Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ



tải về 94.67 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích94.67 Kb.
#6986
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



SỞ NỘI VỤ _________________________

____________

Số: 1373/HD-SNV TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2010




HƯỚNG DẪN

Về chuyển xếp lương mới đối với cán bộ phường, xã, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.







Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội thành phố, Sở Nội vụ hướng dẫn một số việc liên quan đến chuyển xếp lương đối với cán bộ phường, xã, thị trấn như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

Đối tượng và phạm vi thực hiện theo Hướng dẫn này là việc chuyển xếp lương mới từ lương chức vụ (hai bậc) sang lương ngạch bậc công chức hành chính đối với cán bộ phường, xã, thị trấn, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ hoặc được bổ nhiệm có thời hạn (nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường) quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, kể cả việc chuyển xếp lương đối với chức danh Thường trực Đảng ủy nơi chưa có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng.



II. CÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG:

1. Đối với cán bộ có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo:

a) Thực hiện xếp lương lần đầu: Cán bộ được bầu cử hoặc bổ nhiệm lần đầu, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sơ cấp hoặc chưa đào tạo thì xếp vào Bảng lương 2 bậc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP:

STT

CHỨC VỤ

HỆ SỐ LƯƠNG

BẬC 1

BẬC 2

1

Bí thư đảng ủy

2,35

2,85

2

- Phó Bí thư đảng ủy
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân

2,15

2,65

3

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1,95

2,45

4

Trưởng các đoàn thể: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.

1,75

2,25

Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ Quyết định công nhận, phê chuẩn kết quả bầu cử (đối với cán bộ được bầu cử) hoặc Quyết định bổ nhiệm (đối với cán bộ được bổ nhiệm) để ban hành Quyết định xếp lương đối với cán bộ phường, (xã, thị trấn) theo mẫu (kèm theo). Căn cứ vào ngày quyết định công nhận, phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc bổ nhiệm, nếu từ ngày 15 về trước thì tính từ tháng đó, từ ngày 16 về sau thì tính vào tháng sau, xếp vào bậc 1 của chức danh được bầu cử hoặc bổ nhiệm. Khi có đủ 5 năm (60 tháng) giữ bậc 1, xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm.



b) Trường hợp có thay đổi chức danh: Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng của chức danh cũ để xếp vào hệ số lương của chức danh mới, cụ thể dưới đây:

- Trường hợp chức danh khác có cùng hệ số lương: Ủy ban nhân dân quận - huyện ban hành Quyết định xếp lương đối với cán bộ phường (xã, thị trấn) do thay đổi chức danh. Giữ nguyên hệ số lương hiện hưởng, mốc thời gian nâng bậc lương (bậc 1 lên bậc 2) tính từ thời gian giữ bậc 1 của chức danh cũ.

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A, được bầu giữ chức danh Bí thư Đoàn phường, Ban Thường vụ Quận Đoàn có quyết định công nhận kết quả bầu cử ngày 10/02/2008. Ủy ban nhân dân quận quyết định xếp lương đối với cán bộ phường, xếp vào bậc 1, hệ số 1,75, hưởng từ ngày 01/02/2008, mốc nâng bậc lương (bậc 1 lên bậc 2) tính từ 01/02/2008. Ngày 05/02/2010, bà A chuyển sang giữ chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (theo Quyết định công nhận của Hội Liên hiệp phụ nữ quận), Ủy ban nhân dân quận quyết định xếp lương đối với cán bộ phường (do thay đổi chức danh), giữ nguyên hệ số lương 1,75, mốc nâng bậc lương (bậc 1 lên bậc 2) tính từ 01/02/2008.

- Trường hợp chức danh khác không cùng hệ số lương:

+ Trường hợp đang xếp lương bậc 1 của chức danh cũ mà hệ số lương bậc 1 này thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 cao hơn bậc 1 của chức danh mới, thì xếp vào bậc 1 chức danh mới; thời gian giữ bậc 1 của chức danh cũ được tính vào thời gian giữ bậc 1 chức danh mới, đến khi có đủ 60 tháng được xếp vào bậc 2 chức danh mới.



Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn D, được bầu giữ chức danh Bí thư Đoàn xã từ 01/01/2008, hưởng lương bậc 1, hệ số 1,75. Ngày 20/12/2009 ông D được bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, xếp vào bậc 1 hệ số 1,95, hưởng từ 01/01/2010. Mốc thời gian nâng bậc lương (bậc 1 lên bậc 2 chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân) tính từ ngày 01/01/2008.

+ Trường hợp đang hưởng lương bậc 1 của chức danh cũ, được bố trí chức danh mới mà hệ số lương bậc 1 chức danh mới cao hơn hệ số lương bậc 2 của chức danh cũ thì xếp lương vào bậc 1 của chức danh mới, mốc thời gian nâng bậc 2 chức danh mới tính từ thời gian hưởng bậc 1 chức danh mới.



Ví dụ 3: Bà Võ Thị Đ, Chủ tịch Hội Nông dân xã, đang hưởng bậc 1, hệ số 1,75. Từ 01/3/2010 được bầu giữ chức danh Bí thư Đảng ủy xã. Ủy ban nhân dân huyện quyết định xếp lương đối với cán bộ, xếp vào bậc 1 chức danh Bí thư Đảng ủy, hệ số 2,35 (cao hơn bậc 2 chức danh Chủ tịch Hội Nông dân 2,25), hưởng từ 01/3/2010, mốc thời gian nâng bậc 2 của chức danh Bí thư Đảng ủy tính từ 01/3/2010.

+ Trường hợp đang hưởng lương bậc 1 của chức danh cũ, được bố trí chức danh mới mà hệ số lương bậc 1 chức danh mới thấp hơn thì xếp vào bậc 2 của chức danh mới.



Ví dụ 4: Bà Trần Thị B, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, đang hưởng lương bậc 2, hệ số 2,25, được bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (bậc 1: 1,95, bậc 2: 2,45) thì xếp vào bậc 2 của chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.

+ Trường hợp đang hưởng lương bậc 2 chức danh cũ, được bố trí chức danh mới mà hệ số lương bậc 1 chức danh mới thấp hơn nhưng hệ số lương bậc 2 cao hơn hệ số lương đang hưởng, thì xếp vào bậc 2 của chức danh mới.

+ Trường hợp đang hưởng lương bậc 2 chức danh cũ, được bầu chức danh mới mà hệ số lương bậc 2 chức danh mới thấp hơn thì được bảo lưu hệ số lương đang hưởng trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 chức danh mới.

Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn C, được bầu giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã ngày 01/7/2002, hưởng lương bậc 2, hệ số 2,45. Ngày 01/4/2010 ông C được bố trí làm Chủ tịch Hội Nông dân. Ông C tiếp tục hưởng hệ số lương 2,45 đến 30/9/2010. Từ 01/10/2010, Ủy ban nhân dân quận quyết định xếp lương đối với cán bộ do thay đổi chức danh, xếp vào bậc 2 chức danh Chủ tịch Hội Nông dân, hệ số 2,25.

c) Trường hợp trong thời gian giữ hệ số lương bậc 1, có năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo), thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thời gian xếp lương lên bậc 2 là 6 tháng so với quy định. Trường hợp trong một năm công tác, vừa không hoàn thành nhiệm vụ, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức kỷ luật.

Ví dụ 6: Lấy ví dụ 1 trên để ví dụ tiếp: Thời gian nâng bậc lương của bà Nguyễn Thị A, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ từ bậc 1 lên bậc 2 dự kiến là ngày 01/02/2013 (01/02/2008 – 01/02/2013). Tuy nhiên, ngày 30/6/2010, bà A vi phạm bị xử lý kỷ luật, hình thức khiển trách. Do đó, thời gian nâng bậc lương 01/02/2013 cộng thêm 6 tháng là ngày 01/8/2013.

d) Cán bộ hưởng lương chức vụ (2 bậc) thì không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

2. Đối với cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên:

Trình độ chuyên môn tính để xếp lương đối với cán bộ là bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên đối với những ngành, lĩnh vực phù hợp vị trí công tác, đáp ứng

được công tác lãnh đạo Đảng, đoàn thể và quản lý nhà nước ở cơ sở.

Văn bằng tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.



a) Cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên: Xếp lương theo ngạch, bậc Bảng lương công chức hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên xếp vào ngạch chuyên viên (mã số 01.003); cao đẳng xếp ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003); trung cấp xếp ngạch cán sự (mã số 01.004). Thời gian xét nâng bậc lương đối với ngạch chuyên viên và chuyên viên cao đẳng là 3 năm, cán sự là 2 năm (hoàn thành nhiệm vụ và không bị kỷ luật).

b) Đối với cán bộ được tăng cường hoặc luân chuyển về phường, xã, thị trấn theo quyết định của cơ quan thẩm quyền quản lý cán bộ, nếu đã xếp lương theo ngạch bậc lương công chức hành chính phù hợp với trình độ, thì tiếp tục hưởng lương đó và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định đối với cán bộ, công chức Nhà nước. Trường hợp chưa xếp lương công chức hành chính thì căn cứ từng trường hợp cụ thể về thời gian tham gia công tác, hình thức tuyển dụng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hiện có, để xếp vào Bảng lương 2 bậc hoặc Bảng lương công chức hành chính như hướng dẫn trên.

c) Việc chuyển xếp lương từ chế độ lương 2 bậc sang Bảng lương công chức hành chính:

CHỨC DANH

Lương hiện hưởng theo Nghị định số 121/2003/ND-CP và 204/2004/NĐ-CP

CHUYỂN XẾP VÀO BẢNG LƯƠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2009/NĐ-CP

Ngạch

HỆ SỐ

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Bậc 1

Bậc 2

Bậc

1

Bậc

2

Bậc

3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc …

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 

11

- Bí thư Đảng ủy

2,35

2,85

Chuyên viên

2,34

2,67

3

3,33

3,66

 

 



0,3

 

 

- Phó Bí thư Đảng ủy

2,15

2,65

0,25



- Chủ tịch HĐND

Chuyên viên cao đẳng

2,10

 


2,41

 


2,72

 


3,03

 


3,34

 


 …

 


- Chủ tịch UBND

- Phó CT. HĐND

1,95

2,45

Cán sự

1,86

2,06

2,26

2,46

2,66

 …

 



0,20




- Phó CT. UBND

- Chủ tịch UBMTTQ

- Trưởng các đoàn thể.

1,75

2,25

 

 

 

 

 

 

 

0,15

Căn cứ vào thời gian tham gia công tác và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng đối tượng cụ thể mà chuyển xếp vào ngạch, bậc lương công chức hành chính cho phù hợp. Trường hợp đã có bằng tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ trung cấp trở lên trước ngày 01/01/2010 và đã xếp lương theo bảng lương 2 bậc, thì căn cứ vào thời điểm được cấp bằng, thời gian công tác được tính đóng bảo hiểm xã hội, để xếp vào bậc lương của ngạch công chức hành chính theo nguyên tắc: Từ khi được cấp bằng, cứ sau đủ 3 năm đối với ngạch chuyên viên và chuyên viên cao đẳng, 2 năm đối với ngạch cán sự, được xếp lên một bậc lương. Sau khi quy đổi thời gian để chuyển xếp vào bậc lương của ngạch công chức hành chính, nếu có số tháng lẻ dưới 36 tháng đối với ngạch chuyên viên hoặc chuyên viên cao đẳng, dưới 24 tháng đối với ngạch cán sự, thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau. Trường hợp sau khi chuyển xếp lại lương ở ngạch công chức hành chính, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương hiện hưởng (đóng bảo hiểm xã hội) thì được hưởng chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương hiện hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu này giảm tương ứng khi được nâng bậc trong ngạch hoặc khi được xếp lên ngạch cao hơn. Trường hợp có năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì bị trừ thời gian nâng bậc lương 6 tháng, cách chức thì bị trừ 12 tháng; nếu vừa không hoàn thành nhiệm vụ, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức kỷ luật.

Căn cứ nguyên tắc trên, thực hiện chuyển xếp từ chế độ lương 2 bậc sang lương công chức hành chính sau:

- Trường hợp cán bộ đã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng trong suốt thời gian công tác không có thay đổi trình độ, thì kể từ ngày có bằng tốt nghiệp được tính xếp vào bậc 1 của ngạch tương ứng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thời gian sau đó được tính nâng bậc lương thường xuyên 2 hoặc 3 năm/bậc.



Ví dụ 7: Ông Vũ Văn E, công tác từ 01/01/1996, hiện giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, có trình độ đại học Kinh tế (cấp bằng ngày 01/3/2006) lương hiện hưởng và đóng bảo hiểm xã hội 2,65 (bậc 2 chức danh Phó Bí thư đảng ủy). Chuyển xếp lại lương đối với ông E như sau: Thời điểm 01/3/2006 xếp vào bậc 1 ngạch chuyên viên, ngày 01/3/2009 nâng lên bậc 2, hệ số 2,67, mốc thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày 01/3/2009. Từ ngày 01/01/2010 ông E hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số 2,67;

Trường hợp ông Vũ Văn E chỉ có bằng Trung cấp hành chính thì chuyển xếp lương đối với ông E như sau: Từ 01/3/2006 ông E hưởng bậc 1 ngạch cán sự, đến 01/3/2008 được xếp vào bậc 2, hệ số 2,06. Từ ngày 01/01/2010, mức lương 2,06 + 0,25 (phụ cấp chức vụ lãnh đạo) = 2,31 (thấp hơn hệ số lương hiện hưởng đóng bảo hiểm xã hội) nên được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 2,65 – 2,31 = 0,34. Đến ngày 01/3/2010 nâng lên bậc 3, hệ số 2,26 + 0,25 = 2,51, hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,14. Đến ngày 01/3/2012 nâng bậc 4, hệ số 2,46 + 0,25 = 2,71 cao hơn hệ số 2,65 nên thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.

- Trường hợp trong thời gian công tác, có thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì thực hiện như sau: Kể từ ngày được cấp văn bằng tốt nghiệp (lần đầu), xếp vào bậc 1 ngạch công chức tương đương với trình độ, thực hiện nâng bậc lương 2 năm hoặc 3 năm một bậc như hướng dẫn trên (kể cả trường hợp bị kỷ luật bị trừ thời gian nâng bậc, nếu có). Nếu có thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ lần thứ hai thì kể từ ngày được cấp bằng thứ hai, chuyển xếp lương lên hệ số cao hơn (của ngạch cao hơn) gần nhất với hệ số đang hưởng.

Ví dụ 8: Bà Trương Thị G, công tác từ 4/1995, hiện là Bí thư đảng ủy, lương hiện hưởng và đóng bảo hiểm xã hội là 2,85. Tháng 4/1995 đến 4/1998 bà G chưa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngày 01/5/1998, bà G được cấp bằng Trung cấp quản lý nhà nước, sau đó ngày 21/6/2004 được cấp bằng Cử nhân Luật . Chuyển xếp lại lương đối với bà G như sau: Từ 01/5/1998 (thời điểm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp) xếp vào bậc 1 ngạch cán sự, sau đó cứ 2 năm nâng một bậc nên đến tháng 6/2004 đang xếp bậc 4 hệ số 2,46. Từ 01/7/2004 (có bằng tốt nghiệp đại học) xếp vào ngạch chuyên viên, bậc 2, hệ số 2,67 (2,67 – 2,46 = 0,21, cao hơn hệ số giữa hai bậc lương của ngạch cán sự 0,2), nên mốc thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp lương vào ngạch chuyên viên (01/7/2004), tháng 7/2007 nâng lên bậc 3, hệ số 3,0. Từ tháng 01/2010 xếp vào bậc 3 ngạch chuyên viên, hưởng và đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số 3,0, đến 01/7/2010 nâng lên bậc 4, hệ số 3,33.

Tiếp ví dụ 8: Trường hợp bà G ngày 01/5/1998 có bằng Cao đẳng Kinh tế, xếp vào ngạch chuyên viên cao đẳng, bậc 1, hệ số 2,10, tháng 5/2004 xếp vào bậc 3, hệ số 2,72. Từ 7/2004, được cấp bằng Cử nhân Luật, xếp lên ngạch chuyên viên, xếp vào bậc 3, hệ số 3,00 (3,00 - 2,72 = 0,28 thấp hơn hệ số giữa hai bậc lương ngạch chuyên viên cao đẳng 0,31), nên mốc thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ 01/5/2004, đến tháng 5/2007 xếp bậc 4, hệ số 3,33. Từ 01/01/2010, bà G hưởng và đóng bảo hiểm xã hội mức lương này. Tháng 5/2010, xếp lên bậc 5, hệ số 3,66.

- Trường hợp đã được xếp vào bậc lương cuối cùng của ngạch mà vẫn còn thừa thời gian công tác thì thời gian này được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: Sau 3 năm đối với ngạch chuyên viên hoặc chuyên viên cao đẳng, sau 2 năm đối với ngạch cán sự được tính hưởng 5%, cứ mỗi năm tiếp theo được tính hưởng thêm 1%.



Ví dụ 9: Ông Lê Văn H, tham gia công tác từ 01/1980, có trình độ trung cấp quản lý nhà nước từ 5/1982, đang giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, lương bậc 2 hệ số 2,45. Từ 01/10/2010 chuyển xếp lại lương của ông H như sau: Từ 5/1982 (ngày được cấp bằng trung cấp quản lý nhà nước) xếp bậc 1, ngạch cán sự, đến 5/2004 xếp vào bậc 12 (ông H không bị kỷ luật), hệ số 4,06, đến 5/2006 hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5%, từ năm tiếp theo mỗi năm hưởng thêm 1%. Từ tháng 01/2010 ông H được hưởng và đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số 4,06 + phụ cấp thâm niên vượt khung 8%.

- Trường hợp cán bộ có thời gian giữ chức danh cán bộ và chức danh công chức phường, xã, thị trấn đan xen nhưng chưa chuyển xếp lương lại cho phù hợp với lương ngạch bậc công chức hành chính, thì căn cứ vào thời gian công tác đã đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên để chuyển xếp lại cho phù hợp.



Ví dụ 10: Bà Lê Thị K có quá trình công tác:

+ 01/2000 giữ chức danh Văn phòng Ủy ban nhân dân phường, trình độ Trung cấp hành chính, hưởng sinh hoạt phí tương đương bậc 1 ngạch cán sự

(1,46).

+ 8/2002 giữ chức danh Bí thư Đoàn phường, hưởng sinh hoạt phí theo chức danh bầu cử 240.000 đồng/tháng. Tháng 11/2003 chuyển sang hệ số 1,7 (lương chức danh Trưởng đoàn thể) Thời gian này bà K đang học đại học Luật.



+ 5/2006 giữ chức danh Tư pháp – Hộ tịch, hưởng lương ngạch cán sự, bậc 2 (5 năm nâng một bậc) hệ số 2,06, ngày 01/7/2006 được cấp bằng cử nhân Luật, xếp vào bậc 1 hệ số 2,34.

+ 5/2009 được bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, lương hiện hưởng 1,95 + phụ cấp chênh lệch theo trình độ 0,39 (2,34 – 1,95).

Từ 01/01/2010 chuyển xếp lại lương đối với bà K như sau: Do bà K có trình độ trung cấp nên thời gian từ tháng 01/2000 xếp vào bậc 1 ngạch cán sự, đến tháng 01/2006 xếp vào bậc 4, hệ số 2,46. Từ 7/2006 (có bằng đại học) xếp vào ngạch chuyên viên, bậc 2 = 2,67, mốc thời gian tính nâng bậc lương từ 7/2006, tháng 7/2009 xếp lên bậc 3 = 3,0. Từ tháng 01/2010 chuyển xếp vào bậc 3, hệ số 3,0 hưởng và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương này.

d) Từ ngày 01/01/2010, cán bộ hưởng lương theo ngạch bậc hành chính, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định (mẫu xếp lương kèm theo).

Cán bộ nói chung được hưởng phụ cấp theo loại xã: loại I = 10%, loại II = 5% (mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu – nếu có); nếu kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức, được hưởng 20% mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Phụ cấp theo loại xã, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

đ) Trường hợp thôi giữ chức danh cán bộ để giữ chức danh công chức phường, xã, thị trấn:

- Nếu đang xếp lương chức vụ theo bảng lương 2 bậc thì được bảo lưu hệ số lương hiện hưởng trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương theo quy định đối với công chức phường, xã, thị trấn (Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH);

- Nếu đang hưởng lương theo ngạch bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì tiếp tục hưởng lương theo ngạch bậc và bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong 6 tháng, sau đó thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

3. Giải quyết tồn tại về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn:

Đối với người đang là cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn, có thời gian công tác giữ chức danh khác theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP gồm các chức danh được quy định tại Quyết định số 6303/QĐ-UB-NC ngày 21/11/1998, Công văn số 161/CV-UB-NC ngày 13/01/1999 và Quyết định số 120/2001/QĐ-UB ngày 11/12/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố:



STT

Chức danh khác theo Quyết định số 6303/QĐ-UB-NC ngày 21/11/1998 và Công văn số 161/CV-UB-NC ngày 13/01/1999 của UBND thành phố

Chức danh khác Quyết định số 120/2001/QĐ-UB ngày 11/12/2001 của UBND thành phố

1

Lao động – Thương binh và Xã hội

Lao động – Thương binh và Xã hội

2

Sản xuất kinh doanh (xã)

Sản xuất kinh doanh, dịch vụ (phường, thị trấn)



Kinh tế (phường, xã, thị trấn)

3

Văn hoá xã hội (Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao, Giáo dục, Y tế)

Văn hoá Thông tin – Thể dục Thể thao (Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao, Giáo dục, Y tế)

4

Quản lý đô thị (phường, thị trấn)

Quản lý trật tự xây dựng và môi trường đô thị (phường, thị trấn); Giao thông thủy lợi và phát triển nông thôn (xã)

5

Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự

Phó trưởng Ban chỉ huy Quân sự

6

Phó Công an xã

Phó Trưởng Công an (xã)

7

/

Kế hoạch – Thống kê – Dân số và Trẻ em

Thời gian truy nộp bảo hiểm xã hội tùy theo thời gian công tác của từng đối tượng cụ thể nhưng mốc truy nộp từ tháng 01/1998 đến thời điểm giữ chức danh đã được đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn A, có quá trình tham gia công tác: Từ tháng 8/1988 – 12/1997 Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao; 01/1998 – 3/2001 Lao động - Thương binh và Xã hội, từ 4/2001 giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường (đã được tính bảo hiểm xã hội). Thời gian truy nộp bảo hiểm xã hội từ 01/1998 – 3/2001. Mức truy nộp cụ thể của từng người thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1848/BHXH-PTHU ngày 13/7/2010 của Bảo hiểm Xã hội thành phố (kèm theo).

Đối với cán bộ, công chức có thời gian công tác trước 01/01/1998, giữ chức danh khác ngoài các chức danh theo Quyết định số 6303/QĐ-UB-NC ngày 21/11/1998, Công văn số 161/CV-UB-NC ngày 13/01/1999 và Quyết định số 120/2001/QĐ-UB nêu trên, chưa được tính thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội thì chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành giải quyết.



III. THỦ TỤC, PHÂN CÔNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Thủ tục và phân công thực hiện:

- Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xếp lại lương theo Hướng dẫn này. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn sau khi chuyển xếp lại lương đối với cán bộ, có công văn kèm danh sách theo mẫu 1 và hồ sơ cán bộ gửi về Ủy ban nhân dân quận, huyện (qua Phòng Nội vụ); lập danh sách báo cáo theo mẫu 2 để Phòng Nội vụ và Sở Nội vụ theo dõi.

- Phòng Nội vụ rà soát, tổng hợp danh sách các phường, xã, thị trấn theo mẫu 2a (ngạch chuyên viên và chuyên viên cao đẳng) và 2b (ngạch cán sự), tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện có Công văn kèm danh sách và hồ sơ gửi về Sở Nội vụ thẩm định; tổng hợp danh sách theo mẫu 2 báo cáo để Sở Nội vụ theo dõi chung.

- Sở Nội vụ duyệt danh sách chuyển xếp lương cán bộ và có công văn phúc đáp để Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định chuyển xếp lương đối với ngạch cán sự, Sở Nội vụ quyết định chuyển xếp lương ngạch chuyên viên cao đẳng và ngạch chuyên viên.



2. Thời gian áp dụng: Việc chuyển xếp lại lương theo Hướng dẫn này áp dụng từ 01/01/2010 (theo Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH). Mức lương chuyển xếp từ 01/01/2010 làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội từ đây về sau.

3. Thời gian hoàn thành:

- Từ 14 - 16/9/2010: Sở Nội vụ triển khai Hướng dẫn này đến Phòng Nội vụ.

- Từ 17 – 20/9/2010: Phòng Nội vụ triển khai đến Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn.

- Từ 21 – 30/9/2010: Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoàn thành chuyển xếp lương mới, gửi về Phòng Nội vụ.

- Từ 01/10 – 10/10/2010: Phòng Nội vụ tổng hợp, báo cáo về Sở Nội vụ.

- Từ 10/10 – 20/10/2010: Sở Nội vụ xét duyệt xong danh sách chuyển xếp lương cán bộ ngạch cán sự, gửi Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định.

- Đến 31/10/2010 Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân quận, huyện hoàn thành việc chuyển xếp lương mới đối với cán bộ phường, xã, thị trấn.

4. Hướng dẫn này thay thế: Công văn số 746/CV-SNV ngày 06/7/2005 của Sở Nội vụ về hướng dẫn xếp lương mới đối với cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Công văn số 366/SNV-XDCQ ngày 13/4/2009 của Sở Nội vụ thực hiện xếp lương đối với cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn và xếp lương đối với công chức, viên chức quận, huyện.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Phòng Nội vụ quận, huyện liên hệ Phòng Xây dựng chính quyền Sở Nội vụ để được hướng dẫn cụ thể./.



Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- Bộ Nội vụ -Vụ CQĐP;

- UBND TP (để báo cáo);

- Ban Tổ chức Thành ủy;

- Sở Tài chính;

- Sở LĐTBXH; (đã ký)

- Bảo hiểm Xã hội TP;

- Kho bạc Nhà nước thành phố;

- UBND quận, huyện;

- Phòng Nội vụ QH;



- Lưu: VT, PXDCQ. L60b Đặng Công Luận




Каталог: layouts -> lacvietbio -> fckUpload
fckUpload -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong 6 tháng cuối năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> CHỈ thị SỐ 51-ct/tw ngàY 04-01-2016 CỦa bộ chính trị Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
fckUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
fckUpload -> QuyếT ĐỊnh về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
fckUpload -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
fckUpload -> ĐOÀn tncs hồ chí minh ban chấp hành trung ưƠNG
fckUpload -> HƯỚng dẫn về xử lý sai phạm trong việc thu phí, lệ phí
fckUpload -> Ban thưỜng trực số: 1209

tải về 94.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương