Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-cp ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ



tải về 193.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích193.56 Kb.
#30279
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THANH HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 3201/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 24 tháng 8 năm 2015



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ

khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt VII, năm 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Công văn số 4468/BKHCN-KHTH ngày 02/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ V/v Phân bổ ngân sách nhà nước năm 2015 cho hoạt động khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố;

Căn cứ Nghị quyết 94/2014/NQ-HĐND ngày 16/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán thu NSNN, chi NSĐP và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 4242/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015;

Căn cứ các Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 16/3/2012; Quyết định số 3832 ngày 16/11/2012; Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 25/4/2013; Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 30/5/2014; Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 11/7/2014; Quyết định số 2824/QĐ-UBND ngày 03/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 607/TTr-SKHCN ngày 12/8/2015 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt VII, năm 2015,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt VII, năm 2015, gồm: 09 nhiệm vụ.

Trong đó:

- Cấp cho 03 nhiệm vụ chuyển tiếp năm 2015: 1.189.650.000 đồng

- Cấp cho 05 nhiệm vụ mới 2015: 1.551.850.000 đồng

- Cấp cho 01 nhiệm vụ đã nghiệm thu: 100.000.000 đồng

Với kinh phí sự nghiệp khoa học là: 2.841.500.000 đồng

(Hai tỷ, tám trăm bốn mươi mốt triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn)

(Danh mục kèm theo).

Nguồn kinh phí: Sự nghiệp khoa học năm 2015 chưa phân bổ.



Điều 2. Căn cứ vào Quyết định này và danh mục các nhiệm vụ khoa học, công nghệ được duyệt:

1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm các đề tài, dự án, ký kết các hợp đồng nghiên cứu; có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và thành lập hội đồng nghiệm thu, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ quan chủ trì, chủ đề tài, dự án để triển khai thực hiện.

- Theo dõi việc sử dụng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí đã cấp cho các đơn vị.

3. Các cơ quan chủ trì và chủ nhiệm các đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đề tài, dự án được duyệt, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, hiệu quả cao.



Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc tỉnh, Chủ nhiệm các đề tài, dự án và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Đức Quyền

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KH&CN CẤP KINH PHÍ ĐỢT VII NĂM 2015

(Kèm theo Quyết định số: 3201/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. Nhiệm vụ chuyển tiếp 2015: 03

S TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị

chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt đ­­­ược

Kết quả

thực hiện bước 1

Kế hoạch thực hiện tiếp theo và kết quả dự kiến

Thời gian

thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng số

SNKH

Đã cấp

Cấp năm 2015

Thu hồi

Mục tiêu

Nội dung



Dự án KHCN: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào”.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa

* Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng thành công mô hình sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

* Mục tiêu cụ thể:

- Chuyển giao thành công kỹ thuật công nghệ nhân giống nấm Sò, nấm Mộc nhĩ phục vụ sản xuất nấm thương phẩm.

- Xây dựng thành công mô hình nhân giống, sản xuất (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) thương phẩm tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống nấm và (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) thương phẩm phù hợp với điều kiện của tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào. (2 thứ tiếng Lào và tiếng Việt).

- Xây dựng được phương án nhân rộng mô hình và phát triển nghề trồng nấm tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.


- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên KT-XH của tỉnh Hủa Phăn - Lào, cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất nấm tại tỉnh Hủa Phăn, lựa chọn địa điểm triển khai dự án.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức sản xuất, tiêu thụ nấm tại một số cơ sở sản xuất nấm của Việt Nam.

- Chuyển giao các quy trình kỹ thuật nhân giống nấm, sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm.

- Mua sắm các thiết bị cần thiết, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để triển khai xây dựng các mô hình.

- Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật của tỉnh Hủa Phăn nắm vững kỹ thuật công nghệ nhân giống nấm và sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm.

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm cho 50 cán bộ khuyến nông và 50 người dân tại tỉnh Hủa Phăn - Lào.

- Xây dựng mô hình nhân giống nấm cấp 1, cấp 2, cấp 3 (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ), đạt công suất 10 tấn giống/năm.

- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) thương phẩm tập trung tại Trung tâm Hữu nghị sản xuất giống Thanh niên (01 mô hình, quy mô: 700m2, công suất đạt 60 tấn nguyên liệu/năm).

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình.

- Hội thảo đánh giá kết quả của các mô hình tại Lào.

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống nấm, sản xuất (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Hủa Phăn - Lào.

- Xây dựng phương án nhân rộng mô hình và phát triển nghề trồng nấm tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.

- Nghiệm thu, báo cáo tổng kết dự án.


- Mô hình nhân giống nấm cấp 1, cấp 2, cấp 3 đạt công suất 10 tấn giống/năm.

- Mô hình trình diễn sản xuất (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) thương phẩm tập trung đạt công suất 60 tấn nguyên liệu/năm. Sản phẩm thu hoạch: 12 tấn nấm sò tươi, 3 tấn mộc nhĩ khô.

- 04 cán bộ kỹ thuật được cấp giấy chứng nhận thành thạo các quy trình kỹ thuật sản xuất giống nấm và sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống nấm, sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Hủa Phăn - Lào.

- Báo cáo chuyên đề hội thảo kết quả của các mô hình.

- Phương án nhân rộng mô hình và phát triển nghề trồng nấm tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.

- Đĩa DVD ghi lại quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.



- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên KT-XH của tỉnh Hủa Phăn - Lào, cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất nấm tại tỉnh Hủa Phăn, lựa chọn địa điểm triển khai dự án.

- Chuyển giao các quy trình kỹ thuật nhân giống nấm, sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm.

- Mua sắm các thiết bị cần thiết, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để triển khai xây dựng các mô hình.

- Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật của tỉnh Hủa Phăn nắm vững kỹ thuật công nghệ nhân giống nấm và sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm.



- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức sản xuất, tiêu thụ nấm tại một số cơ sở sản xuất nấm của Việt Nam.

- Mô hình nhân giống nấm cấp 1, cấp 2, cấp 3 đạt công suất 10 tấn giống/năm.

- Mô hình trình diễn sản xuất (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) thương phẩm đạt công suất 60 tấn nguyên liệu/năm. Sản phẩm thu hoạch: 12 tấn nấm sò tươi, 3 tấn mộc nhĩ khô.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống nấm, sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn (Lào).

- Báo cáo chuyên đề hội thảo kết quả của các mô hình.

- Phương án nhân rộng mô hình và phát triển nghề trồng nấm tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.

- Đĩa DVD ghi lại quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.



7/2014

-

7/2016



2.248,350

1.883,350

800,000

703,350

0



Dự án KHCN: Ứng dụng TBKT xây dựng mô hình trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

UBND huyện Quan Sơn.

* Mục tiêu chung:

Ứng dụng TBKT xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trong huyện.



* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh rừng vầu, quy mô 20ha;

- Xây dựng thành công mô hình phục tráng rừng vầu tăng hiệu quả kinh tế từ 1,2 lần trở lên so với hiện nay; quy mô 30ha.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu phù hợp với điều kiện của Quan Sơn



- Điều tra, đánh giá thực trạng rừng vầu tại huyện Quan Sơn (diện tích, trữ lượng, tình hình khai thác, tiêu thụ...) lựa chọn hộ tham gia mô hình dự án.

- Xây dựng mô hình trồng thâm canh rừng vầu, quy mô 20ha;

- Xây dựng mô hình phục tráng rừng vầu kém hiệu quả; quy mô 30ha.

- Đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) mô hình trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu tại huyện Quan Sơn.

- Tập huấn kỹ thuật cho 50 lượt nông dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu phù hợp với điều kiện của Quan Sơn.

- Xây dựng phương án nhân rộng mô hình trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu tại huyện Quan Sơn.


- Mô hình trồng thâm canh rừng vầu quy mô 20ha, cây sinh trưởng, phát triển tốt;

- Mô hình phục tráng rừng vầu quy mô 30ha nâng cao hiệu quả kinh tế từ 1,2 lần trở lên so với hiện nay;

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, phục tráng rừng vầu phù hợp với huyện Quan Sơn;

- 50 lượt nông dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu;

- DVD ghi hình toàn bộ quá trình thực hiện mô hình;

- Phương án nhân rộng và các tài liệu có liên quan khác;

- Báo cáo tổng kết dự án.


- Điều tra, đánh giá thực trạng rừng vầu tại huyện Quan Sơn, lựa chọn hộ tham gia mô hình thực hiện dự án.

- Tập huấn kỹ thuật cho 50 hộ dân nắm vững kỹ thuật trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu.

- Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây vầu với quy mô 20ha (đã trồng mới 16ha).

- Xây dựng mô hình phục tráng rừng vầu kém hiệu quả quy mô 30ha (đã phục tráng 25ha);

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu phù hợp với điều kiện của huyện Quan Sơn (đã xây dựng kỹ thuật tạm thời trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cho áp dụng, theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình làm cơ sở để hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật).


- Thực hiện nội dung trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu: Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, triển khai đúng thời vụ.

- Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình: Thực hiện theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình và thực tế sản xuất tại địa phương để so sánh.

- Hoàn thiện Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu phù hợp với điều kiện của Quan Sơn;

- Xây dựng phương án nhân rộng mô hình;

- Báo cáo tổng kết dự án.


9/2014

-

9/2016



1.019,040

501,330

171,330

220,000

0



Dự án: "Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga (Acipenser baeri) tại suối Tá, làng Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh”

Công ty TNHH Hà Dương

- Áp dụng thành công công nghệ nuôi thương phẩm cá Tầm năng suất 20 -25kg/m2, đạt hiệu quả kinh tế cao, làm cơ sở nhân rộng mô hình trên địa bàn các huyện miền núi có điều kiện tương tự.

- Xác định khả năng thích nghi, tốc độ sinh trưởng của cá Tầm Nga với điều kiện của Thanh Hóa.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Tầm Nga tại Thanh Hóa.


- Thiết kế, xây dựng hệ thống ao nuôi và công trình phụ trợ, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị.

- Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ thực hiện mô hình.

- Tiến hành xử lý bể nuôi, lắp đặt thiết bị, chuẩn bị chuyển cá giống và tiến hành thả cá.

- Thả cá giống, theo dõi và điều chỉnh các thông số kỹ thuật chính (nhiệt độ nước, ôxy hòa tan...) để làm cơ sở hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật phù hợp địa phương.

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật dự án.

- Nghiệm thu thực tế xây dựng mô hình.

- Hội nghị đánh giá hiệu quả KT - KT và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cá Tầm thương phẩm.

- Báo cáo tổng kết khoa học dự án.



- Mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga quy mô 300m3.

- Đánh giá khả năng thích nghi của cá Tầm Nga trong điều kiện nuôi tại tỉnh Thanh Hóa.

- Cá Tầm Nga thương phẩm > 6.000kg, cỡ cá > 3 kg/con.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Tầm Nga thương phẩm phù hợp với điều kiện Thanh Hóa.

- 02 chứng chỉ cấp cho 02 cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật, công nghệ nuôi thương phẩm cá Tầm Nga phù hợp với Thanh Hóa.

- Hội nghị đánh giá hiệu quả KT-XH và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cá Tầm thương phẩm.

- Báo cáo tổng kết khoa học dự án.


- Đã thiết kế, xây dựng hệ thống ao nuôi và công trình phụ trợ, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị.

- Ký hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ thực hiện mô hình.

- Tiến hành xử lý bể nuôi, thả cá giống 3 đợt với số lượng 9.000 con, trọng lượng cá thả là 30 g/con. Đã xuất bán được 7.000kg cá tầm thương phẩm.

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án.




- Tiếp tuc theo dõi các chỉ tiêu KT-KT dự án.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Tầm Nga phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa.

- Tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả KT-XH và tìm kiếm thị trường tiêu thị trường tiêu thụ cá Tầm Nga thương phẩm.

- Báo cáo tổng kết và nghiệm thu dự án.



5/2012

-

5/2014



2.833,000

966,300

500,000

266,300




Cộng

1,189,650




II. Nhiệm vụ mới năm 2015: 05

S

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị

chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt đ­­­ược

Thời gian

thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng số

SNKH

Cấp năm 2015

Thu hồi

Mục tiêu

Nội dung

1

Dự án SXTN: "Sản xuất thử nghiệm chất phụ gia để pha chế xăng sinh học".

Công ty Cổ phần Bình Minh - Sơn Hà

- Sản xuất thành công chất phụ gia (BM-SH) phục vụ cho việc pha chế xăng sinh học theo quy trình đã được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1.000 cấp theo Quyết định số 52503/QĐ-SHTT ngày 20/9/2012 của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Pha chế và thử nghiệm thành công 5 loại xăng sinh học (E5, E10, E15, E20, E25) xăng sinh học theo quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN.



- Chuẩn bị cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng phù hợp với quy trình sản xuất chất phụ gia và khu vực pha chế xăng sinh học thử nghiệm.

- Đào tạo hướng dẫn cho đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật để vận hành quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và ổn định sản phẩm: chất phụ gia và xăng sinh học.

- Tiến hành các đợt sản xuất thử nghiệm chất phụ gia để đánh giá chất lượng chất phụ gia và có sự điều chỉnh sản xuất kịp thời để sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nhất, ổn định.

- Tổ chức pha chế các loại xăng sinh học từ những phụ gia đã sản xuất và phân tích đánh giá các thông số theo quy định theo đúng quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN.

- Tiến hành tổ chức chạy thử nghiệm trên các phương tiện đã đăng ký tại Thanh Hóa. Đánh giá, kiểm định các phương tiện trong quá trình chạy thử nghiệm.

- Tổ chức hội thảo khoa học công bố chất phụ gia và chất lượng các loại xăng Sinh học được pha từ chất phụ gia được sản xuất ra

- Hoàn thiện thủ tục đăng ký việc sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất, chế biến, pha chế xăng và nhiên liệu diezen theo Thông tư số 15/2009/TT-BKHCN ngày 02/6/2015.

- Xây dựng phương án sản xuất công nghiệp chất phụ gia và pha chế các xăng sinh học sau khi dự án sản xuất thử nghiệm thành công.

- Xây dựng Báo cáo tổng kết và nghiệm thu dự án.


- Quy trình sản xuất chất phụ gia BM-SH đã hoàn thiện

- Đào tạo được 02 cán bộ kỹ thuật và 03 công nhân vận hành quy trình sản xuất chất phụ gia và pha chế xăng sinh học theo bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1.000.

- Sản xuất thử nghiệm được 150 lít chất phụ gia, pha chế thử nghiệm 135.000 lít xăng sinh học từ E5 đến E25.

- Báo cáo kết quả phân tích chất lượng xăng sinh học từ E5 đến E25 được pha từ chất phụ gia sản xuất được.

- Báo cáo kết quả chạy thử nghiệm xăng sinh học được pha từ chất phụ gia tạo ra, trên các phương tiện đã đăng ký tại Thanh Hóa.

- Báo cáo tiêu chuẩn chất lượng chất phụ gia BM-SH; Phương án sản xuất công nghiệp chất phụ gia và pha chế các xăng sinh học sau khi dự án sản xuất thử nghiệm thành công.

- Báo cáo tổng kết dự án.


12 tháng

1.190,660

768,730

368,730

0



Đề tài: "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sấy thùng quay cho nghệ thái lát tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa"

Công ty Cổ phần Nghệ Việt

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng thành công hệ thống thiết bị sấy thùng quay cho nghệ thái lát công suất 3.000kg/ngày;

- Xây dựng được quy trình công nghệ sấy nghệ thái lát khô đạt độ ẩm ≤ 13% phục vụ cho việc chiết xuất curcumin.



(1) Nghiên cứu, thu thập, đánh giá tổng quan về thiết bị, công nghệ sấy nghệ thái lát trong nước và trên thế giới.

(2) Đánh giá, phân tích và lựa chọn thiết bị, công nghệ sấy phù hợp với nghệ thái lát phục vụ cho việc chiết xuất curcumin.

(3) Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị công nghệ sấy thùng quay cho nghệ thái lát với công suất 3.000kg/ngày.

(4) Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sấy nghệ thái lát khô đạt độ ẩm ≤ 13% phục vụ cho việc chiết xuất curcumin.

(5) Tổ chức thử nghiệm sấy nghệ thái lát, đánh giá hiệu quả sấy, điều chỉnh các thông số và hoàn thiện công nghệ, thiết bị.

(6) Tổ chức hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ sấy thùng quay cho nghệ thái lát phục vụ cho việc chiết xuất curcumin.

(7) Nghiên cứu phương án nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ sấy thùng quay cho nghệ thái lát phục vụ cho việc chiết xuất curcumin trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

(8) Xây dựng báo cáo tổng kết và nghiệm thu đề tài.



(1) Hệ thống thiết bị sấy thùng quay cho nghệ thái lát công suất 3.000kg/ngày, đạt độ ẩm ≤ 13%.

(2). Tập bản vẽ thiết kế hệ thống thiết bị sấy thùng quay nghệ thái lát.

(3) Quy trình công nghệ sấy nghệ thái lát khô đạt độ ẩm ≤ 13% phục vụ cho việc chiết xuất curcumin.

(4) Kỷ yếu hội thảo khoa học.

(5) Báo cáo tổng kết khoa học Đề tài.


18 tháng

1.672,030

955,330

355,330

0



Đề tài: "Nghiên cứu, xây dựng mô hình dàn trải tivi LCD thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 phục vụ đào tạo nghề Khai thác thiết bị truyền hình tại trường Trung cấp nghề Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa".

Trường Trung cấp nghề Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

* Mục tiêu chung:

- Xây dựng được mô hình dàn trải tivi LCD thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Khai thác thiết bị truyền hình tại Trường Trung cấp nghề Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa.



* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được mô hình dàn trải tivi LCD thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2:

- Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý pan trên mô hình:


- Nội dung 1: Khảo sát, phân tích và xây dựng sơ đồ nguyên lý, sơ đồ chức năng:

- Nội dung 2: Xây dựng mô hình dàn trải tivi LCD thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2.

- Nội dung 3: Thiết kế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý pan trên mô hình dàn trải tivi LCD.

- Nội dung 4: Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình.

- Nội dung 5: Tập huấn sử dụng và tổ chức dạy thử nghiệm hệ thống.

- Nội dung 6: Tổng kết dự án.



- Báo cáo khảo sát, phân tích và sơ đồ nguyên lý, sở đồ chức năng,

- Mô hình dàn trải tivi LCD thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 phục vụ đào tạo nghề khai thác thiết bị truyền hình tại trường Trung cấp nghề Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa.

- Hệ thống xử lý Pan trên mô hình dàn trải tivi LCD thu tín hiệu truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2.

- Kỷ yếu hội thảo.

- Tài liệu bồi dưỡng cho giao viên dạy nghề, bài giảng bằng bản giấy và điện tử từ môđun máy thu hình II.

- 01 Bài báo được đăng trên tạp chí trong nước.



18 tháng

443,590

403,040

200,000

0



Dự án: "Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng Atlas điện tử Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa”.

Trung tâm Công nghệ Thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.

* Mục tiêu chung.

Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng Atlas điện tử Tài nguyên và Môi trường trường tỉnh nhằm tin học hóa công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, bước đầu xây dựng ngân hàng dữ liệu chuyên đề phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực,.. góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.



* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được hệ cơ sở dữ liệu địa lý (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính,…) về tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa (với các cơ sở dữ liệu của các loại tài nguyên cụ thể về đất, nước, rừng, khoáng sản,…).

- Thiết kế và xây dựng được phần mềm Atlas điện tử về tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa (có tích hợp cơ sở dữ liệu đã thu thập được).


- Khảo sát, thu thập dữ liệu, tư liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề (gồm xây dựng mới và biên tập lại các bản đồ chuyên đề).

- Xây dựng các bài giới thiệu theo chủ đề các chương của Atlas.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu chuyên đề tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

- Thiết kế và xây dựng phần mềm Atlas điện tử về tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

- Tích hợp hệ thống.

- Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các cán bộ quản trị nội dung, vận hành hệ thống.


- Báo cáo kết quả khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu cho phần mềm.

- Phần mềm Atlas điện tử về Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa có tích hợp cơ sở dữ liệu GIS đã thu thập (đầy đủ từng loại bản đồ về các loại tài nguyên cụ thể về đất, nước, rừng, khoáng sản... ) và cơ sở dữ liệu kèm theo như số trường, video, hình ảnh, bài giới thiệu, mô tả,...);

- Báo cáo tổng kết dự án.


18 tháng

983,368

620,891

300,000

0



DA SXTN: “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và sản xuất một số loại thuốc đông dược truyền thống của tỉnh Thanh Hóa”.

Công ty CP Dược -Vật tư y tế.

* Mục tiêu chung: Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống, trồng dược liệu (Hy thiêm, Ích mẫu) theo tiêu chuẩn GACP và sản xuất một số thuốc đông dược truyền thống của Công ty CP Dược vật tư y tế Thanh Hóa.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công vườn sản xuất giống, mô hình trồng dược liệu Hy thiêm, ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP.

- Sản xuất một số thuốc đông dược truyền thống từ các sản phẩm của mô hình: Viên hoàn cứng bao phim, bao đường Hyđan, Ích mẫu hoàn trên dây chuyền hoàn cứng tự động.

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật: Sản xuất giống; Kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu; Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu và thuốc thành phẩm.

- Xây dựng phương án nhân rộng mô hình của dự án theo tiêu chuẩn GACP nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất một số loại thuốc đông dược truyền thống có thương hiệu của Công ty CP Dược vật tư y tế Thanh Hóa.


- Điều tra, khảo sát thực trạng nguồn dược liệu, tình hình sản xuất thuốc đông dược tại Thanh Hóa; Điều tra, đánh giá điều kiện thực tế lựa chọn địa điểm triển khai mô hình theo tiêu chuẩn GACP.

- Đào tạo tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật trồng, thu hái Hy thiêm, Ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP cho 04 cán bộ kỹ thuật. Tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng trọt, thu hái và sơ chế dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu tiêu chuẩn GACP cho 100 nông dân vùng triển khai dự án.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu diện tích 2.400m2.

- Xây dựng mô hình trồng dược liệu Hy thiêm theo tiêu chuẩn GACP: quy mô 5ha/huyện x 1 vụ/năm x 2 năm x 2 huyện = 20ha.

- Xây dựng mô hình trồng dược liệu Ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP: quy mô 2,5ha/huyện x 2 vụ/năm x 2 năm x 2 huyện = 20ha.

Sản xuất một số loại thuốc đông dược truyền thống bằng công nghệ đùn cắt trên dây chuyền hoàn cứng liên động từ nguyên liệu mô hình của dự án.

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật: Sản xuất giống; Kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu; Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu và thuốc thành phẩm từ nguyên liệu mô hình của dự án.

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.


- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát thực trạng nguồn dược liệu, tình hình sản xuất thuốc đông dược tại Thanh Hóa; Chất lượng đất trồng, nước tưới để trồng dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP tại vùng triển khai dự án.

- Mô hình sản xuất sản xuất giống cây dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu diện tích 2.400m2 (thu được 24kg hạt giống Ích mẫu, 30kg hạt giống Hy thiêm) đảm bảo chất lượng.

- Mô hình trồng dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP: đạt sản lượng 70 tấn Hy thiêm khô/2năm, 82 tấn Ích mẫu khô/2 năm (sản xuất được 240 triệu viên hoàn cứng Hyđan; 40 triệu viên Ích mẫu hoàn và 100.000 chai cao Ích mẫu đóng chai).

- 4 cán bộ kỹ thuật được cấp giấy chứng nhận thành thạo các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP.

- 100 người nông dân vùng triển khai dự án được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng trọt, thu hái, sơ chế dược liệu Hy thiêm, Ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP.

- Các quy trình: Quy trình sản xuất giống; Quy trình trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu hy thiêm, ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP; Quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu và thuốc thành phẩm.

- Phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án.

- Đĩa DVD ghi lại quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.


30 tháng

2.239,710

827,790

327,790

0

Cộng

1,551,850




III. Nhiệm vụ đã nghiệm thu: 01

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Cơ quan

chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Kết quả đạt đ­­­ược

Thời gian

thực hiện

Kinh phí (Triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

SNKH


Đã cấp

Cấp năm 2015

Mục tiêu

Nội dung



Dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa”.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp chất lượng cao, quy mô 500m2, đạt thu nhập 500 trđ/500m2/năm.

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản hoa lan hồ điệp phù hợp với Thanh Hóa.



- Chuẩn bị các điều kiện để triển khai mô hình.

- Chuyển giao, tiếp nhận công nghệ, đào tạo, tập huấn

-Triển khai xây dựng mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp trong nhà lưới.

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình; đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án.


- 23.000 cây hoa lan hồ điệp.

- Mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp trong nhà lưới.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản hoa lan hồ điệp.

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: “Mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp trong nhà lưới tại Đông Cương- TP. Thanh Hóa”.

+ Chuyên đề 2: “Hiệu quả mô hình sản xuất hóa lan hồ điệp trong nhà lưới tại Đông Cương - TP. Thanh Hóa”.



- Báo cáo phương án sử dụng kết quả, tiêu thụ sản phẩm.

- Báo cáo tổng kết dự án

- Đĩa DVD ghi dữ liệu dự án.


5/2013

-

5/2015



1687,380

587,730

487,730

100,000

Không

Cộng

100,000




Tổng kinh phí SNKH cấp đợt này cho 09 nhiệm vụ KH&CN là 2.841.500.000 đồng (Hai tỷ, tám trăm bốn mươi mốt triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn)./.


Каталог: Lists -> Dost VanBanPhapLuat -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Attachments -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Stt đơn vị, địa phương
Attachments -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Attachments -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> SỞ NỘi vụ Số: 1692 /snv-cchc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ubnd tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ban tuyên giáo số 127 -hd/btgtu đẢng cộng sản việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 49/2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 193.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương