Hướng dẫn của unesco về



tải về 156.5 Kb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu07.11.2023
Kích156.5 Kb.
#55580
  1   2   3   4   5   6   7   8
Hướng dẫn của UNESCO



Hướng dẫn của UNESCO về
Ghi nhận, Xác nhận và Công nhận
kết quả học tập không chính quy và phi chính quy



Thư của Phó tổng giám đốc giáo dục 4
Lời nói đầucảm ơn của Giám đốc UILViện học tập suốt đời của UNESCO 7
Hướng dẫn của UNESCO về 9
Ghi nhận, Xác nhận và Công nhận 9
kết quả học tập không chính quy và phi chính quy 9
Giới thiệu 10
Tầm nhìn 11
Mục đích 11
Nguyên tắc 12
Các lĩnh vực hành động chính ở cấp quốc gia 13
1. Thiết lập GXC như là một thành tố chủ chốt của chiến lược học tập suốt đời quốc gia 13
2. Xây dựng những hệ thống GXC để ai cũng có thể tiếp cận được 14
3. Biến GXC trở thành phần tích hợp của hệ thống giáo dục và đào tạo 15
4. Tạo ra một cấu trúc quốc gia thống nhất bao gồm tất cả các bên liên đới 16
5. Xây dựng năng lực cho đội ngũ làm GXC 17
6. Thiết kế các cơ chế cung cấp tài chính bền vững 17
Cam kết của UNESCO 18
Thuật ngữ 20

https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/Pages/tin-tuc.aspx?ItemID=4289

Thư của Phó tổng giám đốc giáo dục


UNESCO đóng một vai trò quan trọng trong phát triển tầm nhìn về giáo dục suốt đời cho mọi người. Trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên tri thức, sự thịnh vượng, an toàn trong tương lai cũng như hòa bình, hòa hợp xã hội và bền vững môi trường sẽ phụ thuộc vào khả năng của con người trong việc ra quyết định có cơ sở, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và tìm ra giải pháp bền vững cho các thách thức cấp bách. Ngày nay, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nỗ lực để cung ứng các cơ hội học tập cho tất cả mọi người, trong suốt cuộc đời, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy một xã hội công bằng hơn, và chuẩn bị cho mọi người tham gia và ứng phó được với những thách thức đến với mình. Học tập suốt đời là nguyên lý tổ chức cốt yếu để đạt được mục tiêu này.
Học tập suốt đời bao hàm tất cả việc cung cấp cơ hội học tập, từ tuổi ấu thơ qua trường phổ thông cho tới giáo dục đại học và quá trình bồi dưỡng tiếp theo. Hơn thế, nó còn mở rộng ra ngoài giáo dục chính quy, sang học tập không chính quy và phi chính quy cho thanh niên ngoài trường học và công dân trưởng thành. Trong những năm gần đây, bên cạnh các hệ thống bằng cấp truyền thống vốn hầu hết xác nhận việc học tập trong giáo dục chính quy, một số quốc gia thành viên đã xây dựng các cơ chế Ghi nhận, Xác nhận và Công nhận (GXC) kết quả học tập không chính quy và phi chính quy, và nhiều nước khác cũng đang trong quá trình tương tự. GXC kết quả học tập không chính quy và phi chính quy đang được quan tâm nhiều hơn trong chính sách giáo dục và đào tạo. Tuy vậy, nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong tương quan với các chủ đề như giảm nghèo, tạo công ăn và việc làm, và hòa nhập xã hội.
Năm 2009, Khung hành động Belém, được 144 đoàn đại biểu của các nước thành viên UNESCO thông qua tại Hội nghị quốc tế về giáo dục người lớn lần thứ sáu (CONFINTEA VI) ở Brazil, đã tái khẳng định vai trò của học tập suốt đời trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, và đã xác định rõ ràng trách nhiệm của UNESCO trong xây dựng hướng dẫn về việc ghi nhận, xác nhận và công nhận tất cả kết quả học tập, kể cả học tập không chính quy và phi chính quy. Khung hành động này cũng yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng hay hoàn thiện các cấu trúc và cơ chế để ghi nhận mọi hình thức học tập thông qua thiết lập các khung công nhận tương đương.
Để thúc đẩy Khung hành động Belém Viện Học tập suốt đời của UNESCO (UIL), đại diện cho lĩnh vực giáo dục của UNESCO, đã có sáng kiến hợp tác với các quốc gia thành viên để xây dựng tài liệu Hướng dẫn của UNESCO về ghi nhận, xác nhận và công nhận kết quả học tập không chính quy và phi chính quy. Hướng dẫn này được xây dựng trong một quá trình có tính tham gia với sự tham vấn của các nước thành viên để phản ánh thực tiễn và nhu cầu đa dạng của họ. Hướng dẫn này đã theo sát ý kiến góp ý chuyên môn của một nhóm chuyên gia bao gồm đại diện các khu vực và các cơ quan quốc tế hàng đầu. Việc biên soạn Hướng dẫn này cũng phản ánh quan niệm của các nghiên cứu về chính sách và thực tiễn GXC đã giao cho UIL tại điều Quyết nghị 33C/Nghị quyết 10 của Đại hội đồng UNESCO 2005.
Mục tiêu tổng thể của Hướng dẫn này là đề xuất các nguyên tắc và cơ cấu có thể hỗ trợ các nước thành viên trong phát triển hay hoàn thiện các cấu trúc và thủ tục để ghi nhận mọi hình thức học tập, đặc biệt là kết quả của việc học không chính quy và phi chính quy. Tuy Hướng dẫn này không có tính bắt buộc pháp lý, nhưng hy vọng các cơ quan có trách nhiệm của các nước thành viên sẽ nỗ lực để triển khai Hướng dẫn phù hợp với bối cảnh quốc gia cụ thể của mình.
Như thể hiện trong văn bản Hương dẫn này, các cơ quan phụ trách giáo dục của UNESCO tiếp tục cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực, hỗ trợ đối thoại chính sách, kết nối và chi sẻ kinh nghiệm giữa các nước thành viên, và tiếp tục phát triển hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong phạm vi mục tiêu hiện thực hóa học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

TS. Qian Tang,


Phó tổng giám đốc Giáo dục
UNESCO

tải về 156.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương