Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Sự thật thường xuyên bị chèn ép, hầu như lúc nào cũng đội một chiếc mão gai


Khẩn cầu Mẹ trong vai trò Nữ Vương



tải về 437.96 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích437.96 Kb.
#32519
1   2   3   4   5

2. Khẩn cầu Mẹ trong vai trò Nữ Vương

Thật ý nghĩa khi Đức Giáo Hoàng Piô XII thiết lập lễ này sau lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Qua tước hiệu cao quý này, ngài đã mời gọi con cái của Giáo Hội hãy hướng lòng lên Mẹ trên ngai tòa ân sủng để khẩn cầu Mẹ lúc gặp phải nghịch cảnh, thất bại hay đang lầm lũi trong tối tăm của tội lỗi. Ngài còn mời gọi con cái của mình, dù là là bất hảo và phàm ngôn, nhưng là con cái, chúng ta hãy lấy tình con thảo để ca khen Mẹ trong tâm tình tin tưởng, yêu mến, phó thác. Đồng thời luôn luôn vâng phục những lời Mẹ nhắn nhủ và biết noi gương Mẹ để thi hành thánh ý Thiên Chúa cách mau mắn.

Vì vậy, hãy can đảm chạy đến với Mẹ, Mẹ sẽ chở che, vỗ về, an ủi, trong vai trò là “Đấng Hằng Cứu Giúp”. Chúng ta có quyền hy vọng điều đó, vì Mẹ là Bà Chúa của mọi thụ tạo (x Thánh thi kinh sáng lễ Đức Mẹ lên trời).

Để kết thúc, xin được mượn lời bài hát: “Chút tình con thơ” của nhạc sĩ Lm. Nguyễn Duy để nói lên niềm hy vọng của chúng ta ở nơi Mẹ trong vai trò là Trạng Sư:

Mẹ ơi, trên trần gian, con chưa thấy ai, đến nhờ Mẹ mà Mẹ không thương giúp. Mẹ ơi, con biết rằng tình Mẹ rất bao la, luôn dõi nhìn từng nhịp bước con thơ”

“Mẹ nguồn cậy trông cho người thất vọng. Mẹ là niềm tin cho người lữ thứ. Mẹ là niềm vui cho người buồn đau. Mẹ là nghỉ ngơi cho người đơn côi”.



Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con. Chúng con tạ ơn Chúa đã ban tặng cho chúng con một người Mẹ tuyệt vời là Đức Trinh Nữ Maria Nữ Vương. Xin Chúa nhận lời Đức Mẹ chuyển cầu, ban cho chúng con được ơn can đảm, trung thành với Chúa đến cùng như Mẹ, để sau cuộc đời này, chúng con được cùng Mẹ hưởng vinh phúc trên Nước Trời và ca ngợi Chúa không ngừng. Amen.

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Hòa chung niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ trong ngày lễ Nhớ Thánh Phụ Đa Minh 08/8/2015.

Ban Biên tập Tập san TLHT LCTX kính chúc mừng bổn mạng:

Linh mục ĐA MINH ĐINH VĂN VÃNG, HHTM

(Bút hiệu ĐAN VINH)

là Cộng tác viên của Tập san

Kính chúc Cha hưởng trọn niềm vui thánh thiện, nguyện xin Thánh quan thầy luôn che chở và đồng hành cùng Cha trong sứ vụ Mục Tử.



TRẦM THIÊN THU

Thiện nguyện là tự nguyện làm việc thiện. Việc thiện là việc tốt, giúp đỡ người khác vì đức ái trong Đức Kitô chứ không vì bất cứ lý do nào khác.

Chúng ta cần cầu nguyện cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực thiện nguyện biết luôn quảng đại phục vụ người nghèo, đồng thời cũng nên cầu nguyện cho chính chúng ta biết “thoát ra khỏi” chính mình để biết quan tâm đến tha nhân – đặc biệt là những người hèn mọn, những người bị gạt ra bên lề cuộc sống và xã hội.

Việc thiện liên quan việc bác ái – đức ái, một trong ba nhân đức đối thần. Bác ái liên quan yêu thương, yêu thương liên quan lòng thương xót. Tự nguyện làm từ thiện là tự nguyện yêu thương vô điều kiện mọi người, kể cả kẻ thù, như Chúa Giêsu đã dạy. Thật vậy, chính Ngài vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác (Mt 5:43-48; Lc 6:27-35).

Khái niệm từ thiện có thể khác nhau một chút, thế nhưng vẫn có “điểm chung” nhất định. Chữ “dāna” là tiếng Sanskrit và Pali bao hàm nhân đức đại lượng, bác ái hoặc bố thí theo nghĩa triết học Ấn Độ. Một số học giả viết là “daana”. Theo Ấn giáo (Hinduism), Phật giáo (Buddhism), Đạo Giai-na (Jainism) và Đạo Sik (Sikhism), “dāna” là trau dồi lòng đại lượng. Cũng có thể là dạng giúp đỡ người nghèo khó và người buồn sầu, hoặc dạng công ích về yêu thương.

Chữ Jainism (Đạo Giai-na) có nguồn gốc từ chữ “jina” (người chinh phục, chiến thắng), ý nói về người chiến thắng kẻ thù nội tâm – như sự quyến luyến, sự ham muốn, sự tức giận, tính kiêu ngạo, thói tham lam,... Đạo Giai-na là một trong các tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới. Hồi giáo dùng thuật ngữ “sadaqah” hoặc “saddka”, có nghĩa là “bác ái tự nguyện”. Khái niệm này bao gồm mọi dạng “trao tặng” như chạnh lòng thương, lòng trắc ẩn, yêu thương, tình huynh đệ, nhiệm vụ tôn giáo, lòng đại lượng,...

Trong tiếng Do Thái cổ, chữ “tzedakah” hoặc “sadaqah” có nghĩa đen là “công lý” hoặc “công chính”, nhưng thường được hiểu là bác ái. Chữ này dựa trên chữ “tzedek” (צדק) trong tiếng Do Thái, có nghĩa là công chính, công bình hoặc công lý, và liên quan chữ tzadik trong tiếng Do Thái, có nghĩa là công chính. Theo Đạo Giai-na, chữ “tzedakah” có nghĩa là nhiệm vụ tôn giáo phải làm, còn đối với Do Thái giáo thì đó là phần quan trọng trong đời sống tâm linh.

Kinh Thánh Do Thái dạy phải giúp đỡ người nghèo khó. Thuật ngữ “tzedekah” xuất hiện 157 lần, chủ yếu nói tới sự công chính, thường được dùng ở số ít, đôi khi được dùng ở số nhiều là “tzedekot”, đề cập đức bác ái. Trong Bản Bảy Mươi, chữ này đôi khi được dịch là bố thí hoặc từ thiện.

Chữ “zakāt” nghĩa là “thanh luyện”, một dạng bố thí bắt buộc và thuế tôn giáo của Hồi giáo. Nhiệm vụ này dựa trên thu nhập và giá trị tài sản, thường là 2.5% trên tổng thu nhập của một tín đồ Hồi giáo. Zakāt là một trong Năm Cột Trụ của Hồi giáo. Theo Hồi giáo, “zakāt” được coi là cách thanh luyện cơ thể, còn “salāt” là cách thanh luyện linh hồn. Do đó, thanh luyện tài sản và linh hồn là làm vui lòng Thiên Chúa.

Kinh Koran (Qur’an, al-qur'ān – nghĩa là kể lại, thuật lại, tụng, niệm) có nhiều câu nói về bác ái, một số câu đề cập “zakāt”. Chữ “zakāt”, với ý nghĩa của Hồi giáo ngày nay, có ở các câu 7:156, 19:31, 19:55, 21:72, 23:4, 27:3, 30:39, 31:3 và 41:7. Người Hồi giáo tin rằng những người biết cho đi có thể được Thiên Chúa thưởng công ở kiếp sau. “Zakāt” được coi là một phần trong giao ước giữa Thiên Chúa và tín đồ Hồi giáo.

Chữ “caritas” trong tiếng Latin có nghĩa là bác ái – Anh ngữ: charity, Pháp ngữ: charité. Theo Thánh tiến sĩ Thomas Aquinas, bác ái là “tình bằng hữu giữa con người với Thiên Chúa” – tức là “kết hiệp với Thiên Chúa”. Thánh Thomas Aquinas nói đó là “thói quen bác ái không chỉ là yêu Chúa, mà còn là yêu người lân cận”. Theo Kitô giáo, đức ái là nhân đức lớn nhất trong ba nhân đức đối thần (x. 1 Cr 13:13). Đức ái liên quan lòng yêu thương, lòng thương xót. Thánh Gioan định nghĩa về Thiên Chúa: “Deus caritas est – Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8).

Duy trì bác ái để đạt tới sự hoàn thiện tâm linh, vì như vậy là tôn vinh Thiên Chúa và phản ánh bản chất tốt lành của Ngài. Theo Thánh Thomas Aquinas, bác ái là một đòi hỏi tuyệt đối để có hạnh phúc, và là mục đích cuối cùng của con người. Đức ái có hai phần: mến Chúa và yêu người – yêu người khác và yêu chính mình. Trao tặng là thể hiện lòng yêu thương, nhờ biết yêu thương mà được cứu độ. Đức ái rất quan trọng, vì ai cũng phải trả hết cho đến “đồng xu cuối cùng” (x. Mt 5:26).

Nói về tầm quan trọng của đức ái, Thánh Phaolô diễn tả trong Thư thứ nhất gởi Giáo đoàn Côrintô: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13:1-3).

Thế nào là đức ái? Thánh Phaolô giải thích chi tiết: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13:4-7).

Đức ái nghe chừng đơn giản mà phức tạp, tưởng dễ mà lại khó. Thánh Phaolô nói thật lòng: “Khi cái hoàn hảo tới thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi. Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13:10-13).

Quả thật, đức ái vô cùng quan trọng. Thánh Phêrô vừa khuyên nhủ vừa xác định, đồng thời cũng vừa là lời động viên vừa là lời khuyến cáo: “Anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4:8). Yêu thương hình thành nền tảng của lòng sám hối trọn vẹn. Thực hành đức ái là tự nguyện giúp đỡ người khác, đó là động thái đầy tính nhân bản.

Trong Thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu, 25-12-2005), ĐGH Biển Đức XVI đã phân biệt 3 cấp độ tình yêu dựa trên từ ngữ Hy Lạp:

1. EROS – tình yêu nhục thể. Tình yêu này biểu lộ nơi tình yêu nam nữ trong tương quan vợ chồng.

2. PHILOS – tình yêu lý tưởng. Tình yêu này là tình bạn, lòng yêu nghệ thuật, lòng ái quốc.

3. AGAPĒ – tình yêu siêu thoát. Tình yêu này vượt qua các quy định của con người (sự khác biệt giới tính, văn hoá, xã hội, giai cấp, tôn giáo,...) để vươn tới Thiên Chúa của lòng thương xót.

Có nhiều cách thực hành bác ái (trao tặng thực phẩm, tiền bạc, quần áo, y tế, cảm thông, khuyên nhủ, động viên, cầu nguyện,...), nhưng có ba dạng bác ái chính: thuần túy, công cộng (chung), và hải ngoại. Bác ái thuần túy là “cho đi” miễn phí hoàn toàn, bác ái công cộng là bác ái vì ích lợi chung chứ không vì cá nhân, bác ái hải ngoại là khi người trao tặng và người nhận ở hai quốc gia khác.

Bác ái là hành động hoặc nhiệm vụ liên quan việc từ thiện. Bác ái là cho người khác những gì người ta cần thiết để vượt qua hoàn cảnh khó khăn và có thể tiếp tục sinh tồn. Có rất nhiều người cần tới lòng bác ái của chúng ta: Nhưng người nghèo, thiếu thốn, đau khổ, mồ côi, già nua, bệnh tật, cô độc, góa bụa, tù đày, tứ cố vô thân, vô gia cư, thất nghiệp,... Họ là những người bị khinh chê, bị xa lánh, bị ruồng bỏ, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

Bác ái không “xa vời” như chúng ta tưởng, mà bác ái phải được thể hiện ngay tại gia đình, từ đó mới có thể vươn xa hơn và cao hơn. Chúng ta cứ lo đi làm từ thiện hết nơi này tới nơi khác, nhưng với những người chúng ta gặp nhau hằng ngày thì chúng ta lại lườm nguýt, chỉ trích, trù dập,… chắc chắn những chuyến đi xa làm từ thiện kia cũng chỉ là bức bình phong che giấu “cái xà” trong mình, tức là giả hình hoặc giả nhân giả nghĩa, dạng mà Chúa Giêsu ví von độc đáo là “mồ mả tô vôi” (Mt 23:27). Chúa nói không hề oan uổng với ai cả, vì quả thật, có những khi chúng ta làm những việc “gọi là” bác ái hoặc từ thiện nhưng chúng ta lại muốn chứng tỏ “bản lĩnh” của mình bằng cách này hoặc cách nọ. Đáng “quan ngại” quá chừng!

Quả thật, bác ái khó lắm. Bề ngoài có vẻ giống bác ái nhưng chưa chắc đã là bác ái. Chẳng vậy mà người ta có cách ví von: “Lạnh lùng như việc bác ái” (as cold as charity) – ý này khác với câu nói “lạnh như tiền” của người Việt. Nghĩa là chúng ta cho nhưng hầu như không chút “chạnh lòng”, gần giống như vô cảm vậy. Có “chạnh lòng thương” thì mới yêu thương thật, thương xót thật, và bác ái thật.

Thiết tưởng cũng nên biết rằng bác ái là dạng cao nhất trong ba cấp độ từ thiện. Tính từ thấp tới cao, động thái “cho” có ba mức độ: bố thí, chia sẻ, bác ái.

1. BỐ THÍ là “cho” phần dư thừa của mình, nhưng không vì yêu thương, không vì người khác, mà chỉ vì mình – “cho” để khỏi bị quấy rầy. Chúa Giêsu đề cập vấn đề này qua dụ ngôn “người bạn quấy rầy” (Lc 11:5-8) và dụ ngôn “quan toà bất chính và bà goá quấy rầy” (Lc 18:1-5). Anh chàng kia đưa bánh cho người bạn chỉ vì không muốn bị quấy rầy vào ban đêm chứ không hề tội nghiệp người bạn. Ông quan xử kiện cho xong lần để bà góa kia khỏi đệ đơn kiện mãi, tránh phiền phức, chứ không hề tội nghiệp bà ta chút nào.

2. CÔNG BÌNH (công bằng) cũng là “cho” phần dư thừa của mình, nhưng có thể có chút lòng yêu thương. Cách cho này gọi là chia sẻ: Người có của ăn của để, có dư thừa thì chia sẻ với người thiếu thốn. Dạng “chia sẻ” này chúng ta thường thấy nhiều nhất. Chúa Giêsu nói: “Người nghèo bên cạnh anh em lúc nào cũng có” (Ga 12:8). Nghèo có thể là nghèo về vật chất hoặc tinh thần, dạng nghèo nào cũng đáng thương.

3. BÁC ÁI là “cho” với lòng trắc ẩn, thật lòng thương người khác, thậm chí họ còn hy sinh chính phần mình để cho người khác những thứ mà chính người cho vẫn cần dùng. Họ “rút ruột mình” vì người khác. Bà góa nghèo với hai đồng tiền kẽm là “hiện thân” của lòng bác ái đích thực (Mc 12:41-44; Lc 21: 1-4).

Qua đó, chúng ta thấy rằng bác ái không hề dễ như chúng ta tưởng. Vì thế mà đừng ảo tưởng! Vâng, rất cần nghiêm túc xem lại chính mình về mối phúc thứ năm trong Tám Mối Phúc (Mt 5:3-10) mà chính Thầy Chí Thánh Giêsu đã truyền dạy:



Phúc thay ai xót thương người

Vì họ sẽ được Chúa Trời xót thương

Gọi là “mối phúc”, là điều khuyến khích hoặc động viên, nhưng đồng thời cũng là mệnh lệnh, mà đã là mệnh lệnh thì không thể không thực hành – nghĩa là Kitô hữu nào cũng phải thực hành, không miễn trừ bất cứ ai hoặc với bất cứ lý do gì.

Có những người nói rằng họ nhân danh Chúa mà làm việc này hoặc việc nọ – như làm phép lạ, nói tiên tri, trừ quỷ,… – mà lại bị Chúa Giêsu gọi là “bọn gian ác”, và Ngài đuổi thẳng: “Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7:21-29). Tại sao vậy? Chúa khó tính hay họ bị oan? Chúa không hề khó tính, và người ta không hề bị oan. Chính họ lấy danh nghĩa Chúa, nhân danh Chúa, sáng danh Chúa, nhưng thực chất chỉ là muốn vinh danh chính mình – tức là “giả hình”, lạm dụng uy tín của Chúa Giêsu, lấy Ngài làm bức bình phong che chắn cho thâm ý của họ mà thôi. Lý do Chúa Giêsu đưa ra rất đơn giản: “Cây nào, quả nấy” (Lc 6:43). Một hệ lụy tất yếu!

Về vấn đề “giàu – nghèo”, Thánh Phaolô nói rạch ròi: “Vấn đề không phải là bắt anh em sống eo hẹp để cho người khác bớt nghèo khổ. Điều cần thiết là phải có sự đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu, để rồi khi được dư giả, họ cũng sẽ giúp đỡ anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế, sẽ có sự đồng đều, hợp với lời đã chép: Kẻ được nhiều thì không dư, mà người được ít thì không thiếu” (2 Cr 8:13-15). Cách chia sẻ đó là sống yêu thương, là thể hiện lòng thương xót, là thực hành đức ái, là làm việc từ thiện, và cũng là cách “chữa lành” lẫn nhau.

“Cho” là trao ban, trao tặng, thân tặng, kính biếu,… Đó là sống nhân đức yêu thương, thể hiện lòng thương xót, nhưng phải “cho” với cả tấm lòng mới thực sự có giá trị nhân đức: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20:35).

Cuối cùng, chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu căn dặn: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:1-4). Chúa Giêsu nói rất rõ, không úp mở, không bóng gió. Thật vậy, những tấm “bằng ân nhân” không phải là phô trương thì là cái gì? Chúng ta có thể biện hộ bằng cách nào?



CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Hòa chung niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ trong ngày lễ Nhớ Thánh Phụ Đa Minh 08/8/2015.

Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót TGP Sài Gòn

Kính Chúc Mừng Bổn Mạng:

Linh mục ĐA MINH ĐINH NGỌC LỄ

Quản hạt Xóm Mới

Linh mục ĐA MINH VŨ NGỌC THỦ,

Linh hướng Cộng Đoàn LCTX hạt Tân Sơn Nhì

Linh mục ĐA MINH DƯƠNG HOÀNG LỘC, OP

Kính chúc Quý Cha hưởng trọn niềm vui thánh thiện, nguyện xin Thánh quan thầy luôn che chở và đồng hành cùng Quý Cha trong sứ vụ Mục Tử.


Inhaxiô Đặng Phúc Minh

Không riêng gì nước ta, mà cả trên thế giới hiện đang có nhiều loại đặt cược khác nhau: đặt cược bóng đá, đặt cược đua ngựa. đặt cược giá vàng lên, xuống. 

Ngay cả trong thị trường chứng khoán, nổi cộm là thị trường bất động sản cũng là những cuộc đặt cược. Tiên đoán đúng thì thắng; tiên đoán sai thi sạt nghiệp. 

Theo dõi giá vàng và giá bất động sản trong gần một thập niên qua, ta thấy có nhiều người, nhiều công ty, nhiều tập đoàn đã vỡ nợ, kết cục là họ phá sản, trốn chạy, ngồi tù hay tự tử…

Đó là những cuộc đặt cược về vật chất, cùng lắm dẫn đến mất nghiệp, mất công ty, ngồi tù. Ở đây, tôi giới thiệu đến độc giả một cuộc đặt cược mất cả cuộc sống hạnh phúc đời nay, và cả cuộc sống đời đời mai sau, nếu ta đặt cược sai cho mình. 

Câu chuyện đặt cược này đã được Blaise Pascal (1623-1662), nhà toán học cũng là nhà triết học lừng danh ở thế kỷ XVII người Pháp đưa ra: 

PHỎNG THEO NỘI DUNG CÂU CHUYỆN ĐẶT CƯỢC CỦA PASCAL

Có hai người tạm đặt tên là anh “A” và anh “B”.

Anh “A” tin có Thiên Chúa, tin có đời sau.

Anh “A” luôn cố gắng giữ và sống những điều Chúa dạy: Tôn thờ Thiên Chúa, anh dự lễ ngày Chúa nhật… và yêu mến anh em hết lòng, hay giúp đỡ những người nghèo khó. Anh sống công bằng và bác ái… Khi lỗi phạm, anh tìm cách thống hối ăn năn… Nhờ thế, gia đình anh hạnh phúc, anh được bà con trân trọng, quí mến.

Và đặc biệt anh được bình an trong tâm hồn. 

Anh “B” không tin có Thiên Chúa, không tin có đời sau.

Anh “B” thường sống buông thả, giả hình. Anh vi phạm lỗi công bằng. Anh cố che đậy những điều sai quấy, miễn sao pháp luật không biết là được, vì anh chỉ sợ pháp luật. Kết quả gia đình mất hạnh phúc; dân làng chê bai; mọi người chỉ sợ anh chứ không trọng anh! Anh không có sự bình an thực sự trong tâm hồn. 

Pascal đưa ra hai giả thuyết về Thiên Chúa và đời sau:



Giả thuyết thứ nhất: Không có Thiên Chúa cũng không có đời sau.

Nếu không có Thiên Chúa và đời sau thì ngay ở đời này anh “A” đã hơn anh “B” là gia đình hạnh phúc, mọi người quí mến. Anh “A” được bình an trong tâm hồn.  

Còn anh “B” gia đình mất hạnh phúc, dân làng chê cười. Anh không có bình an trong tâm hồn. Còn sau khi chết cả anh “A” và “B” huề nhau.

Giả thuyết thứ hai: Có Thiên Chúa và có đời sau:

Có Thiên Chúa và có đời sau thì anh “A” được hưởng trọn ven; trong lúc anh “B” mất trắng không được gì. 

Pascal kết luận: Khi ta tin vào Thiên Chúa và sự sống đời sau, ta được cả đời nay lẫn đời sau, chỉ chịu thiệt đôi chút về chức quyền, danh vọng.

Nếu ta không tin vào Thiên Chúa ta mất cả đời này lẫn đời sau.

Như thế, người tin vào Thiên Chúa và sự sống đời sau là người khôn ngoan; người không tin vào Thiên Chúa là những người vô cùng dại dột. 

ĐỨC TIN KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN ĐẶT CƯỢC 

Người Công giáo tin vào Thiên Chúa, tin vào sự sống đời sau không phải là một cuộc đặt cược may rủi như những cuộc đặt cược ta thường thấy, mà là sự xác tin, xác tín một cách mạnh mẽ. Họ sẵn sàng anh dũng hiên ngang lấy mạng sống mình để bảo vệ Đức Tin. Lịch sử nhân loại cũng như lịch sử Việt Nam đã minh chứng điều đó.

Người Công giáo dựa vào lý trí Chúa đã ban cho, và nhờ lý trí nhận biết Thiên Chúa, nhận biết đời sống vĩnh hằng qua: lý chứng, nhân chứng, sự mạc khải 

Lý chứng: Câu kinh bản tôi được học khi xưng tội lần đầu cách đây đã hơn nửa thế kỷ vẫn còn vang vọng, làm tôi say mê mãi cho đến nay. Hỏi: “làm sao biết có Đức Chúa Trời?”. Thưa: “Hãy nhìn xem trật tự lạ lùng của trời đất bèn nhận ra Đức Chúa Trời”.

Từ ngày đó đến nay, càng nghiền ngẫm, suy nghĩ, học hỏi, trao đổi tôi càng thấy câu kinh bản đó sao mà hay thế! sâu sắc thế! sao mà tóm lược gọn gàng thế!! 

Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo ngày nay thì dạy: “Những “con đường” để đến với Thiên Chúa như thể có khởi điểm là các thụ tạo: Thế giới vật chất và con người.” (SGLCHTG, 31) 

Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học hiện đại. Nhưng thử hỏi các nhà khoa học đã biết được bao nhiêu “Trật tự lạ lùng” vô biên của trời đất này. Sự hiểu biết của nhân loại trước “Thế giơí vật chất và con người” ví như hạt cát trong sa mạc; giọt nước giữa đại dương; như chiếc lá trong rừng cây. Nói như thế không có nghĩa là tôi không trân trọng những thành tựu lớn lao của khoa học.

Xin đan cử một thí dụ: 

Tiến sỹ Francis. Collins, người Mỹ, Giám đốc Dự án Giải mã Gen người, đang từ nhà khoa học vô thần đã trở thành hữu thần tin thờ Thiên Chúa, khi khám phá ra trong máu của con người có 3 tỉ 100 triệu mẫu cặp hệ thống gen, mật mã của sự sống, xác định trình tự ADN, sau hơn 10 năm nhóm của ông nghiên cứu. 

Tháng 6 năm 2000, bộ giải mã gen người này được công bố tại căn phòng phía Đông của Nhà Trắng Hoa Kỳ. Tổng thống Bill Clinton đã nói: “Ngày hôm nay, chúng ta được hiểu về loại ngôn ngữ mà Chúa đã sử dụng để sáng tạo nên sự sống. Hơn bao giờ hết, chúng ta nghiêng mình trước sự phưc tạp, trước vẻ đẹp và sự diêụ kỳ của món quà thần thánh nhất, thiêng liêng nhất của Người”. (Ngôn ngữ của Chúa, những bằng chứng khoa học về Đức Tin - Nhà xuất bản Lao Động) 

Thế kỷ thứ XIII, Thánh Toma (1225-1274), Tiến sỹ Thần học nổi tiếng thời trung cổ viết ra 5 lý chứng: Sự chuyển vận của vũ trụ; luật nhân quả; sắp xếp trật tự; bậc thang giá trị nơi vạn vật; cứu cánh của vạn vật, để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. 

Lý chứng vững vàng nhất, hùng hồn nhất vượt không gian và thời gian giúp nhân loại nhận ra Thiên Chúa và sự sống đời sau không gì hơn toàn bộ Kinh thánh Tân và Cựu ước bao gồm 73 cuốn (46 cuốn cựu ước, 27 cuốn Tân Ước). Đây là lời mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Đây cũng là bộ sách giá trị nhất, lâu đời nhất, in nhiều nhất, bán chạy nhất, dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới cho đến ngày nay. 

Nhân chứng: Dòng lịch sử cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại gồm hai giai đoạn:

Thời Cựu ước kể từ khi có loài người đến lúc Chúa xuống thế làm người.

Thời Tân ước từ khi Chúa giáng trần đến nay.

Abraham, thời cựu ước, đã dạy cho nhân loại biết vâng phục, phó thác trọn vẹn đời mình cho Chúa. Ông sẵn sàng sát tế đứa con duy nhất Isaác làm của lễ dâng lên Chúa... Vua Đa-vit thì thức tỉnh nhân loại đừng ngã lòng, dù tội lỗi đến đâu mà trông cậy vào Chúa, sám hối ăn năn, sẽ được Chúa thứ tha…

Chúa truyền Mười Điều Răn cho nhân loại giữ qua tổ phụ Mô-sê…. 

Thời Tân ước: Các Thánh tông đồ thời Chúa Giêsu, các Thánh tử đạo, Các Thánh nam nữ ở trên trời và biết bao người sả thân vì đạo Chúa để loan báo Tin Mừng. 

Các tiên tri, các ngôn sứ, tổ phụ của loài người, Chúa cho hiện diện trong mỗi giai đoạn lịch sử cứu chuộc của Chúa, để minh chứng Chúa yêu thương con người vô biên, và hứa sẽ ban hạnh phúc đời sau cho những ai tôn thờ và giữ các giới răn của Người. 

Mạc khải: Mạc là bức màn; khải là hé mở. Mạc khải là hé mở bức màn. Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhiệm mầu vì yêu thương muốn cho con người được biệt Thiên Chúa là Đấng tự hữu, toàn năng, Đấng tạo ra trời đất muôn loài. Đồng thời muốn cho con người được chia sẻ niềm hạnh phúc vĩnh hằng cùng người mai sau. Chính vì thế, Thiên Chúa đã mạc khải cho con người biết những điều đó, mà riêng với khả năng con người thì không thể nào biết được. Mạc khải được lưu truyền qua Thánh Kinh và Thánh truyền cho đến ngày cánh chung. 

Kết luận: Chúa Giêsu chính là lý chứng, nhân chứng, sự mạc khải, phép lạ trung tâm trong lịch sử cứu độ của nhân loại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đã xuống thế làm người mang hai bản tính, Người đã chịu chết và đã phục sinh. Đó chính là lý chứng, chứng nhân, mạc khải, phép lạ vĩ đại nhất trong lịch sử cứu độ của Thiên chúa. Đó cũng chính là niềm tin vững vàng không gì thay đổi, niềm hy vọng, nỗi khát khao chờ mong của Người Công giáo vào sự sống đời sau, vào một Thiên Chúa tự hữu đầy lòng yêu thương, nhiệm mầu vô biên, quền năng tuyệt đối trên muôn loài. 

Lạy Chúa chúng con tin, nhưng xin nâng đỡ Đức Tin còn non yếu của chúng con.


 CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Mừng kính trọng thể:

Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15/8/2015

Lễ Thánh Đa Minh, linh mục ngày 08/8/2015

Lễ Thánh Augustinô, GM, tiến sĩ, ngày 28/8/2015

Lễ Thánh Alphongsô, GM, tiến sĩ, ngày 01/8/2015

Ban Chấp Hành Cộng Đoàn LCTX TGP Sài Gòn chúc mừng bổn mạng các anh, chị:

Maria ĐỖ HỒNG THO

Maria QUAN THỊ BÍCH

Maria PHẠM THỊ THÚY LAN

Maria TRẦN THỊ THANH LAN

Maria VŨ THỊ THU LAN

Maria LÝ NGỌC ANH

Đa Minh NGUYỄN TRẦN QUẢNG

Đa Minh TRẦN VĂN DŨNG

Augustino NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Alphongso NGUYỄN NHỰT BÌNH

Xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và các Thánh nhân, ban muôn ơn lành hồn xác, giữ gìn và nâng đỡ các anh, chị trên bước đường phục vụ Giáo hội.





Fx Đỗ Công Minh

Đức Thánh Cha Phanxicô năm nay 78 tuổi, với số tuổi này nhiều người cho rằng Ngài phải là một cụ già chỉ quanh quẩn ở tại Tòa Thánh Roma, hay may lắm là chỉ đi lại trong nước Ý là chính. Nhưng thật tuyệt vời, Ngài đã tông du đến nhiều nước như Hàn Quốc, Sri Lanka, Philipphines ở Á Châu, một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Mới đây, bắt đầu từ Chúa nhật 5.7.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến viếng thăm mục vụ thứ chín của ngài tại nước ngoài, kéo dài đến chiều tối 12.7.2015 (8 ngày). Chúng ta cùng nhìn lại chuyến đi mục vụ của Ngài qua bài viết tổng hợp sau đây:


Ecuador, Bolivia và Paraguay là ba nước tương đối nghèo và không có vị thế quan trọng về chính trị, địa lý ở Mỹ châu La tinh. Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô thăm ba nước trong cùng một chuyến đi và là chuyến tông du thứ tư tại hải ngoại từ đầu năm 2015 đến nay. Cả ba nước Ecuador, Bolivia và Paraguay đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn trong lịch sử gần đây, nhiều khi xung đột với nhau về tranh chấp biên giới. Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng nhằm khích lệ sự canh tân đời sống xã hội và chính trị nói chung, bảo tồn hòa bình, phát triển nền dân chủ.

Ba quốc gia ở giữa vùng trường sơn Andes Đại Tây Dương với cao độ, nhiệt độ và tình trạng rất khác nhau khiến Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng sẽ phải thích ứng khá nhiều.



Đức Thánh Cha tại Ecuador







Ecuador rộng hơn 283.000km2 với dân số gần 15 triệu 800 ngàn người, trong số này có 13.700.000 là tín hữu Công giáo, tương đương 87,4% dân số. Họ thuộc 25 giáo phận với 1250 giáo xứ, và 4.400 trung tâm mục vụ khác. Giáo hội Công giáo tại Ecuador có 52 Giám mục; 2.200 linh mục, trong đó có 1390 linh mục giáo phận và 812 linh mục thuộc các dòng tu; 380 tu huynh và gần 4.900 nữ tu. Bình quân tại Ecuador cứ 6.270 giáo dân mới có một linh mục. Giáo hội Công giáo đảm trách 26 đại học và trường cao đẳng với 103.000 sinh viên; 1.433 trường học từ mẫu giáo đến trung học với tổng cộng hơn 460.000 học sinh.

Khi đến thủ đô Quito, sau nghi thức tiếp đón tại phi trường, Đức Thánh Cha về Tòa sứ thần Tòa Thánh để nghỉ ngơi. Ngày 6.7.2015, Đức Thánh Cha rời thủ đô để bay tới Guayaquil là thành phố lớn của Ecuador với hơn 3.600.000 dân cư ở ngang với mặt biển. Đức Thánh Cha kính viếng Đền thánh Lòng Thương Xót mới được xây cất và hoàn thành cách đây hai năm. Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ lúc 11 giờ 15 cho các tín hữu tại công viên Los Samanez với chủ đề cầu cho gia đình.



Ngỏ lời với các tín hữu, Đức Thánh Cha nói: Tôi đến Quito như một người hành hương để chia sẻ với anh chị em niềm vui của việc rao giảng Tin Mừng… Anh chị em đã trao tặng cho tôi niềm vui của con tim mình: ‘Đẹp thay bước chân người rảo khắp núi đồi để loan báo tin vui, tin bình an’ (Is 52, 7). Đó là vẻ đẹp mà chúng ta được mời gọi để loan truyền như hươngthơm của Chúa Kitô: kinh nguyện, việc lành, hy sinh giúp đỡ những người túng thiếu nhất. Đó là niềm vui loan báo Tin Mừng và “khi biết được điều đó, nếu anh em thực hành thì thật phúc cho anh em” (Ga 13, 17).

Ban chiều ngài đáp máy bay trở về thủ đô Quito, đến viếng thăm Tổng thống Ecuador tại dinh Carondelet. Sau đó ngài đi bộ đến viếng nhà thờ chánh tòa Quito ở gần đó. Thứ ba, 7.7.2015, lúc 9 giờ sáng, Ðức Thánh Cha gặp gỡ các Giám mục Ecuador tại Trung tâm hội nghị ở “Công viên 200 năm”, rồi cử hành thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi tại công viên này. Ban chiều ngài gặp giới học đường và đại học tại Ðại học Công giáo Ecuador, gặp giới xã hội dân sự ở nhà thờ thánh Phanxicô trước khi viếng thăm thánh đường của dòng Tên. Thứ tư, 8.7, Ðức Thánh Cha  viếng thăm Nhà Dưỡng Lão của các nữ tu thừa sai bác ái, rồi gặp hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc “El Quinche”.

Lúc 12 giờ trưa 8.7, ngài đáp máy bay sang La Paz, thủ đô Bolivia. Ðến nơi vào 4 giờ rưỡi chiều

Đức Thánh Cha tại Bolivia




Bolivia có diện tích 1.100.000km2, dân số 11.280.000 người, trong số này có 9.300.000 tín hữu Công giáo, tương đương 82,5% dân số, thuộc 18 giáo phận, 600 giáo xứ, 210 trung tâm mục vụ. Bolivia có 38 Giám mục và 1.208 linh mục, trong đó hơn một nửa là linh mục giáo phận; cóhơn 2.600 nữ tu; 226 tu huynh. Tại Bolivia, mỗi linh mục phải coi sóc gần 7.700 tín hữu. Giáo hội có 63 trung tâm giáo dục cao đẳng và đại học cùng với 1.700 trường học các cấp.

Máy bay chở Đức Thánh Cha từ Ecuador sang Bolivia đáp xuống sân bay Alto ở cao độ hơn 4.000m. Đây là phi trường cao nhất thế giới. Tại đây diễn ra nghi thức đón chính thức với sự hiện diện của hàng trăm ngàn người. Đức Thánh Cha nói: “Là một người khách và một người hành hương, tôi đến để củng cố đức tin của những ai tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, để trong cuộc hành hương của chúng ta trên trái đất, người tín hữu chúng ta trở nên chứng nhân cho tình yêu của Người, nên men cho một thế giới tốt đẹp hơn và cộng tác với nhau trong việc xây dựng một xã hội công bằng hơn và huynh đệ hơn”. Sau đó, ngài về phủ Tổng thống để gặp gỡ chính quyền của Tổng thống Evo Morales vào lúc 6 giờ chiều, rồi viếng Nhà thờ chánh tòa thủ đô. Sau đó, lúc 8 giờ tối, ngài lại đáp máy bay để tới thành phố Santa Cruz de la Sierra ở cao độ 400m.

Trong thời gian ở Bolivia, ngày 9.7, Ðức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại Quảng trường Chúa Kitô Cứu Thế, nhân dịp khai mạc Đại hội Thánh Thể toàn quốc; gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh; tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế kỳ 2 của Các Phong trào bình dân tại trung tâm triển lãm Expo Feria; thứ Sáu 10.7, Đức Phanxicô viếng thăm trung tâm Phục hồi Santa Cruz – Palmasola; gặp các Giám mục Bolivia tại nhà thờ giáo xứ La Santa Cruz, rồi đáp máy bay sang Paraguay là chặng cuối cùng trong cuộc viếng thăm dài một tuần lễ tại Mỹ châu La tinh..

Đức Thánh Cha tại Paraguay

Paraguay rộng 406.000km2, dân số 6.700.000 người, trong đó tỷ lệ Công giáo là 93,2% gồm 6.320.000 tín hữu thuộc 15 giáo phận, 372 giáo xứ, 1450 trung tâm mục vụ. Paraguay có 23 Giám mục; 800 linh mục, trong đó quá một nửa là các linh mục dòng (416 vị); gần 1.500 nữ tu và 207 tu huynh. Bình quân tại Paraguay cứ 7.860 giáo dân thì mới có một linh mục. Tại Paraguay, Giáo hội đảm trách 19 trường cao đẳng và đại học, 665 trường học các cấp

Đức Thánh Cha đến thủ đô Asunción lúc 3 giờ chiều ngày thứ Sáu 10.7. Trong nghi thức tiếp đón, Ngài nói Với niềm vui lớn lao được tới đất nước vốn đã được dâng kính Nữ Trinh Caacupé này, tôi khẩn cầu Chúa chúc phúc trên mỗi người trong qúi vị, trên gia đình qúi vị và mọi người dân thân yêu của Paraguay. Cầu mong đất nước này sinh nhiều hoa trái, như đã được biểu tượng bằng hoa pasiflora trên tà áo Đức Mẹ, và cầu mong các sắc mầu quốc gia, vốn trang trí ảnh thánh ngài, lôi kéo mọi người dân Paraguay tới việc sùng kính Mẹ Caacupé”. Sau đó, Ðức Thánh Cha đến thăm Tổng thống tại dinh Lopez, rồi gặp gỡ chính quyền dân sự cùng với ngoại giao đoàn tại khuôn viên dinh Tổng thống.

Trong ngày 11.7, Đức Phanxicô viếng thăm Tổng bệnh viện nhi đồng “Ninos de Acosta Nu”; cử hành thánh lễ tại quảng trường trước Trung Tâm Thánh Mẫu Caacupé, cách thủ đô Asuncion 40km; gặp đại diện xã hội dân sự tại Sân thể thao León Condou của trường San Jose; cử hành kinh chiều chung với các Giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và các phong trào Công giáo tại Nhà thờ chánh tòa Ðức Mẹ Mông Triệu.

Chúa nhật 12.7, Ðức Thánh Cha viếng thăm dân chúng tại khu vực Banado Norte. Khu vực này có khoảng 100.000 dân cư, 23.000 gia đình, đại đa số là dân di cư nghèo. Sau đó Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại cánh đồng Nu Guazú; gặp gỡ các Giám mục Paraguay tại Trung tâm Văn hóa của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rồi dùng bữa với các vị; gặp gỡ giới trẻ dọc theo bờ biển Costanera, dự kiến có 200.000 người.

7 giờ tối ngày 12.7.2015, Đức Thánh Cha ra phi trường để bay về đến Roma lúc gần 2 giờ chiều ngày thứ Hai, 13.7. 2015, kết thúc chuyến đi trong bình an.





Maria Mỹ Ánh,

GX Hòa Bình-GV

Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết“ (Mc 12, 43).

Câu chuyện về hai đồng tiền kẽm, trị giá bằng một phần tư đồng xu Rôma của bà góa nghèo ai cũng biết. Chúa khen bà bỏ nhiều hơn những người giàu có đã bỏ vào thùng số tiền gấp 100, gấp 1000 lần của bà. Tại sao?


Vì bà đã bỏ vào đó tất cả những gì bà có để dùng mua thức ăn độ nhật. Đó là tài sản lớn nhất bà có được và chắc chắn khi bỏ vào thùng tiền Đền Thờ, bà không ngó quanh xem ai có nhìn mình đang làm việc thiện không để mà hãnh diện. Không có quay phim, chụp hình để lên truyền hình, đăng báo. Không có cờ xí, hoa hòe rợp trời. không mời ca sĩ hát, không giao lưu. Bà không có buôn bán gì để quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Không có đồng phục và xe cộ rầm rộ để gây “quỹ từ thiện“. Có người sẽ bảo thời Chúa Giêsu không có phương tiện hiện đại, chứ nếu có, mấy ông Kinh sư, Pharisêu, Tư tế cũng đã làm rồi, có khi còn hoành tráng hơn nữa ấy chứ!!!

Vậy, việc “làm từ thiện” theo Chúa Giêsu như thế nào? Không có tiền làm sao làm từ thiện? “Có bột mới gột nên hồ“. Mà hễ có tiền nhiều là giàu. Giàu có thì Chúa “dọa“: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Trời’’ (Mt 19, 24). Thế Chúa có “vấn đề“ với người giàu sao?

Đau đầu thật!!!

Đây rồi! “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3). Chúa nói cái “nghèo bên trong“ dù bên ngoài giàu hay nghèo. Bà góa được khen này nghèo cả trong lẫn ngoài, nhưng bà là người “rộng rãi nhất”, “hào phóng nhất“, “giàu có nhất“ vì đã “cho đi tất cả những gì bà có“ thì Nước Trời ở trong tầm tay của bà rồi (Chúa nói vậy).

Chúa không ghét người giàu (Không thấy các Thánh sử viết lại điều này). Chúa chỉ khuyên những người giàu có: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi“ (Mt 6, 19). Uổng phí lắm! Hãy san sẻ, đừng để nơi này quá vơi, chỗ kia quá dư thừa. Nếu ta nghĩ cứ khư khư giữ lấy những gì mình đã “dày công vun xới“ bằng nước mắt, mồ hôi, công sức của mình, thì ta không có nghĩa vụ phải chia sẻ cho người khác, miễn là ta không cướp bóc công sức, tiền bạc của ai. Có lẽ ta sẽ giật mình khi đọc lại chuyện ông phú hộ và anh Lazarô khó nghèo (xLc 16, 19-31) Chúa là Đấng Công Bằng. Người không chịu được gia đình này tiệc tùng linh đình suốt ngày đêm, thức ăn thừa mứa, trong khi Lazarô không có gì lót dạ nằm ngay trước nhà anh, dù anh này giàu là vì anh đã cực khổ tạo dựng nên. Anh kia đang đói khát cần có gì để ăn và sống, dù anh có siêng năng làm việc hay không. Chắc rằng khi gặp Chúa vào giờ sau hết, Chúa sẽ bảo: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính ta vậy“ (Mt 25, 40).

Khổ nỗi thế gian khi làm việc thiện thì lại lấy con tép câu con tôm, lấy con tôm câu con cá, lấy con cá nhỏ để câu con cá to đùng!!! “không ai ném tiền qua cửa sổ“ là câu cửa miệng, nên việc giúp ai đó phải có lợi về của cải, kiếm mối quan hệ làm ăn, tiếng tăm về sự nhân đức hay đính kèm cái Logo để người đời biết rằng công ty này, nhà tài trợ kia… làm từ thiện. Báo chí phanh phui bao nhiêu điều đọc lên thấy thất vọng, mất cả niềm tin: Một ông nọ có tiếng đạo đức, đi đâu cũng mang theo xâu chuỗi, bỏ ra hàng chục tỉ để mời một người khuyết tật về để diễn thuyết, giúp cho giới trẻ Việt Nam có ý thức vươn lên khỏi nghịch cảnh. Quá tuyệt vời!!! Thế mà mới đây ông về miền quê nghèo ở xã Đamri mở Resort nghỉ dưỡng, chận con suối sinh hoạt của hàng trăm hộ dân ở đây, ép mua đất của họ giá rẻ mạt, họ không bán. Nửa đêm cho người tới đổ bê tông đóng cọc, rào chiếm đất của họ. Báo chí đăng, người dân biểu tình rồi cũng chìm xuồng… tiếng tăm nhân đức của ông vẫn còn, người thành phố vẫn ca tụng ông. Nghe nói ông ăn chay trường và hay… đi làm từ thiện.

Chao ơi! Sao đọc Lời Chúa nghe đau lòng đến vậy. “Khi làm việc phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng“ (Mt 6, 1). Và nếu có bố thí cho ai, giúp đỡ ai, Chúa bảo nhỏ thế này: “Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm“ (Mt 6, 3).

Đồng tiền có sức mạnh “vạn năng“. Cách đây khá lâu, đọc tiểu sử của một người chuyên “làm việc từ thiện“ tôi đã không cầm được nước mắt: nào là cô bị bỏ rơi bên đường rầy xe lửa, mới 7, 8 tuổi đầu đã bị đám ma cô cưỡng bức suốt thời thơ ấu. Cô có một quá khứ kinh khủng, nên khi lớn lên cô quyết làm những điều tốt lành để bù đắp cho những đứa trẻ bất hạnh như cô. Và rồi cơ sở từ thiện ra đời ở BD. Trước nhỏ, sau lớn dần. Đến bây giờ cả nước biết tiếng. Ở nước ngoài cũng giúp đỡ. Mới đây báo chí nói cô đã cắt xén bớt phần ăn của các cháu, đứa nào cũng gầy gò xanh xao, bủng beo vì thiếu ăn, thiếu mặc… Ôi, còn biết tin ai bây giờ?? Chúa bảo rồi: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được“ (Mt 6, 24b). Vì “Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó“ (Mt 6, 21). Anh phải ở lại chỗ nơi anh cất giấu kho tàng thôi. Và người đời cứ tha hồ mà ca tụng…

Có câu: “Giỗ cha không màng, nuôi mẹ cũng không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện“. Nghe vừa có chút mỉa mai, châm biếm, vừa có chút xót xa. Chúa Giêsu ghét bọn giả hình. Chúa cho họ như những mồ mả, đẹp đẽ bên ngoài nhưng chứa những thây ma gớm ghiếc và hôi thối bên trong. Chúa muốn chúng ta làm muối cho đời bớt nhạt. Làm ánh sáng để bóng đêm cuộc đời bớt thê lương và thêm ấm áp. Làm những việc nhỏ bé như cho ai đó một ly nước lã khi thấy họ khát; một chút gì đó lót dạ khi họ đói; một lời hỏi han chia sẻ khi họ khổ đau; một nụ cười cảm thông chứ đừng kết tội; một ánh mắt thương yêu trìu mến; một vòng tay ôm siết chặt chân thành và tha thứ, chứ đừng ruồng bỏ… Chúa có đòi hỏi lớn lao qúa sức chúng ta đâu, sao mà khó thực hiện thế nhỉ?? Phải chăng nơi lòng ta muối đã nhạt, ánh sáng ấm áp yêu thương đã tắt, chúng ta trở thành thứ vô dụng ở ngoài đường cho người ta chà đạp lên thôi sao? (x Mt 5, 13).

Cuộc sống này vốn ngắn ngủi và luôn biến động. Nay còn mai mất. Hôm nay giàu sang phú quý ngày mai đã trắng tay. Sắc sắc không không làm lòng người chao đảo. Lo lắng làm chi. Mưu toan làm gì. “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy“ (Mt 6, 34). Chúa đâu có hứa hẹn cho ta có một cuộc đời luôn sung sướng đâu! “Đời là bể khổ“ (Đức Phật cũng dạy như thế). Chúa để ta tự chọn lựa đường để đi và nơi để đến. Ở đó ta được nghỉ ngơi sau những bon chen vất vả của một kiếp người chẳng mấy gì vui…

Có một điều thú vị ai cũng biết. Phép lạ đầu tiên Chúa làm chỉ để giúp cho gia chủ “đỡ mất mặt“ vì thiếu rượu tại tiệc cưới Cana! Đó là việc chẳng mấy cấp thiết như bệnh tật hay chết chóc, nhưng tại sao Chúa vẫn thực hiện dù “giờ của Người chưa đến“? Đơn giản vì Chúa vâng lời Mẹ, “khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Kitô nói với Người: ‘Họ hết rượu rồi’“ (Ga 2, 3). Phải chăng người mẹ là người dạy cho con trẻ làm điều bác ái đầu tiên? Những bà mẹ thiện hảo sẽ cho đời những người con tốt. Mẹ Maria đã cho nhân loại phép lạ đầu tiên bởi quyền năng của Con Mẹ bằng sự tinh tế và lòng hay xót thương của một người phụ nữ. Bởi vậy, đi làm từ thiện các bà mẹ nhiều hơn các ông bố. Không phải các bà “lành thánh“ hơn mà các bà tinh tế và hay động lòng trắc ẩn hơn.

MẸ là nguồn nhân đức, là sự khởi đầu giúp cho con cái biết thương người bất hạnh hơn mình. Và MẸ MARIA là một khởi đầu tuyệt vời như vậy cho tất cả những bà mẹ trên thế giới về TÌNH YÊU THƯƠNG, mà CON MẸ đã phải chết để cho nhân loại được sống và sống dồi dào.





Gioan Long Vân,

giáo xứ Nhân Hòa

Tôi mon men đến bệnh viện thăm vợ bạn. Bạn đón tôi ở cổng cấp cứu bệnh viện Trưng Vương. Tôi hỏi bạn: “Đã báo cho anh em trong lớp chưa?” Bạn trả lời: “Rồi! Nhưng chưa thấy ai đến thăm”. Tôi an ủi: “Có lẽ anh em còn bận công việc nên chưa tới!” Hôm đó là ngày 10 tháng 05 vừa qua.

Bạn với tôi ngày xưa học chung một lớp ở chủng viện Phanxicô Thủ Đức. Bạn và tôi không đi trọn đường tu. Năm 1970, bạn ra khỏi chủng viện. Năm 1974, tôi xin ra đời “thử” rồi ra luôn. Mãi đến năm 2001, qua một người quen tôi liên lạc được với bạn đang sống ở một làng quê miền cao nguyên Đaklak. Tôi ngờ ngợ thật lâu mới nhận ra bạn. Cuộc sống vật vã miệt nông thôn khiến dáng hình bạn hom hem, khuôn mặt móm mém. Tôi nghe những người quen trên đó cho biết bạn còn có biệt danh Hường “mad”. Lúc đó tôi thầm nghĩ có lẽ cuộc sống quá khắc nghiệt với bạn từ một chàng trai thành phố về thôn quê sống không quen với dân tình nơi đó nên đã có những ứng xử không phù hợp khiến dân làng gán cho bạn cái biệt danh như vậy. Năm sau, bạn ẵm đứa gái út lúc đó mới sáu tuổi xuống Sài Gòn ở nhờ nhà tôi, tìm cách chạy vạy chữa trị cho cô bé đang mắc chứng bệnh u não. Tôi dẫn bạn đi thăm bạn bè cùng lớp. Anh em vui mừng hội ngộ sau hơn hai mươi năm cách biệt. Cuộc sống mỗi người vào thời điểm này ai ai cũng còn tất tả ngược xuôi vì miếng cơm, manh áo. Có vị làm linh mục thì cũng phải sống theo luật dòng Phanxicô hèn mọn. Vô vọng trước bệnh tình đứa con. Bạn bè Sài Gòn chẳng ai giúp đỡ được gì hơn. Bạn nổi khùng với một vài anh em. Nổi khùng một cách không đáng! Có dịp lên Đaklak, tôi nghe bạn kể đã phải nín khóc khi ẵm đứa con trùm kín bằng chiếc áo choàng cũ sờn lên xe về quê bởi chẳng có xe khách nào chở một xác chết. Tôi an ủi bạn: “Dù sao thì ý Chúa đã quan phòng cất cháu đi là cất đi nỗi đau đớn cho cháu, cất đi một gánh nặng cho bạn. Cháu là trẻ thơ vô tội, được Chúa rước về Trời sẽ phù hộ cho bạn”

Nhưng Chúa vẫn thử thách bạn. Cái nghèo vẫn đeo đẳng bạn, bao gian nan khốn khó vẫn không buông tha bạn. Lại thêm một thánh giá nặng nề Chúa trao cho bạn. Người vợ của bạn bỗng dưng vướng căn bệnh tâm thần khoảng sáu năm nay. Lần này bạn đem vợ xuống bệnh viện Trưng Vương, trước hết để chữa căn bệnh sỏi mật và sỏi gan. Bạn dẫn tôi vào phòng bệnh. Nhìn người phụ nữ xanh xao, ốm yếu khoác bộ đồ bệnh nhân, cặp mắt đờ đẫn, miệng nói lảm nhảm, lòng tôi dâng trào nỗi thương cảm xót xa vô ngần. Tôi thương cảm người phụ nữ tâm thần và xót xa cho người bạn cựu Phan Sinh cùng lớp năm nào. Về nhà, tôi nhắn tin cho anh em trong lớp: “Vợ Cao Trọng Hường đang nằm chờ điều trị bệnh sỏi mật và sỏi gan ở bệnh viện Trưng Vương. Chị ta còn mắc chúng bệnh tâm thần. Xin anh em góp lời cầu nguyện và chia sẻ”. Hằng ngày tôi liên lạc điện thoại hỏi thăm vợ bạn. Tôi hỏi tên thánh và họ tên của vợ bạn, ghi tên hai người vào giấy chứng nhận của Tổng Hội Mân Côi. Khoảng một tuần sau, tôi đến bệnh viện đem cho bạn mấy tờ báo Lòng Chúa Thương Xót lâu nay tôi cộng tác viết bài cùng hai cỗ tràng hạt và hai giấy chứng nhận ghi danh hai vợ chồng đã chính thức gia nhập Hội Mân Côi. Tôi lại hỏi thăm có bạn nào trong lớp đến thăm chưa? Bạn lắc đầu, đôi mắt gợn buồn. Tôi chẳng biết gì hơn, cúi đầu lặng thinh, lảng tránh nhìn qua vợ bạn, càng nhìn càng thương cảm. Bạn kể có nhiều phụ nữ nuôi bệnh nhân cùng phòng thỉnh thoảng chăm sóc lau rửa và thay quần áo cho vợ bạn.

Tôi về nhà, lòng ngậm ngùi nhắn tin cho các bạn cùng lớp mấy câu thơ: “Có mang thương tích mới biết nỗi đau - Sa cơ hoạn nạn mới hiểu lòng nhau - Cay đắng ở đời ai mà chẳng có - Cho bây giờ sẽ nhận được mai sau”, cùng với dòng tin báo: “Vợ Cao Trọng Hường đã mổ sỏi mật nhưng bị nhiễm trùng nên chưa xuất viện”. Dòng tin nhắn này có vẻ hiệu lực hơn. Nhiều anh em nhắn tin xin số điện thoại của bạn. Tôi nhắn tin cho số và gọi điện mô tả về người vợ tâm thần của Hường cho anh em biết. Nhiều bạn cứ thế mà đến thăm và chứng kiến tận mắt tình cảnh đớn đau khốn cùng của vợ chồng bạn.

Vợ bạn xuất viện ngày 11 tháng 06 và trở lại nhập viện ngày 23 để tiếp tục điều trị tán sỏi. Những người nuôi bệnh nhân cùng phòng lần trước đã ra đi không trở lại. Những phụ nữ nuôi bệnh nhân mới lại cùng bạn chăm sóc vợ bạn. Có người dúi tiền vào túi áo vợ bạn. Cho dù họ là người xa lạ, khác niềm tin tôn giáo với bạn, nhưng tôi tin chắc những gì họ cho vợ bạn bây giờ sẽ nhận được mai sau. Vâng, tôi tin đời sau họ sẽ nhận được vô vàn ân phúc. Tôi vẫn tiếp tục liên lạc qua điện thoại, bạn cho biết vài ngày nữa vợ bạn sẽ xuất viện, về nhà nghỉ ngơi thời gian rồi xuống lại Sài Gòn, làm thủ tục nhập bệnh viện Nhiệt Đới để điều trị chứng tâm thần. Một lần nữa tôi an ủi bạn chịu khó vác Thánh giá , lập công đức đời này, để được ban thưởng đời sau. Đang tháng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, tôi khẩn cầu Thánh Tâm Ngài là Nguồn Mạch Yêu Thương và Lòng Thương Xót, yêu thương và thương xót bạn và người vợ tâm thần của bạn. Tôi lẩm nhẩm thêm mấy câu thơ đã gởi bạn bè:

“Có mang thương tích mới biết nỗi đau

Sa cơ hoạn nạn mới hiểu lòng nhau

Cay đắng ở đời ai mà chẳng có

Cho bây giờ sẽ nhận được mai sau”.



CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

15/8/2015, mừng kính trọng thể lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Ban Biên tập Tập san TLHT LCTX chúc mừng bổn mạng chị

Maria MỸ ÁNH

là cộng tác viên của Tập san

Chúc chị luôn sống theo mẫu gương KHIÊM NHƯỜNG và VÂNG LỜI của Đức Maria.
GIÁO DỤC KITÔ GIÁO




Gioakim Trương Đình Giai

(Kỳ cuối)


LIÊN HỆ GIỮA TÌNH YÊU VÀ TÙNG PHỤC

Có một mối tương quan giữa tình yêu và sự tùng phục. Sự tùng phục tạo điều kiện thuận lợi cho tình yêu và ngược lại, tình yêu thực sự sẽ đón nhận được sự tùng phục hoàn toàn đặc biệt trong mối liên hệ vợ chồng.

Sự tùng phục tuyệt đối và thành thật của người vợ sẽ dành được tình yêu của chồng mình. Và tình yêu nhưng không và quảng đại của người chồng sẽ được đáp trả bởi sự tùng phục của vợ mình.

SỐNG ĐẠO VỢ CHỒNG LÀ SỐNG CHỨNG TÁ

Cả hai phải ý thức và cố gắng sống yêu thương và hiệp thông sâu xa để có thể phản chiếu cho nhau và cho mọi người, qua tình yêu của mình, tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh, qua mối tương quan của mình, mối tương quan giữa Đức Kitô và Hội Thánh, được lấy làm khuôn mẫu và nguồn cảm hứng.

Như thế đối với chúng ta, những người có gia đình, ngoài việc sống đạo làm người làm con Chúa, ta còn phải tiên vàn sống trọn đạo nghĩa vợ chồng. Đó không chỉ là nhiệm vụ căn bản gắn liền với ơn gọi sống đời hôn nhân mà còn là sứ mạng làm chứng tá Tin Mừng tình yêu cho Đức Kitô.

SỐNG ĐẠO VỢ CHỒNG LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HẠNH PHÚC VIÊN MÃN

Đôi vợ chồng chỉ có thể kinh nghiệm được trật tự, hài hòa, và bình an trong gia đình và từ đó đạt đến sự hạnh phúc, sự viên mãn mà Chúa muốn khi mỗi người giữ nghiêm chỉnh khuôn vàng thước ngọc này: sống trọn vẹn bổn phận với tư cách là vợ, là chồng trong sự kính sợ Chúa, tùng phục lẫn nhau, tôn trọng và yêu thương nhau chân thành và tha thiết trong bất cứ mọi hoàn cảnh và điều kiện dù cho phải trải qua nhiều gian truân thử thách như lời hứa khi cử hành Bí tích Hôn phối.



LÀM SAO CÓ THỂ SỐNG TRỌN ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG?

Như chúng ta đã nói, sống đạo vợ chồng thôi mãi mãi là một thách đố, huống gì là sống trọn vì hậu quả của nguyên tội và những khủng hoảng giá trị những cạm bẫy của thời hiện đại ảnh hưởng bởi nền văn minh sự chết.

Nhưng là Kitô hữu, chúng ta hoàn toàn có lý do để tin tưởng và cậy trộng vì sức mạnh của ta không phải nơi chính mình mà là ở chính Chúa, như thánh Phaolô nói: “Chính lúc tôi yêu là lúc tôi mạnh” hay “Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng làm cho tôi nên mạnh”. Nghĩa là khi ta biết khiêm tốn nhận ra yếu đuối giới han và bất toàn của mình để chỉ biết cậy dựa vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa.

ĐỨC TIN, ĐỨC CẬY VÀ ĐỨC MẾN LÀ THEN CHỐT

Nếu anh em có đức tin bằng hạt cải, anh em có thể khiến cho núi non chuyển dời”.

Đối với con người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể”.

Đức tin của con đã cứu con. Hãy đứng dậy vác chõng mà về!”.

Khi Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo mọi người đến với Tôi”.

Thầy đây, đừng sợ! Chính Thầy đã thắng thế gian!”.



VUN TRỒNG CÁC NHÂN ĐỨC

Chúa đã ban tất cả cho ta qua Đức Giêsu Kitô, Người Con Chí ái của Người và Thánh Thần, quà tặng lớn lao nhất mà chúng ta có thể đón nhận. Ta cần phải vun trồng nhân đức qua:



- Con đường thanh luyện (voie purgative) bằng việc xét mình, tập từ bỏ chính mình và thường xuyên lãnh nhận Bí tích Hòa giải.

- Con đường minh ngộ (voie illuminative) bằng việc chuyên cần học hỏi, lắng nghe, chiêm niệm Lời Chúa (Lectio divina) và các sách tu đức.

- Con đường thần hiệp (voie unitive) qua việc cầu nguyện, đặc biệt tâm nguyện chiêm ngắm và tham dự thánh lễ lãnh Bí tích Thánh thể và sống bác ái.

KẾT HỢP MẬT THIẾT VỚI CHÚA LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ SỐNG ĐẠO VỢ CHỒNG

Thiên Chúa là tình yêu”, một tình yêu vô vị lợi, vô điều kiện và vô giới hạn.

Kết hiệp với Chúa là múc lấy nguồn tình yêu không bao giờ cạn để sống trọn đạo vợ chồng.

Lạy Chúa, tình yêu của chúng con thường mang tính vụ lợi, có điều kiện và giới hạn. Chúng con có khuynh hướng chỉ yêu những người làm cho chúng con thích, làm vừa lòng chúng con. Xin cho chúng con cảm nghiệm được một cách sâu xa tình yêu bao la vô hạn của Chúa để chúng con có thể yêu thương mọi người, quên mình hiến thân cho nhau đặc biệt trong đời sống gia đình như Chúa đã nêu gương trên thập giá. Amen.






tải về 437.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương