SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version



tải về 3.12 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
SÁCH GIẢI NGHĨA

SÁCH 1 VÀ 2 TÊ-SA-LÔ-NI-CA

PRE-PUBLICATION VERSION



Study Guides International


All Scripture quotations in this publication, unless otherwise indicated are from

Thánh Kinh Tân Ước (Bản Dịch Mới)

Copyright 1996 by Vietnamese Bible Inc./United Bible Society

Used by permission. All rights reserved.

Explanations of 1 and 2 Thessalonians

Prepublication Version
Copyright 1998 by Study Guides International

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Study Guides International

P.O. Box 382006

Duncanville, Texas 75138

USA
MỤC LỤC

Các chữ tắt và các hình thức đặc biệt khác 4

Hướng dẫn cách xử dụng bộ Sách Giải Nghĩa (Tân Ước) 5

Giới thiệu sách 1 và 2 Tê-sa-lô-ni-ca 13

Dàn bài và tóm tắt sách 1 Tê-sa-lô-ni-ca 17

Lời Giải Nghĩa của sách 1 Tê-sa-lô-ni-ca 19

Dàn bài và tóm tắt sách 2 Tê-sa-lô-ni-ca 89

Lời Giải Nghĩa của sách 2 Tê-sa-lô-ni-ca 89CÁC CHỮ TẮT VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT KHÁC

(Các chữ, các con số, hay các dấu hiệu được dùng thay chữ)



Các bản dịch KT:

BDM Thánh Kinh Tân Ước (Bản Dịch Mới). 1996.Vietnamese Bible Inc./United Bible Societies.

BDC Kinh-Thánh (Bản Dịch Cũ). 1967. Saigon: Thánh Kinh Hội

BDY Thánh Kinh Tân Ước, Bản Diễn Ỹ. 1982. Hong Kong: Living Bibles International.

NIV New International Version. 1973, 1978, 1984. Grand Rapids: Zondervan.

RSV Revised Standard Version. 2nd edition 1971. New York: American Bible Society.

TEV Today’s English Version (Good News Bible). 2nd edition 1992. American Bible Society.

Các chữ viết tắt và các hình thức khác:

CƯ Cựu Ước

TƯ Tân Ước

KT Kinh Thánh

PKTCD Phần Kinh Thánh Cần Dịch

CKTG Câu Kinh Thánh Gốc

CĐN Câu Định Nghĩa

NNĐDS Ngôn Ngữ Được Dịch Sang

NNG Ngôn Ngữ Gốc

Chữ “a” sau số câu cho thấy phần đang nói đến ở phần đầu của câu Kinh Thánh (KT). Cùng một cách, chữ “b” cho thấy là phần thứ hai của câu. Thí dụ:

8a phần đầu của câu 8

8b phần thứ hai của câu 8

8c phần ba của câu 8

dùng các chữ kế tiếp nếu cần để chỉ các phần khác của câu nếu cần.


… Ba chấm cho thấy chỗ một vài chữ đã bị loại bỏ khỏi văn mạch để thêm chỗ trống.
— Một gạch nối dài được dùng trong Câu Định Nghĩa (CĐN) thay vào chỗ của ngoặc đơn hay gạch nối được dùng trong Câu Kinh Thánh Gốc (CKTG).
Dấu ngoặc vuông được dùng để chỉ một vài hàm ý trong nguyên bản đã được làm cho rõ ràng. Dấu ngoặc được dùng có ý giúp đỡ người phiên dịch hiểu ý nghĩa trọn vẹn của văn bản. Sau đó người phiên dịch sẽ quyết định họ có cần phải giải thích chi tiết đó rõ ràng trong Ngôn Ngữ Được Dịch Sang (NNĐDS) hay có lẽ cung cấp chi tiết đó cho độc giả bằng một cách khác.
HƯỚNG DẪN XỬ DỤNG
BỘ SÁCH GIẢI NGHĨA (TÂN ƯỚC)


1. MỤC ĐÍCH CỦA BỘ SÁCH GIẢI NGHĨA

Bộ Sách Giải Nghĩa đầu tiên được soạn cho các người dịch Kinh Thánh (KT). Bộ sách này nhằm mục đích giúp đỡ cho các người dịch trong bốn cách:

  • Giúp những người dịch hiểu toàn thể sứ điệp của mỗi sách trong Kinh Thánh (KT) và thấy rõ giá trị của cấu trúc, như là, làm thế nào các phần khác nhau của sách được phối hợp lại với nhau.

  • Giúp người dịch hiểu ý nghĩa của mỗi phần trong bản dịch gốc một cách chi tiết.

  • Giúp người dịch cảnh giác về các chỗ trong nguyên bản có thể khó dịch và vì vậy cần phải có sự chú ý đặc biệt.

  • Đề nghị những cách có thể dùng để mô tả ý nghĩa, dựa trên kinh nghiệm của những người đã dịch sách này.

2. CÁCH SẮP ĐẶT BỘ SÁCH GIẢI NGHĨA

Giới thiệu cuốn sách

Mỗi sách trong loạt sách này bắt đầu bằng phần giới thiệu. Phần giới thiệu giúp nhìn tổng quát toàn bộ cuốn sách.

Trước khi bắt đầu dịch bất cứ sách nào trong Kinh Thánh (KT) người dịch cần phải hiểu:


  • Bối cảnh của cuốn sách, kể cả tác giả là ai (nếu biết), hoàn cảnh khi sách được viết, và độc giả mà sách muốn nhắm vào.

  • Mục đích của tác giả, đó là, lý do tại sao tác giả viết sách này.

  • Nội dung của sách. Người dịch cần phải biết về cả cuốn sách viết về gì, cũng như chủ đề và phân đoạn.

Phần giới thiệu cung cấp các chi tiết này.

Phần Kinh Thánh Cần Dịch

Phần Kinh Thánh Cần Dịch (PKTCD) được in trong một khung riêng ở đầu mỗi trang phía tay mặt (trang số lẻ). Các câu KT này được dùng sát với các Lời Giải Nghĩa để giúp cho người dịch hiểu ý nghĩa của các câu KT.

Nhiều câu được chia ra làm mấy phần nhỏ để dễ so sánh với các bản dịch khác. Thí dụ, câu 1:10 trong sách 1Tê-sa-lô-ni-ca có thể chia ra làm hai phần:

1:10a Và để chờ đợi Con Ngài từ trên trời

họ nói cho chúng tôi và những người khác biết anh chị em đã chờ đợi Con của Đức Chúa Trời từ thiên đàng đến.



1:10b là Con mà Đức Chúa Trời đã khiến sống lại từ cõi chết, là Đức Giê-su,

Đây chính là cùng một Chúa Giê-su mà Đức Chúa Trời đã khiến sống lại từ cõi chết,

Các phần của câu này có cùng một số với các câu dùng trong Lời Giải Nghĩa. Các câu ngắn không cần phải chia ra thành từng phần nhỏ.

Hàng đầu tiên trong Phần KT Cần Dịch (PKTCD) là Câu “KT Gốc” (thường được trích trong Bản Dịch Mới (BDM); nếu trích từ các bản dịch khác sẽ có ghi chú riêng). Câu này được in bằng chữ nghiêng.

Đôi khi câu KT trong Bản Dịch Mới (BDM) đi kèm theo một câu nữa cũng được in nghiêng, câu này cho thấy một lối dịch khác được dùng để dịch Câu KT Gốc (CKTG). Thí dụ, xem trong PKTCD của Phi-lê-môn câu 22b.


22b vì tôi hy vọng nhờ anh cầu nguyện, tôi sẽ được về với anh chị em.

(BDY) vì tôi hy vọng Thượng Đế nhậm lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu và cho tôi sớm được tự do trở về với anh em.

bởi vì tôi hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ trả lời cầu nguyện của các anh khiến người ta thả tôi ra khỏi tù và để tôi đến và gập lại các anh.

Dưới Câu KT Gốc (CKTG) là “Câu Định Nghĩa.” Câu này diễn tả ý nghĩa của CKTG cách rõ ràng và trực tiếp nhất. Thí dụ, câu này cho thấy ý nghĩa trực tiếp của bất cứ thành ngữ hay cách nói tượng hình nào được dùng. Đôi khi, một Câu Định Nghĩa (CĐN) nữa được thêm vào để diễn tả cùng một ý nghĩa bằng một cách khác. Khi dùng hơn một Câu Định Nghĩa (CĐN), chữ -HAY- được in giữa hai hàng cho thấy có một cách khác để diễn tả cùng một ý nghĩa. Đây là một thí dụ từ 2:15c trong PKTCD của sách Tê-sa-lô-ni-ca:

2:15c Họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thù nghịch với tất cả mọi người;

Bởi vì các việc xấu họ làm, họ khiến Đức Chúa Trời tức giận và họ chống đối tất cả mọi người,

-HAY-

Họ không những chỉ làm cho Đức Chúa Trời không vui lòng, nhưng họ còn chống lại mọi người khác.


Hàng được viết dưới chữ -HAY- trong PKTCD đều có cùng một ý nghĩa. Chỗ nào có cách dịch khác về ý nghĩa cho câu KT, những câu này được liệt kê và giải thích trong phần Lời Giải Nghĩa, nhưng không trình bày ở trong PKTCD. Chỉ có cách dịch được đề nghị (cách thứ nhất) được trình bày trong PKTCD.
Lời Giải Nghĩa

Lời Giải Nghĩa cung cấp các chi tiết về các đơn vị chính của cuốn sách. Phần của sách mà Lời Giải Nghĩa đề cập đến trước hết được trích dẫn bằng chữ in nghiêng đậm của CKTG trong PKTCD. Sau đó lời giải nghĩa giải thích ý nghĩa trong nguyên văn Hy-lạp một cách chi tiết và cũng cảnh giác người dịch về các nan đề có thể có trong khi dịch. Một sự giải thích đầy đủ hơn về một vài điểm phức tạp có thể được bao gồm trong lời phụ chú ở cuối sách này.



3. Ý NGHĨA CỦA CÁC CÂU KINH THÁNH

Cách dịch khác

Một vài câu hay đoạn KT có thể có mấy cách dịch khác nhau. Có nghĩa là đoạn KT đó có thể được hiểu bằng mấy cách. Một số học giả nghĩ câu hay đoạn KT đó có nghĩa này, một vài người khác có thể nghĩ có nghĩa khác. Khi điều này xảy ra, cách dịch thích hợp nhất với văn mạch thường được liệt kê trong Lời Giải Nghĩa như là cách dịch thứ nhất, và được đánh số (1). Những cách dịch khác có thể dùng được liệt kê dưới cách dịch đầu tiên và được đánh số (2), (3), v.v… Thí dụ, xem trong PKTCD câu số 6. Những cách dịch được đề nghị ở đây dựa trên sự nghiên cứu đoạn KT và các sách giải nghĩa KT cũng như các sách tham khảo khác.

Lời Giải Nghĩa chỉ liệt kê các cách dịch khác khi chúng có những lý do chính đáng, và thông thường các bản dịch của các ngôn ngữ khác nhau có mấy khác biệt trong sự phiên dịch.

Làm rõ ý nghĩa nguyên thủy của đoạn KT

PKTCD cùng với Lời Giải Nghĩa giúp cho người dịch hiểu ý nghĩa đầy đủ của đoạn KT, cách sát nghĩa nhất có thể dịch được, mà các độc giả nguyên thủy đã hiểu khi đọc đoạn KT (hay nghe đọc) bằng tiếng Hy-bá-lai (Do Thái) hay Hy-lạp.

Sự khác biệt của ngôn ngữ, bối cảnh văn hoá, và hoàn cảnh thường ngăn cản các độc giả hiện đại hiểu được ý nghĩa nguyên thủy. Đôi khi tác giả cho rằng các độc giả đã hiểu một số dữ kiện và vì vậy tác giả không nói đến trong đoạn KT. Đôi khi phần quan trọng được hàm ý trong ý nghĩa, các độc giả nguyên thủy đã hiểu một cách đúng nhưng có thể không rõ ràng đối với các độc giả hiện đại. Khi thấy cần yếu phải hiểu đoạn KT, chi tiết hàm ý loại này được trình bày một cách rõ ràng trong các CĐN trong PKTCD, và được viết trong dấu ngoặc vuông ngắn . Hãy xem PKTCD số 1a.

Hãy nhớ mục đích sơ khởi trong CĐN là để giúp đỡ người dịch hiểu đoạn KT. Quyết định dịch ý nghĩa đó như thế nào và có nên nói rõ các chi tiết được hàm ý trong khi dịch hay không là quyết định riêng của người dịch.



4. CÁCH PHÂN ĐOẠN CỦA SÁCH

Trong Bộ Sách Giải Nghĩa, một số sách trong KT được chia ra làm mấy PHÂN ĐOẠN (và thỉnh thoảng, khi cần, thành mấy tiểu đoạn), cho thấy các phần chính của sách. Phần bắt đầu của mỗi phân đoạn được làm dấu bằng một câu tóm tắt phân đoạn, tức là tóm tắt sơ lược chủ đề của phần chính trong sách của KT.



Mỗi câu tóm tắt của phân đoạn được in trong một khung có viền đậm và khung có mầu xám, giống như khung này.

Dưới khung này là các lời giải nghĩa đề cập đến cả phân đoạn.

Mỗi phân đoạn lại được chia ra làm mấy TIỂU ĐOẠN. Một vài sách ngắn, như sách Phi-lê-môn, được chia ra làm mấy Tiểu Đoạn mà không có các phân đoạn.

Bắt đầu mỗi tiểu đoạn mới, có một câu chủ đề (hay đề tài) cho tiểu đoạn, câu này tóm tắt tư tưởng hay biến cố chính của tiểu đoạn hay cho biết tóm tắt nội dung của tiểu đoạn.



Câu chủ đề của mỗi tiểu đoạn được viết trong một khung có cạnh đơn và khung mầu xám, giống như thế này.

Câu chủ đề có thể giúp bạn chọn một đề cho tiểu đoạn. Bạn cũng nên xem các đề ở trong các bản dịch KT khác và được đề nghị ở trong Sách Giải Nghĩa.

Có thể có những lời giải nghĩa tổng quát theo sau khung này đề cập đến cả tiểu đoạn. Thí dụ, xem sách 1Tê-sa-lô-ni-ca tiểu đoạn 1:2-10.
Để giúp đỡ cho người dịch, các tiểu đoạn dài hơn được chia ra làm mấy đơn vị theo ý nghĩa gọi là ĐƠN VỊ CÓ CÙNG MỘT Ý NGHĨA. Những đơn vị này được đánh dấu trong sách bằng số câu đóng trong một khung có một gạch và không có mầu. Các đơn vị này thường có khoảng từ 2 đến 5 câu. Thí dụ, Đơn Vị Có Cùng Một Ý Nghĩa của câu 8 đến câu 11 được đánh dấu:
1:2-3 Phao-lô cầu nguyện và cám ơn Đức Chúa Trời về người Tê-sa-lô-ni-ca.



Khung không tô mầu này có thể bao gồm một câu chủ đề ngắn của Đơn Vị Có Cùng Một Ý Nghĩa, như trong các câu 8-11. Để ý là đừng dịch khung này vào trong bản dịch KT của bạn. Nó chỉ để giúp cho người dịch.

Những Đơn Vị Có Cùng Một Ý Nghĩa này thường tương ứng với các đoạn trong bài. Tuy nhiên, đôi khi người dịch có thể chọn lựa để nối kết hai hay mấy đơn vị này thành một đoạn trong bản dịch của họ. Hay họ có thể chọn tách rời những đơn vị này ra thành hai đoạn. Nói một cách khác, các đơn vị này không cần thiết phải tương ứng với đoạn văn cần dịch, mặc dầu các đơn vị này thường tương ứng với đoạn văn.

Theo các Đơn Vị Có Cùng Một Ý Nghĩa, có các lời giải nghĩa để giải thích các chữ đặc biệt hay các câu trong đoạn KT của đơn vị đó. Lời giải nghĩa rất quan trọng bởi vì chúng giúp đỡ cho người dịch hiểu ý nghĩa của đoạn KT. Những lời giải nghĩa này giải thích các chỗ khó hiểu trong đoạn KT đang dịch, và khiến cho các người dịch phải chú ý khi họ dịch.

5. CÁCH XỬ DỤNG LỜI GIẢI NGHĨA VÀ PHẦN KINH THÁNH CẦN DỊCH

Khí cụ cần yếu nhất của người dịch là các bản dịch KT. Ít nhất người dịch nên dùng hai bản dịch khác nhau để tham khảo. Nếu dịch từ tiếng Việt, có thể dùng Bản Dịch Mới (BDM), Bản Dịch Cũ (BDC) và Diễn ý (BDY). Thêm vào đó, có thể tham khảo các bản dịch của các ngôn ngữ khác. Nếu bạn dùng tiếng Anh có thể tham khảo Revised Standard Version hay New International Version (NIV), và Today's English Version (TEV).

Khi người dịch chuẩn bị để dịch một phần, bước đầu tiên của họ là đọc qua đoạn KT trong hai bản dịch khác nhau. Sau đó đọc Sách Giải Nghĩa cho cả Tiểu Đoạn, nghiên cứu Lời Giải Nghĩa và PKTCD cách cẩn thận.

Ở các trang đầu của Sách Giải Nghĩa có một danh sách liệt kê các cuốn sách viết về sách đó được đề nghị cho người dịch tham khảo bằng tiếng Anh. Các sách tham khảo khác cũng được liệt kê trong trang cuối của Sách Giải Nghĩa.

Sau khi nghiên cứu xong, người dịch nên ngừng lại và suy nghĩ về ý nghĩa của toàn tiểu đoạn, bằng ngôn ngữ của mình. Người dịch chỉ nên bắt đầu dịch bản thảo đầu tiên sau khi đã làm như vậy. (Khi dịch bản thảo đầu tiên, nhiều người dịch thấy đọc phần đã dịch vào máy thu thanh trước khi viết xuống rất có ích lợi. Thử làm như vậy và xem có giúp cho bạn có bản thảo đầu tiên rõ ràng và tự nhiên hơn không.)

6. CÁC NGUYÊN TẮC PHIÊN DỊCH CẦN NHỚ

Người dịch không bao giờ nên dịch từng chữ một trong bất cứ đoạn văn nào, họ phải:



  1. Hiểu đoạn KT gốc thật sự nói và có nghĩa gì. Thường nghiên cứu cẩn thận làm sáng tỏ các ý nghĩa sâu xa mới mà trước đó người dịch không nghĩ đến.

  2. Tìm cách chính xác, rõ ràng, và tự nhiên nhất để diễn tả ý nghĩa đó trong ngôn ngữ được dịch sang.

Có những lúc cần phải sửa đổi thứ tự của các nhóm từ hay các câu để có thể có ý nghĩa rõ ràng trong ngôn ngữ được dịch sang (NNĐDS). Thử nghiệm bằng cách dùng nhiều thứ tự khác nhau để tìm cách rõ ràng và tự nhiên nhất để trình bày sứ điệp.

Đôi khi một câu dài trong đoạn văn cần dịch có thể cần phải được viết lại bằng mấy câu ngắn hơn. Hay đôi khi phải nối các câu ngắn lại với nhau. Người dịch có thể diễn tả ý nghĩa chính xác theo cách mà những người đọc bản dịch có thể hiểu dễ dàng nhất.

Các thành ngữ hay cách nói tượng hình trong nguyên bản có thể cần phải diễn tả cách trực tiếp trong bản dịch để khiến cho các độc giả mới đọc lần đầu tiên có thể hiểu đúng ý nghĩa trong nguyên văn. Đôi khi, bản dịch giới thiệu những cách nói tượng hình trong ngôn ngữ của bạn để có thể truyền thông ý nghĩa nguyên thủy của nguyên bản cách chính xác và năng động.

Một phạm trù chúng ta phải đặc biết lưu ý trong khi dịch đó là đại từ. Trong tiếng Hy-lạp, ngôn ngữ gốc của KT, hệ thống đại từ hơi khác với tiếng Việt và các ngôn ngữ khác trong miền Đông Nam Á. Tiếng Hy-lạp ít phân biệt hơn. Khi dịch từ tiếng Hy-lạp sang tiếng Việt, cần phải phân biệt các chi tiết được rút ra từ trong văn mạch để có thể dịch sang tiếng Việt đúng và tự nhiên. Thí dụ, trong Hy-lạp đại từ chỉ ngôi thứ nhì không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ. Tiếng Hy-lạp chỉ dùng một từ thôi. Trong tiếng Việt thì không giản dị như vậy. Như trong sách Phi-lê-mon, theo lịch sử của văn bản chúng ta biết Phao-lô có lẽ lớn tuổi hơn Phi-lê-môn và thông thường có quyền gọi ông là “em” hay “cháu.” Các người dịch dùng “anh,” vì trong hoàn cảnh này Phao-lô muốn tỏ lòng kính trọng Phi-lê-môn đối với những người đọc thư ông gửi và vì Phi-lê-môn là chủ của Ô-nê-sim (sách Phi-lê-môn c. 4). Nói một cách khác, những người dịch đã dùng đại từ một cách tự nhiên trong tiếng Việt và thực tế cho hoàn cảnh của Phao-lô. Họ không cố gắng rập theo kiểu dùng đại từ trong tiếng Hy-lạp.

Một thí dụ khác là đại từ dùng cho ngôi thứ nhất số nhiều. Tiếng Hy-lạp chỉ có một từ, nhưng trong tiếng Việt phải phân biệt người nói kể cả người nghe (chúng ta) hay không kể người nghe (chúng tôi). Một lần nữa, những người dịch phải xét đoán theo văn mạch để dùng từ cho thích hợp trong tiếng Việt mặc dù trong tiếng Hy-lạp không có sự phân biệt rõ ràng.

Là người dịch, bạn phải lưu ý cẩn thận xem hệ thống đại từ của bạn khác với hệ thống đại từ của tiếng Việt như thế nào. Đôi khi để cố gắng giữ lại tất cả các chi tiết có trong đại từ của tiếng Việt, như là phái tính, tuổi tác có thể làm cho lời văn bạn dịch không được tự nhiên, kỳ quặc và làm cho người đọc khó hiểu.

Một vấn đề khác mà người dịch phải để ý cẩn thận là cách dịch nhóm từ “trong Chúa.” Đây là một nhóm từ được mượn từ nguyên bản Hy-lạp. Ý nghĩa đúng của nhóm từ tùy theo văn mạch nhưng thường tập trung vào ý tươỏng tất cả mọi người theo Chúa đều có một quan hệ đặc biệt với nhau bởi vì họ có cùng chung một đức tin mơi Chúa Giê-su. Một vài cách dùng thông thường của nhóm từ này là:

một anh chị em trong Chúa tín hữu (khi một người bắt đầu tin Chúa họ thuộc về gia đình của Đức Trời Chúa).

lời chào thăm trong Chúa lời chào thăm bày tỏ quan hệ đặc biệt của các tín hữu
cả về tình người lẫn tình trong Chúa như một người và một tín hữu
anh giúp tôi điều ấy trong Chúa anh giúp tôi bởi vi chúng ta thuộc về Chúa

làm tươi mát lòng dạ tôi trong Đức khuyến khích tôi bằng cách làm điều này như



Cơ Đốc: một tín hữu

7. NGUYÊN BẢN HY-LẠP

Ngày nay chúng ta không có bản thảo nguyên thủy nào của KT viết bằng tiếng Hy-lạp hết. Chúng ta chỉ có bản thảo là phụ bản của bản thảo nguyên thủy của KT bằng tiếng Hy-lạp, hay phụ bản của phụ bản. Có mấy sự khác biệt giữa các phụ bản. Một số bản thảo dùng một số từ riêng biệt, trong khi các bản thảo khác dùng từ hơi khác nghĩa một chút. Vì vậy phải quyết định xem từ nào có thể là từ mà tác giả dùng trong nguyên văn.

Trong Tân Ước (TƯ), các học giả không thắc mắc gì về 95 phần trăm của văn bản, và chỉ có một vài chỗ có sự khác biệt trong phụ bản của nguyên bản kết quả là có mấy ý nghĩa khác nhau. Trong PKTCD theo bản Hy-lạp của Nestle—Aland phát hành lần thứ 26 và 27, bản này cũng giống như United Bible Societies Greek New Testament [KT Hy-lạp của Thánh Kinh Hội], phát hành lần thứ 3 (nhuận chánh) và thứ 4, chỉ có một vài ngoại lệ mà thôi. Nếu có sự khác biệt quan trọng trong của phụ bản nguyên bản Hy-lạp mà có bằng chứng rõ ràng bổ túc cho sự khác biệt ấy thì chúng sẽ được thảo luận trong Lời Giải Nghĩa.

Cách viết các từ Hy-Lạp trong Lời Giải Nghĩa

Có một vài từ Hy-lạp được trích dẫn trong Lời Giải Nghĩa. Những chữ này được viết bằng chữ nghiêng. Thí dụ, từ Hy-lạp agape# có nghĩa là ‘tình yêu.’ Từ Hy-lạp được viết bằng chữ của tiếng Anh, ngoại trừ hai chữ được viết có dấu ở trên. Chữ Hy-lạp eta được viết như e#. Hy-lạp omega được viết như o#. Những từ Hy-lạp nhắc cho độc giả nhớ rằng KT đầu tiên không được viết bằng tiếng Anh. Các từ và cấu trúc văn phạm của tiếng Hy-lạp hơi khác với tiếng Anh và tiếng Việt. Hãy nhớ Sách Giải Nghĩa nhằm mục đích giúp cho người dịch hiểu trọn ý nghĩa có ở trong nguyên bản Hy-lạp.



8. MỘT VÀI TỪ CHUYÊN MÔN
Ngôn ngữ gốc là ngôn ngữ cần dịch. Ngôn ngữ này được viết tắt là NNG.
Ngôn ngữ được dịch sang là ngôn ngữ dùng để dịch sang trong bản dịch, ngôn ngữ bạn đang dùng để dịch. Được viết tắt là NNĐDS.
Nghĩa bóng (hàm ý) là ý nghĩa không được viết ra rõ ràng trong các từ nhưng là một phần ý nghĩa của bản nguyên thủy, hay điều được các độc giả đầu tiên hiểu như vậy.
Nghĩa đen là phần sứ điệp được viết ra rõ ràng.
Văn mạch nói đến các từ và các câu được viết ra trong bài hay trong đoạn văn, văn mạch có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ hay các câu ở trong đó.
Ngôn ngữ phụ là ngôn ngữ mà người đó đã học sau ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ phụ của một người thường không phải là tiếng mẹ đẻ, nhưng là một ngôn ngữ dùng trong buôn bán hay truyền thông quốc tế.

9. PHIÊN DỊCH CÁC TỪ CHỦ YẾU

Người dịch phải lưu ý cẩn thận để dịch các từ chủ yếu cách chính xác qua ngôn ngữ của mình. Khi dùng chữ Từ Chủ Yếu có nghĩa là các từ được dùng để bày tỏ các khái niệm quan trọng trong KT. Thí dụ như: Đức Giê-su Cơ Đốc, ân sủng, Đức Thánh Linh, báp-tem v.v…. Các từ này có tư tưởng khó diễn tả. Khi một từ đã được chọn nên hỏi ý các người khác cùng nói một ngôn ngữ để biết chắc từ này được hiểu đúng và không có những tư tưởng phụ sai lầm hay rắc rối. Có vẻ như phải mất nhiều thì giờ nghiên cứu và thảo luận cách đầy đủ và tìm được từ mà tất cả mọi người đều đồng ý. Nhưng đây là một sự thông thường trong diễn tiến của sự dịch. Dùng từ chủ yếu không chính xác có thể hủy hoại công trình làm việc trong nhiều năm.

Trong BDM, một vài từ chủ yếu đã được thay đổi đặc biệt là tên dùng cho Đức Chúa Trời và Đức Giê-su. Các từ này được thay đổi để cho các tên này thích hợp với tiếng Việt Nam hơn.

Trong Bản Dịch Cũ (BDC) tên của Chúa “Jêsus” được dựa trên sự hội nhập của tiếng Anh từ nguyên bản Hy-lạp. Từ “Jêsus” của BDC được đổi lại là Giê-su trong BDM để cho thích hợp hơn với cách viết và phát âm của tiếng Việt Nam.



Christ là sự hội nhập của tiếng Anh từ Christos của tiếng Hy-lạp. Nó có nghĩa là ‘người được xức dầu [bổ nhiệm] bởi Đức Chúa Trời cho một mục đích đặc biệt.’ Các từ này được dùng trong Tân Ước (TƯ) qua hai cách: (a) như một tước vị (b) như một tên riêng để dùng cho Chúa Jêsus: Jêsus Christ. Khi để ý đến cách để dịch “Christ,” cần phải đặt ra hai câu hỏi quan trọng:

  • Chỗ nào được dùng như tước vị trong TƯ (nên dịch như tước vị) và chỗ nào được dùng như một tên (nên dịch theo phiên âm)?

  • Làm thế nào để dịch từ này khi được dùng như một tước vị?

Theo luật tổng quát, trong các sách Phúc Âm Christos thường được dùng như một tước vị, trong khi các sách thư tín thường dùng như một tên gọi. Có một vài ngoại lệ về điều này.

Khi Christos được dùng như một tước vị, nó có nghĩa như đã nói ở trên “người được xức dầu [bổ nhiệm] bởi Đức Chúa Trời cho một mục đích đặc biệt.” Trong tiếng Hy-bá-lai từ mashiach của Christos trong tiếng Hy-lạp cũng có nghĩa là ‘người được xức dầu.’ Phong tục xức dầu là một biểu hiệu của sự được bổ nhiệm và biệt riêng ra bởi Đức Chúa Trời cho một địa vị có thẩm quyền và trách nhiệm, đặc biệt cho sự Phong Vương, hay làm Thầy Thượng Tế. Êsa 45 và 47 cô đọng các đặc điểm đầy ý nghĩa của việc xức dầu.



  • một người được Đức Chúa Trời chọn lựa (45:1)

  • bổ nhiệm để đứng đầu các quốc gia (45:1-3)

  • bổ nhiệm để hành động thay cho Đức Chúa Trời; khi họ hành động chính là Đức Chúa Trời hành động qua họ. (45:1-7)

  • bổ nhiệm để hoàn tất sự cứu chuộc cho dân sự của Đức Chúa Trời (45:11-13)

  • bổ nhiệm để làm phương tiện đem đến sự chiến thắng của Đức Chúa Trời trên kẻ thù (47)

Trong thời TƯ, người Do Thái dùng từ này để chỉ rõ người đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã hứa bổ nhiệm, người sẽ cứu quốc gia của họ. Người ấy sẽ là Vua, Tiên Tri, Đấng Cứu Chuộc, Chúa Cứu Thế.

Khi dịch từ Christos dùng như một tước hiệu cố gắng tìm một thành ngữ có thể đem đến ý nghĩa của:



  • người được Đức Chúa Trời bổ nhiệm cách đặc biệt

  • trở nên Cứu Chúa hay Vua

Có thể dùng cách dịch khác đó là phiên âm từ Christos cùng với một nhóm từ có nghĩa là:
Cứu Chúa người được Đức Chúa Trời [phán/đã hứa* Ngài sẽ sai đến]

-HAY-

[lựa chọn/bổ nhiệm*]

Vua hay người được Đức Chúa Trời bổ nhiệm/sai đến để cai trị/làm Vua


*Phương pháp này tiện lợi ở chỗ người ta hiểu được ý nghĩa của “Christ.”

Nếu Christos được dùng như một tên thì chỉ cần phiên âm. Trong BDM dùng Cơ Đốc như trong Đức Giê-su Cơ Đốc.

Trong nguyên bản Hy-lạp cả hai tên của Đức Chúa TrờiĐức Giê-su được dùng một mình không có tước vị. Trong tiếng Hy-lạp đây không phải là không kính trọng nhưng trong tiếng Việt thì có nghĩa là không kính trọng. Tất cả các giáo chủ, các nhân vật đặc biệt trong lịch sử và các thánh nhân phải có chữ “Đức” ở trước tên của họ. Và vì vậy trong tiếng Việt từ “Đức” được thêm vào từ Chúa TrờiGiê-su. Không phải mọi ngôn ngữ đều cần đến tước vị nhưng nên xem lại với những người khác cùng nói một ngôn ngữ để kiểm chứng lại xem từ dùng cho tước vị đó có nghĩa kính trọng thích đáng không.
Chúa là từ dùng cho Đức Giê-su có nghĩa là ‘chủ,’ người lãnh đạo. Đức Giê-su Cơ Đốc là người lãnh đạo thuộc linh của chúng ta. Hãy xem xét từ này lại cho cẩn thận về tất cả các hàm ý có thể có ý nghĩa sai lầm. Thí dụ, trong một vài ngôn ngữ từ “chủ” làm người ta có cảm giác hay thái độ tiêu cực về nó. Từ này chắc chắn không thể dùng để đề cập đến Đức Giê-su. Trong tiếng Việt, Chúa còn có nghĩa là người cai trị như là Vua của một vùng (lãnh thổ), làm chủ cai trị trên tất cả dân chúng trong lãnh thổ đó. Từ Chúa được dùng trước Chúa Giê-su hay Chúa Giê-su Cơ Đốc để chỉ sự cai trị và làm chủ trong tấm lòng của người tín hữu.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương