Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Sự thật thường xuyên bị chèn ép, hầu như lúc nào cũng đội một chiếc mão gai



tải về 437.96 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích437.96 Kb.
#32519
1   2   3   4   5

V. QUYỀN BÍNH TRONG CỘNG ĐOÀN

1. Đời sống trong các cộng đoàn tu trì trước Vaticanô II:


Trước Vatican II cộng đoàn được điều hành theo kiểu kim tự tháp. Các bề trên được coi là đại diện của Thiên Chúa, nhờ họ ý của Thiên Chúa đến được với cá nhân tu sĩ. Họ luôn ở trên chóp, họ phải biết hết mọi sự - từ bàn thờ tới nhà bếp. Vâng lời họ thì cũng là vâng lời Thiên Chúa. Nhiệm vụ của bề trên là cung cấp cho các tu sĩ những nhu cầu vật chất và tinh thần và đáp lại, tu sĩ phải tôn trọng, yêu thương và vâng lời họ. Vâng lời là một thứ công nghiệp, vì vâng lời trọng hơn của lễ. Vì thế, các tu sĩ bao giờ cũng xin phép bề trên về mọi sự. Một số cộng đoàn lại còn có thói quen xin phép hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng, như xin phép uống nước, thay quần áo...

Trong hệ thống này, các bề trên mang lấy hết mọi trách nhiệm và chỉ giao một số rất ít cho các thành viên khác trong cộng đoàn. Lý do là để tu sĩ được an tâm, không bị phiền nhiễu. Nhưng theo hệ thống ấy, nhiều người đã lớn lên với rất ít hoặc vô trách nhiệm và thiếu trưởng thành. Thường các thành viên không biết những gì đang xảy ra trong cộng đoàn. Đôi khi, họ chỉ biết được nhờ những người ở bên ngoài cộng đoàn. Có rất ít hoặc không có đối thoại, không chia sẻ trách nhiệm, mà chỉ có phân chia công việc; lại càng không có kinh nghiệm phát triển các tài năng của họ, và không có cơ hội để phát huy sáng kiến. Kết quả là, trong cộng đoàn không có được các vị lãnh đạo. Nên bề trên ấy làm hết nhiệm kỳ này tới nhiệm kỳ khác. Vì thế mà chẳng có cải tổ gì, chẳng có thay đổi gì trong nếp sống cộng đoàn 38.12


2. Đời sống trong các cộng đoàn tu trì sau Vatican II:


Sau Vatican II, hệ thống hình tròn được giới thiệu và đưa vào trong lối sống cộng đoàn. Trong hệ thống này, bề trên không chỉ là đại diện của Thiên Chúa mà hơn thế nữa còn là các vị lãnh đạo, những người làm cho cộng đoàn sinh động nhờ đối thoại, chia sẻ trách nhiệm và ra quyết định trong thẩm quyền của họ. Mỗi thành viên trong cộng đoàn cùng nhau tìm kiếm ý Thiên Chúa nhờ việc suy nghĩ trong tinh thần cầu nguyện, đối thoại và quyết định, ở đây, ta nhấn mạnh đến trách nhiệm bản thân và sự hợp nhất trong đa dạng.

Cộng đoàn phải được sống động nhờ tin vào Thiên Chúa, nhờ tình yêu đối với Đức Kitô và nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Cộng đoàn thúc đẩy các tu sĩ sống kinh nghiệm của các mối phúc của “sự hiệp thông” và “phục vụ” trong một cộng đoàn đặc biệt nào đó với lối sống và đặc sủng của cộng đoàn đó. Lối sống này chỉ có ý nghĩa đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi.13


3. Vâng phục bề trên hợp pháp.


Khi người ta nói rằng họ chỉ vâng lời vị bề trên nào đó có thể hoàn toàn tin tưởng, tức là họ đang tìm kiếm một người cha lý tưởng. Đòi hỏi này loại bỏ khả năng chấp nhận người lãnh đạo được bầu với nhiệm kỳ, cũng như việc chia sẻ trách nhiệm đích thực nào đó. Chúng ta phải học biết cách vâng phục vị lãnh đạo đã được chỉ định hay được bầu theo hiến pháp, kể cả những người chúng ta không có chút thiện cảm nào. Khi nào chúng ta có thể cảm nhận được điều này, thì đó là dấu hiệu tốt. Mong đợi như thế là không thực tế. Nếu vâng phục lại đòi điều kiện tin tưởng theo cảm tính như thế thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn và cộng đoàn có thể chết.

Không buộc phải tin tưởng hoàn toàn vào những cá nhân lãnh đạo, nhưng chúng ta nên tin tưởng vào những người đã bầu chọn vị lãnh đạo này và vào hiến pháp, tin tưởng vào cơ cấu, vào sự đối thoại và nhất là vào Thiên Chúa - Đấng luôn quan phòng cộng đoàn. Người biết cách sử dụng ngay cả những người có vẻ thiếu năng lực. Ngài biết phải ban cho họ những ân sủng nào đó để họ chu toàn nhiệm vụ mà không phạm quá nhiều sai lầm. Chúng ta phải tin tưởng rằng những vị lãnh đạo sẽ được ban cho những ơn cần thiết.14


4. Quyền bính trong cộng đoàn.


Vị hữu trách cộng đoàn là người nhận lãnh sứ mạng được ủy thác do cộng đoàn bỏ phiếu hay do bề trên chỉ định. Vì thế, vị ấy chịu trách nhiệm với người đã ủy thác. Tuy nhiên, vị ấy cũng nhận lãnh sứ mạng này từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể đặt trách nhiệm lên vai người khác mà không giúp đỡ họ, vì như thánh Phaolô nói rằng:

Mỗi người phải phục tùng quyền bính, vì tất cả mọi quyền bính đều đến từ Thiên Chúa. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống đối Thiên Chúa, và hành động như vậy sẽ chuốc án phạt (Rm 13, 1-2)

Bất cứ ai lãnh nhận quyền bính từ Thiên Chúa, thì phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa. Đó là sự giới hạn và phạm vi của quyền bính con người.

Quyền bính giúp mang lại tự do và làm thăng tiến cá nhân. Đây là công việc của tình yêu. Cũng giống như Thiên Chúa đã quan tâm chăm sóc con cái của Người để nhìn thấy chúng lớn lên trong tình yêu và chân lý thế nào, thì những vị hữu trách cộng đoàn cũng phải phục vụ Thiên Chúa và mọi cá nhân sao cho họ cũng có thể trưởng thành trong tình yêu và chân lý như vậy.

Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng rất cao cả bởi vì những ai lãnh nhận quyền bính, thì cũng được bảo đảm rằng Thiên Chúa sẽ ban cho khôn ngoan, sức mạnh và những ơn cần thiết giúp họ chu toàn trách nhiệm. Đó là lý do tại sao mà chính những người lãnh đạo phải tham vấn nhiều hơn từ người đã chỉ định họ, giống như người thư ký của hội đồng sẽ làm vậy. Họ phải xin Thiên Chúa soi sáng và khám phá ánh sáng thần linh trong chính tâm hồn mình. Tôi thật tin tưởng vào ân ban của giây phút hiện tại rằng: Thiên Chúa sẽ luôn luôn hiện diện trong những vị lãnh đạo nếu họ biết khiêm nhường và cố gắng phục vụ trong chân lý.

Vị lãnh đạo phải quan tâm đến những gì người khác suy nghĩ nhưng lại không bị đóng khung vào những quan điểm đó. Họ chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa nên không có quyền thỏa hiệp, lừa dối, hay trở thành công cụ cho bất công.

Vị lãnh đạo tối cao trong một cộng đoàn luôn luôn cảm thấy cô đơn. Thậm chí nếu có ban cố vấn, thi chính họ sẽ phải đưa ra những quyết định. Sự cô đơn này là thập giá cho họ, nhưng đồng thời nó cũng là sự bảo đảm cho sự hiện diện, ánh sáng và sức mạnh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao chính họ, hơn bất cứ người nào khác trong cộng đoàn, phải có thời gian ở một mình với Thiên Chúa. Trong những khoảnh khắc cô tịch này, họ sẽ được linh hứng và cảm nhận ra hướng đi. Họ phải tin vào những trực giác này, nhất là khi chúng mang lại một sự bình an nội tâm sâu xa. Nhưng họ cũng phải xác định lại những điều ấy bằng cách chia sẻ với những vị khôn ngoan trong cộng đoàn và sau đó với ban cố vấn. Đương đầu với những quyết định khó khăn cho tương lai, tất nhiên vị lãnh đạo phải tập luyện và suy xét, cũng như sử dụng mọi thông tin có sẵn. Tuy nhiên, cuối cùng vì sự phức tạp của các vấn đề và cũng không thể thấy trước mọi chi tiết cho nên sau khi đã suy xét kỹ lưỡng mọi điều, họ phải dựa vào những trực giác thâm sâu khi ở một mình với Thiên Chúa. Đây là cách thế duy nhất giúp người lãnh đạo có thể đạt được tự do để tiến tới trong những quyết định mà không e ngại đến hậu quả.15



tải về 437.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương