Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1560 (cmktnn 1560) CÁc sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ KẾ toán quy đỊnh chung



tải về 29.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích29.15 Kb.
#9047
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 1560 (CMKTNN 1560)

CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN

QUY ĐỊNH CHUNG

Cơ sở xây dựng

  1. Chuẩn mực này được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở CMKTNN 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, CMKTNN 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính và ISSAI 1560 của INTOSAI - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

Mục đích và phạm vi áp dụng

  1. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước trong cuộc kiểm toán tài chính liên quan đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, nhằm giúp kiểm toán viên nhà nước:

  1. Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng đối với các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc bổ sung thuyết minh trong báo cáo tài chính; và

  2. Xử lý một cách thích hợp đối với những sự việc mà kiểm toán viên nhà nước biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán, mà nếu sự việc này được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể phải điều chỉnh báo cáo kiểm toán.

  1. Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán tài chính.

  2. Báo cáo tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi một số sự kiện nhất định xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Nhiều khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính đặc biệt nhấn mạnh đến các sự kiện này. Các khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính thường xác định hai loại sự kiện sau:

      1. Những sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán;  

      2. Những sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

Giải thích thuật ngữ

  1. Trong các chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Ngày kết thúc kỳ kế toán: Là ngày cuối cùng của kỳ kế toán được lập báo cáo tài chính;

      2. Ngày phê duyệt báo cáo tài chính: Là ngày mà tất cả các báo cáo cấu thành nên báo cáo tài chính, kể cả các thuyết minh có liên quan đã được lập và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận chịu trách nhiệm đối với các báo cáo đó;

      3. Ngày lập báo cáo kiểm toán: Là ngày Kiểm toán nhà nước phát hành và ghi trên báo cáo kiểm toán tài chính; ngày phê duyệt báo cáo tài chính không được trước ngày kết thúc kỳ kế toán; ngày lập báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà kiểm toán viên nhà nước thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;

      4. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là những sự kiện phát sinh kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán và những sự việc mà kiểm toán viên nhà nước biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán

  1. Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc kiểm toán viên đã nhận biết toàn bộ các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính. Các thủ tục đó có thể bao gồm các thủ tục cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, như việc soát xét hoặc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc các giao dịch phát sinh giữa ngày kết thúc kỳ kế toán và ngày lập báo cáo kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán quy định tại đoạn này và đoạn 07 Chuẩn mực này được bổ sung cho những thủ tục mà kiểm toán viên nhà nước có thể thực hiện vì mục đích khác, tuy nhiên những thủ tục này có thể cung cấp bằng chứng về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Kiểm toán viên nhà nước không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với các vấn đề mà những thủ tục kiểm toán áp dụng trước đó đã đưa ra kết luận thoả đáng.

  2. Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện các thủ tục theo quy định tại đoạn 06 Chuẩn mực này để đảm bảo rằng các thủ tục này đã bao quát được toàn bộ, hoặc gần như toàn bộ giai đoạn kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, những thủ tục mà kiểm toán viên nhà nước thực hiện đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có thể phụ thuộc vào các thông tin sẵn có, đặc biệt là phụ thuộc vào các tài liệu, sổ kế toán đã được lập sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Đoạn 08 Chuẩn mực này đưa ra một số vấn đề mà kiểm toán viên nhà nước có thể cân nhắc thêm trong quá trình phỏng vấn. Kiểm toán viên nhà nước phải lưu ý đến việc đánh giá rủi ro để xác định nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán đó và phải bao gồm những công việc sau:

      1. Tìm hiểu về các thủ tục mà đơn vị được kiểm toán đã thiết lập nhằm bảo đảm đã xác định được mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán;

      2. Phỏng vấn Ban lãnh đạo đơn vị để xác định khả năng ảnh hưởng của những sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến báo cáo tài chính;

      3. Xem xét các thủ tục, biên bản họp (nếu có) của đơn vị được kiểm toán để thảo luận các vấn đề về những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán;

      4. Xem xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị (nếu có).

      5. Nếu sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định tại đoạn 06 và đoạn 07 Chuẩn mực này, kiểm toán viên nhà nước phát hiện được những sự kiện cần điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên nhà nước phải xác định mỗi sự kiện này có được phản ánh trên báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.

  1. Ngoài các thủ tục kiểm toán theo quy định tại đoạn 07 Chuẩn mực này, kiểm toán viên nhà nước có thể cần thực hiện các thủ tục khác phù hợp như:

      1. Xem xét bảng dự toán gần nhất của đơn vị được kiểm toán, kế hoạch về luồng tiền và các báo cáo quản trị có liên quan cho các kỳ sau ngày kết thúc kỳ kế toán;

      2. Phỏng vấn (hoặc mở rộng nội dung phỏng vấn bằng lời hoặc bằng văn bản trước đây) chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị về các vụ kiện và tranh chấp; hoặc

      3. Cân nhắc sự cần thiết phải thu thập giải trình bằng văn bản về một số sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để hỗ trợ các bằng chứng kiểm toán khác và để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

  2. Khi phỏng vấn Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán về việc liệu có sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hay không, kiểm toán viên nhà nước có thể phỏng vấn về tình trạng hiện tại của các khoản mục đã được hạch toán trên cơ sở thông tin sơ bộ hoặc thông tin không chính thức và kiểm toán viên nhà nước có thể phỏng vấn cụ thể về những vấn đề sau:

      1. Các tài liệu chính thức về các văn bản có liên quan từ cơ quan quản lý và phỏng vấn về những vấn đề được nêu trong dự thảo văn bản nếu chưa có tài liệu chính thức;

      2. Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới được ký kết;

      3. Việc mua, bán tài sản đã phát sinh hoặc dự kiến thực hiện;

      4. Tăng vốn chủ sở hữu (như phát hành cổ phiếu) hoặc phát hành các công cụ nợ (như phát hành trái phiếu) hay những thỏa thuận về sáp nhập hoặc giải thể đã ký kết hoặc dự kiến ký kết;

      5. Những tài sản bị nhà nước trưng dụng hoặc bị tổn thất do hoả hoạn hay lụt bão;

      6. Những sự kiện đã phát sinh liên quan đến việc xác định các ước tính kế toán hoặc về lập dự phòng trong báo cáo tài chính;

      7. Những sự kiện đã phát sinh liên quan đến khả năng thu hồi tài sản.

  3. Kiểm toán viên nhà nước phải yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình bằng văn bản về việc đã điều chỉnh hoặc thuyết minh tất cả các vấn đề liên quan đến sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán mà khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng yêu cầu phải điều chỉnh hoặc thuyết minh.

Những sự việc mà kiểm toán viên nhà nước biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán

  1. Kiểm toán viên nhà nước không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính sau ngày lập báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, sau ngày lập báo cáo kiểm toán, nếu kiểm toán viên nhà nước biết được một sự việc hoặc có thông tin mà nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán có thể phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên nhà nước phải quyết định xem có cần phải đính chính báo cáo kiểm toán không. Trong trường hợp nếu thấy cần thiết phải đính chính, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định đính chính báo cáo kiểm toán cho phù hợp.




Каталог: Data -> hant -> File -> Nam%202015
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1510 (cmktnn 1510) kiểm toán số DƯ ĐẦu kỳ TRONG kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1520 (cmktnn 1520) thủ TỤc phân tích trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1620 (cmktnn 1620) SỬ DỤng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1705 (cmktnn 1705) Ý kiến kiểm toán không phảI Ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> KIỂm toán nhà NƯỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 400 (cmktnn 400) CÁc nguyên tắc cơ BẢn của kiểm toán tuân thủ giới thiệu chung

tải về 29.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương