Giáo Phái Nusayris Thực tế – Lịch sử Tín ngưỡng



tải về 394.64 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích394.64 Kb.
#33155
  1   2   3   4



Giáo Phái Nusayris

Thực tế – Lịch sử - Tín ngưỡng

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [


Muhammad Bin Ibrahim Al-Hamd



Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

2013 - 1435




النُّصَيْرية

حقيقتها – تاريخها - عقائدها

« باللغة الفيتنامية »

د. محمد بن إبراهيم الحمد


ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم


مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

2013 - 1434





Mục lục

Chủ đề Trang

1 – Lời mở đầu 5

2 – Khái niệm giáo phái Nusayris, tại sao nó được gọi như vậy, và những tên gọi khác của giáo phái này 6

- Khái niệm giáo phái Nusayris 6

- Tại sạo nó được gọi như vậy? 7

- Những tên gọi khác của giáo phái này 7

3 – Sự ra đời của giáo phái Nusayris 9

4 – Những người tiếng tâm nhất của giáo phái Nusayris 15

5 – Giáo lý của Nusayris 17

- Cho rằng Ali bin Abu Talib là Thượng Đế 18

- Sự luân hồi, sự hóa kiếp, hay sự tái sinh của các linh hồn 20

- Thù hằn và căm ghét các vị Sahabah 23

- Tôn vinh Ibnu Muljam 25

- Tôn vinh rượu 26

- Khinh thường và miệt thị phụ nữ 27

- Cho phép quan hệ tình dục Haram 28

- Trá hình 31

- Giải thích một cách huyền bí 32

6- Những mật hiệu để nhận biết nhau giữa các giáo đồ Nusayris 37

7- Sự thề thốt đối với giáo phái Nusayris 38

8- Các giáo điều của giáo phái Nusayris 39

9- Các lễ hội của giáo phái Nusayris 42

10- Một số nội dung mẫu từ sách Nusayris 46

11- Cách gia nhập giáo lý của giáo phái Nusayris 57

12- Những nơi giáo phái Nusayris lan truyền và nhân rộng 66

13- Các nhóm phái Nusayris 67

14- Sự thù ghét của giáo phái Nusayris đối với những người Muslim 69

15- Giới luật Islam về giáo phái Nusayris 71

ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ

Nhân Danh Allah

Đấng Rất Mực Độ Lượng

Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời mở đầu

اَلْحَمْدُ لِلهِ وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى رَسُوْلِ اللهِ، وَبَعْدُ:

Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah.



Đây là các trang viết nói về nhóm người Nusayris, thông qua các chủ đề tìm hiểu:

  • Khái niệm giáo phái Nusayris, tại sao nó được gọi như vậy, và những tên gọi khác của nhóm phái này.

  • Sự ra đời của giáo phái Nusayris.

  • Những người tên tuổi trong giáo phái Nusayris.

  • Tín ngưỡng của giáo phái Nusayris.

  • Các mật hiệu nhận biết nhau của những người Nusayris.

  • Vấn đề thề nguyền đối với giáo phái Nusayris.

  • Các giáo điều của giáo phái Nusayris.

  • Các ngày lễ của giáo phái Nusayris.

  • Các sách và mô hình của giáo phái Nusayris

  • Cách thức gia nhập tín ngưỡng của Nusayris.

  • Các nhóm trong giáo phái Nusayris.

  • Sự thù địch của giáo phái Nusayris với những người Muslim.

  • Giới luật Islam về giáo phái Nusayris(1).

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phần tìm hiểu, cầu xin Allah phù hộ và soi sáng.

    • Khái niệm giáo phái Nusayris, tại sao nó được gọi như vậy, và những tên gọi khác của giáo phái này

  1. Khái niệm giáo phái Nusayris: Là một nhóm phái bí truyền, nổi lên từ hệ phái Shi’ah (Shiite – Si-ai theo cách gọi của người Việt) thuộc dòng mười hài Imam (2) vào thế kỷ thứ ba của niên lịch Hijri dưới sự sáng lập của một người đàn ông có tên là Muhammad bin Nusayr.

  2. Tại sao nó được gọi như vậy?(3)

Giáo phái Nusayris được gọi với cái tên như vậy là dựa theo tên của người đã sáng lập ra nó, đó chính là Muhammah bin Nusayr Annumairi, có nguồn gốc Ba Tư, sống vào thế kỷ thứ ba niên lịch hijri. Ông là người đã sáng lập ra giáo phái, các hệ thống giáo lý của nó và tuyên truyền, kêu gọi mọi người đến với nó.

  1. Những tên gọi khác của giáo phái này(4):

Giáo phái Nusayris còn được biết đến với những tên gọi khác, tiêu biểu như:

    • Numairiyah: dựa theo tên Muhammad bin Nusayr Annumairi; có lời cho rằng, ông ta là một trong những người có quyền hành đối với bộ tộc Numair cho nên nó được gọi là như vậy(5).

    • Ma’nawiyah: Vì họ nói về Ali bin Abu Talib t rằng ông là Ma’na có nghĩa là Thượng Đế, Ma’na là một biểu tượng của Thượng Đế theo quan niệm và đức tin của họ, họ khẳng định rằng Ali bên ngoài là vị Imam nhưng bên trong là Thượng Đế(6).

    • Alawiyun hoặc Alawiyah: theo sự tối cao của Ali bin Abu Talib dưới quan niệm của họ, và họ thích tên gọi này. Có lời bảo rằng quả thật trong suốt quá trình cai trị của đế quốc pháp đối với Syria năm 1920 tây lịch, những người pháp đã gọi họ với tên gọi này nhằm mục đích khích lệ họ, che đậy sự thật của họ hoặc để ủng hộ họ(7).

    • Ali Ila-hiyah (Ali Thượng Đế): gọi theo lời khẳng định của họ rằng Ali bin Abu Talib t là Thượng Đế.

    • Mu’minun wa ahlul-tawhid (Những người có đức tin và những người của Tawhid): Họ tự đặt cho bản thân họ với tên gọi này(8).

    • Hasha-shun (Những người nghiện thuốc): Quả thật, họ được biết đến với tên gọi này trong lịch sử bởi vì những người chức sắc trong giáo phái của họ thường là những người nghiện thuốc lá và các loại chất kích thích(9).

Và có vẻ như biệt danh này không những chỉ đặc biệt dành riêng cho giáo phái Nusayris mà còn dành cho một số giáo phái bí truyền khác.

Đây là một số tên gọi của giáo phái Nusayris, và e rằng những tên gọi được biết đến nhiều nhất về giáo phái này là Alawiyah hoặc Alawiyun.



    • Sự ra đời của giáo phái Nusayris

Như đã nói ở trên, giáo phái Nusayris là một nhóm phái bí truyền, nổi lên từ hệ phái Shi’ah dòng mười hai Imam.

Cho nên, các nguồn để tìm hiểu và nghiên cứu về giáo phái Nusayris là tập trung vào một tiêu điểm rằng Nusayris xuất hiện ở thế kỷ thứ ba Hijri dưới sự sáng lập của ông Muhammad bin Nusayr Annumairi, người gốc Ba Tư, và sau này tên của ông trở thành tên của giáo phái.

Đây là quá trình ra đời và hình thành của giáo phái Nusayris một cách tổng thể.

Riêng về phần mở rộng vấn đề này cần phải xem xét đến vấn đề Imam và sự phỉ báng của hệ Shi’ah dòng mười hai Imam, rồi sau đó mới có thể hiểu được cụ thể như thế nào về sự xuất hiện của giáo phái Nusayris.

Giảng giải cho điều này, chúng ta nói rằng quả thật những người Shi’ah (Shiite hay Si-ai) được gọi với biệt danh “Mười hai vị Imam” là bởi vì họ cho rằng vấn đề Imam là một trụ cột trong các trụ cột nền tảng của tôn giáo, người nào không thừa nhận nó là người không có đức tin Iman. Và Imam đối với họ là Thượng Đế hiện thân qua vị Nabi, và Imam - Thượng Đế hiện thân qua vị Nabi này chính là Ali bin Abu Talib t. Họ tuyệt đối tin rằng Ali là vị Imam tối cao đó thay cho Nabi e khi Người qua đời và họ cho rằng điều này đã được Allah mặc khải chỉ thị, và họ tin rằng tất cả các vị Imam đều không phạm sai lầm và tội lỗi, tất các vị Imam này đều được Allah ban cho sự thanh khiết, và tất cả họ chỉ gói gọn trong số mười hai vị Imam mà thôi, đó là các vị sau đây:

1- Ali bin Abu Talib, ra đời trước sự Mặc khải mười năm và tử đạo vào năm bốn mươi tuổi.

2- Al-Hasan bin Ali (biệt danh Azzaki) (3_50 hijri)

3- Al-Husain bin Ali (biệt danh Sayyid Shuhada’) (4_61 hijri).

4- Abu Muhammad Ali bin Al-Hasan (biệt danh Zainul-Abideen) (38 _95 hijri).

5- Abu Ja’far Muhammad bin Ali (biệt danh Baqir) (57 _ 114 hijri).

6- Abu Abdullah Ja’far bin Muhammad (biệt danh Sadiq) (83 _148 hijri).

7- Abu Ibrahim Musa bin Ja’far (biệt danh Al-Kazhim) (128 _183 hijri).

8- Abu Al-Hasan Ali bin Musa (biệt danh Arridha) (148_202 hoặc 203 hijri).

9- Abu Ja’far Muhammad bin Ali (biệt danh Al-Jawad) (195_220 hijri).

10- Abu Al-Hasan Ali bin Muhammad (biệt danh Al-Hadi) (212_254 hijri).

11- Abu Muhammad Al-Hasan bin Ali (biệt danh Al-Askari) (232_260 hijri).

12- Abu Al-Qasim Muhammad bin Al-Hasan (biệt danh Al-Mahdi).

Nhưng có phải sự việc diễn ra đúng theo như lời họ khẳng định, có phải tất cả mười hai vị Imam sẽ nối tiếp nhau theo đúng như họ đã quả quyết?

Câu trả lời là không, bởi vì vị Imam thứ mười một – Al-Hasan Al-Askari – mất năm 260 hijri mà không có con cái nối dõi. Theo lời thuật của những nhà đại học giả sau này của họ, và các tài liệu, các sách của Shi’ah đều thừa nhận rằng vị Imam này không có người kế vị cũng như không ai từng biết rằng ông ta có con cái; hơn nữa tài sản ông để lại đều được chia cho người anh (em) trai Ja’far và mẹ của ông.

Quả thật, hệ phái Shi’ah đã rất bối rối sau cái chết của Al-Hasan Al-Askari không có một mụn con nào, những thế hệ sau ông đã phân tán thành nhiều nhóm phái, theo lời của Al-Mas’u-di rằng nó đã phân thành hai mươi nhóm phái hoặc hai mươi lăm nhóm phái theo lời của Al-Qami.(10)

Ngay cả một số người thuộc hệ phái Shi’ah còn cho rằng quả thật Imam đã chấm dứt, và cái chết của Al-Hasan không có một đứa con nào là sự chấm hết cho hệ phái Shi’ah bởi vì nền tảng trụ cột của nó đã mất và nền tảng trụ cột đó chính là Imam(11).

Tuy nhiên, ý tưởng về sự ẩn mình – sự ẩn mình của Imam – một học thuyết giáo lý của người Do Thái trở thành học thuyết giáo lý mà hệ phái Shi’ah đã áp dụng sau khi nó đã rạn nứt cũng như các cơ sở giáo lý của nó đã sụp đổ. Và điều này trở thành đức tin vào sự ẩn mình của đứa con trai ông Al-Hasan Al-Askari, nó trở thành một trục xoay của đức tin ở nơi họ. Và điều này có vẻ là lối thoát tốt nhất cho Shi’ah sau khi đã bế tắt và rối loạn, và họ thật sự không có lối thoát nào khác ngoại trừ điều này(12).

Và từ điểm này, họ kêu gọi và tuyên truyền rằng quả thật Al-Hasan Al-Askari có con, họ nói: Quả thật, đứa con của ông đã bị che khuất khỏi mọi ánh mắt của con người, có hai sự ẩn mình: sự ẩn mình nhỏ và sự ẩn mình lớn. Giống như họ đã nói dối về Ja’far rằng ông đã nói: Người Imam có hai sự ẩn mình: tạm thời và lâu dài, sự ẩn mình tạm thời là vị Imam sẽ ẩn mình tại một nơi mà chỉ có những người Shi’ah mới biết, còn sự ẩn mình lâu dài chỉ có những người trung thành nhất với y mới biết(13).

Quả thật, hệ phái Shi’ah gặp sự bế tắc trong vấn đề ẩn mình của Imam, và vấn đề này là một trụ cột giáo lý nền tảng của Shi’ah nhưng lại thuộc các vấn đề mà Shi’ah phải bối rối vì không có lời giải thích thỏa đáng, mọi điều trong vấn đề còn mơ hồ vì sự ẩn mình kéo dài không biết đến bao giờ và mọi thông điệp về vị Imam đều bị cắt đứt(14).

Và e rằng sự bế tắc trong vấn đề ẩn mình của Imam mà Shi’ah gặp phải chính là việc họ đưa ra lý do ẩn mình của Imam làm lời giải thích đã không thể thuyết phục những trí tuệ lành mạnh và tỉnh táo. Shi’ah thường biện minh rằng nguyên do Imam ẩn mình không lộ diện vì sợ bị giết trong khi họ lại luôn miệng nói các vị Imam đều biết khi nào họ sẽ chết và sẽ không chết trừ phi đó là ý muốn của họ. Nếu đúng như lời họ nói thì tại sao Imam lại sợ chết và phải ẩn mình trong khi cái chết nằm trong tay của y, chẳng phải y có quyền năng quyết định cho cái chết của mình?!(15)

Còn đối với địa điểm ẩn mình của Imam thì họ cho rằng Imam đang ẩn mình trong tầng hầm của Samarra, y sẽ đi ra khỏi chỗ đó vào ngày cuối cùng của thời đại.

Họ cho rằng Imam đang sống ẩn mình chờ đợi, y sẽ quay về làm cho trái đất trở lại đầy ắp nền công lý giống như nó đã từng đầy ắp sự bất công và tàn ác.

Và sau khi giáo lý này tức giáo lý về sự ẩn mình của Imam được lan truyền và nhân rộng thì lại xuất hiện một nhóm phái, những kẻ tự xưng mình là những vị trung gian giữa vị Imam ẩn mình trong tầng hầm với những người Shi’ah.

Và một trong những người này là Muhammad bin Nusayr, người mà những người đi theo ông đã lấy tên của ông làm tên cho giáo phái được ông sáng lập: Nusayris.

Kể từ đó, giáo phái Nusayris được hình thành song song với những giáo phái khác, mỗi giáo phái đều đi theo một vị trong số những người tự xưng là những vị trung gian liên hệ giữa vị Imam ẩn mình và các giáo đồ, họ phủ nhận tất cả những ai khác ngoài vị trung gian của họ. Chính vì thế, giáo phái Nusayris nói rằng: Quả thật, Muhammad bin Nusayr là cánh cửa của Allah, Ngài sẽ không nhận cánh cửa nào khác ngoài cánh cửa này, và sau đó y trở thành tên của vị ẩn mình - Imam Muhammad Al-Hasan Al-Askari, rồi tiếp tục trở thành vị Nabi, bởi thế, hai tên: Mahdi người bạn của thời gian và Sayyid Abu Shu’aib đều là Muhammad bin Nusayr(16).

Và sau đó, giáo phái Nusayris càng ngày càng phát triển, và Muhammad bin Nusayr đã thái quá trong việc tôn sùng Ali rồi tự xưng là Nabi, y đưa ra một giáo luật cho phép các loại quan hệ tình dục bị giáo luật Islam nghiêm cấm, y cho phép nam giới quan hệ tình dục với nhau qua đường hậu môn và cho rằng đó là hành vi giao cấu rất bình thường thuộc cách giải quyết nhu cầu sinh lý tốt đẹp và lành mạnh, và quả thật Allah chẳng nghiêm cấm bất cứ điều gì về các vấn đề đó(17).

Sự hình thành của giáo phái Nusayris là như thế, nó đã phát triển và trở nên càng ngày càng lệch lạc một cách trầm trọng, và điều này sẽ được rõ hơn trong các phần tìm hiểu tiếp theo.



    • Những người tiếng tâm nhất của giáo phái Nusayris(18)

1- Muhammad bin Nusayr: Quả thật, gần như phần lớn ai cũng đồng thuận rằng người đã sáng lập ra giáo phái này chính là Muhammad bin Nusayr bin Bakr Annumairi.

Ông thường được gọi với cái tên Abu Shu’aib thuộc bộc tộc Numair gốc Ba Tư dòng Khuzestan.

Ông là biểu hiện của hai vị Imam cận đại trong các vị Imam Shi’ah: Ali Al-Hadi, vị Imam thứ mười 214_254 hijri và Al-Hasan Al-Askari, vị Imam thứ mười một 230_260 hijri.

Ông là người luôn ủng hộ và bám sát Imam thứ mười một nhưng rồi sau đó ông tự tách thành một giáo phái biệt lập; có lời cho rằng ông đã tự nhận mình là nhà tiên tri mang sứ mạng Thiên sứ thậm chí còn đưa bản thân lên đến vị trí Thượng Đế.

Cũng có lời nói rằng ông đã cho phép các hành vi dâm ô và đồi trụy.

Ông chết năm 270 hijri.

2- Muhammad bin Jundub: Là người tiếp nối Muhammad bin Nusayr, gần như không có nguồn thông tin nào rõ ràng về ông, chỉ biết rằng ông xuất xứ từ Ba Tư.

3- Al-Ganplani: Tên thật là Abu Muhammad Abdullah bin Muhammad Al-Janan thuộc địa danh Ganplani của xứ Ba Tư.

Ông được biết đến với các biệt danh: Al-Abid, Zahid, và Al-Faris.

Theo các nguồn tài liệu đều thống nhất rằng ông rời bỏ quê hương Ganplani của ông đến Ai Cập. Ông đã cầm đầu giáo phái Nusayris trong khoảng thời gian từ năm 235 đến năm 287 hijri.

Đến đây, ta thấy rằng những người thủ lĩnh thuở ban đầu của giáo phái Nusayris đều có gốc gác Ba Tư.

4- Al-Husain bin Hamdan Al-Khasibi: Sau khi Al-Ganplani qua đời, những người chức sắc trong giáo phái Nusayris bổ nhiệm học trò của ông, Al-Husain bin Hamdan Al-Khasibi sinh năm 260 hijri tại Ai Cập, lên kế vị thủ lĩnh của giáo phái.

Sau khi Al-Ganplani qua đời, Al-Khasibi đã trở thành cơ quan tối cao của giáo phái Nusayris, y định cư chủ yếu tại thành phố Baghdad và đi ngao du đến các giáo đồ. Sau đó, vào thời gian cuối đời thì y định cư tại thành phố phía bắc Aleppo của Syria. Y mất năm 346 hijri, có lời nói y mất năm 358.

Al-Khasibi được coi là người có thẩm quyền nhất trong số những vị chức sắc của giáo phái Nusayris. Y là người dẫn giải, và củng cố giáo phái, những sắc thái cuối cùng của giáo lý, các lễ nguyện Salah, các lời tụng niệm và nguyện cầu cũng như những nghi thức tín ngưỡng khác của giáo phái Nusayris đều được thiết lập từ Y.

Và quả thật, tuổi thọ của y đã giúp ích cho y khi mà y đã sống trong khoảng thời gian dài 260_358 hijri, sự thông minh cũng như khả năng củng cố, duy trì và phát triển giáo phái của y đã cho y một danh hiệu “Sheikh của tôn giáo”.

5- Một số giáo sĩ khác của Nusayris: Ngoài những thành phần được nêu trên còn có những giáo sĩ khác ít được nhắc đến, tiêu biểu như Muhammad Ali Al-Jali, Ali Al-Jisri, Sulayman Afandi Al-Azdani tác giả của cuốn sách “Al-Bakurah Assulayma-niyah”, là người được đào tạo thực thụ từ các bàn tay của giáo phái Nusayris. Ali Al-Jisri Sulayman sau đó, chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo dưới sự kêu gọi của một trong các nhà truyền giáo Thiên Chúa, ông đã chạy trốn đến Beirut và đã khám phá được những bí mật của giáo phái Nusayris. Giáo phái Nusayris cử người thuyết phục ông quay về và khi ông trở về thì họ sát hại ông đến chết và thiêu đốt xác của ông.

Cuốn sách được nói của ông gần như mất tích, và bạn sẽ thấy nhiều điều phi lý từ nó trong các trang tiếp theo dưới đây.


    • Giáo lý của Nusayris

Giáo lý của Nusayris được pha trộn từ nhiều học thuyết khác nhau, nó được kết cấu từ học thuyết của Shi’ah, Majus (thờ lửa), và Thiên Chúa giáo xoay quanh về quyền lực, liên minh, thuyết luân hồi (tái sinh trong một thân xác mới) và giải thích những điều huyền bí.

Sau đây là phần trình bày một số giáo lý của Nusayris:



  • Cho rằng Ali bin Abu Talib là Thượng Đế: Giáo lý nền tảng của những giáo đồ Nusayris là thần thánh hóa Ali, họ khẳng định Ali là Thượng Đế hoặc là hóa thân của Thượng Đế.

Họ cũng khẳng định thuyết ba ngôi đó là Ali, Muhammad và Salman Al-Farisi, họ lấy ba tên này làm biểu hiệu qua ba chữ cái đầu của các tên (ع – م - س) và họ giải thích ba biểu hiệu này là tượng trưng cho (nội dung, danh xưng, cánh cửa).

Nội dung: có nghĩa là sự vô hình tuyệt đối, tức Allah đã ký hiệu cho Ngài bằng chữ (ع).

Danh xưng: là hình ảnh của nội dung được biểu hiện ra bên ngoài, kí hiệu đặc trưng bằng chữ (م).

Cánh cửa: là con đường dẫn đến nội dung với kí hiệu đặc trưng là chữ (س)(19).

Những người Nusayris cho rằng chỗ ngụ của Ali là đám mây, cho nên khi một đám mây bay ngang qua họ thì họ nói: Chào Salam đến người hỡi Abu Hasan!

Và họ còn nói: tiếng sấm là tiếng của Ali và sét là cây roi của người. Chính vì vậy mà họ luôn tôn vinh những đám mây(20).

Một số giáo đồ Nusayris thì cho rằng Ali hóa thân vào mặt trăng(21).

Giáo phái Nusayris cho rằng Ali bin Abu Talib đã tạo ra Muhammad và Muhammad thì tạo ra Salman Al-Farisi, Salman tạo ra định lượng và định lượng tạo ra con người, chính vì vậy mà họ gọi Ali là Thượng Đế của nhân loại(22).

Các giáo đồ Nusayris luôn mâu thuẫn, có lúc thì cho rằng Ali là Thượng Đế, có lúc lại nói Ali cùng cộng sự với Muhammad trong sứ mạng Thiên sứ(23).

Một số nhóm Nusayris chẳng hạn như Al-Kala-ziyah thì không cho rằng Muhammad là Đấng tạo hóa và điều hành vũ trụ bởi vì theo sự xem xét của họ thì không được phép gán thuộc tính đó một lúc thì cho Ali và một lúc khác thì cho Muhammmad. Tuy nhiên, một nhóm khác, đó là nhóm Ash-Shima-liyah thì trả lời rằng quả thật Muhammad và Ali luôn liên kết với nhau không thể tách rời, mục đích vĩ đại là Ali và Muhammad cũng là đấng tạo hóa, và nếu chúng tôi nói rằng Muhammad có thuộc tính tạo hóa và điều hành vũ trụ thì cũng không sai bởi vì giáo lý của chúng tôi và của các người đều là ba ngôi trong một(24).



  • Sư luân hồi, sự hóa kiếp hay sự tái sinh các linh hồn: Đây là trụ cột chính trong các trụ cột quan trọng của giáo phái Nusayris, giáo lý của họ là muốn thay thế cho sự phục sinh và Ngày Tận Thế(25).

Giáo phái Nusayris tin vào sự luân hồi và chuyển kiếp của các linh hồn. Theo họ, linh hồn khi lìa khỏi thân xác thì nó sẽ được cho mặc một bộ trang phục mới, và trang phục này như thế nào sẽ tùy thuộc vào đức tin của một người đối với giáo phái của họ hay sự vô đức tin của y đối với giáo phái của họ. Theo giáo lý này của họ thì họ thấy rằng sự ban thưởng và trừng phạt không phải ở Thiên Đàng và Hỏa Ngục mà là ở ngay trên thế gian này(26).

Họ cho rằng người có đức tin nơi giáo phái của họ sẽ chuyển kiếp bảy lần trước khi giành được vị trí trong các ngôi sao(27). Và từ điểm này, họ cho rằng tất cả những gì trên bầu trời từ các tinh tú đều là những linh hồn của những người có đức tin ngoan đạo thuộc giáo đồ của họ. Và cũng chính từ điểm này, họ đã gọi Ali bin Abu Talib là vị thủ lĩnh của loài ong: tức thủ lĩnh của những người có đức tin, hoặc thủ lĩnh của những tinh tú và các vì sao, và những vì sao và các tinh tú chính là những linh hồn của những người có đức tin ngoan đạo(28).

Còn đối với những linh hồn xấu thì những người Nusayris cho rằng chúng sẽ hóa kiếp thành những loài thú vật bẩn thỉu chẳng hạn như loài chó, sói, heo, khỉ ...

Và những linh hồn xấu cũng có thể chuyển kiếp thành đá, sắt, theo họ những quá núi có thể là sự chuyển kiếp của những linh hồn của những kẻ tự cao tự đại, những kẻ gian ác, những kẻ đã bất công với những người của chân lý, những người của chân lý ý nói là những người của giáo phái Nusayris.

Trong giáo lý luân hồi và chuyển kiếp của họ còn có một loại chuyển kiếp và luân hồi khác nữa, họ cho rằng những người thuộc giáo đồ của họ làm điều tội lỗi sẽ chuyển kiếp trở lại trần gian thành những người Do Thái, hoặc Thiên Chúa, hoặc Muslim Sunni (tức theo Sunnah).

Họ cũng cho rằng bất cứ người nào phủ nhận giáo phái của họ, lệch lạc khỏi giáo phái chân lý của họ thì người đó trở thành một tên Iblis thực sự chứ không phải là một hình thức so sánh hay giả dụ. Chiếu theo lý này của họ thì quả thật họ đã khẳng định rằng tất cả những ai không phải là giáo đồ của Nusayris đều là Iblis chỉ ẩn núp dưới hình hài của con người mà thôi(29).

Tác giả cuốn sách “Al-Bakurah Assulayma-niyah”, ông Sulayman Al-Azdani nói(30): Quả thật, tất cả giáo phái Nusayris đều cho rằng những học giả Muslim uyên bác khi chết đi, linh hồn của họ sẽ chuyển kiếp thành kiếp con lừa, những học giả của Thiên Chúa giáo thì chuyển thành kiếp lợn, còn những học giả Do Thái thì chuyển thành kiếp khỉ, riêng những giáo đồ của họ phạm điều tội lỗi thì chuyển thành kiếp các loài gia súc, riêng những ai chỉ trích và phàn nàn giáo phái thì sau khi chết họ sẽ biến thành khỉ, còn những giáo đồ có tốt có xấu thì sẽ chuyển thành kiếp những nhóm người không thuộc giáo phái của họ(31).

Và dĩ nhiên không phải nghi ngờ gì nữa rằng tín ngưỡng này hoàn toàn sai lệch, giáo lý sự luân hồi chuyển kiếp thành mọi hình thái đã hủy hoại một trụ cột trong các trụ cột nền tảng của đức tin Iman, đó là đức tin nơi cõi Đời Sau, nơi đó có sự thanh toán và phán xét để thưởng phạt, có Thiên Đàng và Hỏa Ngục cũng như những điều khác thuộc cõi Đời Sau.

Không có đức tin nơi cõi Đời Sau là vô đức tin “Kufr” bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam. Quả thật có rất nhiều câu Kinh Qur’an cho thấy về điều đó, tiêu biểu như lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

﴿ وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ فَقَدۡ ضَلَّ ضَلَٰلَۢا بَعِيدًا ١٣٦ ﴾ [سورة النساء: 136]

{Và người nào phủ nhận Allah, phủ nhận các thiên thần của Ngài, các kinh sách của Ngài, các Sứ giả của Ngài và Ngày Tận thế thì quả thật y đã lầm lạc rất xa.} (Chương 4 – Annisa’, câu 136).


  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương