. English



b. Prakrit

c. Pali


d. Sanskrit
Câu 14: Bản Kinh Trung Bộ bằng tiếng Việt mới nhất được ấn hành năm nào?

a. 2000


b. 2014

c. 2012

d. 1998
Câu 15: Kinh Hữu học (số 53) do ai thuyết giảng?



a. Phật chứng minh, tôn giả Ananda giảng

b. Đức Phật giảng

c. Tôn giả Xá-lợi-phất giảng

d. Tôn giả Mục-kiền-liên giảng


Câu 16: Luận án tiến sĩ của Hòa thượng Thích Minh Châu: So sánh Kinh Trung A-hàm bằng chữ Hán với bộ kinh nào?

a. Kinh Trung Bộ bằng chữ Pali

b. KInh Tương Ưng bằng chữ Pali

c. Kinh Trường Bộ bằng chữ Pali

d. Kinh Tiểu Bộ bằng chữ Pali


Câu 17: Kinh Trung Bộ bằng tiếng Pali do hiệp hội nào biên tập và xuất bản?

a. Wisdom Publication



b. Pali Text Society

c. Motilal Banarsidass Publishers

d. Burma Piṭaka Association Publication
Câu 18: Kinh nào có nội dung do các vị Tôn giả cùng chia sẻ và Đức Phật đúc kết?

a. Kinh Khu Rừng

b. Đại Kinh Xóm Ngựa

c. Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò

d. Đại Kinh Khu Rừng Sừng Bò
Câu 19: Kinh Trung Bộ được ấn hành đầu tiên vào năm nào?

a. 1968


b. 1978

c. 1982


d. 1972
Câu 20: Các hình ảnh về dục trong Kinh Ví dụ con rắn được tìm thấy trong một bản kinh khác thuộc Trung Bộ Kinh:

a. Tiểu Kinh Giáo giới La-hầu-la

b. Đại kinh Giáo giới La-hầu-la

c. Kinh Potiya

d. Kinh Giáo giới La-hầu-la trong rừng Ambala


Câu 21: Kinh nào do Phật giảng đại cương, Tôn giả Xá Lợi Phất giảng chi tiết?

a. Đại Kinh Bốn Mươi



b. Kinh Thừa Tự Pháp, Kinh Chánh Tri Kiến , Kinh Dấu Chân Voi

c. Kinh Phù Di

d. Tiểu Kinh Saccaka
Câu 22: Bài kinh nào sau đây giới thiệu về 37 phẩm trợ đạo?

a. Kinh Sakuludayi Theo tài liệu “Giới thiệu tổng quan Kinh Trung Bộ”.

b. Kinh Ví Dụ Con Rắn

c. Kinh Kandaraka

d. Kinh Phù Di


Câu 23: Kinh Trung Bộ ( Maijhima Nikaya) là tuyển tập thứ mấy tong 5 bộ Kinh thuộc văn kệ Pali ( Nikaya)?

  1. Thứ nhất

  2. Thứ hai

  3. Thứ ba

  4. Thứ tư

Câu 24: Kinh Trung Bộ bằng tiếng Pali do hiệp hội nào biên tập và xuất bản?

a. Burma Piṭaka Association Publication

b. Motilal Banarsidass Publishers

c. Wisdom Publication



d. Pali Text Society
Câu 25: Vì sao Kinh Trung Bộ được nhận định là Nội dung vô cùng uyển áo?

  1. Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của Phật giáo Nguyên thủy.

  2. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa của các danh từ chuyên sâu trong đạo Phật đã dày công định nghĩa mỗi khi Ngài thuyết giảng.

  3. Không thể tóm tắt trong 1-2 trang giấy để bao quát toàn bộ nội dung sâu sắc và nhiều đề tài. Nếu chia thành 5 phần chính: Phật, Pháp ( Giáo Lý), Tăng, quan điểm ngoại đạo, vũ trụ quan Phật giáo thì Kinh Trung Bộ chuyển tải đầy đủ 5 phần này.

  4. Mỗi bài kinh là một chủ đề riêng biệt hoặc một bài kinh với nhiều nội dung quan trọng khác nhau. Ngoài a Kinh Trung Bộ còn trình bày chi tiết những điều bất thiện của một phàm phu hay cho đến những nếp sống cao cả của một đoàn thể thanh tịnh, giải thoát

  5. a,b

  6. c,d

Câu 26: Kinh nào sau đây được đặt dựa vào nội dung bài kinh?

a. Kinh Thừa Tự Pháp

b. Kinh Ví Dụ Cái Cưa

c. Kinh Angulimala

d. Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò


Câu 27: Bộ mới nhất của Kinh Trung Bộ được Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tái bản năm 2012 in thành bao nhiêu tập?

  1. 1 tập

  2. 2 tập

  3. 3 tập

  4. 4 tập

Câu 28: Có bao nhiêu cách đặt tiêu đề của bài kinh?

  1. 4 c. 6

  2. 5 d. 7

Câu 29:Các bất thiện pháp của người chưa tu tập cần phải loại trừ:

  1. Kinh Căn Bản Pháp Môn, Kinh Chánh Chi Kiến

  2. Kinh Không uế nhiễm, Kinh Đoạn giảm, Kinh Tư Lượng

  3. Kinh tất cả lậu hoặc, Kinh hữu học, Kinh Tư Lượng

  4. Kinh Niệm xứ, Kinh Nhập tức xuất tức niệm, Kinh Thân hành niệm

Câu 30: Lộ trình tu tập của hữu học được thể hiện qua các kinh:

  1. Kinh Niệm Xứ, Kinh Nhập tức xuất nhập niệm, Kinh Thân hành niệm

  2. Kinh Tất cả lậu hoặc, Kinh Trạm xe, Đại Kinh Xóm Ngựa, Kinh hữu học, Kinh Guli Sani, Kinh Điều ngự địa

  3. Kinh Niệm Xứ, Kinh tức xuất niệm, Kinh thân hành niệm

  4. Kinh căn bản pháp môn, Kinh Phù Di, Kinh Đại nghiệp phân biệt.

Câu 31:Bản dịch Kinh Trung Bộ đầu tiên bằng tiếng Anh mang tựa đề?

  1. The Colection of Middle Length Sayings

  2. The Colection of Long Sayings

  3. The Middle Length Discourses of the Buddha

  4. The Colectionbof Kindred Sayings

Câu 32: Bản Kinh Trung Bộ tiếng Việt mới nhất được ấn hành vào năm nào?

  1. Năm 1978, 3 tập c. Năm 2012, 2 tập

  2. Năm 2014, 2 tập d. Năm 2000, 3 tập

Câu 33: Phật ấn định những điều luật để chỉ đạo cho Tăng chúng sống hòa hợp khi Ngài Niết bàn được thể hiện qua kinh nào?

  1. Kinh Làng Sama

  2. Kinh Đoạn Giảm

  3. Kinh Tư Lượng

  4. Kinh Không Uế Nhiễm

Kinh Angulimala

Câu 34: Tôn giả nào sau đây nhận quả báo trong hiện tại vì đã tước đoạt mạng sống của con người:

a. Tôn giả Sariputta

b. Tôn giả Rahula

c. Tôn giả Angulimala

d. Tôn giả Maha Moggalana


Câu 35: Các phạm trù Đức Phật trong kinh Angulimala trả lời:

a. Vấn đề về khổ, về nguyên nhân của khổ

b. Về trạng thái của khổ diệt

c. Về con đường đưa đến khổ diệt

d. Tất cả câu trả lời đều đúng


Câu 36: Trong các bài kinh sau, bài kinh nào Đức Phật sử dụng thần thông?

a. Kinh Ratthapala

b. Kinh Hữu Học

c. Kinh Vương Tử Bồ Đề



d. Kinh Angulimala
Câu 37: Việc tôn giả "Đeo tràng hoa ngón tay" chú nguyện cho một phụ nữ khó sanh được tìm thấy ở trong kinh nào?

a. Đại kinh Xóm ngựa

b. Kinh Giáo giới La-hầu-la

c. Kinh Ví dụ con rắn



d. Kinh Angulimala
Câu 38: Đức Phật hóa độ Angulimala tại đâu?

a. Thành Vương xá

b. Lộc Dã Uyển

c. Rừng Jalini thuộc Savatthi

d. Rừng Đại Lâm thuộc Vesali


Câu 39:Angulimala được đức Phật gọi "Thiện lai, Tỷ-kheo" (Lành thay, đến đây Tỳ-kheo) được tìm thấy:

a. Kinh Upali



b. Trong Kinh Angulimala

c. Đại kinh giáo giới La-hầu-la

d. Kinh Cái cưa
Câu 40: Angulimala cuối cùng chứng Thánh quả gì?

a. Thánh quả A-la-hán

b. Thánh quả Tu-đà-hoàn

c. Thánh quả A-na-hàm

d. Thánh quả Tư-đà-hàm


Câu 41: Quan điểm của vua Pasenadi: Nếu Angulimala xuất gia theo Phật, thì ông như thế nào?

a. Không cho xuất gia

b. Không dâng bốn món vật dụng

c. Không bắt tội mà còn dâng bốn món vật dụng

d. Phải bắt ở tù trước rồi sau mới cho xuất gia.



Đại Kinh Xóm Ngựa

Câu 42: Đại kinh Xóm ngựa được đặt theo:

a. Ảnh dụ mà trong kinh sử dụng

b. Tên riêng của đối tượng được giảng

c. Nội dung của bài kinh



d. Địa danh nơi đức Phật giảng kinh
Câu 43: "Tiết độ trong ăn uống" được dạy trong các bài kinh nào sau đây?

a. Đại kinh Xóm ngựa

b. Kinh Ví dụ con rắn

c. Kinh Ái sanh

d. Kinh Căn bản pháp môn


Câu 44: Lộ trình nào sau đây đúng với thứ tự được ghi trong Kinh Xóm ngựa?

a. Thành tựu tàm quý ->Thân hành thanh tịnh -> Khẩu hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh -> Sanh mạng thanh tịnh

b. Thành tựu tàm quý ->Thân hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh -> Sanh mạng thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh

c. Sanh mạng thanh tịnh -> Thành tựu tàm quý ->Thân hành thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh

d. Thân hành thanh tịnh -> khẩu hành thanh tịnh -> Ý hành thanh tịnh -> Thành tựu tàm quý -> Sanh mạng thanh tịnh



Kinh Dấu Chân Voi

Câu 45: Ai giảng pháp thoại trong Đại kinh Dụ dấu chân voi?

a. Tôn giả Xá-lợi-phất

b. Đức Phật

c. Đại Ca-chiên-diên

d. Tôn giả Mục-kiền-liên


Câu 46: Tứ Thánh đế được đức Phật xác nhận là giáo lý quan trọng bậc nhất?

a. Kinh Ví dụ con rắn

b. Kinh Angulimala

c. Đại kinh Xóm ngựa



d. Trong Đại kinh Dụ dấu chân voi
Câu 47: Câu "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy pháp. Ai thấy pháp người ấy thấy được lý duyên khởi" được tìm thấy trong:

a. Đại kinh Xóm ngựa



b. Đại kinh Dụ dấu chân voi

c. Kinh Ví Dụ Con Rắn

d. Đại kinh giáo giới La-hầu-la
Câu 48: Bài Đại kinh Dụ dấu chân voi được giảng ở đâu?

a. Rừng Đại Lâm, Vesali



b. Kỳ-đà lâm, đất ông Anathapindika

c. Tịnh xá Trúc Lâm

d. Đông Phương Lộc Mẫu giảng đường
Câu 49: 5 thủ uẩn được đức Phật giới thiệu trong kinh nào?

a. Đại kinh Dụ dấu chân voi

b. KInh Giáo giới La-hầu-la trong rừng Ambala

c. Kinh Angulimala

d. Kinh Ví dụ con rắn


Câu 50: Phương pháp niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng do đức Phật giới thiệu:

a. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala



b. Được tìm thấy ở Đại kinh Dụ dấu chân voi

c. Kinh Ví dụ con rắn

d. Kinh Angulimala
Câu 51: Tứ đại được đức Phật giảng dạy phải như thật quán sát được tìm thấy trong kinh nào?

a. Kinh Ví dụ con rắn

b. Đại kinh Xóm ngựa

c. Kinh Angulimala



d. Đại kinh dụ dấu chân voi
Câu 52: 6 căn tương ưng 6 trần tạo nên 6 thức được tìm thấy trong:

a. Đại kinh Xóm ngựa



b. Đại kinh dụ dấu chân voi

c. Kinh Angulimala

d. Kinh ví dụ con rắn

Kinh ví dụ con rắn

Câu 53: Mắc xích vô thường, khổ và vô ngã được tìm thấy trong bài kinh nào?

a. Tiểu Kinh Phương Quảng



b. Tiểu Kinh Saccaka, Kinh Ví Dụ Con Rắn

c. Tiểu Kinh Xóm Ngựa

d. Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi
Câu 54: Ba đặc tính của vạn pháp: vô thường, khổ não, vô ngã được tìm thấy:

a. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala

b. Kinh Thừa tự pháp

c. Kinh Ví dụ con rắn

d. Đại kinh Xóm ngựa


Câu 55: Các hình ảnh dục vui ít khổ nhiều, não nhiều, nguy hiểm càng nhiều hơn được tìm thấy trong:

a. Đại kinh Xóm ngựa

b. Kinh Ví dụ con rắn

c. Kinh giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala

d. Đại kinh Dụ dấu chân voi
Câu 56: Câu "Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ", nằm trong:

a. Kinh Ví dụ con rắn

b. Kinh Giáo giới La-hầu-la trong rừng Ambala

c. Kinh Angulimala

d. Đại kinh Xóm ngựa


Câu 57: Đức Phật dạy không nên vui mừng hoặc tức tối khi nghe người khác phản ánh không đúng sự thật về Ngài được tìm thấy trong Kinh:

a. Kinh Ví dụ con rắn

b. Đại kinh Xóm ngựa

c. Đại kinh Dụ dấu chân voi

d. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala


Câu 58: Có hai hạng người: Vô văn phàm phu và Đa văn Thánh đệ tử được tìm thấy:

a. Kinh Ví dụ con rắn

b. Đại kinh Dụ dấu chân voi

c. Kinh Angulimala

d. Đại kinh Xóm ngựa


Câu 59: Lợi ích của việc nghe pháp và thực hành giáo pháp, được tìm thấy trong:

a. Kinh Angulimala

b. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala

c. Kinh Ví dụ con rắn

d. Đại kinh Xóm ngựa


Câu 60: Khái niệm "Tùy tín hành" và "Tùy pháp hành" được tìm thấy trong:

a. Đại kinh Dụ dấu chân voi



b. Kinh Ví dụ con rắn

c. Kinh Giáo giới La-hầu-la

d. Đại kinh Xóm ngựa
Câu 61: Hình ảnh chiếc bè trong Kinh Kim Cang được tìm thấy trong kinh nào?

a. Kinh Giáo giới La-hầu-la

b. Đại kinh Dụ dấu chân voi

c. Kinh Ví Dụ Con Rắn

d. Kinh Angulimala


Câu 62: Kinh nào trình bày sự nguy hiểm của các dục qua 10 hình ảnh?

a. Kinh Angulimala



b. Kinh Ví Dụ Con Rắn

c. Đại kinh dụ dấu chân voi

d. Kinh Trạm Xe
Câu 63: 9 thể loại văn học được tìm thấy trong kinh nào?

a. Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò



b. Kinh Ví Dụ Con Rắn

c. Đại Kinh Xóm Ngựa

d. Kinh Ái Sanh
Câu 64: Đức Phật sử dụng hình ảnh giáo pháp như chiếc bè được tìm thấy trong kinh nào?

a. Kinh Niệm xứ



b. Kinh Ví dụ con rắn

c. Kinh Tất cả lậu hoặc

d. Kinh Căn bản Pháp môn
Kinh giáo giới La Hầu La rừng Ambala

Câu 65: Đức Phật đã sử dụng chậu nước để dạy La-hầu-la nằm trong kinh nào?

a. Kinh Căn bản Pháp môn

b. Đại kinh Giáo giới La-hầu-la

c. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la



d. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
Câu 66: Đức Phật giảng kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala:

a. Lúc La-hầu-la 18 tuổi

b. Lúc La-hầu-la 30 tuổi



c. Lúc La-hầu-la 7 tuổi

d. Lúc La-hầu-la nhỏ hơn 7 tuổi


Câu 67: Nội dụng về tam nghiệp được đức Phật giảng cho ai và trong kinh nào?

a. Tôn giả Angulimala

b. Các vị Tỳ-kheo trong Đại kinh Xóm ngựa

c. Arittha trong Kinh Ví dụ con rắn



d. La-hầu-la trong Kinh Giáo giới La-hầu-la trong rừng Ambala
Câu 68: Đức Phật đã sử dụng hình ảnh con voi để giáo giới La-hầu-la trong:

a. Kinh Angulimala



b. Kinh Giáo giới La-hầu-la trong rừng Ambala

c. Đại kinh Giáo giới La-hầu-la

d. Đại kinh Xóm ngựa
Kinh Phương Quảng

Câu 69: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, Chánh trí, Chánh giải thoát

a. Đó là đạo lộ của một vị A-la-hán

b. Đó là của một vị hữu học và A-la-hán

c. Đó là đạo lộ của vị hữu học

d. Đó là đạo lộ của vị hữu học và A-la-hán


Câu 70: Kinh nào do Trưởng lão Ni Dhammadinna giảng?

a. Kinh Dấu Chân Voi

b. Kinh Tiểu Không

c. Kinh Đại Không



d. Tiểu Kinh Phương Quảng
Câu 71: Trong Tiểu Kinh Phương Quảng, Tỳ-khưu-ni Dhammadinna đã giảng pháp cho ai?

a. Nam cư sĩ tên Visakha

b. Hội chúng Tỳ-kheo

c. Triệu phú Cấp Cô Độc

d. Ngoại đạo tà mạng Upali



Câu 72: Trong Tiểu Kinh Phương Quảng, trong lạc thọ cái gì tồn tại?

a. Sân thùy miên tồn tại



b. Tham thùy miên tồn tại

c. Si thùy miên tồn tại

d. Trạo cử tồn tại
Câu 73: Thế nào là định tướng theo Tiểu Kinh Phương Quảng?

a. Ngũ căn

b. Tứ như ý túc

c. Tứ chánh cần



d. Tứ niệm xứ
Câu 74: Thế nào là định tư cụ theo Tiểu Kinh Phương Quảng?

a. Tứ niệm xứ



b. Tứ chánh cần

c. Tứ như ý túc



Kinh Ratthapala

Câu 75: Kinh nào sau đây kể lại giai thoại một vị Tỳ-kheo quyết chí xuất gia dù trước sự thử thách đầy tình cảm?

a. Kinh Kosampiya



b. Kinh Ratthapala

c. Kinh Ưu Ba Ly

d. Tiểu kinh Saccaka
Câu 76: Kinh nào sau đây đề cập đến việc xuất gia phải xin phép mẹ cha hoặc người có chức năng trong gia đình?

a. Kinh Ví dụ lõi cây

b. Kinh Chánh kiến

c. Kinh Ratthapala

d. Kinh Phạm thiên cầu thỉnh



Kinh Phù Di

Câu 77: Nội dung Kinh Bhumija (Kinh Phù Di) được bàn thảo khi Đức Phật đang trú ở đâu?

a. Xá Vệ quốc, Đông Viên Lộc Mẫu giảng đường

b. Xá Vệ quốc, Tịnh xá Kỳ Viên, rừng cây Kỳ Đà

c. Tỳ Xá Ly, Trùng Các giảng đường



d. Vương Xá thành, Vườn Trúc, chỗ nuôi sóc
Câu 78: Vương tử Jayasena đi đến tôn giả Bhumija và trình bày về mấy trường hợp liên hệ đến ước nguyện, hành Phạm hạnh và quả vị mà một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trường?

a. 3 trường hợp

b. 1 trường hợp

c. 4 trường hợp

d. 2 trường hợp


Câu 79: Đức Phật đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hành trì phạm hạnh đúng đắn qua hình ảnh người lấy sữa mà vắt sữa nơi sừng bò trong bài kinh nào?

a. Kinh Vacchagota về tam minh



b. Kinh Phù Di

c. Tiểu Kinh Malunkya

d. Kinh Angulimala
Câu 80: Trong Kinh Phù Di, đức Phật đã sử dụng mấy hình ảnh nào để so sánh một người hành trì sai pháp mà cầu quả vị đúng đắn

a. 3 ảnh dụ

b. 5 ảnh dụ

c. 4 ảnh dụ

d. 2 ảnh dụ


Câu 81: Tôn giả Bhumija đã trả lời nghe đức Thế Tôn nói về ước nguyện, hành phạm hạnh không chánh đáng và quả vị?

a. 1 trường hợp



b. 4 trường hợp

c. 2 trường hợp

d. 3 trường hợp
Câu 82: Đức Phật đã sử dụng hình ảnh người lấy cát để ép dầu trong bài kinh nào?

a. Kinh Ví Dụ Con Rắn



b. Kinh Phù Di

c. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy

d. Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi
Câu 83: Quan điểm về ước nguyện, hành phạm hạnh và quả vị được giảng trong kinh nào thuộc Trung Bộ Kinh?

a. Kinh Phù Di

b. Đại Kinh Bốn Mươi

c. Kinh Hữu Học

d. Kinh Vương tử Bồ Đề


Câu 84: Bài kinh nào sau đây nói về tầm quan trọng của Bát Chánh đạo liên hệ đến ước nguyện, hành phạm hạnh và quả vị?

a. Kinh Chánh Kiến

b. Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc

c. Kinh Phù Di

d. Đại Kinh Bốn Mươi



Kinh Tư Lượng

Câu 85: Kinh nào sau đây do Tôn giả Mục Kiền Liên giảng?

a. Kinh Căn Bản Pháp Môn

b. Kinh Thừa Tự Pháp

c. Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc



d. Kinh Tư Lượng và Kinh Hàng Ma

Ghi chú: Đại Kinh Giáo Giới RAHULA không có câu trắc nghiệm mẫu.

tải về 97.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương