Thanh Tịnh Ðạo (The Path of Purification Visuddhimagga )



tải về 4.14 Mb.
trang1/35
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích4.14 Mb.
#31066
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35
Thanh Tịnh Ðạo



(The Path of Purification - Visuddhimagga )

Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa

Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ: Trưởng lão Nanamoli



Chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Ns. Trí Hải

Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 24-8-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

Lời Dẫn

Lời Tri Ân

TIỂU SỬ NGÀI PHẬT ÂM (BUDDHAGHOSA)

TIỂU SỬ NGÀI NANAMOLI THERA

TỔNG LUẬN

BẢNG TRA CHỮ TẮT (LIST OF ABBREVIATIONS USED)

Phần Thứ Nhất : Giới

Chương I : Giảng Nghĩa Về Giới

Chương II : Hạnh Ðầu Ðà Khổ Hạnh

Phần Thứ Hai : Ðịnh

Chương III : Mô Tả Ðịnh - Nhận Một Ðề Mục Quán

Chương IV : Ðịnh - Kasina Ðất

Chương V : Ðịnh: Những Kasina Khác

Chương VI : Ðịnh Bất Tịnh Quán

Chương VII : Ðịnh: Sáu tùy niệm

Chương VIII : Ðịnh: Những Ðề Mục Quán Khác Bằng Tùy Niệm

Chương IX : Mô Tả Ðịnh - Các Phạm Trú

Chương X : Ðịnh - Các Vô Sắc Xứ

Chương XI : Mô Tả Ðịnh - Kết Luận

Chương XII : Thắng Trí - Các Năng Lực Thần Thông

Chương XIII : Thắng Trí - Kết Luận

Chương XIV : Mô Tả Về Các Uẩn

Chương XV : Mô Tả Về Xứ Và Giới

Chương XVI : Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế

Chương XVII : Ðất cho Tuệ Sanh - Kết Luận

Chương XVIII : Kiến Thanh Tịnh

Chương XIX : Ðoạn Nghi Thanh Tịnh

Chương XX : Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Thanh Tịnh

Chương XXI : Ðạo Tri KiếnThanh Tịnh

Chương XXII : Tri Kiến Thanh Tịnh

Chương XXIII : Các Lợi Ích Trong Sự Tu Tuệ

Chương Kết : Sau khi trích dẫn đoạn kệ:



---o0o---


Lời Giới Thiệu
Bản Thanh Tịnh Ðạo được sư cô Trí Hải dịch từ bản The Path of purification, bản dịch Anh ngữ của Thượng toạ Nànamoli, nguyên bản Pàli do luận sư Buddhaghosa sáng tác vào thế kỷ thứ V Tây lịch.
Là bộ sách kết tập tinh hoa trí tuệ từ kinh tạng Kikàya, Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt, và là hành trang chủ yếu của những ai thực hành giải thoát ở đời.
Dịch giả, sư cô Trí Hải, với nhiều kinh nghiệm dịch thuật, với nhiều năm nghiên cứu kinh tạng Nikàya, đã dịch Thanh Tịnh Ðạo rất cẩn trọng và chân xác.
Chúng tôi tin tưởng bản dịch sẽ tự giới thiệu với quý độc giả nhiều hơn những giá trị chúng tôi đề cập.
Với tư cách của người chuyển dịch kinh tạng Nikàya qua Việt ngữ, chúng tôi tán thán công đức phiên dịch của sư cô Trí Hải, và trân trọng giới thiệu bản dịch giá trị này.
Hoà thượng Thích Minh Châu, 1991
-ooOoo-

Lời Dẫn

Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) do Luận sư Buddhaghosa trước tác vào tiền bán thế kỷ thứ V sau TL, là một bộ sách tóm tắt giáo lý nguyên thuỷ thuộc Pàli tạng, theo một hệ thống đặc biệt dưới những đề mục Bảy thanh tịnh và Ba vô lậu học. Ðây là một chỉ nam rất tốt cho hành giả trong việc thanh lọc bản thân. Sách được Đại đức Nanamoli (người Anh, tu ở Tích Lan) dịch sang Anh ngữ vào năm 1956. Bản dịch này y cứ bản Anh ngữ ấy.


Về các danh từ chuyên môn, phần lớn y cứ các bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu trong 5 bộ Nikàya, và nhất là hai tập THẮNG PHÁP TẬP YẾU (Abhidhammattha Sangaha). Nếu không nhờ các công trình đã đi trước ấy, dịch phẩm này cũng khó mà hoàn tất. Xin ghi lại đây niềm tri ân.
Bản này khi in lại lần hai đã được rút gọn và sửa sai nhiều, bỏ bớt những chỗ trùng lặp lối hành văn xưa, và thỉnh thoảng dùng một vài danh từ thời thượng cho đỡ khô khan, nhưng bảo đảm là không đi quá xa với nguyên bản. Không tin, quý vị thử so với bản Anh ngữ thì sẽ thấy.
Dịch giả kính đề.

Thích Nữ Trí Hải

Sài gòn, 1991

Lời Tri Ân

Kính lễ thâm ân chư Phật, Bồ tát, Long thiên hộ pháp mật thuỳ gia hộ:


- Thâm ân sinh thành dưỡng dục

- Thâm ân chư vị tôn túc Tăng Ni, các bậc Thầy và thiện tri thức Kim Cổ Âu Á

- Công ơn các anh, chị, quyến thuộc, Phật tử trong và ngoài nước (đã giúp tài chánh)

- Công ơn các Phật tử đã trực tiếp giúp đỡ kỹ thuật thực hiện dịch phẩm.


Xin hồi hướng công đức đến pháp giới hữu tình.
Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-

TIỂU SỬ NGÀI PHẬT ÂM (BUDDHAGHOSA)

Còn gọi là Phật Minh, Giác Âm, Phật Ðà Cù Sa, Người ở Phật đà già da, nước Ma Kiệt Ðà (Magadha), thuộc Trung Ấn Ðộ, vào thế kỷ thứ V. Sư xuất thân trong gia đình Bà la môn, ban đầu học Phệ đà, tinh thông Du già, Số luận v.v..., về sau, Sư quy y Phật giáo, tinh thông các kinh điển. Vì mục đích hoằng truyền Phật pháp, rống tiếng rống của sư tử mà Sư soạn các chú thích bộ luận Phát trí (Nanodaya), luận Thù Thắng Nghĩa (Atthasàlini) và Luận Pháp Tập.


Vào năm 432 Tây lịch kỷ nguyên, Sư vượt biển sang Tích Lan, trú tại Ðại tự (Mahàvihàra), theo Trưởng lão Tăng-già-ba-la (Sanghapàla Thera) nghiên cứu thánh điển tàng trữ tại chùa ấy, rồi đem dịch sang tiếng Pàli, và soạn Thanh Tịnh Ðạo luận (Visuddhimagga), Thiện Kiến Luật chú tự (Samantapàsàdikà) chú giải luật tạng (Sách nầy còn có tên là Thiện Kiến Luật Tì bà sa; Thiện Kiến luận.) v.v.... Ðồng thời, Sư đem giáo nghia của Thượng Toạ bộ ra soạn thuật thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong đó, có thể nói Thanh Tịnh Ðạo luận là một tác phẩm toát yếu toàn bộ Tam tạng kinh điển và Luận sớ. Về sau, Sư đem 4 bộ kinh Nikàya dịch sang tiếng Ba lợi (Pàli), và soạn chú sớ tại chùa Kiền Ðà la (Granthakara parivena), xứ A nỗ lạp đạt phổ lạp (Anuràdhapura). Giải thích Trường Bộ kinh thì có Cát Tường Duyệt ý luận (Sumangalavilàsinì); giải thích Trung Bộ kinh thì có Phá trừ nghi chướng luận (Papancasùdanì); giải thích Tương Ưng Bộ kinh thì có Hiển Dương Tâm Nghĩa Luận (Sàratthappakàsinì); giải thích Tăng Chi Bộ kinh thì có Mãn túc hi cầu luận (Manorathapùraịì). Ðến khi ấy Tam Tạng Ba Lợi mới cực kỳ hoàn bị.
Những chú thích của Sư, không chỉ hạn cuộc chữ nào nghĩa nấy của bản văn, mà bao quát cả các loại giải thích về lịch sử, địa lý, thiên văn, âm nhạc, động vật, thực vật v.v..., đặc biệt, đối với phong tục tập quán của Ấn độ cổ đại, Sư còn làm thêm ký thuật liên quan đến những văn hiến trọng yếu dùng để nghiên cứu về Ấn độ. Người Tích Lan ca ngợi học vấn uyên bác của Sư và sùng kính Sư như là Bồ tát Di Lặc tái thế. Lúc cuối đời, Sư trở về cố quốc an dưỡng tuổi già. Nhưng trong lịch sử Phật giáo Miến Ðiện bảo Sư là người Miến Ðiện, khoảng năm 400 từ nước Kim Ðịa (Kim địa: ngày nay nằm về hạ lưu Miến Ðiện cho đến bán đảo Mã Lai Á.) vào Tích Lan du học, rồi 3 năm sau, đem kinh điển trở về phục hung Phật giáo Miến Ðiện. (Căn bản Phật Ðiển nghiên cứu; The Life and Work of Buddhaghosa, PQÐTÐ, tr 2643 a-c).
Thích Phước Sơn
---o0o---


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương