HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 32.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích32.34 Kb.
#23148

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN HỒNG NGỰ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 32/2005/NQ-HĐND.K9

Hồng Ngự, ngày 24 tháng 12 năm 2005




NGHỊ QUYẾT

Về việc phê chuẩn dự toán ngân sách huyện Hồng ngự,

phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, xã, thị trấn năm 2006



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN HỒNG NGỰ

KHOÁ IX - KỲ HỌP THỨ 5
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003.

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số: 01/202/QH.11 ngày 16/12/2002.

Sau khi xem xét báo cáo số: 175 /BC-UBND ngày 07/07/2005 của Ủy ban nhân dân huyện Hồng ngự, về tình hình ước thực hiện thu-chi ngân sách và vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005, dự toán thu - chi ngân sách và vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006; Tờ trình số 26/TT-UBND ngày 07/12/2005 của Ủy ban nhân dân Huyện, về phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2006; Báo cáo thẩm tra số: 04/BC-HĐND ngày 20/12/2005 của Ban Kinh tế xã hội Hội đồng nhân dân Huyện,
QUYẾT NGHỊ:
I. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước huyện Hồng Ngự năm 2006, với:

A. Dự toán thu:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 63.915,566 triệu đồng (Sáu mươi ba tỷ chín trăm mười lăm triệu năm trăm sáu mươi sáu ngàn đồng chẵn). Ngân sách huyện, xã hưởng: 63.815,566 triệu đồng.

Trong đó: Các khoản thu cân đối ngân sách: 56.569,7 triệu đồng; các khoản thu được để lại quản lý qua cân đối ngân sách nhà nước: 7.245,8 triệu đồng.



2. Tổng thu ngân sách địa phương: 103.963,566 triệu đồng (Một trăm lẻ ba tỷ chín trăm sáu mươi ba triệu năm trăm sáu mươi sáu ngàn đồng chẵn).

a. Thu điều tiết ngân sách Trung ương hưởng: 100 triệu đồng.

b. Thu điều tiết ngân sách Huyện, xã, thị trấn hưởng theo phân cấp: 63.815,566 triệu đồng.

Trong đó:

- Các khoản thu cân đối ngân sách: 56.569,766 triệu đồng

- Các khoản thu được để lại quản lý qua cân đối ngân sách: 7.245,8 triệu đồng

c. Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh: 40.048 triệu đồng

Trong đó: - Bổ sung cân đối ngân sách: 34.713 triệu đồng

- Bổ sung có mục tiêu: 5.335 triệu đồng

Gồm: + Kinh phí tăng chi sự nghiệp giáo dục: 1.705 triệu đồng

+ Kinh phí thực hiện CCTL theo nghị định 204: 3.630 triệu đồng

B. Dự toán chi

Tổng chi ngân sách Huyện, xã, thị trấn: 103.863,566 triệu đồng (Một trăm lẻ ba tỷ tám trăm sáu mươi ba triệu năm trăm sáu mươi sáu ngàn đồng chẵn)

1. Ngân sách Huyện chi: 88.604,366 triệu đồng

a. Các khoản chi cân đối ngân sách: 83.200,066 triệu đồng.

- Chi đầu tư phát triển: 30.391 triệu đồng

- Chi thường xuyên: 51.301,066 triệu đồng (kể cả tiền lương tăng thêm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ)

Trong đó: + Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo - dạy nghề: 40.835,788 triệu đồng (Trong đó chi tiền lương tăng thêm theo Nghị định 204 là: 4.516,6 triệu đồng)

+ Chi sự nghiệp kinh tế: 1.476,019 triệu đồng

- Dự phòng ngân sách: 1.508 triệu đồng

b. Các khoản chi để lại quản lý qua cân đối ngân sách: 5.404,3 triệu đồng (kèm theo các biểu phụ lục số 2, số 3, số 5).

2. Ngân sách xã, thị trấn chi: 15.259,2 triệu đồng

a. Các khoản chi cân đối ngân sách: 13.417,1 triệu đồng

- Chi đầu tư phát triển : 2.944,2 triệu đồng

- Chi thường xuyên: 10.141,1 triệu đồng (kể cả tiền lương tăng thêm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của chính phủ)

- Chi chuyển nguồn tiền lương tăng thêm: 27 triệu đồng

- Dự phòng ngân sách: 305 triệu đồng

b. Các khoản chi để lại quản lý qua cân đối ngân sách: 1.841,5 triệu đồng (kèm theo các biểu số: 3, 5, 7, 10)

II. Phân bổ ngân sách cấp huyện, xã; thị trấn năm 2006:

1. Chi ngân sách địa phương: 103.863,566 triệu đồng

- Chi đầu tư phát triển : 33.335,2 triệu đồng

- Chi thường xuyên : 1.442,166 triệu đồng

(trong đó có bố trí chi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 204/2004/

NĐ-CP)

- Chi chuyển nguồn tiền lương tăng thêm : 27,4 triệu đồng



- Dự phòng ngân sách : 1.813 triệu đồng

- Các khoản chi được để lại quản lý qua ngân sách nhà nước : 7.145,8 triệu đồng



2. Chi ngân sách địa phương bố trí.

a. Chi ngân sách Huyện : 88.604,366 triệu đồng

a.1. Các khoản chi cân đối ngân sách : 83.200,066 triệu đồng

- Chi đầu tư phát triển : 30.391 triệu đồng

- Chi thường xuyên : 51.301,066 triệu đồng

+ Chi sự nghiệp kinh tế : 1.476,091 triệu đồng

+ Chi sự nghiệp giáo dục dạy nghề : 40.835,788 triệu đồng

+ Chi sự nghiệp y tế : 160 triệu đồng

+ Chi sự nghiệp văn hoá thông tin : 401,141 triệu đồng

+ Chi sự nghiệp thể dục thể thao : 253,998 triệu đồng

+ Chi đảm bảo xã hội : 939 triệu đồng

+ Chi quản lý hành chính : 5.369,454 triệu đồng

+ Chi an ninh - quốc phòng : 1.330,686 triệu đồng

+ Chi khác ngân sách : 534,98 triệu đồng

- Dự phòng ngân sách : 1.508 triệu đồng

a.2. Các khoản chi được để lại quản lý qua ngân sách nhà nước : 5.404,3 triệu đồng

b. Ngân sách xã, thị trấn chi : 15.259,2 triệu đồng

Trong đó:

* Các khoản chi cân đối ngân sách : 13.417,7 triệu đồng

- Chi đầu tư phát triển : 2.944,2 triệu đồng

- Chi thường xuyên : 10.141,1 triệu đồng

- Chi chuyển nguồn tiền lương tăng thêm : 27,4 triệu đồng

- Dự phòng ngân sách : 305 triệu đồng

* Các khoản chi được để lại quản lý qua ngân sách nhà nước : 1.841,5 triệu đồng



III. Thông qua các giải pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 của Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự, các giải pháp nêu tại báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế xã hội, Hội đồng nhân dân Huyện và nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản sau:

1. Quản lý khai thác tốt các nguồn thu theo Luật định; Phấn đấu tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 12% trở lên. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng, tạo sự ổn định và chắc chắn cho thu ngân sách. Thực hiện có hiệu quả công tác chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Triển khai nhanh các dự án đổi đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

2. Tăng mức đầu tư cho công tác quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất được duyệt, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

3. Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách từ khâu lập dự toán, điều hành và quyết toán ngân sách.

a. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Bố trí đủ vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo các công trình được bố trí vốn khi đủ điều kiện sẽ triển khai thi công ngay. Thực hiện các giải pháp chống lãng phí, phân tán trong bố trí vốn xây dựng cơ bản như ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đảm bảo thời gian khởi công - hoàn thành theo đúng qui định của Nhà nước.

- Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư cụm, tuyến dân cư để thực hiện bán nền sinh lợi các cụm, tuyến dân cư.

- Huy động và bố trí đủ vốn đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương và huy động nhân dân để thực hiện các chương trình quan trọng như: chương trình giao thông nông thôn, chương trình cụm, tuyến dân cư, kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường lớp học... nhằm đảm bảo hoàn thành theo thời gian đã định. Tranh thủ với các ngành tỉnh về các nguồn vốn thực hiện chương trình cụm, tuyến dân cư, giao thông nông thôn.

b. Đối với chi thường xuyên:

- Các phòng, ban, ngành phải chủ động thực hiện tiết kiệm 10% các khoản chi thường xuyên theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương, quan tâm hơn nữa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát chi tiêu ngân sách để từng bước tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Trong phân bổ kinh phí được giao phải chủ động bố trí một phần kinh phí dự phòng cho những nhiệm vụ phát sinh đột xuất.

- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực chi có đủ điều kiện thực hiện: chuyển tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo Nghị định 10 của Chính phủ.

4. Phân bổ, quản lý và cấp phát kinh phí các chương trình mục tiêu do ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách Huyện đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả.

5. Ngân sách cấp Huyện phải bố trí ngân sách trả nợ đủ đối với các khoản nợ đến hạn.

Ngân sách cấp Huyện, xã, thị trấn chủ động dành 50% số tăng thu để thực hiện cải cách tiền lương.

6. Bảo đảm sử dụng dự phòng ngân sách cấp Huyện, xã phải sử dụng vào mục đích phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán theo đúng qui định của Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi): định kỳ hàng quý Ủy ban nhân dân cấp Huyện, xã báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp kết quả sử dụng dự phòng ngân sách theo đúng qui định của pháp luật.

7. Tăng cường công tác phân tích, dự báo, quản lý nhà nước về giá cả, tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng hoá hiện còn do nhà nước định giá.

8. Thực hiện đầy đủ đúng thời gian qui định các kiến nghị của đoàn kiểm toán nhà nước và thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra nhà nước tỉnh Đồng tháp.

9. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quản lý và điều hành ngân sách, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong ngành tài chính và các đơn vị có liên quan đến công tác tài chính kế toán.



IV. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006.

1. Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức điều hành ngân sách theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Hội đồng nhân dân Huyện quyết định. Trường hợp có biến động lớn về thu, chi ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân Huyện xây dựng phương án điều chỉnh, trình Hội đồng nhân dân Huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện quyết định theo đúng qui định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006, Ủy ban nhân dân Huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo thu, phấn đấu thu vượt dự toán để có thêm nguồn thực hiện chính sách tiền lương, bổ sung vốn đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề cấp bách, đột xuất phát sinh.

3. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện chỉ đạo sử dụng nguồn dự phòng ngân sách và nguồn vượt thu ngân sách ở cấp Huyện, xã; huy động nguồn lực trong xã hội để xử lý có kết quả dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người (nếu xảy ra) theo kế hoạch hành động khẩn cấp của Ủy ban nhân dân Tỉnh và Chính phủ.



V. Giám sát việc thực hiện dự toán toán ngân sách nhà nước năm 2006.

Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện, hai Ban Hội đồng nhân dân, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện có trách nhiệm phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.



Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân huyện Hồng ngự khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua vào ngày 24 tháng 12 năm 2005./.

CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Hưng
Каталог: vbpq -> Files
Files -> Ủy ban nhân dân thành phố CẦn thơ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Files -> QuyếT ĐỊnh về việc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật
Files -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt điều chỉnh Thiết kế mẫu Trụ sở Uỷ ban nhân dân xã (phần thân) áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Files -> Ủy ban nhân dân thành phố CẦn thơ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Files -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng tháP
Files -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng tháP
Files -> Ủy ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng tháP
Files -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ
Files -> UỶ ban nhân dân tỉnh đỒng tháP

tải về 32.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương