1. ĐỊnh nghĩA “Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”



tải về 23.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích23.19 Kb.
#22031
VI. KINH NGHIỆM HOẶC THỂ NGHIỆM

VỚI NIỀM TIN TÔN GIÁO

1. ĐỊNH NGHĨA

Kinh nghiệm là những điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải”1.

Thể nghiệm là qua kinh nghiệm, thực tiễn mà xét xem điều gì đó là đúng hay không đúng2

2. KINH NGHIỆM TÔN GIÁO TRONG CÁC KINH ĐIỂN

- Kitô giáo: Hoxe gặp Thiên chúa.

- Hồi giáo: Khi Muhammad ở tuổi 40 Ông đã bắt đầu thiền định trong một hang động trên núi Hira, phía bắc của Mecca. Ở đây Ngài có một cuộc thị kiến, qua đó thiên thần Gabriel đã truyền lại các lời của Thượng đế cho Ngài.

- Phật giáo: Đức Phật thiền định 49 ngày dưới cội Bồ đề, thể nhập với bản thể vũ trụ...

3. KHÁCH THỂ TRONG KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

Khách thể được chia làm hai phần:



a/ Quan niệm thần bí: như thần, thánh, ma, quỷ, thiên đường, địa ngục... b/ Tự nhiên thần bí: như cây cối, đá, nước, mặt trời, mặt trăng, sấm, chớp, giáp cốt...

4. TÍNH THẦN BÍ TRONG KINH NGHIỆM TÔN GIÁO (tính giao cảm và hợp nhất)

kinh nghiệm thần bí là sự giao tiếp giữa chủ thể và khách thể mà các tôn giáo gọi là “thần nhân hợp nhất, vật ngã câu vong, …”

Thể hiện tính hợp nhất, Tinh thần huyền bí phân là hai loại:

Tinh thần huyền bí hướng nội : là từ khách thể hướng về chủ thể, hòa nhập với chủ thể.

Tinh thần huyền bí hướng ngoại: Tâm hòa hợp với cảnh bên ngoài.

5. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA

a. WILLIAM JAME GIẢI THÍCH VỀ TÍNH HUYỀN BÍ TRONG KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

William James nhận dạng 4 đặc điểm chung của cảm nghiệm huyền bí:



1. Không thể giải thích được (siêu ngôn thuyết)

2. Tính chất trừu tượng (tri ngộ): sự nhận thức về tính bất tử của linh hồn và chân lý vĩ đại.

3. Tính chất thoáng qua (tạm hiện): Cảm nghiệm huyền bí chỉ thoáng qua trong thời gian trực tuyến.

4. Tính bị động: trạng thái chủ thể mất đi tự ngã ý thức, bị khách thể khống chế).

b. RUDOLF OTTO PHÂN TÍCH VỀ KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

Tư tưởng của ông về kinh nghiệm trong tôn giáo, ông phân tích con người có hai phần khu biệt nhau. Một là con người tự nhiên tức là con người sinh học, hai là phần tinh thần. Trong phần tinh thần này, ông phân tích nó có một năng lực đặc biệt cho phép có thể phát hiện được những giá trị siêu việt mà con người sinh học không thể làm được. Rudolf Otto gọi đó chính là “cái thiêng liêng.” Con người muốn đạt được những năng lực đặc biệt thì cần phải trải qua một quá trình kinh nghiệm trong tôn giáo.


c. MARTIN BUBER LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THẦN VÀ NGƯỜI

Martin Buber đã được sinh ra tại Vienna vào năm 1878. 



Ông sống trong một khoảng thời gian với cha ông, Solomon Buber, một học giả nổi tiếng midrash. Mạnh mẽ ảnh hưởng bởi Ahad Haam , ông là thành viên của Quốc Hội Do Thái thứ ba vào năm 1899.

Khi ông được 26, Buber bắt đầu học Chassidic văn bản và đã rất xúc động trước tin tâm linh của họ.

Trong Thế chiến I, ông đã thành lập Ủy ban quốc gia Do Thái làm việc tại Đông Âu giúp đỡ người Do Thái đau khổ dưới sự thống trị của phe Trục.

Buber là một điều không tưởng Do Thái . Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng khả năng quan trọng nhất đối với Chủ nghĩa phục quốc là trong việc thay đổi mối quan hệ giữa người với người. Ông đã viết mạnh mẽ ủng hộ các quyền Ả Rập ở Palestine. Ngay cả trong những năm sau đó, ông làm việc cho thành lập một nhà nước Ả Rập-Do Thái cổ. Rõ ràng, ông không thành công

Năm 1938, Buber định cư tại Palestine và là một giáo sư triết học tại Đại học Hebrew. Ông qua đời vào năm 1965.

Do Thái giáo: Do Dehova tin được ban miền đất hứa, chỉ đề cập người Do Thái niềm tin một bên.

Kytô giáo: Tin Chúa xuống trần đóng đinh cứu nhân loại, đề cập hết nhân loại có phần rộng hơn.

Ông kết hợp hai tôn giáo lại thì có sự gần gũi: Thần với người, Thần với vật. Thần lo cho người và vật, còn người thì tôn kính thần, vật thì không lo cho thần được. Như vậy ông chủ trương quan điểm song phương giữa thần và người.



experience in Buddhism does have some plausibility, it does not necessarily prove that d. SAVEPALL RADHAKRISNAN (1888-1975) TRÍ TUỆ TRỰC GIÁC LÀ PHẠM

Radhakrishnan(1888- 1975) là triết gia Ấn Độ nổi tiếng, tác giả của cuốn “ triết học Ấn Độ” . Ông giải thích sự phục hồi bản nhiên thực hiện như thế nào? Sự phục hồi tình trạng hài hòa bản nhiên đó chỉ có thể thành tựu qua giác ngộ bằng trí tuệ, chứ không phải sự ru ngủ mình với huyền thoại và ảo tưởng.

Theo Radhakrishnan Tôn giáo là giác ngộ, là trí tuệ và tình thương mở rộng, tất cả những đức tính là đặc tính vốn có của con người trong trạng thái bản nhiên của nó. Nhưng con người vì sống trái thường nên đánh mất trạng thái bản nhiên quý báu đó. Thật vậy có thể tôn giáo là trí tuệ là giác ngộ, có giác ngộ mới nhận ra được bản nhiên của con người và có trí tuệ mới soi tỏ bản nhiên ấy. Tuy nhiên không phải tôn giáo nào cũng là trí tuệ, là giác ngộ và là tình thương cả.
6. KINH NGHIỆM TÔN GIÁO THEO PHẬT GIÁO

Con đường thể nghiệm chân lý trong tôn giáo của đạo Phật luôn luôn đi theo một chiều hướng nhất quán, bất di bất dịch. Trong bản thể tự nội của tâm thức, luôn biểu hiện hai khiến cạnh của tâm thức, đó là tâm thức an định của bậc chứng ngộ và tâm thức lao xao của chúng sanh. Cái bản thể nhất như thì không phân chia như tính ẩm của nước vậy.





1 TS. Bích Thu, PGS. TS.Nguyễn Ngọc Trâm, Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông, TP. Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.470.

2 NT, tr. 857.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa1 -> Hocky7 -> TRIET%20HOC%20TON%20GIAO
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> X. giá trị CỦa tín ngưỠng tôN giáO
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> II. khái quát lịch sử HÌnh thành và phát triển triết học tôn giáO
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> IV. luận chứng về thưỢng đẾ hoặc tồn tại tuyệT ĐỐI
Hocky7 -> Bài 48: (Tr. 159) 小閣 小閣一間,四面皆窗。可以透光,可以通風。我來閣上,獨坐窗前。籠中鸚鵡,對我學語。 Phiên âm: Tiểu các
TRIET%20HOC%20TON%20GIAO -> 1. quan niệm vận mệnh và BẤt hủ trong các tôn giáO
Hocky7 -> Bài 5: thức a-lại-da I bài tụNG
Hocky7 -> Bài 51: (Tr. 163) 宅後有園
Hocky7 -> Bài 11: TÂm lý phổ quáT (遍行心所) I. Nguyên văN
Hocky7 -> Bài 6: quan đIỂm về giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)

tải về 23.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương