Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Sự thật thường xuyên bị chèn ép, hầu như lúc nào cũng đội một chiếc mão gai



tải về 437.96 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích437.96 Kb.
#32519
  1   2   3   4   5

Lòng Chúa Thương Xót – 08/2015




Địa chỉ  : 289 Hai Bà Trưng, P8, Q3, TPHCM

Email  : longthuongxotgp@yahoo.com

Website : longchuathuongxot.vn

ĐT: 38.290.093

oval 4



Sự thật thường xuyên bị chèn ép, hầu như lúc nào cũng đội một chiếc mão gai

(NK 1482)

(NK 6(Lưu hành nội bộ)



LÁ THƯ LINH HƯỚNG

Lm. JB. Võ Văn Ánh

I) Lòng Thương Xót của Chúa Cha được diễn tả rõ nét nhất trong Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Thiên Chúa yêu thương con người đến nỗi thí mạng sống mình cho con người. Thiên Chúa yêu thương con người đến độ không còn giữ lại một chút gì, kể cả những giọt máu, giọt nước cuối cùng Người cũng đổ ra hết vì quá thương xót con người. Trong khi cận kề với cái chết, Chúa Giêsu vẫn còn thực hiện Lòng Thương Xót, qua việc Ngài xin Chúa Cha: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” và chính Chúa Giêsu đã thực hiện Lòng Thương Xót là tha thứ cho tên trộm biết ăn năn hối cải và cho anh ta được vào thiên đàng với Ngài.

II) KHÁM PHÁ LÒNG THƯƠNG XÓT

Khi đọc lại Thông Điệp về Lòng Chúa Thương Xót của Thánh nữ Fautina, nhiều người thấy được hai điểm chính yếu của Lòng Thương Xót mà Chúa Giêsu đã giải thích từ bức ảnh để phổ biến về Lòng Chúa Thương Xót: Hai luồng tia sáng chỉ Nước và Máu đã vọt chảy từ cạnh sườn Lòng Thương Xót của Ta, lúc mà trái tim Ta bị lưỡi đòng đâm thấu trên Thập giá. Những tia trắng biểu hiệu Nước Công Chính, thánh hóa các linh hồn. Những tia đỏ biểu hiệu Máu ban Sự Sống cho các linh hồn, bênh vực, che chở các linh hồn trước toà phán công thẳng của Thiên Chúa. Phúc cho kẻ được sống dưới sự che chở của sự sống ấy vì họ sẽ phải lo sợ trước cơn thịnh nộ của Thiên Chúa” (TĐLTX 299). 

Như vậy, Máu và Nước từ trái tim Chúa Giêsu chính là thể hiện của Lòng Chúa Thương Xót. Máu là Sự Sống. Nước là sự Thánh Hóa Chúa dành cho các linh hồn.

Hai đặc tính này cũng chính là hai thuật ngữ để chỉ về Lòng Chúa Thương Xót trong Cựu ước. Máu là sự trung thành của Thiên Chúa, luôn luôn muốn con người được sống. Nước là tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện qua sự dịu dàng, kiên nhẫn, thông cảm và tha thứ cho con người. 



III) ĐÓN NHẬN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT:

1. Đón nhận Sự Sống của Chúa 

Chúa Giêsu đã mạc khải cho Thánh nữ Faustina: Niềm vui lớn lao của Ta là được kết hợp với các linh hồn, khi họ rước lễ. Ta đến với tâm hồn họ. Bàn tay Ta đầy ân sủng muốn ban cho họ” (TĐLTX 1385). Vì vậy để đón nhận Lòng Chúa Thương Xót, mỗi người hãy biết đón nhận sự sống Chúa ban nơi Bí tích Thánh Thể. 



2. Đón nhận ơn tha thứ

Chúa đã nói với Thánh nữ Faustina: Khi con đi xưng tội, Nước từ mạch xót thương tuôn ra từ Trái Tim Ta trào xuống cho các linh hồn” (TĐLTX 1602). Như vậy để đón nhận Lòng Chúa Thương Xót hãy chạy đến với Bí tích Giải tội. 



IV) THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT 

1. Chúng ta đã đón nhận sự sống của Chúa, chúng ta phải trao ban sự sống cho người khác bằng việc cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, lo nhà ở cho kẻ không nhà…

2. Chúng ta nhận ơn tha thứ vô vàn của Chúa, chúng ta phải tha thứ mãi cho anh em mình. Sự tha thứ không chỉ là bỏ qua những xúc phạm của người khác, mà còn phải trả lại cho họ hình ảnh thuở ban đầu như người cha nhân hậu đối với đứa con đi hoang.

V) KẾT LUẬN

Các Tông đồ và các môn đệ của Chúa Giêsu đã hiểu biết và thực hành Lòng Thương Xót như Chúa Giêsu là không bao giờ ngưng. Lòng Thương Xót rất cần cho mọi thời vì người nghèo cần được yêu thương và giúp đỡ, vẫn còn rất nhiều người nghèo bị bỏ rơi, bị lãng quên.







CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

THEO CHÚA, NHƯNG VÌ ĐỘNG LỰC NÀO?

Đoạn Tin Mừng diễn ra trong bối cảnh Đức Giêsu đi đâu, dân chúng cũng đông đảo ùa theo đến đó. Nhưng tại sao dân chúng ùa theo Ngài như thế? Thưa vì lợi lộc vật chất:

. Chúa đã chữa nhiều bệnh tật: mù, què, câm, điếc, cả kẻ chết Ngài cũng làm cho sống lại được.

. Ngài lại vừa mới làm cho họ có bánh ăn: hàng mấy ngàn người đi theo Ngài, Ngài chỉ dùng có 5 chiếc bánh và 2 con cá mà biến ra cho đủ lương thực cho họ ăn no nê thừa thải.

Con người ta là thế đấy: Hễ thấy có lợi lộc vật chất thì chạy theo, khi không có lợi thì bỏ đi. Ngay trong việc theo đạo cũng vậy, chúng ta cũng theo đạo, nhưng thử hỏi vì động lực nào? Chắc hẳn không ai trong chúng ta quá tệ, theo đạo chỉ vì những lợi lộc vật chất đâu. Tuy nhiên, trong cuộc đời sống đạo của chúng ta, có lẽ nhiều lần chúng ta bị yếu tố vật chất tác động mạnh mẽ: nghĩa là khi sung túc thì sốt sắng, còn khi túng thiếu thì nguội lạnh. Biết bao lần khi lâm cảnh túng thiếu, chúng ta không muốn dự lễ, không muốn cầu nguyện nữa, và thậm chí không muốn tin có Chúa nữa.

Chính vì thế, Đức Giêsu khuyến cáo chúng ta "Các ngươi đừng chỉ tìm những của ăn hay hư nát, nhưng hãy tìm những của ăn tinh thần không bao giờ hư nát". Những của ăn tinh thần ấy là gì?

. Là một cuộc sống lương thiện: Người ta thì bần cùng sinh đạo tặc, nhưng kẻ theo Chúa thật thì dù nghèo cũng vẫn thanh cao, công bình.

. Là một cuộc sống bác ái: Người ta thì có phú quý mới sinh lễ nghĩa, còn nghèo túng thì lục đục với nhau. Nhưng kẻ theo Chúa thật, dù nghèo túng cũng biết thương yêu chia sớt cho nhau.

. Là một quan niệm sống đầy đủ: Không chỉ lo cho thân xác mà còn lo cho phần hồn nữa.

Có câu chuyện truyền giáo của một vị linh mục như sau: Vì Cha nghèo, không có tiền nhiều để làm mồi câu những người tòng giáo (mà dù có, Cha cũng không muốn truyền giáo theo kiểu đó). Cha chỉ đem tinh thần bác ái của Tin Mừng ra để sống với người khác: Cha thăm viếng những người bệnh, Cha cư xử với những người khác tín ngưỡng như những người bạn, Cha nuôi những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Một hôm, đứa con trai duy nhất của một ông điền chủ bị bệnh nặng. Nhờ có hiểu biết chút ít về Tây Y, Cha đã cứu cho nó sống. Ông điền chủ chiều hôm ấy tìm đến Cha, xin theo đạo. Nhưng Cha thẳng thắn từ chối vì thừa hiểu rằng ông ta chưa có niềm tin. Cha chỉ giữ liên hệ láng giềng tốt với ông ta thôi. Phần ông ta càng ngày càng có cảm tình với Cha. Sau 30 năm truyền giáo như thế, vị Linh mục nghèo tiền nhưng giàu lòng bác ái ấy đã có được số giáo dân khoảng 500 người, nhưng đều là những giáo dân có niềm tin vững chắc. Một ngày trước khi Cha giã từ họ đạo để về hưu, Cha nhận được một niềm vui to lớn: ông nhà giàu kia lại xin theo đạo, và lần này vì một lý do rất vững chắc, ông nói: Thưa Cha, cách đây 30 năm, tôi xin theo đạo để trả ơn Cha đã cứu sống con trai tôi, khi đó Cha không nhận vì thấy tôi chưa có niềm tin. Hôm nay, 30 năm sau tôi lại xin theo đạo, lần này không phải để trả ơn Cha, mà vì tôi thấy tôi cần có đạo. Cuộc sống của Cha trong 30 năm đã giúp tôi thấy đạo rất là đẹp, rất là tốt và rất là cần cho con người. Vậy lần này tôi mong Cha đừng từ chối nữa. Dĩ nhiên là Vị Linh mục già ấy nhận lời. Buổi lễ tiễn biệt được trở thành lễ Rửa tội thật là cảm động.

Xin Chúa giúp chúng ta theo đạo vì lý do vững chắc như ông điền chủ ấy, và biết sống đạo như vị Linh mục. Chúng ta hãy ghi nhớ Lời Chúa "Các người đừng chỉ tìm của ăn vật chất hay hư nát, nhưng hãy tìm của ăn tinh thần không hư nát bao giờ"; cũng đừng bao giờ vì khó khăn vật chất mà bỏ Chúa: "Bỏ Ngài con biết theo ai vì Ngài có Lời ban sự sống".


CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN, NĂM B


Hai ý tưởng then chốt của bài Tin Mừng này là "đến với" và "tin vào" Chúa:

Việc "tin vào" Đức Giêsu, thể hiện bằng việc "đến với" Ngài là kết quả của sự hợp tác của hai phía:

- Phía Thiên Chúa: Thiên Chúa ban ơn "lôi kéo" con người tin vào Đức Giêsu và đến với Ngài: "Không ai đến được với Ta nếu Cha Ta là Đấng sai Ta không lôi kéo kẻ ấy" (câu 44). Thực ra, Thiên Chúa luôn muốn "lôi kéo" con người đến với Đức Giêsu để con người được sống. Nhưng con người ít ra phải ngoan ngoãn để cho Thiên Chúa lôi kéo. Nhiều người Do Thái đã không ngoan ngoãn như vậy nên đã không đến được với Đức Giêsu.

- Phía con người: phải "nghe lời giáo huấn" của Thiên Chúa: "Ai nghe lời giáo huấn của Cha thì đến với Ta" (câu 45). Mà Thiên Chúa thì luôn giáo huấn con người: "Trong sách các ngôn sứ có chép rằng mọi người sẽ được Thiên Chúa giáo huấn" (câu 45). Câu nói này ngầm trích dẫn Is 54, 13. Mà đại ý chương 54 sách Isaia là kinh nghiệm của dân Israel vào cuối thời lưu đày: họ đã thấy rằng Thiên Chúa luôn quyến luyến con người như một người chồng quyến luyến vợ. Đó chính là giáo huấn mà Thiên Chúa đã ban cho Israel qua dòng lịch sử. Như thế, "nghe lời giáo huấn của Thiên Chúa" nghĩa là ý thức rằng Thiên Chúa luôn yêu thương mình.

Tóm lại, việc "tin vào" Đức Giêsu và "đến với" Ngài là điều Thiên Chúa yêu thương luôn tạo điều kiện để con người thực hiện được dễ dàng. Chỉ cần ngoan ngoãn phó thác vào tình thương Thiên Chúa thì con người có thể làm được.

Trường sinh bất tử là ước mơ ngàn đời của con người. Cứ mỗi lần một người thân giã từ cõi thế, thì ước mơ được sống mãi lại càng dày vò con người dữ dội hơn. Nên không lạ gì khi Đức Giêsu nói về cuộc sống trường sinh thì mọi người tuôn đến như đi tìm kho báu.

Nhưng mầu nhiệm về "Sự sống đời đời" lại rất xa tầm trí mọn của đám dân chúng. Đức Giêsu không giúp họ thoát khỏi cái chết của thân xác, vì chính Người cũng vui lòng chết như mọi người. Nhưng Người cứu họ thoát khỏi cái chết của linh hồn: cái chết vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa và hoàn toàn ly biệt với tha nhân, cái chết đi vào trầm luân muôn kiếp, cái chết dẫn đến cõi tiêu diệt muôn đời.

Cuộc sống vĩnh cửu ấy, hôm nay Đức Giêsu đã mạc khải: "Ta là Bánh ban Sự Sống… Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời" (Ga 6, 47). Vậy bí quyết trường sinh mà Tần Thủy Hoàng khó nhọc đi tìm kiếm tận các đảo thần tiên, lúc nào cũng hiện diện trước mặt chúng ta, trong mọi thánh đường Công giáo. Chính là Đức Giêsu nguồn mạch trường sinh.

Người đang hiện diện với chúng ta bằng thần trí Người: "Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ" (Mt 18, 20).

Người còn hiện diện với chúng ta qua Lời Chúa. Lời mà Người nói cách đây 2000 năm cũng chính là Lời Người đang nói với chúng ta trong Tin mừng.

Người hiện diện với chúng ta qua các linh mục trong lúc giảng dạy và trong khi cử hành các Bí tích: "Ai nghe các con là nghe Ta" (Lc 10, 16).

Đặc biệt Người hiện diện thực sự với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể: "Ta là bánh hằng sống… Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời" (Ga 6, 52).

Như vậy, "Sự sống đời đời"  không phải là chuyện viễn vông xa vời, nhưng là một thực tại đang triển nở trong đời sống người tín hữu. Mỗi thánh lễ là một bàn tiệc nuôi dưỡng linh hồn đưa ta về chốn trường sinh.

Lạy Đức Giêsu, như Tấm Bánh Thánh xin cho tâm hồn chúng con nên trong trắng, cố xa tránh những ô uế cho dù nhỏ mọn để luôn xứng đáng với Chúa.

Xin cho tâm hồn chúng con nên khiêm hạ nhỏ bé, nhưng luôn bày tỏ một tình yêu lớn lao.

Và cho tâm hồn chúng con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu").




CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN, NĂM B

TẤM BÁNH: Trong cuộc hành trình tìm về quê trời, người tín hữu Kitô còn phải tìm kiếm một điều gì khác hơn là công việc, tiền của, danh vọng và chức quyền. Chúng ta luôn được nhắc nhở : "Sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian" (x.Ga 15, 19). Đừng gắn bó với của cải chóng qua nhưng hãy tìm kiếm những giá trị trường tồn. Đó chính là Đức Giêsu Kitô. Tấm bánh được trao ban cho nhân loại: "Bánh Ta sẽ ban, chính là Thịt Ta, để cho thế gian được sống" (Ga 6, 51).

Tấm Bánh ấy không chỉ là bí tích Thánh Thể mà còn là Tấm Bánh Lời Chúa. Hiến chế về Phụng vụ quả quyết: "Chúa Kitô hiện diện trong Lời của Người, vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo hội" (Pv 7). Đức Giêsu vẫn trao cho ta sức sống của Người chính là Tấm Bánh Lời Chúa: "Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4, 4).

Hiến chế Tín lý Mạc khải số 21 viết: "Giáo hội luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng vụ Thánh, Giáo hội không ngừng lấy Bánh ban Sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu".

Mỗi thánh lễ là một bữa tiệc. Chúng ta được mời đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa, trước khi cử hành bàn tiệc Thánh Thể. Cả hai đều là lương thực cần thiết cho cuộc sống đời đời.

Mọi tín hữu đều biết ích lợi vô song của Bí tích Thánh thể, nhưng lại dễ dàng bỏ qua việc rước lễ, chưa kể là thiếu chuẩn bị, thiếu sốt sắng và thiếu thân tình.

Mọi tín hữu đều biết Lời Chúa là cần thiết, nhưng lại ít quan tâm suy niệm và sống Lời Chúa.

Mahatma Gandhi, vị thánh của dân tộc Ấn Độ có nói: "Tôi sẵn sàng trở thành một Kitô hữu, nếu tôi thấy những người Kitô hữu thực thi Tám mối phúc thật".

CHỖ TRONG BÀN TIỆC: Một thương gia giàu có kia sống chung với con trai và con dâu mình. Người con trai rất thương người nghèo, hay làm việc thiện nguyện trong những tổ chức giúp đỡ người nghèo, và cũng thường bố thí cho người nghèo. Ít lâu sau vợ chồng người con trai sinh được đứa con đầu lòng. Ông thương gia rất mừng và định tổ chức một bữa tiệc mừng rất lớn.

Người con hỏi người cha: "Cha định sắp xếp chỗ ngồi cho khách thế nào? Có phải là để những người giàu ngồi những bàn trên còn những người nghèo ngồi những bàn gần cửa không?" Người Cha xác nhận đúng như thế. Người con mới xin: "Vì đây là bữa tiệc mừng đứa con của con, nên xin Cha hãy chìu ý con mà đảo ngược lại, nghĩa là hãy đề những người nghèo ngồi bàn trên và những người giàu ngồi bàn dưới". Người Cha đáp: "Con ơi, khó mà thay đổi thế giới được. Này nhé con hãy suy nghĩ thử xem: Những người nghèo đến dự tiệc là để ăn, còn những người giàu đến đây không phải để ăn mà để được vinh dự. Vậy nếu ta xếp những người nghèo ở bàn trên thì họ phải cố gắng giữ tư thế cho đàng hoàng, không dám ăn uống tự nhiên, cho nên dù có ăn họ cũng ăn không ngon. Thà để họ ngồi các bàn dưới thì họ sẽ thoải mái hơn và muốn ăn uống thế nào và bao nhiêu tuỳ thích. Còn những người giàu đến đây thực ra không cần ăn, vì họ đã ăn uống đầy đủ ở nhà rồi. Xếp họ ngồi các bàn dưới thì họ sẽ buồn; cho nên xếp họ ngồi bàn trên thì hợp ý họ hơn".

Nghe người cha giải thích như vậy, người con thấy hợp lý và không nài nỉ nữa.

Câu chuyện trên không có ý dạy ta coi trọng người giàu và coi nhẹ người nghèo, nhưng muốn giúp ta so sánh với Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là một bàn tiệc. Nhưng bàn tiệc này khác với những bàn tiệc của loài người ở chỗ là mọi người đều được mời, bất kể họ giàu hay nghèo. Những chỗ ngồi trong bàn tiệc Thánh Thể cũng bình đẳng như nhau, không ai cao mà cũng không ai thấp. Tất cả chúng ta đến dự tiệc Thánh Thể đều là những người nghèo về mặt thiêng liêng, cho nên đến đây tất cả chúng ta đều được ăn uống no nê. Chẳng những thế tất cả chúng ta còn được vinh dự vì được tham dự bàn tiệc của Thiên Chúa. Và hơn nữa những người cùng tham dự bàn tiệc Chúa sẽ liên kết với nhau bằng sợi dây tình nghĩa, vì cùng chia sẻ một thức ăn và một tình yêu của Đức Giêsu Kitô (viết theo Flor McCarthy).



CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN, NĂM B

SỐNG LÀ CHỌN LỰA

Cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn. Có lẽ chỉ trừ việc sinh ra và cái chết là người ta không lựa chọn được (không ai tự do lựa chọn xem có muốn được sinh ra hay không; cũng không ai được tự do lựa chọn xem có muốn chết hay không, và chết kiểu nào, lúc nào), còn tất cả mọi việc khác thì người ta phải lựa chọn. Và chính những sự lựa chọn này sẽ định hướng và đánh giá cuộc đời của mình. Nghĩa là nếu chọn đúng, chọn khéo thì đời mình sẽ tốt, sẽ hạnh phúc; còn nếu chọn ẩu, chọn sai thì cuộc đời sẽ xấu, sẽ bất hạnh.

Đời sống là như thế, sống là phải lựa chọn luôn. Chúa cũng muốn chúng ta luôn lựa chọn. Mỗi ngày chúng ta phải đứng trước biết bao sự lựa chọn:

. Một người đến đề nghị cho chúng ta một kiểu làm ăn gian lận, tiền sẽ có nhiều nhưng lại trái đức công bình: ta phải chọn hoặc là lòng tham hay là đức công bình.

. Rồi một người hàng xóm làm một điều gì đó không vừa ý ta, ta phải lựa chọn hoặc là buông theo tính nóng của mình để chửi rủa người ta hay là nhịn nhục tha thứ.

. Và rất nhiều khi ta đứng trước những cơn cám dỗ, buông mình theo nó là buông theo cái Si, hay là phải biết tự chủ kềm chế mình.

Ai chọn lựa tham sân si là chọn sai, cuộc đời sẽ trở thành xấu. Còn ai chọn công bình, bác ái, tự chủ tức là chọn lấy cái tốt, chọn con đường Chúa đã vạch ra.

Nhưng điều quan trọng là chính chúng ta phải biết lựa chọn như thế nào trước những hoàn cảnh riêng của cuộc đời mình. Cầu mong cho mỗi người chúng ta biết lựa chọn đúng và lựa chọn tốt.

BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI?

Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy các môn đệ cũng rơi vào kinh nghiệm khủng hoảng đức tin ấy. Khi Đức Giêsu tuyên bố, Người sẽ hiến chính thịt máu mình cho họ ăn, thì lập tức nhiều môn đệ đã phản ứng lại: "Lời này chói tai quá, ai mà nghe được" (Ga 6, 60). Thánh Gioan còn ghi lại: "Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa" (Ga 6, 66). Họ đã theo Người một thời gian, đã tin và đã trở thành môn đệ. Nhưng họ không thể đi tới cùng.

Tận hiến cho Đức Kitô không phải là sự lựa chọn một lần, đó là thách thức từng ngày. Trở nên một tín hữu Kitô không là bảo đảm sẽ trung tín đến cùng. Bước theo Đức Giêsu là bước vào một cuộc mạo hiểm: mạo hiểm của tình yêu, mạo hiểm của lòng tin. Đã có những môn đệ không tin và bỏ đi. Ngay trong nhóm ở lại, cũng có kẻ không theo được tới cùng.

Tạo sao nhóm thứ nhất bỏ đi, còn nhóm thứ hai lại trung kiên đến cùng? Tại sao nhóm thứ nhất thất bại, còn nhóm thứ hai lại thành công? Có thể nói "để khỏi bỏ cuộc, người ta cần phải bỏ mình". Để theo Đức Giêsu, cần phải chú tâm đến Người hơn là bận tâm về chính mình. Thánh Phêrô đã làm được điều đó khi Ngài nói: "Bỏ Thầy chúng con biết theo ai?" (Ga 6, 68).

Đứng trước lời tuyên bố của Đức Giêsu xem ra có vẻ "chói tai" thì Phêrô đại diện Nhóm Mười Hai vẫn không tỏ ra nao núng, vì ngài chỉ nhìn thẳng vào Đức Giêsu.

Trái lại, nhóm thứ nhất sở dĩ bỏ cuộc, vì họ chỉ loay hoay bận tâm với những ý nghĩ của mình: "Sao ông này lại có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn?" (Ga 6, 52).

Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những giây phút thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ làm ta bỏ cuộc. Hãy đưa mắt nhìn vào Chúa, hãy xác tín lại niềm tin vào Người như Thánh Phêrô đã làm:

Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời. Chúng con tin… Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu").



CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

CHỚ GIẢ HÌNH

Năm 587, trước khi Chúa ra đời, thủ đô Giêrusalem bị thất thủ, nước Do Thái sụp đổ, người Do thái bị bắt đi đày bên nước Babylon. Sống bên xứ lạ quê người, đền thờ không còn, tế tự không còn, niềm tin của người Do Thái yếu kém đi. Hơn nữa sống giữa người ngoại, nhiều người Do Thái đã dần dà bỏ đạo Chúa và theo các bụt thần. Trước hoàn cảnh đó, các luật sĩ Do thái đã hết sức cứu vãn niềm tin của dân mình bằng cách đặt ra những luật lệ nhằm bảo vệ đức tin cho tinh tuyền. Vì thế, có những khoản luật cấm tiếp xúc với kẻ tội lội, với những gì gọi là ô uế xấu xa.

Thế nhưng sau khi lưu đày trở về, các luật sĩ đã đi quá trớn, đưa ra những khoản luật rất là tỉ mỉ. Thí dụ:

. Một người đàn ông bị đi lính thì bị coi là ô uế. Tất cả mùng mền chiếu gối của họ đều bị coi là dơ. Ai đụng tới cũng bị dơ và phải giặt quần áo của mình, và cho dù đã tắm giặt như vậy vẫn còn bị coi là dơ cho đến chiều tối. Xe họ ngồi cũng bị coi là dơ, phải rửa cho sạch.

. Đàn bà tới kỳ xuất huyết thì bị coi là ô uế suốt 7 ngày. Ai đụng tới họ cũng bị lây ô uế, có tắm giặt cũng còn ô uế tới chiều.

. Nếu kẻ bị coi là ô uế hay lây ô uế khi tắm giặt cũng phải theo những luật tỉ mỉ: lấy nước thì lấy bằng bình đồng, bình sành hay bình gỗ chứ không được dùng bằng thứ bình nào khác. Đụng tới một người ô uế thì phải rửa từ khuỷu tay trở xuống, và phải rửa 2 lần: 1 lần vì tay bẩn, lần thứ hai để tẩy đợt nước thứ nhất đã bị bẩn khi dính vào tay bẩn của mình.

. Trước khi ăn thì phải rửa tay cho khỏi những ô uế mà có thể vì vô tình mình đã chạm phải. Người ta kể rằng có 1 luật sĩ tên là Aqiba đã thà chết khát trong tù còn hơn vi phạm luật này: trong tù nước rất ít, nhưng ông cũng dùng để rửa tay trước khi ăn, dù rửa xong thì không còn nước để uống.

Đi tới chỗ quá trớn đó thì trở thành thói vụ hình thức. Và nếu chỉ coi trọng hình thức mà quên phần nội tâm thì trở thành chứng giả hình. Vụ hình thức và giả hình, đó là 2 điều mà Đức Giêsu cực lực công kích trong bài Tin mừng hôm nay.

Nhưng dù sao giữ hình thức cũng dễ hơn giữ nội tâm, cho nên không riêng gì người Do Thái thời xưa, mà cả chúng ta ngày nay cũng dễ mắc thói vụ hình thức và giả hình.

. Thiếu gì người thích làm đám cưới linh đình, lễ cưới có nhiều cha đồng tế nhưng chẳng lo phần giáo lý cho đôi tân hôn bao nhiêu.

. Thiếu gì người cha mẹ già còn sống thì bỏ bê, nói nặng nói nhẹ. Chỉ khi cha mẹ nằm xuống mới lo làm tang lễ um sùm, than khóc bù lu bù loa..

. Thiếu gì người không khuyến khích con cái đi học giáo lý, nhưng tới ngày Rước lễ, Thêm Sức thì tới xin xỏ, làm áp lực cho con mình cũng có mặt trong ngày lễ trọng đại ấy.

. Và thiếu gì người hết sức sùng kính ảnh thánh này, tượng thánh nọ, mà khi đối xử với người khác thì chẳng thấy có chút gì giống tinh thần bác ái vị tha của các vị thánh đó.

Với những kẻ giả hình thời trước cũng như thời nay, Lời Đức Giêsu trách cứ vẫn luôn luôn nghiêm nhặt: "Hỡi bọn giả hình, Isaia đã nói thật chí lý về các ngươi rằng: dân này kính ta bằng môi miệng, còn lòng nó thì ở cách xa ta, vì nó sùng kính ta cách giả dối".

Nhưng thực ra, chúng ta không muốn giả hình mà chỉ vì có bề ngoài thì dễ hơn có bề trong. Bề ngoài và bề trong đều quan trọng, nhưng bề trong quan trọng hơn. Giữ đạo mà không thật lòng mến Chúa yêu người thì vô ích, bởi vì công phúc không phải từ bên ngoài mà tự trong lòng mà ra, không phải do đọc kinh dự lễ mà có nhưng do tâm tình sốt sắng khi đọc kinh dự lễ.



HỌC HỎI LINH ĐẠO

Bài 40







(Tiếp theo)

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

Dẫn vào

Quả là rõ ràng khi cho rằng Thông điệp Laudato sí (Chúc tụng Chúa) mới đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô nhằm mục đích chăm sóc cho ngôi nhà chung là Trái Đất của chúng ta với nội dung thẳng thắn phê bình chủ nghĩa tiêu thụ, cho thấy kết quả tệ hại của việc phát triển vô trách nhiệm…; ngài đưa ra một cách tiếp cận có tính hệ thống cho vấn đề môi sinh với lời mời gọi tất cả chúng ta hãy nhanh chóng có những hành động toàn cầu để chống suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.1 Thực lòng không muốn áp đặt các niềm tin của mình lên những ai quan tâm tới môi sinh,2 nhưng Thông điệp Laudato sí vẫn muốn đánh thức tâm trí nhân loại hướng về một linh đạo sinh thái (ecological spirituality) trong mối tương kết thân mật hơn giữa Thiên Chúa và mọi hữu thể.3 Vì thế, Thông điệp tha thiết mời gọi nhân loại hãy lắng nghe “tiếng kêu của Trái Đất và tiếng kêu của người nghèo”.4 Chẳng vậy mà Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã khẳng định:

Giáo hội không chủ trương giải quyết các vấn đề khoa học, cũng không thay thế chính trị, nhưng tôi mời gọi thảo luận chân thành và minh bạch, để những nhu cầu đặc thù hoặc các ý thức hệ không làm thương tổn công ích.5

Vậy thì, nền linh đạo sinh thái với mối tương kết thân mật hơn giữa Thiên Chúa và mọi hữu thể có thể được hiểu trong chân lý lòng xót thương của Thiên Chúa khi Giáo hội đang hết sức “… cố gắng thực thi lòng thương xót hướng đến con người và nhờ vào con người…”.6 Vả lại, Giáo hội còn thấy đó là điều kiện tối cần thiết đối với mối quan tâm về một thế giới tốt đẹp hơn và “nhân bản hơn” (a better and “more human” world) cho hiện tại và tương lai.7 Thật vậy, lòng Chúa xót thương luôn luôn bao gồm những giá trị nhân sinh, trong đó có môi sinh, môi trường.



Bảy lần sử dụng từ mercy

1. APV VIII 15,1

      • The Church proclaims the truth of God’s mercy revealed in the crucified and risen Christ, and she professes it in various ways. (VIII 15,1)

      • L’Eglise proclame la vérité de la miséricorde de Dieu, révélée dans le Christ crucifié et ressuscité, et elle la professe de différentes manières. (VIII 15,1)

      • Giáo hội công bố chân lý lòng xót thương của Thiên Chúa, được mặc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại, đồng thời Giáo hội tuyên xưng chân lý ấy bằng những cách thức đa dạng khác. (VIII 15,1)

2. APV VIII 15,2

      • Furthermore, she seeks to practice mercy towards people through people, and she sees in this an indispensable condition for solicitude for a better and “more human” world, today and tomorrow. (VIII 15,2)

      • Elle cherche en outre à exercer la miséricorde envers les hommes grâce aux hommes, voyant en cela une condition indispensable de sa préoccupation pour un monde meilleur et “plus humain”, aujourd’hui et demain. (VIII 15,2)

      • Hơn nữa Giáo hội cố gắng thực thi lòng thương xót hướng đến con người và nhờ vào con người, Giáo hội thấy đó là điều kiện tối cần thiết đối với mối quan tâm về một thế giới tốt đẹp hơn và “nhân bản hơn” cho hôm nay và ngày mai. (VIII 15,2)

3. APV VIII 15,3

      • However, at no time and in no historical period—especially at a moment as critical as our own—can the Church forget the prayer that is a cry for the mercy of God amid the many forms of evil which weigh upon humanity and threaten it. (VIII 15,3)

      • Cependant, à aucun moment ni en aucune période de l’histoire - surtout à une époque aussi critique que la nôtre -, l’Eglise ne peut oublier la prière qui est un cri d’appel à la miséricorde de Dieu face aux multiples formes de mal qui pèsent sur l’humanité et la menacent. (VIII 15,3)

      • Tuy nhiên, không có lúc nào và không một giai đoạn lịch sử nào – đặc biệt là trong thời điểm then chốt như thời đại chúng ta – Giáo hội có thể quên lời cầu nguyện là một tiếng kêu, giữa nhiều dạng thức sự dữ đang đè nặng trên nhân loại và đe dọa nhân loại, thấu tới lòng thương xót của Thiên Chúa. (VIII 15,3)

4. APV VIII 15,4

      • The more the human conscience succumbs to secularization, loses its sense of the very meaning of the word “mercy,” moves away from God and distances itself from the mystery of mercy, the more the Church has the right and the duty to appeal to the God of mercy “with loud cries.”8 (VIII 15,5)

      • Plus la conscience humaine, succombant à la sécularisation, oublie la signification même du mot de “miséricorde”; plus, en s’éloignant de Dieu, elle s’éloigne du mystère de la miséricorde, plus aussi l’Eglise a le droit et le devoir de faire appel au Dieu de la miséricorde “avec de grands cris” 9. (VIII 15,5)

      • Ý thức con người càng không chống lại nổi sự tục hóa, càng làm mất đi cảm thức về ý nghĩa xác thực của từ ngữ “lòng thương xót”, càng xa rời Thiên Chúa và tự tách mình khỏi mầu nhiệm lòng thương xót, thì Giáo hội càng có quyền và bổn phận kêu lên tới Chúa của lòng xót thương với những “kêu van lớn tiếng”.10 (VIII 15,5)

5. APV VIII 15,5

      • These “loud cries” should be the mark of the Church of our times, cries uttered to God to implore His mercy, the certain manifestation of which she professes and proclaims as having already come in Jesus crucified and risen, that is, in the Paschal Mystery. (VIII 15,6)

      • Ces “grands cris” doivent caractériser l’Eglise de notre temps; ils doivent être adressés à Dieu pour implorer sa miséricorde, dont l’Eglise professe et proclame que la manifestation certaine est advenue en Jésus crucifié et ressuscité, c’est-à-dire dans le mystère pascal. (VIII 15,6)

      • Những “kêu van lớn tiếng” này phải là biểu hiện của Giáo hội thời đại chúng ta, những tiếng “kêu van” thốt lên tới Chúa để khẩn cầu lòng Ngài xót thương, là biểu hiện chắc chắn mà Giáo hội vẫn tuyên xưng và công bố như đã được tỏ bày nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại trong mầu nhiệm Phục Sinh. (VIII 15,6)

Để kết

Không nhằm đưa ra giải pháp kỹ thuật cho môi sinh, môi trường, Thông điệp Laudato sí đưa ra giải pháp chính yếu là: Thiên Chúa “… không bỏ rơi ta, không bao giờ Người để ta một mình”.11 Như thế, Thông điệp Laudato sí – khi đề cao tình yêu Thiên Chúa cách tối đa, nghĩa là đúng mức – đã có phần hòa điệu rất hay với Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót: “Giáo hội công bố chân lý lòng xót thương của Thiên Chúa, được mặc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại, đồng thời Giáo hội tuyên xưng chân lý ấy bằng những cách thức đa dạng khác” (VIII 15,1). Hơn nữa, Giáo hội “… cố gắng thực thi lòng thương xót hướng đến con người và nhờ vào con người, Giáo hội thấy đó là điều kiện tối cần thiết đối với mối quan tâm về một thế giới tốt đẹp hơn và “nhân bản hơn” cho hôm nay và ngày mai” (VIII 15,2). Tuy nhiên, “… không có lúc nào và không một giai đoạn lịch sử nào – đặc biệt là trong thời điểm then chốt như thời đại chúng ta – Giáo hội có thể quên lời cầu nguyện là một tiếng kêu, giữa nhiều dạng thức sự dữ đang đè nặng trên nhân loại và đe dọa nhân loại, thấu tới lòng thương xót của Thiên Chúa” (VIII 15,3). Khi ý thức “… con người càng không chống lại nổi sự tục hóa, càng làm mất đi cảm thức về ý nghĩa xác thực của từ ngữ “lòng thương xót”, càng xa rời Thiên Chúa và tự tách mình khỏi mầu nhiệm lòng thương xót, thì Giáo hội càng có quyền và bổn phận kêu lên tới Chúa của lòng xót thương với những lời “kêu van lớn tiếng” (VIII 15,5); và như thế, những “kêu van lớn tiếng” này “… phải là biểu hiện của Giáo hội thời đại chúng ta, những tiếng “kêu van” thốt lên tới Chúa để khẩn cầu lòng Ngài xót thương, là biểu hiện chắc chắn mà Giáo hội vẫn tuyên xưng và công bố như đã được tỏ bày nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại trong mầu nhiệm Phục Sinh” (VIII 15,6).








Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

HỘI THỪA SAI VIỆT NAM


(Kỳ 11)






tải về 437.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương