CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi họC NHA TRAng độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1677



tải về 57.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích57.2 Kb.
#10182
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 1677/QĐ-ĐHNT Khánh Hòa, ngày 26 tháng 12 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ



HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Căn cứ Quyết định số 155/CP ngày 16/8/1966 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Thủy sản, nay là Trường Đại học Nha Trang;

Căn cứ Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành điều lệ trường đại học;

Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục đại học;

Xét đề nghị của Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ trong Trường Đại học Nha Trang.

Điều 2. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ ban hành kèm theo Quyết định số 556/QĐ-ĐHNT-KHCN ngày 26/5/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang.

Điều 3. Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và các trưởng đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Như Điều 3; (đã ký)

- Lưu VT, KHCN.

Vũ Văn Xứng


QUY ĐỊNH

về hoạt động sở hữu trí tuệ trong Trường Đại học Nha Trang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1677/QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2011

của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang)
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Khái niệm

1. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

- Quyền chủ sở hữu TSTT

- Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan);

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Quyền đối với giống cây trồng.

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

a) Quyền nhân thân bao gồm:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

b) Quyền tài sản bao gồm:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào.

Các quyền trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật SHTT.

3. Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí), nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

6. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

7. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

8. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

9. Kiểu dáng công nghiệp là hình sáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

10. Thiết kế bố trí là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

11. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

12. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

13. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

14. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

15. Tài sản trí tuệ (TSTT) của Trường ĐHNT là các sản phẩm trí tuệ do cán bộ, công chức, người lao động, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường sáng tạo ra từ một, một số hoặc tất cả các các yếu tố sau:

a) Sử dụng ngân sách của Trường hoặc nguồn ngân sách khác thông qua Trường;

b) Sử dụng thời gian làm việc hành chính;

c) Sử dụng cơ sở vật chất của Trường;

d) Trường giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng với tập thể, cá nhân để tạo ra sản phẩm.

TSTT được tạo ra từ các yếu tố trên sẽ do Trường thống nhất quản lý, bao gồm:

- Kết quả, sản phẩm của các đề tài, dự án KH&CN;

- Giáo trình, bài giảng, tài liệu chuyên khảo, tham khảo, báo cáo khoa học, bài báo;

- Sáng kiến - cải tiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

- Quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

- Chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu;

- Máy móc, thiết bị, linh - phụ kiện mới chế tạo;

- Giống cây trồng;

- Lô gô, nhãn hiệu hàng hóa, hiệu dịch vụ, bí mật kinh doanh;

- Tài sản khác được tạo ra từ hoạt động trí tuệ của các đối tượng trên.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định việc phát hiện, khai báo, xác định quyền sở hữu, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, khai thác thương mại TSTT được tạo ra từ nguồn lực của Trường ĐHNT và việc bảo hộ quyền sở hữu TSTT đó.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tập thể, cá nhân CBCC của Trường ĐHNT và tập thể, cá nhân ngoài Trường có liên quan với TSTT và đáp ứng các điều kiện của Quy định này.

Điều 3. Mục tiêu quản lý hoạt động SHTT

Khuyến khích hoạt động sáng tạo, thúc đẩy quá trình khai thác, chuyển giao quyền SHTT và bảo vệ TSTT của Trường, của các tổ chức và cá nhân trong Trường.


Chương II

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SHTT



Điều 4. Nội dung quản lý hoạt động SHTT

1. Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động SHTT( tổ SHTT).

2. Xây dựng quy trình, thủ tục phát hiện, khai báo TSTT; xác lập quyền và khai thác thương mại TSTT.

3. Xác định quyền sở hữu đối với TSTT.

4. Xây dựng cơ chế và tỷ lệ phân chia thu nhập từ hoạt động khai thác thương mại TSTT.

5. Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính cho hoạt động SHTT.

6. Quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động SHTT và thi hành quy định về quản lý hoạt động SHTT trong Trường.

7. Kiểm tra việc thực hiện quyền SHTT trong Trường.

8. Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, khen thưởng và xử lý vi phạm.

9. Tài chính cho hoạt động SHTT.




Điều 5. Quy trình quản lý hoạt động SHTT



Văn bản liên quan:

1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 ;

2. Nghị định số 103-104-105/2006/NĐ-CP3. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; 4. Hướng dẫn viết hồ sơ của Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả (BQTG) và Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng.

Điều 6. Tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động SHTT

Bộ phận chuyên trách (Tổ SHTT) trực thuộc Phòng KHCNcó chức năng giúp Hiệu trưởng quản lý hoạt động SHTT, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động SHTT.

2. Tổ chức việc ghi nhận, khai báo, quản lý TSTT.

3. Tổ chức, thực hiện việc xác lập quyền SHTT.

4. Giám sát việc thực thi quyền SHTT.

5. Tổ chức khai thác thương mại TSTT.

6. Định kỳ hàng năm và 5 năm tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý hoạt động SHTT; xây dựng định hướng, chiến lược phát triển trong 5 năm tiếp theo; thực hiện chế độ báo cáo, đề xuất mức độ và hình thức khen thưởng hoặc xử lý vi phạm.

7. Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Quy định về quản lý hoạt động SHTT.

Điều 7. Phát hiện, khai báo, ghi nhận TSTT

1. Phát hiện TSTT

- Các đơn vị thông báo cho Tổ SHTT các kết quả, sản phẩm phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động đào tạo, KHCN của các cá nhân thuộc đơn vị mình.

- Khi Tổ SHTT yêu cầu thì các đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của các nhiệm vụ KHCN, sáng kiến - cải tiến, biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu chuyên khảo, tham khảo, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, đồ án tốt nghiệp...

2. Khai báo TSTT

Tập thể, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ có khả năng tạo ra TSTT nêu tại Khoản 2, Điều 1 phải có trách nhiệm khai báo với Tổ SHTT.

3. Ghi nhận TSTT

Tổ SHTT ghi sổ theo dõi các TSTT đã được phát hiện, khai báo và cấp giấy biên nhận cho tác giả đã khai báo TSTT.



Điều 8. Quy trình đăng ký quyền sở hữu TSTT

Sau khi tạo ra TSTT, tác giả phải làm thủ tục đăng ký quyền SHTT (cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo mẫu của Cục SHTT, Bộ KH&CN; cấp bản quyền tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH,TT&DL; cấp bằng bảo hộ giống cây trồng theo mẫu của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, Bộ NN&PTNT) theo quy trình sau:

1. Tác giả làm đơn đăng ký theo mẫu và hướng dẫn của Tổ SHTT.

2. Nộp đơn và phí, lệ phí cho Tổ SHTT (phí, lệ phí phải nộp theo tỷ lệ tại Điều 16).

3. Tổ SHTT nộp đơn và lệ phí tại Cục SHTT/Cục Bản quyền tác giả/Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng.

4. Nếu đơn phải sửa chữa theo yêu cầu của cơ quan cấp bằng chứng nhận thì Tổ SHTT phải thông báo ngay cho tác giả để sửa chữa trong thời hạn do cơ quan này quy định.

5. Khi có thông báo kết quả xét nghiệm đơn (công nhận hoặc không công nhận), Tổ SHTT phải gửi ngay thông báo cho tác giả.

6. Nếu được cấp bằng chứng nhận thì Tổ SHTT lưu bản sao và gửi tác giả bản chính.

(Các biểu mẫu liên quan có tại Phòng KHCN; một số địa chỉ khai thác thông tin về SHTT: http://www.noip.gov.vn, http://www.wipo.int, http://www.uspto.gov, http://ep.espacent.com).

Điều 9. Xác định quyền sở hữu TSTT

1. Quyền sở hữu đối với TSTT được xác định bao gồm quyền chủ sở hữu và quyền tác giả. Quyền chủ sở hữu là quyền của tổ chức, tập thể hoặc cá nhân cung cấp nguồn lực để tạo ra TSTT. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, tập thể hoặc cá nhân trực tiếp tạo ra TSTT

2.Quyền chủ sở hữu đối với TSTT được xác định tương ứng với tỷ lệ đóng góp nguồn lực của các bên để tạo ra TSTT.

2. Quyền chủ sở hữu đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thuộc về cơ quan chủ trì.

3. Đối với TSTT được tạo ra bằng nguồn vốn của Trường và của bên ngoài, tỷ lệ quyền chủ sở hữu tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.

4. Tỷ lệ quyền chủ sở hữu TSTT giữa Trường và tác giả được xác định như sau:

a. Nếu tác giả sử dụng yếu tố thời gian làm việc hành chính để tạo ra TSTT thì được hưởng tối đa 90% quyền sở hữu;

b. Nếu tác giả sử dụng yếu tố cơ sở vật chất của Trường để tạo ra TSTT thì được hưởng tối đa 60% quyền sở hữu;



c. Nếu tác giả sử dụng các yếu tố kinh phí của Trường hoặc các nguồn kinh phí khác thông qua Trường để tạo ra TSTT thì được hưởng tối đa 40% quyền sở hữu;

- Nếu tác giả sử dụng từ 2 đến 3 yếu tố trên để tạo ra TSTT thì được hưởng tối đa 50% quyền sở hữu.

Tỷ lệ quyền sở hữu được hưởng của tác giả trong các trường hợp cụ thể do Tổ SHTT thoả thuận với tác giả đề xuất theo khung mức trên và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

5. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng TSTT phải xin phép và trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu TSTT và tác giả.

6. Tác giả không được chuyển nhượng quyền tác giả TSTT khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu TSTT .

Điều 10. Công bố TSTT

- Quyền công bố SHTT thuộc về chủ sở hữu TSTT và bộ phận chuyên trách SHTT (Tổ SHTT) được uỷ quyền thực hiện.

- Trong trường hợp chủ sở hữu TSTT (Tổ SHTT) không thực hiện việc công bố TSTT thì tác giả được thực hiện quyền công bố và thông báo lại với chủ sở hữu TSTT.

Điều 11. Đánh giá khả năng khai thác thương mại TSTT

Tổ SHTT cùng tác giả thực hiện đánh giá khả năng khai thác thương mại TSTT theo các nội dung chính sau:

- Xác định các yếu tố có khả năng khai thác thương mại;

- Lập danh sách, phân tích và đánh giá đối tác tiềm năng có nhu cầu sử dụng TSTT;

- Đánh giá hình thức khai thác thương mại khả thi.

Điều 12. Khai thác thương mại TSTT

- Tác giả cùng với Tổ SHTT có trách nhiệm khai thác thương mại tối đa TSTT với các điều kiện thuận lợi nhất.

- Ưu tiên chuyển giao cho các bên đã cùng tham gia vào quá trình tạo ra TSTT.

- Tác giả không được chuyển giao TSTT khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu ( Nhà trường và đối tác liên quan nếu có)

. - Trong quá trình thương thảo để ký kết hợp đồng chuyển giao TSTT phải có sự tham gia của đại diện Tổ SHTT.

- Hợp đồng chuyển giao TSTT được lập thành văn bản, gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Thông tin đầy đủ của mỗi bên;

+ Căn cứ và phạm vi chuyển nhượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Điều 13. Phân chia lợi nhuận từ khai thác thương mại TSTT

1. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận từ khai thác thương mại TSTT được xác định tương ứng với tỷ lệ quyền sở hữu và quyền tác giả nêu tại Điều 9.

2. Trường sẽ sử dụng 50% lợi nhuận được hưởng cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng...

Điều 14. Bảo mật thông tin

Tổ SHTT, tập thể và cá nhân có nghĩa vụ bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, KHCN và các hoạt động khác có khả năng tạo ra TSTT.



Điều 15. Kế hoạch hoạt động SHTT

Kế hoạch hoạt động SHTT được xây dựng trong kế hoạch KHCN hàng năm và 5 năm của Trường và của các đơn vị.

Tổ SHTT tổ chức, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và hoàn chỉnh kế hoạch của Trường.

Nội dung cơ bản của kế hoạch bao gồm:

- Mục tiêu

- Dự báo TSTT được phát sinh trong các hoạt động của Trường.

- Tiếp nhận khai báo, đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ và tiềm năng thương mại của các TSTT.

- Xác định quyền SHTT, phân tích, đánh giá thị trường thương mại tiềm năng, tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao TSTT.

- Công tác thông tin SHTT.

- Tài chính cho hoạt động SHTT.

- Giải pháp thực hiện kế hoạch.

- Đề xuất ý kiến.


Điều 16. Tài chính cho hoạt động SHTT

- Ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động KHCN của Trường;

- Nguồn thu từ khai thác thương mại SHTT;

- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Các nguồn thu khác của Trường.

Nhà trường hỗ trợ 90% phí, lệ phí đăng ký quyền SHTT.


Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN



Điều 17. Trách nhiệm của Tổ SHTT

Tổ SHTT có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.



Điều 18. Giải quyết tranh chấp về SHTT

- Các tranh chấp về SHTT được khuyến khích giải quyết bằng hòa giải.

- Tổ SHTT là đầu mối tổ chức hòa giải các tranh chấp về SHTT.

- Trường hợp hòa giải không thành, Tổ SHTT đề xuất phương án xử lý trình Hiệu trưởng phê duyệt chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày phát hiện xảy ra tranh chấp.



Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Tại báo cáo tổng kết hàng năm và 5 năm, Tổ SHTT đề xuất hình thức, mức độ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt Quy định và xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm Quy định./.
Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 57.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương