Mã số: 62. 31. 02. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ chính trị HỌC



tải về 160.95 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.03.2018
Kích160.95 Kb.
#36499
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THÙY DƯƠNG

XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ

TRUNG – NHẬT NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 62.31.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2016

Công trình khoa học được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Vũ Văn Hà

2. PGS.TS Phạm Hồng Thái

Giới thiệu 1:……………………………………………………

Giới thiệu 2:……………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở, họp tại ………………………………………………………vào hồi:…..giờ, ngày…..tháng…..năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:


  • Thư viện Quốc gia Việt Nam

  • Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới. Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng Khoa học công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa kinh tế, mỗi quốc gia lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển không thể tồn tại biệt lập mà cần có những chính sách hợp tác, liên kết để phát triển.

Chiến tranh lạnh kết thúc, Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Sự kiện này cũng dẫn đến sự tan rã của trật tự thế giới hai cực được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và mở ra cho thế giới bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa. Ở thời kỳ chiến tranh lạnh, giữa Mỹ và Liên Xô căng thẳng về mặt chính trị và quân sự, yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa hai nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện. Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa.

Điều này đã dẫn đến khác biệt giữa hai hệ thống chiến tranh lạnh và toàn cầu hóa ở chỗ: nếu như chiến tranh lạnh là một cục diện đông cứng thì toàn cầu hóa là một quá trình phát triển năng động có tính liên kết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa buộc các quốc gia phải mở cửa, hội nhập. Muốn vậy các quốc gia đều muốn có một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đây là điều kiện thuận lợi để cho các quốc gia vươn lên, khẳng định vị thế của mình và trở thành các quốc gia lớn mạnh, các quốc gia có điều kiện cải thiện, giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương hay đa phương.

Nhật Bản và Trung Quốc là hai cường quốc có mối quan hệ thăng trầm từ lâu đời trên nhiều mặt trong lịch sử. Mặt khác Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia lớn mạnh về mặt kinh tế không chỉ trên thế giới mà đặc biệt có tầm ảnh hưởng rất quan trọng tới môi trường phát triển chung của khu vực. Sự phát triển của mỗi nước cùng sự thay đổi quan hệ giữa họ có tác động rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, an ninh...trong đó đặc biệt là liên quan đến điều chỉnh chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực trong khu vực Đông Á.

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Á cùng với Trung Quốc và Nhật Bản. Thực tế lịch sử phát triển của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn và hiện đây là hai đối tác hàng đầu của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam và các nước trong khu vực cùng với Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ít nhiều cũng bị tác động từ mối quan hệ của hai nước này.

Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Trung Quốc, Nhật Bản đã có những cải cách, điều chỉnh trong chiến lược, chính sách phát triển tạo cơ sở cho mỗi nước, đồng thời tạo điều kiện cho khu vực có một môi trường hòa bình để phát triển. Tuy nhiên quan hệ hai quốc gia, nhất là về mặt chính trị còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định và xu hướng của mối quan hệ chính trị hai nước này cũng còn là một ẩn số do tình hình chính trị trên thế giới hiện nay có những biến đổi đa chiều khó lường trước được. Tuy nhiên xuất phát từ những điều kiện thế giới hiện nay có những biến đổi phức tạp, mối quan hệ chính trị của hai nước này cũng sẽ dần có nhiều thay đổi theo tình hình chung của khu vực và của thế giới. Chính vì vậy Nghiên cứu sinh lựa chọn luận án với đề tài: Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đề tài của luận án mang tính chất dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ Trung - Nhật trong khoảng thời gian từ những thập niên của thế kỷ 21. Việc dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thời gian tới là hết sức quan trọng để từ đó sẽ cho chúng ta thấy được tác động cũng như những ảnh hưởng của xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật tới chính sách đối ngoại của Việt Nam với hai quốc gia này nói riêng và với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng mối quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI. Phân tích những xu hướng vận động chủ yếu quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thời gian từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay từ đó đưa ra dự báo, triển vọng của mối quan hệ này, và đánh tác động tới khu vực và Việt Nam.



2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết được những nội dung của mục đích nghiên cứu, luận án tập chung vào những nhiệm vụ sau:

- Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.

- Luận án luận giả các khái niệm liên quan đến đề tài luận án: Quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị quốc tế, xu hướng vận động quan hệ chính trị; Đưa ra một số lý thuyết quan hệ quốc tế; và cơ sở thực tiễn bao gồm các nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Nhật - Trung trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

- Phân tích khái quát thực trạng mối quan hệ chính trị Trung - Nhật từ sau chiến tranh lạnh đến cuối thế kỷ XX và từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay từ đó đưa ra đánh giá về xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI.

- Đánh giá về triển vọng và tác động của xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thời gian tới, đưa ra những nhận định những yếu tố sẽ tác động trên cơ sở đó dự báo về xu hướng vận động chủ yếu trong thời gian tới cũng như dự báo những tác động của những xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật đối với khu vực và Việt Nam.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quan hệ Trung - Nhật trong quan hệ chính trị giữa hai nước.

Luận án cũng nghiên cứu sự tác động của quan hệ Trung - Nhật đối với khu vực đặc biệt là những tác động tới Việt Nam.



- Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu mối quan hệ Nhật - Trung giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà Nghiên cứu sinh đã sử dụng là phương pháp lịch sử. Ngoài ra, luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu giữa phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp dự báo, phương pháp lôgic, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh… Đồng thời, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu quốc tế như phân tích quyền lực chính trị, phân tích trường hợp điển hình (case study), phương pháp hệ thống - cấu trúc và phương pháp dự báo khoa học.

5. Đóng góp của luận án

Dựa vào nguồn tài liệu chính thống trong nước và các nghiên cứu quốc tế, luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI. Qua đó, có thể thấy được tác động của mối quan hệ này đối với khu vực Việt Nam. Ngoài ra, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập của sinh viên, học viên chuyên ngành chính trị học, quan hệ quốc tế là tài liệu chuyên khảo cho những người quan tâm chính trị quốc tế, tìm hiểu về mối quan hệ chính trị Trung Quốc - Nhật Bản và vai trò của hai cường quốc này trong việc cạnh tranh quyền lực cũng như chi phối đến cục diện chính trị trong khu vực Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.



6. Kết cấu của luận án

Luận án có kết cấu 4 chương:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT

Chương 3: QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chương 4: TRIỂN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT TRONG THỜI GIAN TỚI
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay.

Trước hết phải kể đến cuốn “Quan hệ Trung – Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay”, của tác giả Nguyễn Thanh Bình (Nxb Khoa học Xã hội, 2004). Trong cuốn sách này tác giả đã phác thảo một bức tranh tổng thể về quan hệ Trung – Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ II và sau chiến tranh lạnh.

Thứ hai, công trình của tác giả Triệu Toàn Thắng: “Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc và chính trị Nhật Bản”, xuất bản năm 1999. Ở đây tác giả đã phân tích quan hệ hai bên và đánh giá tác động của nó đến chính trị Nhật Bản. Hoặc công trình của Trương Hương Sơn: “Quan điểm và đánh giá về quan hệ Trung - Nhật, chặng đường 30 năm bình thường quan hệ ngoại giao”, xuất bản năm 2002. Đây là tài liệu khá toàn diện, đề cập đến nhiều khía cạnh trong quan hệ song phương. Tuy nhiên trong công trình này quan hệ hai quốc gia trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 21 – giai đoạn mà hai quốc gia có những sự cải thiện quan hệ song phương lại chưa được xem xét. Công trình: “Quan hệ Trung - Nhật đầu thế kỷ XIX dưới tác động của nhân tố quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, tháng 2/2002. Trong bài viết này tác giả nêu ra triển vọng quan hệ song phương trong bối cảnh mới, song lại chưa có điều kiện phân tích sâu về quan hệ chính trị.

Thứ năm, Đề tài khoa học cấp học cấp Viện, Viện nghiên cứu Đông Bắc Ắ, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam của tác giả Trần Hoàng Long (2015): “Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc giai đoạn 1979 - 1991”..

Mặc dù tác giả đã nghiên cứu và đánh giá toàn diện quan hệ Nhật – Trung giai đoạn 1991 -1991, trong đó cũng xem xét đến các nước lớn khác như Liên Xô – Trung Quốc, Trung Quốc – Mỹ, Nhật – Mỹ…và mối quan hệ này đối với quan hệ Nhật – Trung giai đoạn nói trên. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu dừng lại ở việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế, nghiên cứu để đúc kết bài học lịch sử cho Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử trước, song lại chưa có phần dự báo xu hướng hay sự so sánh những biến đổi trong quan hệ Nhật – Trung ở thời điểm hiện tại.

Thứ sáu, Luận án tiến sĩ Sử học của Quách Quang Hồng (2015): “Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh (từ năm 1991 đến năm 2010)”. Luận án đã nghiên cứu có hệ thống và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao của Trung Quốc và Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh từ năm 1991 đến năm 2010.



1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu gián tiếp về quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản

Đầu tiên là cuốn: “Quan hệ Trung – Asean- Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam”. Do PGS.TS Vũ Văn Hà chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2007. Đây là công trình khá toàn diện, xem xét quan hệ song phương và đa phương giữa ba thực thể Trung Quốc – Asean - Nhật Bản.

Cuốn sách: Chính trị khu vực Đông Bắc Ắ từ sau chiến tranh lạnh” do TS. Trần Anh Phương (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2007, Tr 40. Trong nghiên cứu này tác giả cũng đề cập đến nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển chính trị trong khu vực trong nghiên cứu mối tương quan của nhiều yếu tố trong đó có Trung – Nhật.

Tác giả Trần Hoàng Long, trong một số công trình nghiên cứu của mình như “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức, triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Ắ, số 7/2007. “Quan hệ an ninh, chính trị Nhật – Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Châu Ắ học, Trường Đại học KHXH và NV Hà Nội, 2010. Tác giả chủ yếu đánh giá quan hệ Nhật – Trung trên cơ sở phân tích mối quan hệ anh ninh, chính trị trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh tới thời điểm tác giả nghiên cứu.



1.1.3. Một số công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật Bản với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Thứ nhất, Cuốn sách: “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ chiến tranh lạnh” của tác giả Ngô Xuân Bình (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, 2000. Nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã có những điều chỉnh nhanh chóng nhằm thích nghi với những biến đổi của tình hình quốc tế sau khi Chiến trạnh Lanh kết thúc.

Thứ hai, Cuốn sách: “Nhật Bản và chiến lược đối ngoại đến năm 2020”. Tác giả Nguyễn Phương Hồng, Nxb Khoa học Xã hội, 2010. Ở cuốn sách này, tác giả cũng đã đưa ra một số dự báo đối với tình hình chính trị, kinh tế của Nhật Bản đến năm 2020, tuy nhiên đây chỉ là dự báo của Nhật Bản.

1.1.4. Một số công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc với một số quốc gia trong khu vực và thế giới

Thứ nhất, cuốn sách Trung Quốc và chiến lược đối ngoại đến năm 2020, của tác giả Phạm Sao Mai, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2010. Trong cuốn sách này tác giả tập chung nghiên cứu để nêu bật được sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về kinh tế và quân sự cũng như chiến lược đối ngoại của cường quốc này đến năm 2020.

Thứ hai, các công trình của tác giả Lê Văn Mỹ (chủ biên) nghiên cứu và phân tích về quan hệ ngoại giao của Trung Quốc: Ngoại giao Trung Hoa – 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008); Công trình nghiên cứu năm 2007: “Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới và công trình nghiên cứu của tác giả năm 2011: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI.

Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc có điểm chung về nội dung là tập chung chủ yếu phân tích về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong các bối cảnh và thời điểm khác nhau vì vậy chưa đi sâu vào phân tích quan hệ Trung – Nhật trên các lĩnh vực.



1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.2.1. Các công trình nghiên cứu trực tiếp quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản liên quan đến vấn đề lịch sử, chính trị, anh ninh trong khu vực.

Đầu tiên phải kể đến công trình đáng chú ý gần đây bằng tiếng Nhật: “ Lịch sử quan hệ Nhật – Trung từ 1972 đến 2012”, Phần I Chính trị, Tác giả Akiko Takahara và Ryuji Hatori, Nhà xuất bản Đại học Tokyo – 2012, ISBN 978-4-13-023061. Tiếng Nhật: 日中関係史1972-2012、I政治。高原明生。隆二服部=編。東京大学出版会。Đây là công trình nghiên cứu nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – Trung của tập thể nhiều tác giả do Akita Tanaka và Ryuji Hatori chủ biên. Các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội.

Thứ hai là công trình nghiên cứu: cuốn sách “Intimate Rivals: Japanese Domestic Politics and a Rising China”(Đối thủ thân mật: Chính trị trong nước Nhật Bản và sự trỗi dậy của Trung Quốc). Tác giả: Sheila A. Smith, Nhà xuất bản: Columbia University Press, 2014. Trong cuốn sách này tác giả nhận định: Không có quốc gia cảm thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc sâu sắc hơn so với Nhật Bản. Đối với nhiều người, sự trỗi dậy của Trung Quốc có nghĩa là sự suy thoái của Nhật Bản, và Smith gợi ý rằng làm thế nào Nhật Bản có thể duy trì ảnh hưởng trong khu vực và toàn cầu như sự duy trì sự tự tin trong ngoại giao và an ninh thời hậu chiến.

Tiếp theo là một cuốn sách của nhiều tác giả nghiên cứu tiếng Anh: “Clash of National Identities: China, Japan, and the East China Sea Territorial Dispute” - ( Sự xung đột bản sắc dân tộc: Trung Quốc – Nhật bản và cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông). Tác giả Tatsushi Arai, Shihoko Goto và Zheng Wang, Nhà xuất bản Trung tâm Woodrow Wilson, Số 1300, Đại lộ Pennsylvania Washington, DC ISBN: 978-1-938027-24-6. Xuất bản năm 2012.

Đây là cuốn sách hay, gồm nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, trong đó phải kể đến bài nghiên cứu về triển vọng quan hệ hai nước: “Causes and Prospects for Sino-Japanese Tensions: A Political Analysis” - (Nguyên nhân và triển vọng cho căng thẳng Trung - Nhật: Một phân tích về mặt chính trị), của tác giả MING WAN (Giáo sư về nhà nước và chính trị tại trường Đại học George Mason). Ông đưa ra những lý do làm căng thẳng trong quan hệ Trung – Nhật trong đó lý do chính trị. Tiếp theo là công trình nghiên cứu: “Can Japanese Democracy Cope with China’s Rise?” – (Liệu nền dân chủ ở Nhật Bản có thể đương đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc?) của tác giả Shinju Fujihira, trong bài nghiên cứ này Shinju Fujihira hối thúc Nhật Bản không nổ súng trước khi phải đối đầu với Trung Quốc trên biển và tránh chính trị hóa lịch sử.

Bài nghiên cứu của tác giả Quansheng, “No War in the East China Sea”-(Không chiến tranh trên biển Hoa Đông), nhấn mạnh việc né tránh xung đột quân sự và phác thảo vai trò có thể có của Mỹ trong việc giải quyết tình hình hiện nay. Tác giả Akihiko Kimijima kêu gọi ASEAN thể hiện vai trò rõ ràng hơn trong công cuộc duy trì an ninh khu vực, đồng thời mong muốn Mỹ trở thành một phần trong cuộc đối thoại giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong bài “From Power Politics to Common Security: The Asia Pacific’s Roadmap to Peace” – (Từ nền chính trị quyền lực tới an ninh chung: Con đường dẫn châu Á – Thái Bình Dương tới Hòa Bình). Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của tác giả Junhua Wu bàn luận về động lực kinh tế đang thay đổi trong mối quan hệ song phương với bài: “Economics of the Territorial Disputes” – (Nguyên lý kinh tế về các tranh chấp lãnh thổ), trong khi tác giả Akio Takahara kêu gọi xây dựng một quỹ song phương để bảo đảm an ninh con người như một cách để tìm ra giải pháp trong bài “Đặt tranh chấp Senkaku vào trong chiếc hộp Pandora: Hướng tới một “năm 2013 đồng thuận”.

Trong nghiên cứu của mình, “Transforming the Territorial Dispute in the East China Sea: A Systems Approach”(Thay đổi tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông: Cách tiếp cận hệ thống), tác giả Tatsushi Arai mong muốn cách cư xử mang tính hòa giải hơn từ cả hai bên, bao gồm việc thiết lập đường dây nóng và các hoạt động hợp tác nhằm gìn giữ hòa bình. Còn với bài nghiên cứu “The Daioyu/Senkaku Dispute as an Identity-Based Conflict: Toward Sino-Japan Reconciliation” – (Tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku với tư cách là một xung đột dựa trên bản sắc: Hướng tới hòa giải Trung-Nhật), tác giả Arai và Wang cùng bàn thảo khả năng tạo lập một hội đồng chung nhằm bổ sung các cơ chế hiện có để khích lệ trao đổi song phương mạnh mẽ hơn.

Công trình nghiên cứu chuyên khảo của tác giả Mizutani Naoko “Giải phẫu sự chống đối Nhật Bản tại Trung Quốc” năm 2005. Đây là nghiên cứu được tác giả nhìn nhận qua lăng kính của chủ nghĩa dân tộc



1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu gián tiếp quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản từ sau chiến tranh Lạnh đến nay.

Liên quan đến Trung Quốc có công trình “Trung Quốc những chiến lược lớn” (2003) do Hồ An Cương thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh chủ biên. Trên cơ sở tư liệu phong phú và đa dạng, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, quốc phòng của Trung Quốc từ đầu thế kỉ XXI cho tới năm 2020 và xa hơn.

Về lĩnh vực đối ngoại của Trung Quốc, công trình “Ngoại giao Trung Quốc” (2012) của Trương Thanh Mẫn. Daniel Bursteir và Arne De Keijzer với “Trung Quốc con rồng lớn châu Á” (2008), Fareed Zakaria với “Thế giới hậu Mỹ” (2009). Theo các tác giả, có thể trong thế kỉ XXI, Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường chưa hề có trước đây trong lịch sử. Điểm chung của các công trình này là đưa ra những nhận xét đánh giá về sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động đến khu vực theo cả hai chiều nghịch và thuận.

1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu gián tiếp quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản từ sau chiến tranh Lạnh đến nay.

Tác giả Yamamoto Tsuyoshi với công trình nghiên cứu “Lịch sử ngoại giao Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai”, Nhà xuất bản Sanshyodo, Tokyo 1984; tác giả Watanabe Toshio với công trình nghiên cứu Chính sách ngoại giao của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhà xuất bản Yugaikaku, Tokyo 1985; tác giả Soeya Yoshihide “Ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc”, Nhà xuất bản Keio Gijyuku, Tokyo 1997; Tanaka Akihiro “Ngoại giao Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa”, Nhà xuất bản Chikuma, Tokyo 2001;

Công trình nghiên cứu “The International relations of Northeast Asia” – (Quan hệ quốc tế của khu vực Đông Bắc Ắ) của tác giả Samuel S. Kim (Rowman& Littlefield, 2004).

1.3. Một số đánh giá

Nhìn chung, tuy có khác nhau về quy mô công trình, phạm vi nghiên cứu, nhưng các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất ở những điểm sau:

Đưa ra những nhân tố trong nước và quốc tế tác động và quy định đến quan hệ giữa Trung - Nhật trên các lĩnh vực chính trị từ sau chiến tranh lạnh đến nay;

Phân tích mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong sự tương quan với kinh tế, đưa ra những kịch bản diễn biến của quan hệ chính trị - kinh tế trong tương lai.

Phân tích bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tác động tới mối quan hệ chính trị Trung - Nhật từ sau chiến tranh lạnh cho tới nay;

Phân tích những ảnh hưởng của các nước lớn, một số quốc gia trong khu vực tới mối quan hệ chính trị Trung - Nhật.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu về quan hệ Trung – Nhật, luận án sẽ tập chung nghiên cứu các vấn đề sau:

Luận án cần phân tích sâu và làm rõ hơn về một số vấn đề về lý luận, bên cạnh đó phải phân tích để làm rõ những nhân tố tác động và quy định đến xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI;

Phân tích những đặc trưng của mối quan hệ chính trị Trung - Nhật của giai đoạn sau chiến tranh lạnh tới nay;

Phân tích và dự báo xu hướng vận động của mối quan hệ này để từ đó rút ra được đâu là xu hướng phát triển chủ đạo của mối quan hệ này trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế;



Phân tích những tác động của xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật tới Việt Nam;

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ

CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm về “Quan hệ quốc tế” và “Quan hệ chính trị quốc tế”

 Quan hệ quốc tế (QHQT): là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Mọi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do.. Quan hệ quốc tế có thể bao gồm nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Quan hệ quốc tế: là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự.

Quan hệ chính trị quốc tế là quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia có chủ quyền trên lĩnh vực chính trị, mối quan hệ chính trị quốc tế vượt ra ngoài quan hệ chính trị bên trong quốc gia, trong môi trường chính trị quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi riêng mà mỗi quốc gia phải tuân thủ theo nó.

Quan hệ chính trị quốc tế là một bộ phận của Quan hệ quốc tế, với vai trò là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến vị thế quốc gia trong quan hệ quan hệ QHQT.

2.1.1.2. Xu hướng vận động quan hệ chính trị

Xu hướng: là nói đến vấn đề chung, khái quát nhất đang hình thành và sẽ là chiều hướng phát triển (hoặc tiêu vong) của sự vật hiện tượng.

Vận động: là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gianvũ trụ từ đơn giản đến phức tạp.

Xu hướng vận động quan hệ chính trị: chính là quá trình biến đổi, tác động qua lại trong một giai đoạn nhất định của quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Sự biến đổi này chịu sự tác động của các yếu tố bên trong (yếu tố chính trị), đồng thời phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội…) và sự biến đổi này đang định hình, phản ánh chiều hướng phát triển trong tương lai của quan hệ chính trị.

2.1.2. Một số quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế làm cơ sở phát triển quan hệ chính trị Trung - Nhật

2.1.2.1. Quan điểm Macxít

Xuất phát từ quan niệm về phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật các mối liên hệ đó luôn mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú.

2.1.2.2. Chủ nghĩa thể chế và chủ nghĩa khu vực mới

Theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa thể chế thì các nước, các quốc gia khác nhau tuy có tồn tại xung đột về mặt lợi ích nhưng vẫn có thể hợp tác với nhau, nhằm mục đích đạt được lợi ích tối đa có thể. Để đạt được mục tiêu này các nước cần tạo dựng và tìm kiếm cho mình các cơ chế hợp tác đa phương trong đó có quy định về các quy chế, nguyên tắc và lộ trình thực hiện các chính sách hợp tác.



Cùng với sự hình thành của Chủ nghĩa thể chế, vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 cũng nổi lên trường phái Chủ nghĩa khu vực mới trong quan hệ quốc tế.

Chủ nghĩa thể chế nhìn nhận ở góc độ nào đó nó nằm trong lòng chủ nghĩa khu vực, hợp tác khu vực không chỉ là hợp tác song phương mà còn là sự hợp tác đa phương của các thể chế chính trị, và quan hệ giữa các thể chế hay giữa thể chế nào đó với một hay nhiều quốc gia trong khu vực hoặc ngoài khu vực nó sẽ chi phối quan hệ trong một khu vực mới. Khu vực không tồn tại tách biệt giữa các chủ thể mà là quần thể của các mối quan hệ trên các phương diện xuyên biên giới quốc gia - cơ sở cho thúc đẩy quan hệ.



2.1.2.3. Chủ nghĩa hiện thực mới

Chủ nghĩa hiện thực mới, là một lý thuyết thống trị trong nghiên cứu về quan hệ quốc tế, từ khi ra đời cho đến nay có nhiều ý kiến ủng hộ hoặc phản đối khác nhau. Theo Chủ nghĩa hiện thực mới, các quốc gia phải tự đảm bảo an ninh cho mình bằng một hệ thống phòng thủ riêng.

2.2.2. Nhân tố nội tại hai nước

2.2.2.1. Vấn đề lịch sử, chủ quyền biển đảo

Vấn đề nhận thức về lịch sử là vấn đề chính trị tế nhị trong quan hệ Trung Nhật. Từ năm 2001, liên tục xảy ra sự kiện Nhật bất chấp sự thật lịch sử sửa đổi sách giáo khoa lịch sử, xuyên tạc lịch sử xâm lược Trung Quốc, cũng như Thủ tướng Nhật Koizumi nhiều lần đến viếng đền Yasukuni, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ Trung Nhật. Đây là một vấn đề gây tranh cãi ở hai nước trong nhiều năm nay, vì nó là cơ sở chính trị và tiền đề rất quan trọng cho sự phát triển mối quan hệ chính trị giữa hai nước.



Bênh cạnh vấn đề lịch sử, tranh chấp chủ quyền biển đảo là một vấn đề tồn tại từ lâu trong lịch sử và luôn trong tình trạng bùng phát bất kỳ lúc nào, ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ chính trị Trung - Nhật.

2.2.2.2. Chính sách đối ngoại của hai quốc gia

Các hoạt động ngoại giao chính trị nhằm thúc đẩy quan hệ chung giữa hai nước trải qua những bước thăng trầm và nó phụ thuộc nhiều vào chính sách ngoại giao của cả hai nước. Tuy nhiên trong kỷ nguyên toàn cầu hóa thì việc hội nhập kinh tế là không thể tránh khỏi giữa các nước, các tổ chức trên thế giới nên xu hướng hợp tác sẽ là tất yếu. Mặc dù còn tồn tại nhiều yếu tố làm cản trở đến quan hệ chính trị hai nước nhưng cả hai nước trong những năm trở lại đây đã có nhiều các hoạt động ngoại giao nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới.



2.2.2.3. Sự tiếp tục trỗi dậy trở thành cường quốc thế giới của Trung Quốc

Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc với những thành tựu đạt được trong kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh - quốc phòng đã và đang nổi lên như một “Siêu cường quốc” đứng số một thống trị thế giới.



2.2.2.4. Sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản

Có thể thấy rằng từ những thập niên đầu thế kỷ XXI, việc Nhật Bản điều chỉnh chính sách là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng tới quan hệ chính trị Trung - Nhật. Trước đây, Nhật Bản thường điều chỉnh mối quan hệ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế thì ngày nay trước thách thức với Nhật Bản từ phía Trung Quốc như: sự cạnh tranh chiến lược trong không gian phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương - một khu vực được coi là phát triển năng động nhất thế giới, là đầu tàu của sự tăng trưởng kinh tế thế giới; Nhật Bản đang chịu sức ép ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku; Trung Quốc đang thể hiện công khai và ngày càng mang tính chất cường quyền trong việc thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, chặn ngay lối ra thế giới của Nhật Bản, và những vấn đề bất ổn về an ninh trong khu vực thì buộc Nhật Bản phải có sự điều chỉnh chính sách một cách toàn diện, chủ yếu hướng tới việc ngăn chặn và kìm chế Trung Quốc, đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng điều này sẽ tác động rất lớn tới cặp quan hệ này.
Tiểu kết Chương 2

Quan hệ chính trị Trung - Nhật mối quan hệ có lịch sử lâu dài, đồng thời là mối quan hệ chủ đạo nội vùng Đông Á có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn khu vực. Sự tồn tại, vận động của cặp quan hệ này có cơ sở lịch sử, thực tiễn và được điều chỉnh không chỉ bởi nhu cầu phát triển của bản thân Trung Quốc hay Nhật Bản, mà còn bởi xu thế phát triển chung của khu vực và quốc tế.
Chương 3

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT NHỮNG THẬP NIÊN

ĐẦU THẾ KỶ XXI

3.1. Khái quát quan hệ chính trị Trung - Nhật giai đoạn từ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỷ XX

3.1.1. Khái quát quan hệ chính trị Trung - Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến kết thúc chiến tranh lạnh

Đến đầu những năm 1990 khi cuộc chiến tranh lạnh đi vào hồi kết, thế giới mở ra một trang mới - kỷ nguyên toàn cầu hóa đòi hỏi các nước trên thế giới nói chung, Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng phải tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực. Cho dù vẫn sảy ra những va chạm về vấn đề về lịch sử hoặc ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Trung…nhưng quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc vẫn phát triển nhanh chóng và toàn diện.

3.1.2. Khái quát quan hệ chính trị Trung - Nhật từ sau chiến tranh lạnh đến cuối thế kỷ XX

Từ sau kết thúc chiến tranh lạnh đến hết thế kỷ XX, do tình hình quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động, nên tắc động đến không nhỏ đến điều chỉnh chính sách của mỗi nước, những điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến quan hệ chính trị Trung Quốc - Nhật Bản. Mặc dù giai đoạn này cũng như giai đoạn trước quan hệ hai quốc gia này có nhiều va chạm mang tính chất khác nhau, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạnh về chính trị, đề phòng hay nghi kỵ lẫn nhau, nhưng vượt lên trên hết vì lợi ích của mỗi quốc gia nên có thể thấy cả Nhật Bản và Trung Quốc đều cần đến nhau bằng cách cố gắng dàn xếp các bất đồng trên cơ sở hợp tác kinh tế để thúc đẩy các quan hệ chính trị ấm lên.

3.2. Thực trạng quan hệ chính trị Trung - Nhật những năm đầu thế kỷ XXI

3.2.1. Sự chuyển động Quan hệ chính trị Trung - Nhật bởi nhân tố Mỹ

Trong quan hệ chính trị Trung - Nhật, sự tác động của nhân tố Mỹ là rất quan trọng bởi hiện nay Mỹ vẫn là một cường quốc lớn. Với Trung Quốc mặc dù Mỹ hoan nghênh sự phát triển cuả Trung Quốc và mong muốn có một quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc để cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề song trùng thì bên cạnh đó nổi bật nhất trong quan hệ với Trung Quốc là Mỹ vẫn muốn tìm cách để kìm chế Trung Quốc và Nhật Bản chính là đồng minh chiến lược với Mỹ. Còn với Nhật Bản thì một mặt Mỹ luôn ủng hộ Nhật Bản đóng vai trò lớn trong khu vực Châu Á bởi trong chiến lược của Mỹ ở khu vực Châu Á thì Nhật Bản làm hạt nhân và là điểm tựa của Mỹ trong việc kìm chế các thế lực cạnh tranh ở khu vực, mặt khác Mỹ luôn muốn khống chế Nhật Bản phát triển trong một giới hạn nhất định và trong vòng lợi ích chung với Mỹ đảm bảo cho sự chi phối của Mỹ đối với Nhật Bản và ở khu vực Châu Á. Chính vì thế quan hệ Nhật - Trung “nóng” hay “lạnh” cũng bị chi phối rất lớn của yếu tố Mỹ, kể cả trong sự phát triển riêng của cả hai nước cũng bị chi phối rất lớn của Mỹ.

3.2.2. Quan hệ chính trị Trung - Nhật qua nhận thức các vấn đề lịch sử

Vấn đề lịch sử là vấn đề rất quan trọng trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đây cũng chính là cản trở quyết định đến xu hướng trong quan hệ chính trị của hai nước này.

3.2.3. Quan hệ chính trị Trung - Nhật trên vấn đề chủ quyền, lãnh thổ

Quan hệ chính trị Trung - Nhật luôn căng thẳng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản trong suốt những đầu những năm của thế kỷ XXI cho đến nay.

3.2.4. Quan hệ chính trị Trung - Nhật qua vấn đề Đài Loan

Vấn đề Đài Loan là một trong những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung - Nhật. Tuy nhiên bản thân Trung Quốc cũng như Nhật Bản trong ứng xử vấn đề Đài Loan những năm vừa qua luôn được giữ trong giới hạn, không làm ảnh hưởng đại cục, không tác động xấu đến cơ hội phát triển của bản thân hai quốc gia. Gần đây có sự ấm lên trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan cũng làm cho vấn đề Đài Loan hạ nhiệt trong quan hệ Trung - Nhật.

3.2.5. Quan hệ chính trị Trung - Nhật trong việc xử lý quan hệ với các tổ chức khu vực

Bên cạnh ứng xử với hoạt động của các thể chế khu vực đã buộc Trung Quốc và Nhật Bản cùng phải điều chỉnh quan hệ. Sự tham gia vào các tổ chức khu vực là điều kiện để cải thiện quan hệ giữa hai nước lớn trong khu vực. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng, việc tham gia và tranh thủ các quốc gia trong vùng cũng như các thể chế khu vực đã đẩy Trung Quốc và Nhật Bản phải chạy đua và cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt hơn. Điều đáng chú ý là sự cạnh trạnh này mặc dù quyết liệt, song lại phải tuân thủ luật chơi của các thể chế khu vực. Do vậy, có thể nói đây chính là cơ sở cho sự mềm hóa trong ứng xử Trung - Nhật trên các vấn đề, trong đó có vấn đề chính trị.

3.3. Đánh giá xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI

3.3.1. Lạnh về chính trị, nóng về kinh tế

3.3.2. Sự đan xen quan hệ đối tác - đối thủ chiến lược

3.3.3. Xu hướng kết hợp quan hệ song phương và đa phương

Tiểu kết Chương 3

Nhìn chung, quan hệ chính trị Trung - Nhật trong bối cảnh sau chiến lạnh, cũng là bối cảnh thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển đã có biểu hiện năng động hơn theo xu hướng “ấm dần”, cho dù trong hơn hai thập kỷ qua không phải lúc nào cũng “êm chèo mát mái”. Những vấn đề của lịch sử luôn và sẽ còn là những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ chính trị giữa hai quốc gia. Tuy nhiên cũng thấy rằng vì lợi ích phát triển chung, Trung Quốc và Nhật Bản đã có điều chỉnh mềm hóa vấn đề lịch sử.

Vấn đề chủ quyền hải đảo xem ra đang và sẽ trở thành vấn đề trọng tâm trong quan hệ song phương, cũng như vấn đề nổi cộm trong khu vực gắn liền với nhu cầu phát triển của các bên. Chắc chắn đây sẽ là nội dung phức tạp và nhạy cảm và diễn biến khó lường trong thời gian tới của quan hệ chính trị Trung - Nhật. Song cũng đáng chú ý, cho dù là lập trường các bên còn khác biệt, nhưng xu thế gác tranh chấp cùng khai thác mở ra cơ hội giảm bớt căng thẳng trong khu vực cho đến khi tìm ra được cơ chế mới.

Xuất phát từ lợi ích quốc gia, trước xu thế chung của hội nhập và phát triển, bản thân hai quốc gia đã chủ động xúc tiến thúc đẩy quan hệ. Việc gia tăng các chuyến viếng thăm cấp cao, việc điều chỉnh quan điểm trong quan hệ hợp tác song phương hay đa phương với các thể chế khu vực, thực tế đã làm xích gần hơn mối quan hệ chính trị Trung - Nhật. Nếu trước chiến tranh lạnh là quan hệ đối đầu thì trong bối cảnh toàn cầu hóa đã chuyển thành đối tác và đối thủ chiếu lược, hợp tác và cạnh tranh rộng mở và quyết liệt hơn.

Chương 4

TRIỂN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUNG - NHẬT TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Nhận định các yếu tố sẽ tác động đến xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thời gian tới

4.1.1. Yếu tố Mỹ

4.1.2. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ xoay quanh việc tranh chấp chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề nóng trong quan hệ chính trị Trung - Nhật, đã nhiều năm nay. Trong mối quan hệ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ giữa hai quốc gia này không phải lúc nào cũng rơi vào trạng thái căng thẳng nhất.

4.4. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

4.4.1. Những giải pháp đối sách

4.4.2. Một số khuyến nghị trong định hướng chính sách đối với Việt Nam

- Định hướng chính sách trong hợp tác với Trung Quốc:

- Định hướng chính sách trong hợp tác với Nhật Bản:

Tiểu kết chương 4

Quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thời gian tới dưới của bối cảnh tình hình, chính trị, an ninh trong khu vực Châu Á sẽ có nhiều thay đổi, mặc dù mối quan hệ này có những bước được cải thiện song cũng chưa thể có sự hội nhập sâu rộng về chính trị giữa hai nước. Hợp tác gia tăng đi liền cạnh tranh quyết liệt trên tất cả phương diện là đặc điểm của quan hệ Trung - Nhật. Điều này chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến khu vực và Việt Nam trên cả bình diện thời cơ và khó khăn cũng như thách thức.
KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” tác giả có những kết luận chủ yếu sau:



1. Cơ sở để hình thành nên xu hướng vận động mối quan hệ chính trị Trung- Nhật bao gồm có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, trong đó:

Quan hệ chính trị quốc tế là quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia có chủ quyền trên lĩnh vực chính trị, mối quan hệ chính trị quốc tế vượt ra ngoài quan hệ chính trị bên trong quốc gia, trong môi trường chính trị quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi riêng mà mỗi quốc gia phải tuân thủ theo nó. Quan hệ chính trị quốc tế gây ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực mà nền tảng là chính sách đối ngoại từng quốc gia gắn với lợi ích, chủ quyền của các quốc gia đó. 

Quan hệ chính trị quốc tế là một bộ phận của Quan hệ quốc tế, với vai trò là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến vị thế quốc gia trong quan hệ quan hệ QHQT. Quan hệ chính trị giữa các quốc gia sẽ tạo nên cơ chế ràng buộc bởi các cơ chế, sẽ tạo thế cân trong cán cân chính trị, tạo ra được môi trường ổn định để phát triển.

Xu hướng vận động quan hệ chính trị: chính là quá trình biến đổi, tác động qua lại trong một giai đoạn nhất định của quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Sự biến đổi này chịu sự tác động của các yếu tố bên trong (yếu tố chính trị), đồng thời phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội…) và sự biến đổi này đang định hình, phản ánh chiều hướng phát triển trong tương lai của quan hệ chính trị.

Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật bị tác động của hai hai nhân chính: nhân tố quốc tế và nhân tố nội tại hai nước. Với nhân tố quốc tế, mối quan hệ này chịu tác động bởi hai nhân tố chính: Toàn cầu hóa kinh tế và chiến lược xoay trục của Mỹ về Châu Á; Nhân tố trong nước, mối quan hệ này chịu sự tác động của các yếu tố: Vấn đề lịch sử, chủ quyền biển đảo, Chính sách đối ngoại của hai quốc gia; Sự tiếp tục trỗi dậy trở thành cường quốc thế giới của Trung Quốc; Sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản. Trong đó vấn đề nội tại giữa hai nước cho đến nay vẫn là chủ đạo, chi phối và tác động tới mối quan hệ chính trị của hai quốc gia này.

2. Mối quan hệ chính trị Trung - Nhật được hình thành từ nhiều giai đoạn lịch sử, trải qua các bước thăng trầm, Từ sau chiến tranh lạnh, mối quan hệ này có nhiều diễn biến mới, được đánh giá khái quát thành hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Thực trạng quan hệ chính trị Trung - Nhật từ sau chiến tranh lạnh đến cuối thế kỷ XX. Khi mà đến đầu những năm 1990 cuộc chiến tranh Lạnh đi vào hồi kết, thế giới mở ra một trang mới - kỷ nguyên toàn cầu hóa đòi hỏi các nước trên thế giới nói chung, Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng phải tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực. Với Nhật Bản, là cường quốc đứng thứ hai về kinh tế thế giới và đứng đầu khu vực vẫn cần đến thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng về kinh tế và có tiếng nói ủng hộ Nhật Bản trên con đường tìm kiếm vị trí trên trường chính trị thế giới. Với Trung Quốc, cũng cần đến sự hợp tác giúp đỡ về kinh tế, khoa học kỹ thuật để thực hiện ước mơ của mình. Mặc dù hai quốc gia này vẫn sảy ra những va chạm về vấn đề về lịch sử hoặc ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Trung…dẫn đến quan hệ chính trị hai bên lạnh nhạt, nhưng nhanh chóng được giải quyết bởi những nhu cầu lợi ích về mặt kinh tế của cả hai bên.

Giai đoạn thứ hai: Thực trạng quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI. Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, với sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, vượt quan Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, và đứng đầu khu vực sau Mỹ. Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế để phục vụ cho phát triển quân sự, gia tăng tranh chấp chủ quyền với các quốc gia trong khu vực trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, đặc biệt trong tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc càng ngày cảng tỏ ra cứng dắn và cương quyết để khẳng định chủ quyền của mình. Gây mất ổn định, an ninh trong khu vực và các nước cũng lo ngại Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để độc chiếm Châu Á. Trước nguy cơ đó đã khiến Mỹ phải thực hiện chính sách xoay trục về Châu Á, tái khẳng định vị thế lãnh đạo thế giới của mình, cần bằng quyền lực và kìm chế Trung Quốc ở khu vực này, Nhật Bản cũng phải thay đổi chính sách để ứng phó với Trung Quốc, trong đó phải kể đến việc chạy đua với Trung Quốc về sức mạnh quân sự và cũng thể hiện thái độ kiên quyết, cứng dắn của mình với Trung Quốc. Tuy nhiên thế kỷ XXI, khu vực Châu Á được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, xu hướng cần có môi trường ổn định để các quốc gia có điều kiện hợp tác phát triển, là thời cơ thuận lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản khẳng định ảnh hưởng của mình trong các quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Nhiều quốc gia trong khu vực đang vươn lên mạnh mẽ, vai trò của các tổ chức trong khu vực được khẳng định, là môi trường thuận lợi để các quốc gia có thể hợp tác cùng phát triển. Nhật Bản và Trung Quốc cũng muốn khẳng định vị thế và ảnh hưởng của mình trong khu vực, dẫn đến một cuộc cạnh tranh mới giữa hai nước trên mọi phương diện, trong đó có cạnh tranh ảnh hưởng chính trị. Chính vì thế cho dù căng thẳng chính trị, thậm chí có lúc đóng băng trong quan hệ hai nước nhưng cũng sẽ được nước gác lại để cùng nhau giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

Đánh giá về quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI có những xu hướng vận động sau: Lạnh về chính trị, nóng về kinh tế; Sự đan xen quan hệ đối tác - đối thủ chiến lược và Xu hướng kết hợp quan hệ song phương và đa phương.

3. Trước những xu hướng trong quan hệ chính trị Trung - Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI, đã mở ra những triển vọng cũng như tác động của mối quan hệ này tới khu vực và tới Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, nhận định các yếu tố: yếu tố Mỹ, yếu tố về tranh chấp lãnh thổ, nhận thức giữa nhân dân hai nước trong vấn đề lịch sử và ứng xử trong vấn đề lịch sử của những nhà cầm quyền, sự trỗi dậy của Trung Quốc và điều chỉnh chính sách của Nhật Bản, sẽ là những yếu tố cơ bản tác động đến xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung - Nhật trong thời gian tới từ đó dự báo mối quan hệ này trong thời gian tới sẽ có những thăng trầm. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, với những thực trạng mối quan hệ chính trị Trung - Nhật đang diễn biến như hiện nay là cơ sở để đưa ra dự báo trong thời gian tới cho mối quan hệ chính trị Trung - Nhật sẽ có sự vận động theo xu hướng chủ đạo sau: thứ nhất là Nguy cơ gia tăng đối đầu trong quan hệ chính trị giữa hai nước; thứ hai là Mở rộng hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ hai nước; thứ ba là Tiếp tục nóng về kinh tế, ấm dần về chính trị.

Đánh giá chung trong xu hướng cơ bản trên thì xu hướng vận đông quan hệ chính trị Trung - Nhật nóng về kinh tế, ấm dần về chính trị là xu hướng chủ đạo và hiện thực hơn cả bởi hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới không những có lợi cho mỗi quốc gia trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản và còn là điều kiện cần thiết cho sự vươn lên, củng cố địa vị của mình trong khu vực và trên thế giới của cả hai nước.

Đánh giá tác động của mối quan hệ Trung - Nhật đến khu vực và Việt Nam có cả những thuận lợi và khó khăn, song điều quan trọng là chúng ta cần phải tận dụng triệt để những cơ hội từ mối quan hệ này mang lại cho khu vực nói chung và với Việt Nam nói riêng. Chính từ những thuận lợi và khó khăn này, chúng ta cần có đối sách hợp lý, tạo điều kiện tranh thủ ngoại lực phát triển nền kinh tế nước nhà.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phạm Thị Thanh Bình, Trần Thùy Dương (2011), “kích cầu động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc 9(121), tr.21-28.

2. Pham Thị Thanh Bình, Trần Thùy Dương (2013), “Chính sách phát triển khoa học công nghệ Đài Loan”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam 4(65), tr.26-32.

3. Trần Thùy Dương (2017), “Quan hệ chính trị Trung – Nhật những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (2). (Giấy chứng nhận của Tạp chí)





Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 160.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương