Bệnh căn học sâu răng (rhm4) MỤc tiêu bài giảNG



tải về 0.66 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu12.06.2022
Kích0.66 Mb.
#52335
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH CĂN HỌC SÂU RĂNG edit


BỆNH CĂN HỌC SÂU RĂNG (RHM4)
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

  1. Phát biểu 3 trong 5 định nghĩa bệnh sâu răng mà không tham khảo tài liệu

  2. Phân tích được 5 yếu tố tại chỗ ảnh hưởng đến sự hình thành sâu răng

  3. Phân tích được sự tác động qua lại giữa các yếu tại chỗ để hình thành bệnh sâu răng trong quá trình bệnh sinh

MỞ ĐẦU
B ệnh sâu răng có một lịch sử lâu đời qua hàng triệu năm, người tiến hoá như Australopithecus đã bị sâu răng. Bằng chứng khảo cổ cho thấy sâu răng là một bệnh cổ đã có từ thời tiền sử. Các sọ có niên đại từ hàng triệu năm từ thời đồ đá cũ (Paleolithic) và thời đồ đá giữa (Mesolithic) cho đến thời kỳ đồ đá mới (Neolithic) cho thấy dấu hiệu sâu răng và cả thao tác nha khoa ban sơ. Tại Pakistan, các răng có niên đại từ 5500 BC đến 7000 BC cho thấy những hốc gần như hoàn chỉnh được tạo bằng mũi khoan nha khoa nguyên thuỷ. Một bản viết tay của người Ai Cập trên loại giấy từ cây Ebers Papyrus (cói) từ 1550 trước Công Nguyên đã đề cập đến bệnh sâu răng. Suốt triều đại Sargonid của Assyria (từ vương quốc phía bắc vùng Lưỡng Hà - miền bắc Iraq ngày nay), từ 668 đến 626 trước CN, còn lưu lại các bài viết của những người chuyên điều trị cho vua ghi rõ cần phải nhổ răng khi có viêm lan rộng. Điều trị chủ yếu bao gồm bài thuốc cây cỏ và phù phép, đôi khi có trích máu. Tại Trung Hoa, từ năm 2700 trước công nguyên đã có bằng chứng sử dụng châm cứu để điều trị đau do răng. Những người thợ cắt tóc thời đó làm luôn công việc nhổ răng.
5 000 năm trước công nguyên, trong tài liệu người Sumer (Nền văn minh Lưỡng Hà, tương ứng Iraq ngày nay), lần đầu tiên sử dụng thuật từ “Sâu răng” để chỉ một loại sâu gây phá huỷ răng (tooth worm). Thuật từ “Sâu răng” với ý nghĩa là một loài sâu gây ra còn là quan điểm của nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập… và kể cả Việt Nam. Những chiếc răng ngà với hình ảnh các chú “sâu” bên trong là minh họa rõ nét cho quan điểm này.
Trong thời đại Khai Sáng ở Châu Âu (thế kỷ 18), niềm tin “sâu trong răng” gây ra sâu không được cộng đồng y khoa Châu Âu chấp nhận nữa. Pierre Fauchard, được xem như cha đẻ của ngành nha hiện đại là một trong những người đầu tiên bác bỏ ý kiến sâu gây ra sâu răng và ghi chú rằng đường gây hại cho răng và nướu. Năm 1850 (TK19), tỉ lệ lưu hành sâu răng gia tăng mạnh mẽ và được cho là do thay đổi nhiều trong chế độ ăn. Trước thời điểm này, sâu cổ răng là dạng sâu thường xuyên nhất, nhưng thế kỷ 19, khi cuộc Cách mạng công nghiệp (Lần thứ II) làm đường mía, bột mì tinh chế, bánh mì, trà ngọt gia tăng thì lượng sâu hố rãnh cũng gia tăng tương ứng.
Những năm thập niên 1890, W.D. Miller đã tiến hành một loạt những nghiên cứu giải thích nguyên nhân sâu răng và có ảnh hưởng đến những thuyết hiện thời. Ông đã phát hiện vi khuẩn quần cư trong miệng tạo ra axit đã hoà tan cấu trúc răng với sự hiện diện của carbohydrate lên men. Đây là thuyết hoá học vi khuẩn về sâu răng. Đóng góp của Miller, cùng với nghiên cứu trên mảng bám của G.V. Black và J.L. Williams (1897), đã đặt nền tảng cho bệnh căn của sâu răng. Nhiều dòng lactobacilli đặc biệt đã được nhận diện năm 1921 bởi Fernando E. Rodriguez Vargas.
Năm 1924 tại Luân Đôn, Killian Clarke đã mô tả một chuỗi vi khuẩn hình cầu cô lập từ sang thương sâu răng, gọi là Streptococcus mutans. Mặc dù Clark đã kết luận vi khuẩn này là nguyên nhân của sâu răng nhưng điều này không được ủng hộ. Về sau, những năm 1950 tại Mỹ, Keyes và Fitzgerald nghiên cứu trên chuột hamster cho thấy sâu răng được lan truyền và gây ra bởi Streptococcus tạo ra axit. Nhưng mãi đến những năm cuối 1960 người ta mới chấp nhận Streptococcus cô lập từ sâu răng trên chuột hamster tương tự với S. Mutans được mô tả bởi Clarke.


  1. tải về 0.66 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương