Bài 11: TÂm lý phổ quáT (遍行心所) I. Nguyên văN



tải về 33.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích33.07 Kb.
#31067
Bài 11: TÂM LÝ PHỔ QUÁT (遍行心所)
I. NGUYÊN VĂN

09此心所遍行  別境善煩惱

隨煩惱不定  皆三受相應

10初遍行觸等  次別境謂欲


   勝解念定慧  所緣事不同
Dịch nghĩa

Các tâm sở bao gồm nhiều nhóm:

Nào biến hành, biệt cảnh, thiện căn

Não phiền có gốc, nhánh cành

Cùng nhóm bất định khó phân tính tình.
Tâm biến hành bao gồm năm loại

Xúc, tác ý, tưởng, thọ và tư

Năm biệt cảnh vốn gồm thâu

Dục, niệm, thắng giải, định và tuệ căn.


II. TỔNG QUAN VỀ TÂM SỞ

Đặc tính

- Tâm thức là tổng hợp của nhiều sở hữu tâm.

- Năm giác quan = những cảm giác thuần túy. Khi có đồng hành của tâm sở, tri giác nhị nguyên xuất hiện.

- Đặc điểm chung: đồng biết một cảnh với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng sanh và đồng diệt với tâm. Có mặt trong tất cả tâm (Abhidhamma 121 tâm).



Phân loại tâm sở hữu pháp (心所有法): 51 gồm 6 loại

a. 5 Biến hành (遍行心所): Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.

b. 5 Biệt cảnh: (別境): Dục, thắng giải, niệm, định, huệ.

c. 11 Thiện (善): Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

d. 6 Căn bản phiền não (根本煩惱) có 6: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến (ác kiến có 5: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ).

e. 20 Tùy phiền não (隨煩惱: Chia làm 3 loại:

Tiểu tùy (小隨) có 10: Phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu.

Trung tùy (中隨) có 2: Vô tàm, vô quí.

Ðại Tùy (大隨) có 8: Trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.



f. 4 bất định (不定): Hối, miên, tầm, tư.


III. TÂM SỞ BIẾN HÀNH

- Tâm sở biến hành (遍行心所): Gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.

- Abhidhamma: Sở hữu biến hành (Sabbacittasādhāranā): Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý.

- Xuất hiện với các tâm bất thiện (Akusalacitta), tâm thiện (Kusalacitta) tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Xuất hiện ở các cõi, trừ chúng sinh vô tưởng (Asanna-satta) (là cõi chỉ gồm toàn sắc pháp mà không có danh pháp.



1. Xúc (Phassa):

- Một trong 4 thức ăn và 1 mắc xích trong 12 nhân duyên.

- Chữ Phassa xuất phát từ ngữ căn Phas = xúc chạm.

- Sự đụng chạm của thân căn với các vật rắn (địa pháp) = Xúc chạm của chủ thể với đối tượng về mặt vật chất hay tinh thần.

- Xúc gồm ba yếu tố sau: Vật lý (Vatthu), vật thể (Votthapana) và ý thức (Citta). = thực phẩm giữa căn, cảnh và thức.

- Tạp A-hàm 17 (tr.117c27): “Sự hòa hiệp của ba sự làm phát sinh xúc. Duyên bởi hỷ xúc mà lạc thọ phát sinh.” S. iv. 215: ba thọ này phát sinh từ xúc, có gốc rễ là xúc, nhân duyên bởi xúc, lấy xúc làm điều kiện (Tisso imā, bhikkhave, vedanā phassajā phassamūlakā phassanidānā phassapaccayā).

- Giúp phát khởi tâm và tâm sở => làm sở y cho thọ. Kinh Khởi tận: Các uẩn thọ, tưởng, hành lấy xúc làm duyên. Du-già: sở y cho thọ, tưởng và tư.

* Nhãn xúc: Tiếp xúc của mắt (nhãn căn) với hình thái, màu sắc (cảnh sắc)=> thị giác.

* Nhĩ xúc: Tiếp xúc của lỗ tai (nhĩ căn) với âm thanh (cảnh thinh)=> thính giác.

* Tỷ xúc: Tiếp xúc của lỗ mũi (tỷ căn) với mùi (cảnh khí)=> khứu giác.

* Thiệt xúc: Tiếp xúc của cái lưỡi (thiệt căn) với vị (cảnh vị) => vị giác.

* Thân xúc: Tiếp xúc của thân (thân căn) với đất, nước, lửa, gió (cảnh xúc) => xúc giác.

* Ý xúc: Tiếp xúc ý căn (ý quyền) với ý niệm (cảnh pháp).

- Xúc và phương pháp thay thế: tại mỗi sát-na chỉ có một tâm xuất hiện theo điều kiện khác nhau. Các pháp môn dựa vào xúc tâm sở, giúp hành giả được an định.


2. Tác ý (Manasikāra):

- Là gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho tâm (Ārammanaṃ manasipatipādāyatīti: Manasikāra).

- Tác ý (manaskāra) là vận dụng (ābhoga) của tâm; dẫn tâm đến hay duy trì tâm trên đối tượng (ālambane yena cittam abhimukhīkriyate).

- Tác ý cũng hạn chế đối tượng trên một khuôn khổ nào đó để tâm nhận thức.

- Tạp tập luận 1 (tr.697a28): “Tác ý, thể của nó là tâm đã được phát động; chức năng là duy trì tâm trên cảnh sở duyên. Tức là, thường xuyên dẫn tâm ở trên cảnh này, do đó mà tâm được định. Đó gọi là tác ý.” Chức năng đó quyết định đối tượng cho dòng tương tục của tâm.

- Câu-xá 4 (19a21): Tác ý = làm tâm cảnh giác (manaskāraś cetasa ābhogaḥ).


3. Thọ (Vedanā):

Đặc điểm:

- Xúc như đất đai; thọ như lúa thóc. Xúc là nhân, thọ là quả.

- Xuất phát từ ngữ căn Vid = thọ lãnh => tiếp thu, cảm nhận đối tượng qua lục căn..

- Sthiramati: vedanā anubhavasvabhāvā, thọ, có tự thể là cảm nghiệm (lãnh nạp).

- Thọ (vedanā): lãnh nạp đối tượng thuận nghịch.

- Làm trổi dậy ái và ly biệt: lạc thọ thì muốn hiệp; với khổ thọ thì muốn ly.

- Thuận chính lý 2 (tr.338c26): Thọ có hai, 1. chấp thủ thọ: tất cả tâm và tâm sở đều lãnh nạp (cảm nghiệm) cảnh sở duyên riêng biệt của nó; 2. tự tính thọ, lãnh nạp tùy theo xúc, là đặc tính riêng biệt của thọ.

Phân loại

- Phân theo giác quan, thọ gồm 6: a) Nhãn thọ, b) Nhĩ thọ, c) Tỷ thọ, d) Thiệt thọ, e) Thân thọ và f) Ý thọ.

- Phân theo tính chất, có năm thọ:

- Thọ Khổ: Cảm giác khó chịu, không ưa, không hài lòng, đau đớn. Do thân (thần kinh da) xúc chạm cảnh xấu (nóng quá, lạnh quá, chật quá, rộng quá...).



- Thọ Lạc: Thần kinh thân cảm giác hạnh phúc, sung sướng, dễ chịu, khoan khoái, thoải mái, thích thú, hưng phấn.

- Thọ Ưu: Cảm giác phiền muộn, khó chịu, bất bình, buồn bực, tức tối, lo lắng, bồn chồn, không yên, dằn vặt, mặc cảm, trầm cảm, lãnh cảm vì gặp cảnh bất như ý, chướng tai, gai mắt

- Thọ Hỷ: Cảm giác an vui, thơ thới, thư thái, hân hoan, thích thú, hớn hở, hoan hỷ vì tiếp xúc cảnh ưa thích, hạp ý.

- Thọ Xả: Cảm giác trung tính, không vui, không buồn, không ưu, không hỷ. Thọ phi Khổ phi Lạc. Do tiếp tiếp nhận cảnh một cách bình thản.
4. Tưởng (Saññā):

Đặc tính:

- Tưởng: tiếp thu ảnh tượng nơi đối tượng (saṃjñā viṣayanimittidgrahaṇam).

- Chữ Saññā xuất phát từ ngữ căn Sam + ñā nghĩa là biết => nhận biết đối tượng có đặc tính riêng biệt như màu xanh, trắng, đen, vàng, tím, ...

- Nhận biết đối vật hiện tại, hoặc nhớ lại theo kinh nghiệm của ký ức => biết cái đã biết.

- Suy tính, dự định, mơ mộng đến các việc trong tương lai.

Phân loại:

a) Sắc tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng, tương tư về cảnh sắc dựa trên con mắt đã thấy biết.

b) Thinh tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến các âm thanh mà nhĩ thức đã nghe biết.

c) Khí tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến các mùi thơm thúi tỷ thức đã ngữi biết.

d) Vị tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến vị (mặn, ngọt, chua, cay, đắng, v.v...) mà thiệt thức đã nếm biết.

e) Xúc tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến cảnh xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh) mà thân thức đã xúc chạm, cảm nhận.

f) Pháp tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng, suy nghĩ đến cảnh pháp (đối tượng của ý thức đã ghi nhận biết.
5. Tư (Cetanā):

- Chữ cetanā từ ngữ căn Cit = Suy tính.

- Tư, cái tác động tâm và phát động ý (cetanā cittābhisaṃskāro manaścteṣtā). Khiến tâm tạo tác, hướng khởi về thiện, bất thiện.

- Trạng thái tính làm, quyết làm, cố tâm nên nó quyết định hành động thiện ác.

- Tác ý là nghiệp (Cetanānaṃ Bhikkhavekammaṃ vadāmi)

- Với Dục giới tâm, tư chủ động đưa đến tác nghiệp và chất chứa nghiệp.

- Với Siêu thế tâm, tư không tạo thành nghiệp và được thay thế bằng trí tuệ (Paññā).

- Với các tâm Quả (Vipāka), dù tư có xuất hiện, nhưng không có ảnh hưởng vì các tâm quả là những tâm thụ động nên không thể tạo nghiệp.



Phân loại: Tâm sở tư được phân làm sáu loại:

a) Sắc tư: Tác ý về hình thể, màu sắc để mắt ghi nhận cảnh sắc.

b) Thinh tư: Tác ý về âm thanh để tai ý ghi nhận cảnh thinh.

c) Khí tư: Tác ý về mùi để mủi ghi nhận cảnh khí.

d) Vị tư: Tác ý về vị để lưỡi ghi nhận cảnh vị.

e) Xúc tư: Tác ý về vật chất (đất, nước, lữa, gió) để thân ghi nhận cảnh xúc.



f) Pháp tư: Tác ý về ảnh tượng bằng suy nghĩ, hồi tưởng, tưởng tượng để ghi nhận cảnh pháp.





Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa1 -> Hocky7 -> THANH%20DUY%20THUC%20LUAN
Hocky7 -> IV. luận chứng về thưỢng đẾ hoặc tồn tại tuyệT ĐỐI
Hocky7 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Hocky7 -> Bài 48: (Tr. 159) 小閣 小閣一間,四面皆窗。可以透光,可以通風。我來閣上,獨坐窗前。籠中鸚鵡,對我學語。 Phiên âm: Tiểu các
Hocky7 -> 1. quan niệm vận mệnh và BẤt hủ trong các tôn giáO
Hocky7 -> 1. ĐỊnh nghĩA “Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”
THANH%20DUY%20THUC%20LUAN -> Bài 5: thức a-lại-da I bài tụNG
Hocky7 -> Bài 51: (Tr. 163) 宅後有園
Hocky7 -> Bài 6: quan đIỂm về giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
THANH%20DUY%20THUC%20LUAN -> A-lại-da thứC

tải về 33.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương