Danh sách nhóm smiles



tải về 276.27 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích276.27 Kb.
#28861
  1   2   3   4

Ứng dụng TMĐT vào ngân hàng Techcombank GV: Đoàn Ngọc Duy Linh


DANH SÁCH NHÓM SMILES


STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

VŨ THỊ ÁNH

0819049

2

NGUYỄN VĂN THIỆN

0819755

3

NGUYỄN THỊ DIỄM TRANG

0811875

4

NGUYỄN NGỌC QUÝ

0819561

5

TRẦN THỊ ANH ĐÀO

0818904

6

CHÂU MINH ÚT

0818561

7

VŨ THỊ ANH KIỀU

0818985

8

TRẦN THỊ VÂN ANH

0819292

9

TRẦN THỊ NGỌC ÁNH

0824508





NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

LỜI CẢM ƠN

Uống nước nhớ nguồn………………



.........………Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Lời đầu tiên cho phép tập thể nhóm gửi lời cám ơn chân thành nhất tới thầy Đoàn Ngọc Duy Linh, luôn kề vai sát cánh bên biết bao thế hệ sinh viên, tiếp thêm sức mạnh để chúng em vững bước hơn trên con đường đầy chông gai phía trước. Chúng em cảm ơn khoa Thương Mại- Du lịch và các tác giả khác đã cung cấp nhiều tài liệu tham khảo và thông tin bổ ích để bài tiểu luận trở nên phong phú hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này chúng em đã phát huy được nhiều khả năng sáng tạo, tư duy, tinh thần đoàn kết, hợp tác làm việc, gắn chặt thêm tình cảm, giúp mọi người hiểu nhau hơn. Điều đó tạo thêm cho chúng em sự tự tin vào chính bản thân mình, tiếp tục cố gắng học tập, làm việc để có những kiến thức tốt nhất, đầy đủ nhất cho sự nghiệp trong tương lai. Cuối cùng tập thể nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn thân mến đến các bạn cùng lớp đã tạo cho mọi người một môi trường học tâp, vui chơi thoải mái.

Bài tiểu luận đã được nhóm em chuẩn bị một cách công phu và tỉ mỉ nhưng do khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm.Vì thế chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để những bài tiểu luận sau được hoàn chỉnh và chu đáo hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

Danh sách nhóm Smiles 1

Nhận xét của Giáo Viên 2

Lời cảm ơn 3

Mục lục 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài 7

2.Mục đích nghiên cứu 7

3.Phạm vi nghiên cứu 7

4. Phương pháp nghiên cứu 7

5.Nội dung nghiên cứu 8



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai ở Việt Nam

I.TỔNG QUAN VỀ TMĐT

1.Khái niệm 9

2.Các đặc trưng của TMĐT 10

2.1.Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước 10

2.2.Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với khái niệm biên giới quốc gia,còn TMDT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới. 11

2.3.Trong hoạt động giao dịch TMDT đều có sự tham gia ít nhất của 3 chủ thể 11

2.4.Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu 12

3.Các cơ sở để phát triển TMDT và các giao dich TMDT 12

4.Các loại hình giao dịch TMDT 13

5.Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 15

5.1.Thư điện tử 15

5.2.Thanh toán điện tử 15

5.3.Trao đổi dữ liệu điện tử 16

5.4.Truyền dung liệu 18

5.5.Mua bán hàng hóa hữu hình 18

6.Lợi ích của thương mại điện tử 19

6.1 Thu thập được nhiều thông tin 19

6.2 Giảm chi phí sản xuất 19

6.3.Giảm chi phí bán hàng , tiếp thị và giao dịch 20

6.4. Xây dựng quan hệ với đối tác 20

6.5.Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức 21

7.Hạn chế của thươmg mại điện tử 21

7.1 Hạn chế về kĩ thuật 21

7.2 Hạn chế về thương mại 21

8.Luật thương mại điện tử 22

8.1.Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử 23

8.2. Giá trị pháp lý của chữ kí điện tử 24

8.3.Văn bản gốc 24

8.4.Luật bảo vệ riêng tư trong thương mại điện tử 25

8.5. Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 25

9.Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing 26

10.Các thức trong phát triển thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 27

11.Các thức đối với quá trình marketing trên nền tảng thương mại điện tử 28

12.Ưu và nhược điểm của thương mại điện tử 29



II. THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN TMDT VÀO NGÂN HÀNG

1.Lịch sử hình thành ngân hàng Techcombank 31

2. Thành tích của ngân hàng Techcom bank 35

3. Các dịch vụ thương mại điện tử của ngân hàng Techcombank. 38

3.1.Thẻ ATM 38

3.2.Dịch vụ VN Topup-Techcombank 38

3.3.Dịch vụ thanh toán tự động , nạp tiền điện tử 39

3.4.Dịch vụ chứng từ xuất khẩu 40

3.5. Các dịch vụ tài khoản 40

3.6.Dịch vụ F@st Invest 41



Chương 2:Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử vào ngân hàng

1.Sơ lược về ngân hàng Techcombank 42

2. Các phương thức giao dịch của ngân hàng 43

2.1.Techcombank HomeBanking 43

2.2. Internet Banking 43

2.3.Mobile Banking 44

2.4. Tin nhắn điện thoại di động F@st MobiPay 44

2.5.SMS Banking 46

2.6.Dịch vụ F@st i-Bank 46

2.7.Dịch vụ F@st e-Bank 48

3. Một số dịch vụ được sử dụng qua các pương thức giao dịch của ngân hàng Techcombank 49

3.1.Giao dịch qua SMS Banking 49

3.2. Thanh toán trực tuyến 49

3.3.Giao dịch Mobile Banking 50

3.4. Giao dịch nạp tiền V- Coin 50

3.5.Dịch vụ thanh toán điện tử F@st MobilePay 52

4.Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng thương mại điện tử 54

4.1.Thuận lợi 54

4.2. Khó khăn 54

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng Techcombank

1.Giải pháp 56

2. Kiến nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:

Trong xã hội hiện đại, thương mại điện tử ngày càng trở nên một phương tiện quan trọng đối với mọi người trong nước cũng như ngoài nước. Sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay hầu hết các ngân hàng đều mong muốn phát triển vững mạnh trên thị trường để thu hút được khách hàng, muốn làm được điều đó các ngân hàng đều phải áp dụng những chiến lược sáng tạo về thương mại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhóm em quyết định triển khai chiến lược “ứng dụng thương mại điện tử vào ngân hàng Techcombank”.

Mục tiêu của chiến lược này nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận được nhiều mẩu hàng đẹp và phong phú trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu hiện tại.Song, chiến lược đó cũng nêu rõ được cách thức xem – đặt hàng và thanh toán được nhiều mặt hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

2/ Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu về những hình thức thanh toán của ngân hàng Techcombank qua việc ứng dụng thương mại điện tử đối với khách hàng.



3/ Phạm vị nghiên cứu:

Dựa vào những kiến thức hiểu biết về thương mai điện tử, ta có thể ứng dụng vào ngân hàng Techcombank thông qua những tin tức cập nhật từ thời sự, sách báo, internet v.v…



4/ Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu thực nghiệm, tổng hợp tài liệu trên mạng, giáo trình, sách báo…những thông tin mới nhất, thảo luận nhóm đúc kết, chọn lọc những vấn đề chính, quan trọng…và tiến hành


5/ Nội dung nghiên cứu:

Đề tài bao gồm 3 chương:



Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử.

Chương 2: Thực trạng của thương mại điện tử tại ngân hàng Techcombank.

Chương 3: Phương pháp giải quyết các vấn đề xảy ra khi áp dụng thương mại điện tử vào ngân hàng Techcombank.





PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 :NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM

I.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.Khái niệm:

Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được đinh nghĩa trong luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về luật Thương Mại Quốc Tế(UNCITRAL)

“Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát những vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng.Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây:bất cứ giao dịch nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn;xây dựng các công trình ; tư vấn ,kỹ thuật công trình;đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng ;liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;chuyên chở hàng hóa hay hành khách về đường biển,đường không,đường sắt hoặc đường bộ.”

Như vậy,có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng,bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế,việc bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như internet.Trên thực tế,chính các hoạt động thương mại thông qua internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương Mại Điện Tử.

Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử,giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng,chuyển tiền điện tử,mua

bán cổ phiếu điện tử,vận đơn điện tử.đấu giá thương mại , hợp tác thiết kế , tài nguyên mạng, mua sắm công cộng tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dung và các dịch vụ sau bán hàng.Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa(ví dụ:như hàng tiêu dùng,các thiết bị y tế chuyên dung )và thương mại dịch vụ (ví dụ:như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý,tài chính);các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe ,giáo dục)và các hoạt động mới (ví dụ:như siêu thị ảo).Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.

Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định nghĩa TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng,phân phối sản phẩm và thanh toán trên mạng internet,được giao nhận trực tiếp hau giao nhận qua internet dưới dạng số hóa.

Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng TMĐT là toàn bộ các giao dịch thương mại thong qua mạng viễn thông và các phương tiện điện tử,bao gồm TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình)và TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình).Ngoài ra TMĐT còn bao gồm chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế và sản xuất, tiềm kiếm các nguồn lực trực tiếp, mua sắm trực tiếp, marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng hậu mãi…..

Theo tổ chức OECD,TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân, dựa trên viêc xử lý và truyền đi các dữ kiện được số hóa, thong qua các mạng mở (như internet) hoặc các mạng đóng thông với mạng mở ( như AOL)



2.Các đặc trưng của Thương mại điện tử:

So với các hoạt động thương mại truyền thống , thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:



2.1 Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước:

Trong thương mại truyền thống,các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch . Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như

chuyển tiền, séc hóa đơn,vận đơn,gửi báo cáo.Các phương tiện viễn thong như :fax,telex….Chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng các phương điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch.

Thương mại điện tử cho phép mọi ngườ cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn,tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi điều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải mối quen biết với nhau.


2.2 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới(thị trường thống nhất toàn cầu).Thương mại điện tử trực tiếp tác động đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Thương mại điện tử càng phát triển,thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới.Với thương mại điện tử,một doanh nghiệp dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê…,mà không hề phải bước ra khỏi nhà,một công việc trước kia phỉa mất nhiều năm.


2.3 Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể,trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng,các cơ quan chứng thực.

Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…..là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giư các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong thương mại điện tử .




2.4 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với mạng mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

Thông qua thuơng mại điện tử,nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành.Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.

Các trang web khá nổi tiếng như :Yahoo!America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng.Các trang web này đã trở thành các “khu chợ”khổng lồ trên internet.Với mỗi lần nhấp chuột,khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Người tiêu dung đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵng sàng trả them một chút tiền còn hơn là phải đi đến tân của hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng tức là khách hàng chọn kiểu,gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua internet)rồi sau một thời gian nhất định được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình.

Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng . Các chủ cửa hàng thong thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên web bằng cách mở cửa hàng ảo.


3.Các cơ sở để phát triển TMĐT và các loại giao dịch TMĐT:

Để phát triển TMĐT cần phải hội tụ đủ một số cơ sở :

-Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh ,hình ảnh trung thực và sống động.Một hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như:

xem phim,ti vi,nghe nhạc,…..trực tiếp chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo

số người dùng internet phải lớn .

-Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử,các hợp đồng điện tử ký qua mạng, phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ , bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng…..để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.

-Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử,thanh toán qua EDI.Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp.

-Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy.

-Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chông thoái thác.

-Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.


4.Các loaị hình giao dịch thương mại điện tử :

Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp(B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dung (C) giữ vai tro quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G)giũ vai trò định hướng, điều tiết và quản TMĐT :B2B,B2C,B2G,C2G,C2C….Trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất .

Business-to-business (B2B): Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp .

TMĐT B2B(Business to business)là việc thực hiện giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng.Ta thường gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm: người trung gian trực tiếp (ảo hoặc click-and-mortar),người mua và người bán.Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mau theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán.

Các loại giao dịch B2B cơ bản:-Bên bán-(một bên bán nhiều bên mua )là mô hình

dựa trên công nghệ web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua.Có ba phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, bán qua quá trình đấu giá,bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước.Công ty bán có thể là nhà sản xuất loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian thông thường là nhà phân phối hai đại lý.

-Bên mua –một bên mua-nhiều bên bán

-Sàn giao dịch-nhiều bên bán –nhiều bên mua

-TMĐT phối hợp-các đối tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm .

Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.

B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng.

Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng

cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.

C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau.

Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.



G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân.

Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...



5.Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT:

5.1.Thư điện tử:

Các doanh nghiệp,các cơ quan nhà nước,… sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau mộ cách “trực tuyến” thong qua mạng, gọi là thư điện tử(electronic mail,viết tắt là e-mail).Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào.



5.2.Thanh toán điện tử:

Thanh toán điện tử (electronic Payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử (electronic message). VD: Trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v…Thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triền của thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới, đó là:



  • Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.

  • Tiền lẻ điện tử (Internet cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó )sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua internet ,áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia khác ;tất cả đều được thực hiện bằng kỹ

thuật số hóa mới ,vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa”.Tiền lẻ diện tử đang trên đà phát triển nhanh ,nó có ưu điểm nổi bật sau:

+Dung để thanh toán những món hang giá trị nhỏ thậm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp)

+Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ ,các thanh toán là vô danh

+Tiền mặt nhận dược đảm bảo là tiền thật tránh được tiền giả điện tử (electronic purse)


  • Ví điện tử (electronic purse)là nơi để tiền mặt internet ,chủ yếu là thẻ thông minh (smart card)còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card) tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó ;kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự nhưng kỹ

thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”.Thẻ thông minh ,nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng nhưng ở mặt sau của thẻ có một chip máy tính điện có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hết ,chỉ được chi trả khi sử dụng hoặc theo yêu cầu (như xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “ đúng”

  • Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking).hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ :

+Thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng qua điện thoại,taị các điểm bán lẻ,các kiốt ,giao dịch qua internet,chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thong tin hỏi đáp…..,

+Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng,siêu thị….,)

+Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng

+Thanh toán lien ngân hàng



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 276.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương