Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1620 (cmktnn 1620) SỬ DỤng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung



tải về 53.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích53.24 Kb.
#9677
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 1620 (CMKTNN 1620)

SỬ DỤNG CÔNG VIỆC CỦA CHUYÊN GIA

TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

QUY ĐỊNH CHUNG

Cơ sở xây dựng

  1. Chuẩn mực này được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở CMKTNN 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, CMKTNN 200 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính và ISSAI 1620 của INTOSAI - Sử dụng công việc của chuyên gia.

Mục đích và phạm vi áp dụng

  1. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước đối với việc sử dụng công việc của chuyên gia là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp trong kiểm toán tài chính.

  2. Kiểm toán viên nhà nước chịu trách nhiệm toàn bộ về ý kiến kiểm toán đưa ra, việc sử dụng công việc của chuyên gia không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước về ý kiến kiểm toán. Nếu kiểm toán viên nhà nước sử dụng công việc của chuyên gia theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán này và kết luận rằng công việc của chuyên gia là đầy đủ cho mục đích kiểm toán, thì kiểm toán viên nhà nước có thể sử dụng những phát hiện hoặc kết luận của chuyên gia như là bằng chứng kiểm toán thích hợp.

  3. Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong việc sử dụng công việc của chuyên gia. Đơn vị được kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng công việc của chuyên gia của Kiểm toán nhà nước.

Giải thích thuật ngữ

  1. Trong các chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Chuyên gia của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi tắt là “chuyên gia”): Là cá nhân hoặc tổ chức ngoài Kiểm toán nhà nước có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đó được kiểm toán viên nhà nước sử dụng nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

    2. Chuyên môn: Là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong một lĩnh vực riêng biệt;

    3. Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán: Là cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đó được đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Các thuật ngữ khác trong Chuẩn mực này được định nghĩa như trong các chuẩn mực kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Xác định sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia

  1. Trong trường hợp kiểm toán viên nhà nước không đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt cần thiết phải sử dụng chuyên gia để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, như:

            1. Việc định giá các công cụ tài chính phức tạp, đất đai, nhà cửa, nhà xưởng và máy móc thiết bị, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, tài sản vô hình, tài sản được mua và các khoản nợ từ hợp nhất kinh doanh và những tài sản có thể đã bị giảm giá trị;

            2. Những tính toán thống kê về các khoản công nợ liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm và chính sách phúc lợi của nhân viên;

            3. Ước tính về trữ lượng dầu và khí;

            4. Việc đánh giá các khoản nợ liên quan đến bảo vệ môi trường và chi phí giải phóng mặt bằng;

            5. Việc diễn giải các hợp đồng, pháp luật và các quy định;

            6. Việc phân tích các vấn đề phức tạp hoặc bất thường liên quan đến việc tuân thủ luật thuế.

            7. Một số công việc khác cần thiết phải sử dụng chuyên gia ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

  1. Sử dụng chuyên gia để trợ giúp kiểm toán viên nhà nước trong việc:

    1. Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị được kiểm toán, trong đó có kiểm soát nội bộ;

    2. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu;

    3. Xác định và thực hiện các biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro được đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính

    4. Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với các rủi ro được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, bao gồm các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản;

    5. Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập để hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, thông tin tài chính.

  2. Để xác định sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia, kiểm toán viên nhà nước cần xem xét các nội dung sau:

    1. Đơn vị được kiểm toán có sử dụng chuyên gia của đơn vị khi lập báo cáo tài chính hay không. Nếu đơn vị được kiểm toán đã sử dụng chuyên gia, thì kiểm toán viên nhà nước quyết định có sử dụng chuyên gia hay không có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;

  • Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán là nhân viên của đơn vị được kiểm toán hay được thuê từ ngoài;

  • Mức độ kiểm soát và ảnh hưởng của lãnh đạo đơn vị được kiểm toán đối với công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;

  • Năng lực và khả năng của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;

  • Việc tuân thủ các chuẩn mực về kỹ thuật hay yêu cầu nghề nghiệp hoặc yêu cầu của chuyên ngành của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán;

  • Các kiểm soát của đơn vị được kiểm toán đối với công việc của chuyên gia.

    1. Bản chất, tầm quan trọng và độ phức tạp của vấn đề cần được chuyên gia tư vấn;

    2. Rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến vấn đề cần được chuyên gia tư vấn;

    3. Nội dung của các thủ tục nhằm giải quyết những rủi ro được phát hiện, gồm: kiến thức hoặc kinh nghiệm với công việc của chuyên gia liên quan đến những vấn đề cần chuyên gia tư vấn và tính sẵn có của các bằng chứng kiểm toán khác.

Liên quan đến ảnh hưởng của năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán đối với độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán được quy định và hướng dẫn tại CMKTNN 1500.

Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán

  1. Để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước phải xem xét:

    1. Nội dung của vấn đề có liên quan đến công việc của chuyên gia;

    2. Rủi ro có sai sót trọng yếu của vấn đề có liên quan đến công việc của chuyên gia;

    3. Tầm quan trọng của công việc của chuyên gia đối với cuộc kiểm toán;

    4. Hiểu biết và kinh nghiệm của kiểm toán viên nhà nước đối với các công việc trước đó của chuyên gia;

    5. Chuyên gia phải tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của Kiểm toán nhà nước theo quy định về việc thuê và sử dụng chuyên gia.

  2. Chuyên gia không là thành viên Đoàn kiểm toán, thì thực hiện theo các điều khoản hợp đồng giữa Kiểm toán nhà nước với chuyên gia. Trường hợp chuyên gia là một thành viên của Đoàn kiểm toán, thì phải tuân theo các quy định hiện hành của Kiểm toán nhà nước.

Năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia

  1. Kiểm toán viên nhà nước phải đánh giá năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia cho mục đích kiểm toán vì năng lực, khả năng và tính khách quan của một chuyên gia là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đầy đủ, thích hợp trong công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán, cụ thể:

    1. Năng lực của chuyên gia được thể hiện thông qua hiểu biết và trình độ chuyên môn của chuyên gia;

    2. Khả năng của chuyên gia được thể hiện thông qua việc chuyên gia sử dụng năng lực đó trong từng trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán;

    3. Tính khách quan có thể bị ảnh hưởng do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp của chuyên gia.

  2. Kiểm toán viên nhà nước cần xem xét khả năng, năng lực của chuyên gia thông qua:

    1. Kinh nghiệm của kiểm toán viên nhà nước đối với công việc trước đó của chuyên gia;

    2. Thảo luận với chuyên gia;

    3. Thảo luận với các kiểm toán viên nhà nước hoặc cá nhân khác đã có kinh nghiệm với công việc của chuyên gia;

    4. Xem xét bằng cấp chuyên môn của chuyên gia có đáp ứng yêu cầu về nghề nghiệp hoặc các yêu cầu đạo đức và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật; tham khảo sách hoặc tài liệu của chuyên gia đã phát hành;

    5. Xem xét tính phù hợp giữa năng lực của chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi chuyên môn của chuyên gia với công việc phải sử dụng chuyên gia;

  3. Nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của chuyên gia, như nguy cơ do tư lợi, nguy cơ về sự bào chữa, nguy cơ về sự quen thuộc, nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ bị đe dọa. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguy cơ đối với tính khách quan của chuyên gia và sự cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ có thể dựa trên vai trò của chuyên gia và tầm quan trọng của công việc của chuyên gia đối với cuộc kiểm toán. Khi đánh giá tính khách quan của một chuyên gia, kiểm toán viên nhà nước có thể:

    1. Phỏng vấn đơn vị được kiểm toán về những lợi ích hoặc mối quan hệ giữa đơn vị được kiểm toán với chuyên gia mà có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của chuyên gia;

      1. Thảo luận với chuyên gia về các biện pháp bảo vệ và đánh giá tính đầy đủ, phù hợp của những biện pháp bảo vệ để làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Những lợi ích và các mối quan hệ có thể thảo luận với chuyên gia bao gồm: Lợi ích tài chính; các mối quan hệ cá nhân và kinh doanh; các dịch vụ khác do chuyên gia cung cấp bao gồm cả trường hợp tổ chức nếu chuyên gia là tổ chức.Trong trường hợp cần thiết cũng có thể thu thập giải trình bằng văn bản từ chuyên gia về bất kỳ lợi ích hoặc mối quan hệ nào với đơn vị được kiểm toán mà chuyên gia đó biết được.

Hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia

  1. Kiểm toán viên nhà nước phải có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia như: sự phù hợp giữa chuyên môn của chuyên gia với cuộc kiểm toán; các chuẩn mực nghề nghiệp, chuẩn mực khác và những yêu cầu của pháp luật mà chuyên gia phải áp dụng; các giả định và phương pháp được chuyên gia áp dụng, tính phổ biến của các giả định và phương pháp trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia và sự phù hợp với mục đích lập báo cáo tài chính; nội dung thông tin hoặc dữ liệu nội bộ và bên ngoài mà chuyên gia sử dụng để:

    1. Xác định nội dung, phạm vi và các mục tiêu của công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán;

    2. Đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán.

Thỏa thuận với chuyên gia

  1. Kiểm toán nhà nước phải thỏa thuận bằng văn bản về các vấn đề chính sau với chuyên gia:

    1. Nội dung, phạm vi và các mục tiêu công việc của chuyên gia. Khi thỏa thuận về nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc của chuyên gia, kiểm toán nhà nước cần thảo luận về những chuẩn mực kỹ thuật có liên quan, yêu cầu nghề nghiệp hoặc yêu cầu của chuyên ngành mà chuyên gia phải tuân thủ.

    2. Vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước và của chuyên gia;

    3. Nội dung, lịch trình và phạm vi trao đổi giữa kiểm toán viên nhà nước và chuyên gia, bao gồm cả hình thức của báo cáo do chuyên gia cung cấp.

    4. Việc tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin đối với chuyên gia.

  2. Nội dung, phạm vi, mục tiêu công việc của chuyên gia; nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước và chuyên gia cũng như nội dung, lịch trình, phạm vi của việc trao đổi thông tin giữa kiểm toán viên nhà nước và chuyên gia có thể thay đổi trong từng trường hợp cho phù hợp với thực tế cuộc kiểm toán. Khi có sự thay đổi phải được thể hiện bằng văn bản.

Đánh giá tính đầy đủ, thích hợp công việc của chuyên gia

  1. Kiểm toán viên nhà nước phải đánh giá tính đầy đủ và thích hợp công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán, bao gồm:

    1. Tính phù hợp và hợp lý của các phát hiện và kết luận của chuyên gia, tính nhất quán của các phát hiện và kết luận đó với các bằng chứng kiểm toán khác;

    2. Tính phù hợp và hợp lý của các giả định và phương pháp mà chuyên gia đã sử dụng;

    3. Tính phù hợp, đầy đủ và chính xác của nguồn dữ liệu mà chuyên gia đã sử dụng, có ảnh hưởng đáng kể đến công việc của chuyên gia.

  2. Thủ tục kiểm toán để đánh giá tính đầy đủ, thích hợp công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán, gồm:

    1. Phỏng vấn chuyên gia;

    2. Soát xét báo cáo và giấy tờ làm việc của chuyên gia;

    3. Thảo luận với chuyên gia khác có kinh nghiệm chuyên môn tương ứng khi những phát hiện và kết luận của chuyên gia không phù hợp với các bằng chứng kiểm toán khác;

    4. Thảo luận báo cáo của chuyên gia của Kiểm toán nhà nước với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.

  3. Khi đánh giá sự phù hợp và hợp lý của những phát hiện và kết luận của chuyên gia, kiểm toán viên nhà nước phải xem xét những phát hiện và kết luận đó có:

    1. Được trình bày phù hợp với quy định của các chuẩn mực nghề nghiệp hoặc chuẩn mực chuyên ngành của chuyên gia;

    2. Được trình bày rõ ràng, có tham chiếu đến những mục tiêu đã được thống nhất với kiểm toán viên nhà nước, phạm vi công việc thực hiện và các chuẩn mực áp dụng;

    3. Sự phù hợp với thời gian, phạm vi công việc và có tính đến sự kiện xảy ra sau đó;

    4. Bị ngoại trừ, giới hạn hoặc hạn chế trong việc sử dụng và nếu có thì cần xem sự ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán;

    5. Dựa trên những đánh giá phù hợp về những sai sót hoặc chênh lệch mà chuyên gia phát hiện.

  4. Khi công việc của chuyên gia là đánh giá những giả định và phương pháp liên quan, bao gồm cả các mô hình (nếu có), được đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc thực hiện một ước tính kế toán, đánh giá chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng thì các thủ tục chủ yếu của kiểm toán viên nhà nước là đánh giá xem chuyên gia đã soát xét đầy đủ những giả định và phương pháp đó hay chưa. Khi công việc của chuyên gia là xây dựng một giá trị ước tính hoặc một khoảng giá trị ước tính để so sánh với giá trị ước tính của đơn vị được kiểm toán, thì các thủ tục của kiểm toán viên nhà nước chủ yếu là đánh giá các giả định và phương pháp đó, bao gồm cả các mô hình (nếu có) mà chuyên gia sử dụng.

  5. Khi công việc của chuyên gia liên quan đến việc sử dụng những giả định và phương pháp quan trọng, kiểm toán viên nhà nước cần xem xét và đánh giá những giả định và phương pháp đó có:

    1. Được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia;

    2. Phù hợp với yêu cầu của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

    3. Phụ thuộc vào việc sử dụng những mô hình mang tính chuyên môn hóa cao;

    4. Phù hợp với những giả định và phương pháp của đơn vị được kiểm toán. Trường hợp, nếu không phù hợp thì cần nêu rõ lý do và ảnh hưởng của sự khác biệt đó.

  6. Khi công việc của chuyên gia liên quan đến việc sử dụng nguồn dữ liệu quan trọng, thì kiểm toán viên nhà nước cần thực hiện các thủ tục sau để kiểm tra nguồn dữ liệu đó:

    1. Xác nhận nguồn gốc của dữ liệu, bao gồm việc tìm hiểu hoặc kiểm tra (nếu có thể) các kiểm soát nội bộ đối với các dữ liệu đó và cách thức dữ liệu đó được chuyển cho chuyên gia;

    2. Soát xét dữ liệu để kiểm tra tính đầy đủ và tính nhất quán của dữ liệu.

  7. Khi công việc của chuyên giá liên quan đến công tác kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm dự án, công trình, thì kiểm toán viên nhà nước cần xem xét tính đầy đủ, thích hợp công việc của chuyên gia theo quy định của chuẩn mực này.

  8. Nếu kiểm toán viên nhà nước nhận thấy kết quả công việc của chuyên gia không đầy đủ, thích hợp cho mục đích kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước phải thỏa thuận với chuyên gia về nội dung và phạm vi công việc chuyên gia cần tiến hành thêm; hoặc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp không thể giải quyết được vấn đề này thông qua các thủ tục kiểm toán bổ sung, thì kiểm toán viên nhà nước có thể phải trình bày ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán theo quy định tại CMKTNN 1705 do kiểm toán viên nhà nước đã không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

Dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán

  1. Khi phát hành báo cáo kiểm toán với ‎ý kiến chấp nhận toàn phần, kiểm toán viên nhà nước không được đề cập đến công việc của chuyên gia trừ khi có yêu cầu của pháp luật. Nếu yêu cầu phải dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên nhà nước phải nêu rõ trong báo cáo kiểm toán là việc dẫn chứng này không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước đối với ý kiến kiểm toán.

  2. Nếu kiểm toán viên nhà nước dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán, mà việc dẫn chứng giúp hiểu rõ lý do ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, thì kiểm toán viên nhà nước phải nêu rõ trong báo cáo kiểm toán việc dẫn chứng này không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước đối với ý kiến kiểm toán.




Каталог: Data -> hant -> File -> Nam%202015 -> T12
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1510 (cmktnn 1510) kiểm toán số DƯ ĐẦu kỳ TRONG kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
T12 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1520 (cmktnn 1520) thủ TỤc phân tích trong kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1560 (cmktnn 1560) CÁc sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ KẾ toán quy đỊnh chung
Nam%202015 -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 1705 (cmktnn 1705) Ý kiến kiểm toán không phảI Ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính quy đỊnh chung
File -> KIỂm toán nhà NƯỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Chuẩn mực kiểm toán nhà NƯỚc số 400 (cmktnn 400) CÁc nguyên tắc cơ BẢn của kiểm toán tuân thủ giới thiệu chung

tải về 53.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương